Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là so sánh cảm giác đau do gây tê trong nha khoa giữa thuốc tê mepivacaine 3% không có chất co mạch và thuốc tê lidocaine 2% chứa 1:100.000 epinephrine: nghiên cứu trên người tình nguyện, mù đôi, ngẫu nhiên. Vật liệu-phương pháp nghiên cứu: Một trăm linh bảy người khỏe mạnh, tuổi từ 22-24, trong nghiên cứu được bôi thuốc tê bề mặt (hoặc placebo) ngẫu nhiên lên vùng răng 11, 21. Kim gây tê (cỡ 27, chiều dài 21mm) dùng trong nghiên cứu được gắn cục chắn bằng composite để giới hạn độ sâu đâm kim vào khoảng 1,5mm. Bác sĩ gây tê và người tình nguyện không biết đang dùng thuốc tê bề mặt và thuốc tê chích nào. Người tình nguyện được yêu cầu cắn chặt gòn cuộn trong suốt quá trình gây tê, bác sĩ tựa chuôi ống tiêm lên cuộn gòn và thực hiện mũi tiêm. Bác sĩ kéo mô lỏng lẻo nhanh, nhẹ ụp lên đầu kim rồi bơm vài giọt thuốc tê. Người tình nguyện tự đánh giá cảm giác đau theo thang đo VAS. Kết quả và Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của cảm giác đau giữa 2 loại thuốc tê lidocaine 2% có epinephrine và mepivacaine không có chất co mạch.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản ứng đau với thuốc tê có và không có chất co mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 229
PHẢN ỨNG ĐAU VỚI THUỐC TÊ CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHẤT CO MẠCH
Phan Ái Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là so sánh cảm giác đau do gây tê trong nha khoa giữa thuốc tê
mepivacaine 3% không có chất co mạch và thuốc tê lidocaine 2% chứa 1:100.000 epinephrine: nghiên cứu trên
người tình nguyện, mù đôi, ngẫu nhiên.
Vật liệu-phương pháp nghiên cứu: Một trăm linh bảy người khỏe mạnh, tuổi từ 22-24, trong nghiên cứu
được bôi thuốc tê bề mặt (hoặc placebo) ngẫu nhiên lên vùng răng 11, 21. Kim gây tê (cỡ 27, chiều dài 21mm)
dùng trong nghiên cứu được gắn cục chắn bằng composite để giới hạn độ sâu đâm kim vào khoảng 1,5mm. Bác sĩ
gây tê và người tình nguyện không biết đang dùng thuốc tê bề mặt và thuốc tê chích nào. Người tình nguyện
được yêu cầu cắn chặt gòn cuộn trong suốt quá trình gây tê, bác sĩ tựa chuôi ống tiêm lên cuộn gòn và thực hiện
mũi tiêm. Bác sĩ kéo mô lỏng lẻo nhanh, nhẹ ụp lên đầu kim rồi bơm vài giọt thuốc tê. Người tình nguyện tự
đánh giá cảm giác đau theo thang đo VAS.
Kết quả và Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của cảm
giác đau giữa 2 loại thuốc tê lidocaine 2% có epinephrine và mepivacaine không có chất co mạch.
Từ khóa: kỹ thuật tiêm thuốc tê nha khoa không đau, thuốc tê không có chất co mạch, thuốc tê có chất co
mạch, pH thuốc tê.
ABSTRACT
PAIN ON INJECTION OF INTRAORAL INJECTION DISCOMFORT PRODUCED BY PLAIN AND
EPINEPHRINE-CONTAINING LOCAL ANESTHETIC SOLUTIONS
Phan Ai Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 228 - 232
Objectives: The aim of this research is design to compare the discomfort produced by 3% mepivacaine plain
and 2% lidocaine with 1:100,000 epinephrine during local anesthesia in the maxilla: a randomized, double-blind,
split-mouth, volunteer investigation.
Materials-Methods: One hundred and seven (107) healthy volunteers were recruited, aged between 22-24,
each received topical anesthetic (on each buccal mucosa of central maxillary incisors). The topical anesthetics were
placebo and topical anesthetic gel. Modified needle is a traditional needle 27-gauge, 21mm with a composite
stopper over the needle’s tip (depth of 1.5mm). Allocation to side was randomized, an operator and volunteer were
blinded to the identity of the topical anesthetics and the local anesthetic solutions (the order in which the solutions
were administered was randomized). Using the alternative injection technique (bite-rest on-pull injection
technique), the operator quickly and gently pulled the clean and dried loose tissue at the injection site over the tip
of the modified needle, while the volunteer was ask to bite on a cotton roll. During the insertion and injection
period, the barrel of syringe rested firmly on the dental cotton roll. After needle inserting 3-4 seconds, depositing a
few drops of anesthetic on each side. Volunteers recorded injection discomfort on visual analogue scale (VAS).
Results and Conclusion: The result show that there are no significant difference in perceived pain on
injection of 2% lidocaine with 1:100.000 epinephrine vs. pain on injection of 3% mepivacaine plain.
Keywords: dental pain-free injection technique,epinephrine-containing local anesthetic solution, plain local
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Phan Ái Hùng ĐT: 0903856184 Email: phanaihung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 230
anesthetic solution, pH local anesthetic solution.
MỞ ĐẦU
Nhiều yếu tố ảnh hưởng gây đau khi tiêm
thuốc tê trong y khoa và nha khoa(4). Ngoài
những yếu tố độc lập của kỹ thuật gây tê, còn
những mối liên quan đến vật liệu có thể gây
đau như nhiệt độ thuốc tê và pH của dung
dịch thuốc tê. Giải pháp cho thêm chất đệm
(kiềm hóa) dung dịch thuốc tê nhằm tăng pH
thuốc tê có thể làm bớt khó chịu lúc tiêm. Tuy
nhiên, động tác pha trộn này có thể không
khả thi với các loại thuốc tê đã nạp sẵn sử
dụng trong nha khoa. Trong khi đó, thuốc tê
bán trên thị trường có pH rất dao động. Vì
vậy, yếu tố phụ thuộc như pH thuốc tê có thể
ảnh hưởng lên việc chọn lựa thuốc tê; như các
thuốc tê không có chất co mạch có pH gần
với pH sinh lý của cơ thể so với các loại có
chất co mạch. Mục đích của nghiên cứu này
nhằm khảo sát sự khác nhau trong cảm nhận
đau với 2 loại thuốc tê, có và không có chất co
mạch sử dụng trong nha khoa (pH khác
nhau).
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thuốc tê chích bao gồm thuốc tê
mepivacaine 3% không có chất co mạch và
thuốc tê lidocaine 2% chứa 1:100.000
epinephrine (Septodont, St-Maur, France). Vỏ
đạn thuốc tê được tháo bỏ lớp nhãn để không
nhận biết được loại thuốc tê rồi đánh mã số
(người thực hiện không biết mục đích nghiên
cứu). Đo pH của 2 loại thuốc tê nghiên cứu với
máy đo pH (Hanna Instruments HI9024 pH
meter, Hanna Instruments Italia S.r.l., Padova,.
Italy). pH của lidocaine 2% có epinephrine và
mepivacaine 3% không có chất co mạch lần lượt
là 4,94 và 6,35.
Mẫu thuận tiện gồm 107 người (sinh viên
RHM năm thứ V) đồng ý tham gia nghiên cứu
(53 nam, 54 nữ) có độ tuổi 22-24 và nghiên cứu
được thông qua bởi hội đồng y đức của khoa
RHM. Người tình nguyện không biết mục đích
nghiên cứu, vật liệu, dụng cụ sử dụng trong
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Đối tượng khỏe mạnh (ASA phân loại I và
II).
Đối tượng hợp tác tốt và thực hiện các yêu
cầu của bác sỹ.
Không phân biệt giới tính.
Không dùng bất kỳ loại thuốc nào ảnh
hưởng đến cảm nhận đau hay thuốc ức chế thần
kinh (thuốc giảm đau, thuốc thần kinh, rượu)
Không có chống chỉ định gây tê, không dị
ứng với thuốc tê bề mặt cũng như thuốc tê
chích.
Vùng khảo sát: răng 11, 21 và vùng đáy
hành lang lành mạnh không bị tổn thương.
Đối tượng có thể có hay chưa từng bị chích
tê trước đây.
Mỗi người được tiêm 2 mũi cùng buổi hẹn.
Mũi tiêm vào vị trí đáy hành lang của răng 11 và
21: tiêm mũi thứ 1 vài giọt dung dịch thuốc tê
vùng 11 (hoặc 21) và ngay sau đó thực hiện mũi
tiêm thứ 2 lên vùng còn lại. Tổng cộng thuốc tê
sử dụng là 0,1 ml.
Trước khi tiêm, bề mặt vùng tiêm của răng
này được bôi thuốc tê bôi (Benzocaine, Sultan
topex, Sultan dental products, Englewood, NJ)
và thuốc giả dược (placebo) tương tự thuốc tê
bôi lên vùng răng còn lại. Thời gian bôi là 1
phút. Sau đó lau sạch vùng bôi thuốc với miếng
gạc mới cho mỗi vị trí (bề mặt niêm mạc sau khi
lau không để lại dấu vết gì để nhận biết được
loại thuốc bề mặt đã dùng). Người thực hiện
mũi tiêm không biết loại thuốc tê bề mặt nào
được sử dụng trên 2 vùng sẽ tiêm. Thuốc tê
được bơm với tốc độ 0,001 ml/s – 0,0007 ml/s.
Thuốc tê sử dụng cho từng người được chọn
theo phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên.
Mũi tiêm được thực hiện theo phương pháp
cải tiến của bộ môn RTE (kỹ thuật cắn-tựa-giật):
Cho người tình nguyện cắn chặt gòn cuộn,
người thực hiện tựa đốc kim lên cuộn gòn và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 231
kéo môi của người tình nguyện ngập lên đầu
của kim. Thuốc tê được nhả thật chậm bởi đầu
ngón cái tựa và đẩy piston thay vì dùng ngón
cái như kỹ thuật thường qui.
Ngay sau khi tiêm, người tình nguyện được
yêu cầu tự đánh giá cảm giác đau của mũi tiêm
theo thước đánh giá đau VAS 10cm, từ mức độ
0cm (không đau) đến 10cm (đau dữ dội không
chịu được).
Kim được sử dụng là kim nha khoa cỡ 27,
chiều dài 21mm (Terumo), có 1 nút chận bằng
composite lỏng ở ngay sát mặt vát của mũi kim
nhằm giới hạn và chuẩn hóa chiều sâu đâm kim.
Có vài trường hợp thuốc tê bị chảy ra ngoài
lỗ đâm kim, tuy nhiên vì thuốc tê đủ để làm
phồng mô nên vẫn được thu thập dữ liệu.
Sự khác biệt của cảm giác đau của các nhóm
nghiên cứu được phân tích thông kê với
Student t-test. Người thu thập dữ liệu, người xử
lý thống kê và người thực hiện hoàn toàn độc
lập không biết các mã hóa dữ liệu.
KẾT QUẢ
Phân phối của mẫu nghiên cứu: Bảng 1 trình
bày phân bố số người của mẫu nghiên cứu: gồm
53 nam và 54 nữ phân thành 2 nhóm thuốc tê
Lidocaine có thuốc co mạch (30 nam và 26 nữ)
so với nhóm Mepivacaine không có chất co
mạch (23 nam và 28 nữ).
Bảng 1: Phân bố của mẫu nghiên cứu theo nhóm
thuốc tê.
Nhóm thuốc tê Lidocaine Mepivacaine TC (người)
Nam 30 23 53
Nữ 26 28 54
TC (người) 56 51 107
Bảng 2 trình bày phân bố số vị trí theo loại
thuốc tê bề mặt (benzocaine, placebo) và vị trí bôi
thuốc tê bề mặt (11, 21). Mỗi người được bôi cùng
lúc 2 loại thuốc tê bề mặt ngẫu nhiên lên 2 vị trí
11, 21.
Bảng 2: Phân bố theo loại thuốc tê bề mặt và vùng
răng 11, 21.
Tê bôi Placebo TC
(vi trí) R 11 R 21 R 11 R 21
Tê bôi Placebo TC
(vi trí) R 11 R 21 R 11 R 21
Nam 27 26 26 27 106
Nữ 24 30 30 24 108
TC (vị trí) 107 107 214
Bảng 3: Phân phối mức độ đau.
Mức đau 0 1 2 3 4 5 TC
(mũi tiêm)
Nam 104 1 0 0 0 0 105
Nữ 106 3 0 0 0 0 109
TC (mũi tiêm) 210 4 0 0 0 0 214
Bảng 3 trình bày phân bố của mức độ đau
thu thập được trong toàn bộ nghiên cứu, không
phân biệt nhóm thuốc tê và loại thuốc bôi bề
mặt. Số liệu thu thập được với thước đo VAS từ
0 đến 10cm cho thấy đại đa số là không cảm giác
(210/214 mũi tiêm), còn lại 4 lần tiêm gây đau ở
mức độ 1cm (đau rất ít).
Nhìn chung, trong nghiên cứu này, không
có bất kỳ kết quả nào khác biệt có ý nghĩa thống
kê.
Các bảng dưới đây trình bày kết quả trung
bình cảm giác khó chịu theo thước đánh giá đau
VAS (10 cm).
Bảng 4: So sánh đau giữa 2 loại thuốc tê khi có tê bôi
(Benzocaine).
Lidocaine
TB cm (SD)
Mepivacaine
TB cm (SD)
Test
Nam 0,00 0,00
Nữ 0,00 0,07(0,37) P=0,34
Test P=0,37
TC P= 0,29
Bảng 4 trình bày trung bình cảm giác đau
giữa 2 nhóm thuốc tê, ở những vị trí được bôi
benzocaine.
Bảng 5: So sánh đau với thuốc tê khi không có tê bôi
(placebo).
Lidocaine
TB cm (SD)
Mepivacaine
TB cm (SD)
Test
Nam 0,07(0,36) 0,00 P=0,38
Nữ 0,08(0,39) 0,07(0,37) P=0,95
Test P=0,92 P=0,37
TC P= 0,61
Bảng 6 trình bày trung bình cảm giác đau
giữa 2 nhóm thuốc tê tính gộp cả 2 nhóm thuốc
tê bề mặt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 232
Bảng 6: So sánh đau chung cả 2 nhóm (benzocaine và
placebo).
Lidocaine
TB cm (SD)
Mepivacaine
TB cm (SD)
Test
Nam 0,03(0,25) 0,00 P=0,38
Nữ 0,04(0,27) 0,07(0,37) P=0,60
Test P=0,92 P=0,19
TC P= 0,92
BÀN LUẬN
Nhiều phương pháp được đề nghị nhằm
làm giảm cảm giác khó chịu lúc tiêm thuốc tê
trong nha khoa. Thường nhất là sử dụng thuốc
tê bề mặt và tiêm thật chậm. Tuy nhiên, có quá ít
bằng chứng chứng minh độ tin cậy của các
phương pháp đã đề nghị. Ngay cả việc sử dụng
thuốc tê bề mặt cũng không đạt hiệu quả hoàn
toàn(5).
Ngoài kỹ thuật tiêm thuốc tê, nhiệt độ và pH
của dung dịch thuốc tê cũng giữ vai trò quan
trọng gây cảm giác đau thể hiện qua các bằng
chứng trong y văn. Tuy nhiên, các yếu tố này
dường như không ảnh hưởng lắm trên lâm
sàng. Nhiều tài liệu chứng minh thuốc tê không
gây đau nếu nhiệt độ thuốc tê bằng hoặc cao
hơn nhiệt độ phòng. Tương tự, cũng ít có bằng
chứng lâm sàng khi sử dụng thuốc tê có pH gần
pH sinh lý thì ít cảm giác đau. Oikarinen nhận
thấy trên người tình nguyện, tiêm 3%
mepivacaine với pH khác nhau gây đau với
những mức độ khác nhau; dung dịch có pH
thấp gây đau nhiều hơn(6). Mặt khác Primosch
chứng minh không có cảm giác đau khác nhau
khi tiêm vùng hành lang răng nanh hàm trên và
khẩu cái khi dùng thuốc tê lidocaine có thêm
dung dịch đệm(7).
Cảm giác đau cũng khác nhau theo từng
vùng trong miệng, thường thì vùng tiền cối hàm
trên ít đau hơn so với các vùng khác, nhưng
khẩu cái thì rất khó chịu(4).
Nghiên cứu của Meechan cho thấy lidocaine
không có chất co mạch ít gây đau hơn lidocaine
có 1:80.000 epinephrine khi tiêm lên vùng tiền
cối hàm trên. Tuy nhiên, mức độ đau trung bình
của 2 nhóm đều cao – hơn 30mm (thang đo
VAS) với thuốc không có chất co mạch và hơn
40mm với thuốc có chất co mạch(4).
Trong khi đó, Wahl và cs(10) chứng minh
rằng không có sự khác biệt về đau giữa
prilocaine không chất co mạch (pH 6,0-7,0) so
với lidocaine có 1:100.000 epinephrine (pH 4,5)
với thang đo 6 mức độ. Tỉ lệ đau mức độ 0
(không đau, 160/334), mức độ 1 (đau nhẹ,
132/334). Trong nghiên cứu này, người ta dùng
thuốc tê bề mặt và bơm hết 1 ống thuốc tê với
kim cỡ 25. Và thực hiện gây tê lên vùng hành
lang trước trên, vùng được cho là gây khó chịu
nhất ở hàm trên. Tuy nhiên số liệu này vẫn còn
khá cao khi so sánh với tỉ lệ không đau của kỹ
thuật tiêm thực hiện trong nghiên cứu tại khoa
RHM (Bảng 3).
Kramp và cs(2) cho thấy không có sự khác
biệt giữa prilocaine không chất co mạch và
lidocaine có 1:100.000 epinephrine. Nhưng
Kramp nhận thấy tiêm prilocaine ít đau hơn
nhóm còn lại. Kramp không dùng thuốc tê bề
mặt để loại trừ yếu tố gây nhiễu. Theo tác giả
này, thuốc tê bề mặt có thể làm giảm đau lúc
tiêm, nhưng vì thuốc tê bề mặt thường được
dùng trên lâm sàng nên nghiên cứu này tiến
hành cả 2 loại vật liệu: thuốc tê bề mặt và
placebo.
Malamed(3) viết : “Nguyên nhân nguyên
phát gây cảm giác bỏng (rát) nhẹ là do pH acid
của thuốc tê trong lúc bơm”. Vì vậy để loại trừ
cảm giác đau, người ta khuyên nên dùng
prilocaine không chất co mạch (pH 6,0-7,0) hơn
là các loại thuốc tê có pH acid. Do đó, kỹ thuật
“2 thuốc tê” (two-anesthetic technique) được
giới thiệu với thuốc tê prilocaine tiêm trước sau
đó sẽ tiêm lidocaine với epinephrine.
Kết quả và tỉ lệ không đau trong nghiên cứu
này ngược lại với kết luận trong nghiên cứu gộp
của Cepeda và cs về khả năng gây đau khi sử
dụng thuốc tê lidocaine không thêm chất đệm
so với lidocaine có thêm chất đệm. Dựa trên y
văn, Cepeda chứng minh rằng tăng pH của
lidocaine làm giảm đau lúc tiêm và làm tăng sự
thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân(1). Sự khác biệt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 233
của kết quả không đau và tỉ lệ gần như hoàn
toàn không đau khi tiêm thuốc tê có pH acid
hoặc thấp hơn trong nghiên cứu hiện tại có thể
do nhiều lý do:
Kỹ thuật gây tê hoàn toàn khác: trong đó,
tốc độ bơm thuốc tê được làm giảm tối đa so với
các nghiên cứu trong y văn, ngoại trừ các
nghiên cứu với máy bơm điện điều khiển bởi vi
tính. Cho tới nay, y văn chỉ ghi nhận tốc độ bơm
thuốc tê mức thấp nhất có thể đạt được là 1,8
ml/60s (9, 10). Số liệu này là quá lớn so với tốc
độ của kỹ thuật cải tiến tại bộ môn RTE (0,001
ml/s). Và như vậy áp lực của thuốc tê ra khỏi
đầu kim là rất nhỏ, đến mức không đủ để gây
cảm nhận khó chịu cho người tình nguyện.
Việc sử dụng thuốc tê bề mặt (benzocaine)
nhằm làm loại trừ yếu tố nhiễu lúc đâm kim
(insertion) có thể gây đau. Thuốc tê bề mặt có
thể làm tê đến độ sâu khoảng 1-2mm, tuy nhiên
khoảng 0,05 ml thuốc tê đủ để gây phồng mô và
thuốc tê đi quá độ sâu này. Đồng thời độ kiên
định và tin cậy của phương pháp gây tê cũng
được kiểm tra chéo với việc sử dụng placebo:
Không có khác biệt trong cảm nhận đau giữa 2
nhóm thuốc tê khi dùng placebo (Bảng 5).
Lượng thuốc tê tương đối ít: nhằm mục đích
loại trừ nguyên nhân gây đau vì số lượng thuốc
tiêm quá nhiều trong 1 lần sử dụng. Mặc dù
lượng thuốc ít, tuy nhiên lượng thuốc tê này
cũng đủ để vượt quá chiều sâu tác dụng của
thuốc tê bôi (khoảng 1-2mm) để không bị ảnh
hưởng bởi tác dụng tê của thuốc tê bề mặt.
Lượng thuốc tê ít và chiều sâu đâm kim giới hạn
làm giảm nguy cơ đâm trúng mạch máu, đồng
thời làm giảm tối đa nguy cơ gây đau do kim di
chuyển trong mô.
Hiệu quả giảm đau do động tác cắn chặt
(nghiến) lên cuộn gòn: dựa trên thuyết kiểm soát
cổng, cảm nhận đau ngoại biên bị chi phối, vì
vậy có thể vẫn có xung động về cảm nhận đau,
nhưng vỏ não không nhận được tín hiệu đau.
Cần phải có những nghiên cứu chi tiết trong
tương lai.
Không có sự khác biệt trong cảm nhận đau
giữa nam và nữ trong bất kỳ tình huống nào.
Không loại trừ được hết những yếu tố có thể
gây nhiễu như người tình nguyện là sinh viên
năm thứ năm, hoàn toàn khỏe mạnh, vì vậy có
thể cần cỡ mẫu lớn hơn, mở rộng đối tượng
nghiên cứu, nhất là người bệnh và trẻ em để
đánh giá toàn vẹn hơn.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện thí nghiệm, kết quả
nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt
giữa cảm nhận đau của 2 nhóm thuốc tê
lidocaine 2% có epinephrine (pH= 4,94) và
mepivacaine 3% không có chất co mạch (pH
=6,35). Kết quả này có thể liên quan đến “kỹ
thuật gây tê cắn-tựa-giật”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cepeda MS, Tzortzopoulou A, Thackrey M, Hudcova J, Arora
Gandhi P, Schumann R (2012). Cochrane Review: Adjusting the
pH of lidocaine for reducing pain on injection. Evid-Based Child
Health, 7: 149-215.
2. Kramp LF, Eleazer PD, Scheetz JP (1999). Evaluation of
prilocaine for the reduction of pain associated with transmucosal
anesthetic administration. Anesth Prog, 46(2): 52-55.
3. Malamed SF (1997). Handbook of local anesthesia, 4th. Ed St.
Louis: Mosby.
4. Meechan JG, Day PF (2002). A comparison of intraoral injection
discomfort produced by plain and epinephrine-containing
lidocaine local anesthetic solutions: a randomized, double-blind,
split-mouth, volunteer investigation. Anesth Prog, 49(2): 44-48.
5. Meechan JG (2000). Intra-oral topical anaesthetics: a review.
Journal of Dentistry, 28(1): 3-14.
6. Oikarinen VJ, Ylipaavalniemi P, Evers H (1975). Pain and
temperature sensations related to local analgesia. Int J Oral Surg,
4(4): 151-156.
7. Primosch RE, Robinson L (1996). Pain elicited during intraoral
infiltration with buffered lidocaine. Am J Dent, 9: 5-10.
8. Tzafalia M, Sixou JL (2011). Administration of anesthetics using
metal syringes, an ex vivo study. Anesth Prog, 58(2): 61-65.
9. Versloot J, Veerkamp JS, Hoogstraten J (2005). Computerized
anesthesia delivery system vs. traditional syringe: comparing
pain and pain-related behavior in children. Eur J Oral Sci, 113(6):
488-493.
10. Wahl MJ, Overton D, Howell J, Siegel E, Schmitt MM, Muldoon
M (2001). Pain on injection of prilocaine plain vs lidocaine with
epinephrine, a prospective double-blind study. J Am Dent Assoc,
132(10): 1396-1401, quiz 1460.