Nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại Bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Mở đầu: Vẩy nến là một bệnh da viêm mạn tính ảnh hưởng đến hơn 2% dân số, có thể liên quan đến sự gia tăng bệnh suất và tử suất của các biến cố tim mạch, hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu Nghiên cứu này giúp đánh giá nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại Việt Nam, từ đó giúp ích trong việc tầm soát và điều trị sớm rối loạn lipid máu nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch trên bệnh nhân vẩy nến. Mục tiêu: So sánh nồng độ lipid của bệnh nhân vảy nến với người bình thường, tìm mối liên quan giữa nồng độ lipid máu với các yếu tố nguy cơ, thời gian bệnh và độ nặng của bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 50 bệnh nhân vẩy nến và 50 người bình thường. Kết quả: Nồng độ triglyceride ở bệnh nhân vẩy nến cao hơn người bình thường (p =0,02). Nồng độ HDL ở bệnh nhân vẩy nến thấp hơn người bình thường (p =0,001). Không có sự khác biệt về nồng độ cholesterol TP, LDL. Không có mối tương quan giữa nồng độ lipid máu của bệnh nhân vẩy nến và các yếu tố nguy cơ, thời gian bệnh. Nồng độ LDL có liên quan đến độ nặng của bệnh vẩy nến (p =0,02). Kết luận: Cần tầm soát rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch và các biến chứng của nó.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại Bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 260 NỒNG ĐỘ LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN VẨY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Minh Phúc*, Nguyễn Tất Thắng* TÓM TẮT Mở đầu: Vẩy nến là một bệnh da viêm mạn tính ảnh hưởng đến hơn 2% dân số, có thể liên quan đến sự gia tăng bệnh suất và tử suất của các biến cố tim mạch, hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu Nghiên cứu này giúp đánh giá nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại Việt Nam, từ đó giúp ích trong việc tầm soát và điều trị sớm rối loạn lipid máu nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch trên bệnh nhân vẩy nến. Mục tiêu: So sánh nồng độ lipid của bệnh nhân vảy nến với người bình thường, tìm mối liên quan giữa nồng độ lipid máu với các yếu tố nguy cơ, thời gian bệnh và độ nặng của bệnh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 50 bệnh nhân vẩy nến và 50 người bình thường. Kết quả: Nồng độ triglyceride ở bệnh nhân vẩy nến cao hơn người bình thường (p =0,02). Nồng độ HDL ở bệnh nhân vẩy nến thấp hơn người bình thường (p =0,001). Không có sự khác biệt về nồng độ cholesterol TP, LDL. Không có mối tương quan giữa nồng độ lipid máu của bệnh nhân vẩy nến và các yếu tố nguy cơ, thời gian bệnh. Nồng độ LDL có liên quan đến độ nặng của bệnh vẩy nến (p =0,02). Kết luận: Cần tầm soát rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch và các biến chứng của nó. Từ khóa: nồng độ lipid máu, vẩy nến ABSTRACT THE LIPID PROFILE IN PATIENTS WITH PSORIASIS AT HOSPITAL OF DERMATO-VENEROLOGY IN HO CHI MINH CITY Le Minh Phuc, Nguyen Tat Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 260 - 67 Background: Psoriasis is a chronic inflammatory dermatosis which affects more than 2% of the population. This disease may be associated with an increased morbidity and mortality from cardiovascular events, metabolic syndrome, serum lipid abnormalities, etc. This study aims to evaluate the lipid profiles in patients with psoriasis in Vietnam, which helps to diagnosis and treat hyperlipidaemia early in patients with psoriasis to prevent psoriatic patients from the atherosclerosis. Objective: To compare the lipid profiles in psoriatic patients with non-affected individuals, to find correlation with risk factors, induration and severity. Method: Performing a analyzed cross-sectional study in 50 psoriatic patients and 50 healthy people. Results: The triglyceride serum was significantly higher (p =0.02), and serum HDL was significantly lower in patients with psoriasis (p = 0.001), respectively. The serum cholesterol and LDL of psoriatic patients were not significantly different from those of healthy people. There was no significant correlation between the lipid profiles and risk factors, and induration in psoriatic patients. The correlation between LDL and PASI was significant (p = * Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 261 0.02). Conclusion: It is necessary to do screening and treatment of hyperlipidaemia early in patients with psoriasis to prevent the atherosclerosis and its complications. Key words: lipid profiles, psoriasis ĐẶT VẤN ĐỀ Vẩy nến là một bệnh da viêm mạn tính ảnh hưởng đến hơn 2% dân số, đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào sừng và tẩm nhuận viêm lớp bì và thượng bì. Bệnh có thể liên quan đến sự gia tăng bệnh suất và tử suất của các biến cố tim mạch, đặc biệt là ở những trường hợp vẩy nến nặng và kéo dài(7). Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh của những trường hợp xơ vữa huyết khối trên bệnh nhân vẩy nến vẫn còn đang được nghiên cứu làm rõ thêm. Có nhiều yếu tố như nồng độ lipid và lipoprotein bất thường, tăng stress oxy hóa, giảm khả năng chống oxy hóa(12,15) và những yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường liên quan đến vẩy nến. Đã có một số nghiên cứu trên bệnh nhân vẩy nến cho thấy sự biến đổi nồng độ các lipid gây xơ vữa mạch như tăng triglyceride, tăng cholesterol toàn phần, tăng LDLc (low-density lipoprotein cholesterol), tăng VLDLc (very-low- density lipoprotein cholesterol), và giảm nồng độ HDLc (high-density lipoprotein cholesterol)(1,7,10,11,12,15). Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề trên tại Việt Nam, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến so với người bình thường khỏe mạnh. Nghiên cứu này giúp đánh giá nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại Việt Nam, từ đó giúp ích trong việc tầm soát và điều trị sớm rối loạn lipid máu nhằm phòng ngừa xơ mỡ động mạch trên bệnh nhân vẩy nến, cải thiện tiên lượng sống và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu Tổng quát Khảo sát nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ 01/12/2009 đến 31/05/2010. Chuyên biệt So sánh nồng độ lipid máu (cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL, HDL) của bệnh nhân vẩy nến với người bình thường. Xác định mối liên quan giữa nồng độ lipid máu với các yếu tố nguy cơ, và với một số đặc điểm lâm sàng như thời gian bệnh, độ nặng của bệnh trên bệnh nhân vẩy nến. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang phân tích. Đối tượng nghiên cứu Dân số đích Tất cả bệnh nhân vảy nến. Dân số mục tiêu Tất cả bệnh nhân vẩy nến đến khám hay nhập viện điều trị tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ 01/12/2009 đến 31/5/2010. Cỡ mẫu n = 50 Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chí chọn vào Không thuộc tiêu chí loại trừ. Nhóm bệnh: bệnh nhân đến khám hay nhập viện tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, được chẩn đoán vẩy nến (dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh). Nhóm người bình thường: những người muốn kiểm tra lipid máu và tình nguyện tham gia nghiên cứu, được chọn từ cán bộ, nhân viên, học viên đang làm việc hay học tập tại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 262 bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh. hay những người đến điều trị thẫm mỹ da (đốt nốt ruồi, triệt lông) tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm người bình thường được chọn bắt cặp với nhóm bệnh về tuổi và giới tính. Tiêu chí loại trừ Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Người có bệnh gây tăng lipid máu thứ phát như: nhược giáp, tiểu đường, hội chứng thận hư, suy thận mạn, bệnh mô liên kết. Trong vòng 6 tháng trở lại có sử dụng các thuốc: ức chế beta, thiazide, corticosteroid, retinoids, cyclosporine, và những thuốc hạ lipid máu. Chỉ số khối cơ thể (BMI) >30.. Có thai hoặc đang cho con bú. Phương pháp chọn mẫu Liên tục, không ngẫu nhiên và không xác suất. Phân tích số liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Cách tiến hành nghiên cứu Bệnh nhân được làm bệnh án theo mẫu chung, chú ý đến tiền sử và bệnh sử, những thuốc đã và đang sử dụng, hoạt động thể lực, uống rượu bia, hút thuốc lá. Máu tĩnh mạch được lấy buổi sáng lúc đói (bữa ăn cuối cách 12 tiếng) để đo nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần và HDL. Nồng độ LDL được tính theo công thức: VLDL = triglyceride/5; LDL = cholesterol TP – (VLDL + HDL). Xét nghiệm giải phẫu bệnh và nồng độ lipid máu tiến hành tại Khoa Xét nghiệm – BV Da liễu TP. HCM. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ va yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh (n = 50) Nhóm người bình thường (n = 50) So sánh Giới Nam 37 (74%) 37 (74%) Không khác biệt Nữ 13 (26%) 13 (26%) Tuổi 40,76 ± 14,34 (từ 15 – 80) 40,20 ± 10,53 (từ 17 – 65) p = 0,82 Huyết áp tâm thu (mmHg) < 140 41 (82%) 46 (92%) p = 0,14 140 – 159 8 (16%) 4 (8%) > 160 1 (2%) 0 (0%) Huyết áp tâm trương (mmHg) < 90 40 (80%) 45 (90%) p = 0,16 90 – 99 10 (20%) 5 (10%) BMI (kg/m2) 21,53 ± 2,9 (từ 16 – 28) 22,34 ± 2,8 (từ 17 – 30) p = 0,16 Hoạt động thể lực Không đều 30 (60%) 31 (62%) p = 0,5 1 lần/tuần 4 (8%) 7 (14%) > 1 lần/tuần 16 (32%) 12 (24%) Ht thuốc l Không bao giờ 23 (46%) 28 (56%) p = 0,31 Hàng ngày 19 (38%) 11 (22%) Thỉnh thoảng 3 (6%) 6 (12%) Trước đây (đã bỏ) 5 (10%) 5 (10%) Uống rượu, bia Không bao giờ 22 (44%) 19 (38%) p = 0,18 1 lần/tháng 5 (10%) 12 (24%) 2 – 4 lần/tháng 12 (24%) 14 (28%) 2 – 3 lần/tuần 9 (18%) 3 (6%) > 3 lần/tuần 2 (4%) 2 (4%) Nhận xét: các đặc điểm chung giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Một số đặc điểm liên quan đến bệnh vẩy nến Thời gian bệnh Thời gian bệnh trung bình là 7,48 ± 6,52 năm, trong đó bệnh nhân mắc bệnh kéo dài ít nhất là 1 năm, nhiều nhất là 27 năm. Chỉ số PASI Từ 2,7 đđến 37,3 và trung bình: 18,88 ± 10,18 Phân loại: múc độ nhẹ: 15 bệnh (30%), mức độ vừa: 35 bệnh (70%). Phân loại lâm sàng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 263 Vẩy nến mảng: 38 (76%), vẩy nến giọt: 2 (4%), vẩy nến mủ: 4 (8%), đỏ da toàn thân do vẩy nến: 6 (12%). So sánh nồng độ lipid máu giữa bệnh nhân vẩy nến và người bình thường Bảng 2: So sánh nồng độ lipid máu giữa bệnh nhân vẩy nến và người bình thường Loại lipid (mmol/dl) Nhóm vẩy nến (n = 50) Nhóm người bình thường (n = 50) So sánh Triglyceride 1,64 ± 0,98 1,23 ± 0,73 p = 0,02 Cholesterol TP 4,15 ± 1,16 4,26 ± 0,95 p = 0,61 HDL 1,36 ± 0,65 1,84 ± 0,77 p = 0,001 LDL 2,04 ± 1,20 1,86 ± 0,98 p = 0,41 Nhận xét: nồng độ triglyceride nhóm bệnh cao hơn nhóm người bình thường có ý nghĩa thống kê (p = 0,02); nồng độ HDL nhóm bệnh thấp hơn nhóm người bình thường có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu và thời gian bệnh Bảng 3: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến theo thời gian bệnh Loại lipid (mmol/dl) Nhóm I (# 2 năm) n = 16 Nhóm II (> 2 – 9 năm) n = 18 Nhóm III (> 9 năm) n = 16 So sánh Triglyceride 1,59 ± 0,61 1,98 ± 1,44 1,32 ± 0,42 p = 0,14 Cholesterol TP 3,91 ± 0,98 4,30 ± 1,02 4,23 ± 1,49 p = 0,60 HDL 1,38 ± 0,58 1,63 ± 0,85 1,05 ± 0,22 p = 0,049 LDL 1,81 ± 1,04 1,77 ± 1,01 2,58 ± 1,42 p = 0,09 Nhận xét: nồng độ lipid máu giữa các khoảng thời gian bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu và độ nặng của bệnh Bảng 4: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến theo độ nặng của bệnh (chỉ số PASI) Loại lipid (mmol/dl) Nhẹ (PASI: 0,1 – 10,9) n = 15 Vừa (PASI: 11 – 49,9) n = 35 So sánh Triglyceride 1,44 ± 0,50 1,73 ± 1,12 p = 0,98 Cholesterol TP 3,69 ± 0,87 4,35 ± 1,23 p = 0,06 HDL 1,62 ± 0,88 1,25 ± 0,51 p = 0,12 LDL 1,42 ± 0,80 2,31 ± 1,25 p = 0,02 Nhận xét: nồng độ LDL nhóm mức độ vừa cao hơn nhóm mức độ nhẹ có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). Mối liên quan giữa nồng độ lipid máu với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân vẩy nến Bảng 5: Lipid máu và HA tâm thu HA tâm thu N nồng độ (mmol/dl) so sánh Triglyceride <140 41 1,61 ± 0,98 p = 0,76 140-159 8 1,83 ± 1,05 Cholesterol <140 41 4,12 ± 1,18 p = 0,78 140-159 8 4,19 ± 1,18 LDL <140 41 2,05 ± 1,19 p = 0,98 140-159 8 1,96 ± 1,36 HDL <140 41 1,33 ± 0,66 p = 0,35 140-159 8 1,39 ± 0,56 Nhận xét: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến giữa các mức huyết áp tâm thu khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 6: Lipid máu và HA tâm trương HA tâm trương N Nồng độ (mmol/dl) so sánh triglyceride <90 40 1,66 ± 1,08 p = 0,71 90-99 10 1,54 ± 0,36 cholesterol <90 40 4,14 ± 1,21 p = 0,98 90-99 10 4,16 ± 0,99 LDL <90 40 1,92 ± 1,25 p = 0,62 90-99 10 2,20 ± 1,00 HDL <90 40 1,39 ± 0,68 p = 0,54 90-99 10 1,24 ± 0,51 Nhận xét: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến giữa các mức huyết áp tâm trương khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 7: Lipid máu và BMI BMI N Nồng độ (mmol/dl) So sánh Triglyceride <25 44 1,67 ± 1,02 p = 0,56 >25 6 1,42 ± 0,55 Cholesterol <25 44 4,18 ± 1,20 p = 0,55 >25 6 3,88 ± 0,80 LDL <25 44 2,00 ± 1,24 p = 0,57 >25 6 2,30 ± 0,87 HDL <25 44 1,42 ± 0,67 p = 0,08 >25 6 0,93 ± 0,21 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 264 Nhận xét: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến giữa nhóm có BMI <25 và nhóm có BMI >25 khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 8: Lipid máu và uống rượu bia UỐNG RƯỢU N NỒNG ĐỘ(mmol/dl) SO SÁNH TRIGLYCERID E Không 22 1,43 ± 0,52 p = 0,35 Có 28 2,07 ± 1,34 CHOLESTER OL Không 22 4,23 ± 1,30 p = 0,52 Có 28 4,64 ± 1,12 LDL Không 22 2,34 ± 1,28 p = 0,91 Có 28 2,28 ± 1,48 HDL Không 22 1,23 ± 0,38 p = 0,40 Có 28 1,42 ± 0,66 Nhận xét: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến giữa người có uống và người không uống rượu bia khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 9: Lipid máu và hút thuốc lá HÚT THUỐC N NỒNG ĐỘ (mmol/dl) SO SÁNH TRIGLYCERI DE Không 23 1,43 ± 0,51 p = 0,13 Có 27 1,82 ± 1,23 CHOLESTER OL Không 23 4,33 ± 1,25 p = 0,29 Có 27 3,99 ± 1,07 LDL Không 23 2,27 ± 1,30 p = 0,20 Có 27 1,83 ± 1,08 HDL Không 23 1,41 ± 0,76 p = 0,63 Có 27 1,32 ± 0,55 Nhận xét: Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến giữa người có hút thuốc lá và người không hút thuốc khác biệt không có ý nghĩa thống kê. * Lipid máu và hoạt động thể lực Nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến giữa các mức độ hoạt động thể lực khác biệt không có ý nghĩa thống kê. BÀN LUẬN Các đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ (tuổi, giới tính, huyết áp, chỉ số khối cơ thể, BMI, hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống rượu bia) được phân tích ở trên có thể ảnh hưởng đến cả bệnh vẩy nến lẫn kết quả nồng đô lipid máu của các đối tượng nghiên cứu. Sự phân bố các đặc điểm trên giữa nhóm bệnh vẩy nến và nhóm người bình thường trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 1). Do vậy chúng tôi có thể so sánh nồng độ lipid máu giữa 2 nhóm với sự hạn chế tối đa các yếu tố gây nhiễu. Tuy nhiên cũng có thể do cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, nên nếu có điều kiện chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để kết quả nghiên cứu có giá trị và độ tin cậy cao hơn. Trong số 5 loại lipid máu được xét nghiệm, nồng độ triglyceride của nhóm bệnh cao hơn nhóm người bình thường, trong khi nồng độ HDL nhóm bệnh thấp hơn nhóm người bình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nồng độ cholesterol TP và LDL không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng nồng độ cholesterol TP nhóm bệnh lại hơi thấp so với nhóm người bình thường (Bảng 2). Có nhiều nghiên cứu về nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến so với người bình thường khỏe mạnh nhưng cho kết quả không thống nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các trị số lipid máu giữa bệnh nhân vẩy nến và người bình thường thay đổi theo từng nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới (Bảng 10) như: khác biệt về nồng độ cholesterol TP có ý nghĩa(1,6,7,12), khác biệt về nồng độ LDL có ý nghĩa(16,13), giảm HDL có ý nghĩa của nhóm bệnh so với nhóm người bình thường(27), khác biệt có ý nghĩa của VLDL(1,7,9), và triglyceride(1,2,5). Chỉ một số ít nghiên cứu cho kết quả không có sự khác biệt về nồng độ lipid máu giữa nhóm vẩy nến và nhóm người bình thường(3,4). Những kết quả không nhất quán kể trên có thể do sự biến đổi nhanh chóng nồng độ lipid máu và ảnh hưởng của chế độ ăn, theo mùa, chủng tộc, di truyền, hormone cũng như những yếu tố khác chưa biết rõ. Và không một nghiên cứu nào có thể kiểm soát hết tất cả các yếu tố này. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 265 Bảng 10: Một số nghiên cứu về nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vẩy nến Tác giả (năm báo cáo) Biến đổi lipid máu Tăng Triglyceride Tăng Cholesterol TP Tăng VLDL Tăng LDL Giảm HDL Rocha (2001) (12) X X X X X Reynoso (2003) (11) X Piskin S (2003) (10) X X Vanizor KB (2003) (15) X X X Mallbris L (2006) 7) X Cohen AD (2008) (2) X X FarshchianM (2007) (3) Không có sự biến đổi nồng độ các loại lipid máu Feretti G (1993) (4) Gisondi P (2007) (5) X Javidi Z (2007)(6) X X X Pietrzak A (2009)(9) X X Pietrzak A (2006)(8) X X Tam LS (2008)(13) X X X Tarek A (2005)(14) X Nồng độ các lipid máu của bệnh nhân vẩy nến xét theo các yếu tố nguy cơ là huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, chỉ số khối cơ thể BMI, hoạt động thể lực, tình trạng hút thuốc lá và uống rượu bia trong nghiên cứu của chúng tôi là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5, 6, 7, 8, 9). Ở bệnh nhân vẩy nến, ngoài bất thường lipid máu còn có thêm nhiều yếu tố nguy cơ môi trường khác góp phần vào việc làm tăng biến cố tim mạch như các yếu tố nguy cơ mà chúng tôi vừa khảo sát (hút thuốc lá, ít vận động thể lực, uống nhiều rượu, BMI, tăng huyết áp). Qua kết quả trên ta thấy những yếu tố này trong nghiên cứu của chúng tôi không ảnh hưởng đến kết quả nồng độ các lipid máu của bệnh nhân vẩy nến. Do vậy người ta cho rằng bất thường lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến có lẽ do di truyền quyết định hơn là do mắc phải. Nồng độ lipid máu giữa các khoảng thời gian bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Điều này có nghĩa là không có sự liên quan giữa nồng độ các loại lipid máu với thời gian bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả này tương đương với một số nghiên cứu Reynoso(11), Zari(16). Trong một nghiên cứu tại Iran, chỉ LDL có mối liên quan với thời gian bệnh(1). Thời gian bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thay đổi từ 3 tháng đến 27 năm, trung bình là 7,48 năm với độ lệch chuẩn 6,52 năm. Điều này cho thấy khoảng thời gian bệnh thay đổi khác nhau giữa các bệnh nhân là tương đối lớn nên khó có thể phát hiện mối liên quan giữa nồng độ các loại lipid máu theo thời gian bệnh. Vẩy nến là bệnh da viêm mang tính di truyền phức tạp, cơ chế sinh bệnh vẫn chưa được biết rõ. Một số tác giả cho rằng vẩy nến, giống như xơ vữa động mạch), là một bệnh tự miễn. Hiện nay có rất nhiều bằng chứng lâm sàng và thực nghiệm ủng hộ vai trò quan trọng của tế bào T trong sinh bệnh học của vẩy nến và xơ vữa động mạch. Lâm sàng của 2 bệnh đều là hiện tượng viêm có thể do các cytokine tế bào T, đặc trưng cho đáp ứng của tế bào T-helper 1. Chính xác kháng nguyên nào khởi phát vẩy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên gần đây người ta thấy vai trò của bất thường lipid tự nó cũng tác động lên hệ thống miễn dịch. Các tự kháng thể chống LDL oxy hóa đã được tìm thấy trong bệnh vẩy nến. Theo những khám phá này, bất thường lipid trong bệnh vẩy nến vừa khởi phát hiện tượng xơ vữa động mạch vừa phát triển và duy trì phản ứng viêm tại da. Điều thú vị là nồng độ kháng thể chống LDL oxy hóa có tương quan với độ nặng của bệnh thông qua chỉ số PASI(15). Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 4), cũng cho thấy mối liên quan giữa nồng độ LDL với chỉ số PASI, dẫn đến giả thuyết về vai trò của LDL trong độ nặng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 266 của bệnh. Ngoài LDL ra, nồng độ các loại lipid khác (triglyceride, cholesterol TP, HDL, VLDL) không có sự liên quan với PASI. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vẩy nến tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh bằng nghiên cứu cắt ngang trên 50 đối tượng, trong thời gian từ tháng 01/12/2009 đến tháng 31/05/2010, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Một số đặc điểm lâm sàng ghi nhận được qua nghiên cứu này Đa số đối tượ
Tài liệu liên quan