Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Nhìn từ góc độ môi trường

Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp là nhu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997) đến nay, liên tục trong nhiều năm, Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của các khu công nghiệp và sức lan tỏa của nó đã tạo ra cho Bình Dương một sức sống mới với tốc độ đô thị hóa nhanh, thu hút lượng lao động lớn trong và ngoài tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Bình Dương trở thành điểm sáng, địa phương dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển “nóng” các khu công nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường là bài toán cấp bách cần giải đáp để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Nhìn từ góc độ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71 Phát triển bền vững . . . PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ MÔI TRƯỜNG Phạm Nguyễn Ngọc Anh* TÓM TẮT Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp là nhu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997) đến nay, liên tục trong nhiều năm, Bình Dương là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của các khu công nghiệp và sức lan tỏa của nó đã tạo ra cho Bình Dương một sức sống mới với tốc độ đô thị hóa nhanh, thu hút lượng lao động lớn trong và ngoài tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Bình Dương trở thành điểm sáng, địa phương dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển “nóng” các khu công nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường là bài toán cấp bách cần giải đáp để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Phát triển bền vững, khu công nghiệp, môi trường, Bình Dương. SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL BINH DUONG PROVINCE THE STABLE DEVELOPMENT OF THE INDUSTRIAL PARKS IN BINH DUONG - ENVIRONMENT ASPECT LOOKING ABSTRACT Construction and development of industrial parks is inevitable demands of the process of industrialization and modernization of the country in general and Binh Duong province in particular. Since the re-establishment (01/01/1997) until now, for several years, Binh Duong province is the economic growth rate high with the strong development of industrial parks in both quantity and quality amount. The development of industrial parks and power its spread has created a new life for Binh Duong with rapid urbanization rate, attracting a large amount of labor in and outside the province, economic restructuring towards modern. Binh Duong province became the bright spot, the local leader in the industrialization and modernization of the country. However, the pace of development “hot” industrial parks raises many issues shortcomings. In particular, the problem of environmental pollution is an urgent problem to be answered in order to meet the requirements of sustainable development of industrial parks in Binh Duong province. Keywords: sustainable development, industrial, environmental, Binh Duong. * Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh, trường Đại học Ngô Quyền, Bộ Quốc phòng 72 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät 1. THỰC TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG Năm 1995, KCN Sóng Thần I đi vào hoạt động, là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh. Từ đó đến nay các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo đó năm 2013, các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã thu hút được hơn 1 tỉ 200 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 5 tháng đầu năm 2014 thu hút 986 triệu USD; Tính đến năm 2013, Bình Dương có 24/28 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 7.187,09 ha. Hiện có 1.202 dự án còn hiệu lực, bao gồm 832 dự án FDI và 370 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,5 tỷ USD và 24.090,986 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp cũng đã ký 1.033 hợp đồng thuê đất và nhà xưởng với tổng diện tích 2.484 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 51,31% (không tính khu công nghiệp Thới Hòa). Có 903 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ 75% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép và còn hiệu lực, trong đó có 582 doanh nghiệp FDI (chiếm 65%). Nhìn chung, trong năm 2013, các KCN Bình Dương tiếp tục phát triển ổn định, có 8/9 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng tăng cao nhờ việc đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp An Tây và vốn đầu tư xây dựng của doanh nghiệp; mặt khác vốn đầu tư thực hiện dự án của doanh nghiệp cũng khá cao, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh hấp thụ vốn tốt, tiềm năng phát triển vẫn còn mạnh mẽ; số lượng dự án giải thể, chấm dứt hoạt động chiếm tỷ lệ không đáng kể, nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và bổ sung tăng vốn đầu tư (chiếm 67% tổng vốn FDI thu hút mới); hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì ổn định và tăng khá so với cùng kỳ, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động từng bước được nâng cao. Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương đã khẳng định khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp đã góp phần tạo nên một diện mạo mới của tỉnh, cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ từ hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, các khu dân cư được quy hoạch và phát triển tạo cho Bình Dương trở thành một địa chỉ thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo thống kê, nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay vào khoảng 225.923 người, trong đó, có hơn 21.000 lao động là người Bình Dương (chiếm 9,39%), còn lại hầu hết là người ngoài tỉnh. Phần lớn lao động làm việc trong các khu công nghiệp là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ hiện đại, phương thức sản xuất và tổ chức tiên tiến. Sự phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương đã góp phần hình thành một lực lượng lao động công nghiệp có tác phong và ý thức kỷ luật lao động cao. Qua làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, đội ngũ lao động có điều kiện để hoàn thiện, tiếp cận kỹ năng làm việc và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh tiên tiến trong bối cảnh toàn cầu hoá sâu sắc. Bên cạnh sự đóng góp to lớn của các khu công nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội 73 Phát triển bền vững . . . của Bình Dương thì trên thực tế quá trình phát triển các khu công nghiệp đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm và giải quyết như việc chuyển đổi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến sinh kế các hộ nông dân, tình trạng người lao động di cư đến Bình Dương tăng đột biến đã tạo nên những sức ép cho các vấn đề xã hội như nhà ở, an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội, đời sống văn hoá tinh thầnTrong đó hệ luỵ đáng quan tâm nhất đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát triển các khu công nghiệp đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đến cuộc sống của người lao động và cộng đồng đe doạ đến quá trình phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Bình Dương. 2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Môi trường là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp. Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nổi bật mấy vấn đề sau: Mức độ ô nhiễm nguồn nước: Mặt tích cực là trong số 24 khu công nghiệp đi vào hoạt động, có 20 khu xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, 3 khu đang xây dựng, đạt tỷ lệ 96%. Tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đấu nối nước thải về hệ thống xử lý tập trung đạt 92%, trong đó nhiều khu đạt 100% nên tình hình ô nhiễm nguồn nước của các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp đã được khống chế, chất lượng môi trường ở những khu vực này được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, thực tế các khu công nghiệp ở Bình Dương được qui hoạch và xây dựng ở gần các con sông như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, kênh Ba Bò, kênh Bưng Cù, Suối Siệpđiều này “tiện lợi” cho việc xả nước thải của các khu công nghiệp dẫn tới nguồn nước cung cấp sinh hoạt đang bị ô nhiễm tấn công. Mặt khác, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu công nghiệp, nhất là hệ thống thoát nước chưa được xây dựng một cách đồng bộ, nước thải của một số khu công nghiệp không có chỗ thoát làm gia tăng thêm những điểm “nóng” về môi trường; tình trạng ô nhiễm còn xảy ra ở một số khu vực có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh. Chất lượng nước đầu vào ở các khu, cụm công nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ, nên một số khu công nghiệp nhiều khi chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp còn thải nước thải vượt quy chuẩn cho phép khoảng 38%. Trong 8 cụm công nghiệp đã hình thành, chỉ mới có cụm công nghiệp Thành Phố Đẹp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Mức độ ô nhiễm môi trường không khí: môi trường không khí cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong quá trình thành lập và hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Một điều dễ nhận thấy là tỉ lệ bụi lơ lửng trong không khí đang ngày một tăng. Trên các con đường vào các khu công nghiệp Bình Đường, Nam Tân Uyên, Bàu Bàng hệ thống cây xanh còn ít, hoặc là độ phủ kín chưa đạt tiêu chuẩn cộng với các hoạt động xây lắp, vận tải diễn ra thường xuyên cả ngày lẫn đêm vì vậy mức độ ô nhiễm khói bụi trong môi trường không khí đang ngày một tăng lên. Một số doanh nghiệp chế biến gỗ trong các khu công nghiệp có lượng bụi vượt từ 2-4 lần tiêu chuẩn cho phép điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cư dân sinh sống trên địa bàn ngoài hàng rào khu công nghiệp. 74 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Tình hình chất thải rắn: Ở các khu công nghiệp, chất thải rắn rất đa dạng, chủ yếu phát sinh từ các doanh nghiệp sản xuất giày dép, điện - điện tử, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết các khu công nghiệp còn thu gom chất thải rắn đơn giản, chủ yếu gom như rác bình thường, sau đó bỏ vào những chỗ đất trống dưới dạng bãi rác hở do các công ty kinh doanh rác hoặc đội vệ sinh thực hiện. Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn Bình Dương mỗi ngày lên tới 883 tấn, trong đó lượng chất thải nguy hại 169 tấn. Song các chủ nguồn thải đăng ký nguồn thải chỉ mang tính chất đối phó khi bị thanh tra, kiểm tra. Việc phân loại chất thải nguy hại tại nguồn tiến hành theo kiểu “gặp chăng hay chớ”, các quy định về lưu chứa, thu gom vận chuyển chưa được quan tâm. Việc lựa chọn đơn vị xử lý vẫn dựa trên tiêu chí đơn giá, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến việc giám sát khâu này. Đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe của người lao động hiện nay ở Bình Dương. Tình hình môi trường lao động: Qua khảo sát ở các khu công nghiệp trên địa bàn, có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều nơi môi trường lao động của công nhân không được đảm bảo: thiếu ánh sáng; tiếng ồn vượt mức tiêu chuẩn cho phép (ở các xí nghiệp nén, dập, rèn, trạm động lực); nhiệt độ môi trường làm việc cao; nồng độ bụi lớn. Điều này dẫn tới tỷ lệ bệnh nghề nghiệp của công nhân cao, trong khi đó điều kiện dịch vụ y tế thấp, các chế độ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm chưa được quan tâm thoả đáng làm cho sức khoẻ của công nhân bị giảm sút nhanh khó có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc trong thời gian dài. Từ các phân tích về môi trường kể trên có thể thấy chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang là vấn đề nổi cộm. Mức độ ô nhiễm đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp trong tỉnh. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Trong những năm qua, công tác phòng chống ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được các cấp các ngành hữu quan tăng cường. Cụ thể như tỉnh đã ban hành Quy định bố trí các ngành sản xuất công nghiệp theo hướng ưu tiên đầu tư vào khu công nghiệp, không thu hút các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao như dệt nhuộm, thuộc da, xi mạ. Việc đánh giá, xem xét các dự án đầu tư gắn với việc đáp ứng, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo các điều kiện về môi trường. Nhờ đó, từ năm 2006 đến nay trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đã có 94 dự án đầu tư bị từ chối, trong đó có 87 dự án không phù hợp với quy hoạch, 7 dự án không đảm bảo về môi trường. Tỷ lệ cơ sở mới bố trí đúng quy hoạch được phê duyệt, áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải đạt 80%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn môi trường, hoặc được cấp chứng nhận ISO 14001 là 16,5%. Các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất mới thành lập đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Bên cạnh công tác kiểm soát ô nhiễm, những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các cơ 75 Phát triển bền vững . . . sở công nghiệp khắc phục ô nhiễm cũng được quan tâm. Bình Dương đã ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gây ô nhiễm phải di dời, ban hành “Cẩm nang bảo vệ môi trường khu công nghiệp” hay xây dựng “Sách xanh Bình Dương trong khu công nghiệp”, từ đó để ban hành các chế tài khen thưởng xử phạt đối với các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp được chú trọng, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp đã triển khai. Trong thời gian tới, để các khu công nghiệp Bình Dương phát triển bền vững theo chúng tôi công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp cần tiếp tục thực hiện mấy giải pháp sau: Một là, thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là phải gắn với yêu cầu phát triển bền vững trong đó chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Các huyện, thị, thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp làm tốt công tác tham mưu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp để đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quá trình quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phải tính đến các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và bảo vệ môi trường. Việc thành lập và phát triển khu công nghiệp phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy hoạch đã được phê duyệt. Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp khu công nghiệp. Cụ thể, tiến hành tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, chủ trương, pháp luật bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp; tuyên truyền sâu rộng hơn nữa “Cẩm nang bảo vệ môi trường khu công nghiệp”, trên cơ sở đó tiến tới hoàn thiện bổ sung quy chuẩn môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường khu công nghiệp. Hằng năm, tiếp tục làm tốt công tác phân loại các doanh nghiệp đạt và không đạt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo hướng công bố “Sách xanh Bình Dương trong khu công nghiệp”. Công khai các doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc thực hiện không tốt các tiêu chí về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sức ép đối với những doanh nghiệp vi phạm và khuyến khích những doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Ba là, duy trì và phát huy có hiệu quả “Quỹ bảo vệ môi trường Bình Dương” trong các khu công nghiệp. Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Quỹ có chức năng huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường; Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật. Phương thức hỗ trợ tài chính của Quỹ chủ yếu là cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc tài trợ cho các dự án, chương trình bảo vệ môi trường. Duy trì Quỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tức là góp phần bảo vệ môi trường Bình Dương nói chung và các khu công nghiệp nói riêng. Cụ thể, xác định đúng đối tượng cho vay hoặc tài trợ như: dự 76 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät án đầu tư xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm từ tái chế chất thảiTài trợ cho các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phổ cập kiến thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và khen thưởng cho các hoạt động tốt về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; Các dự án về xử lý chất thải, cải tạo môi trường để phục vụ cuộc sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư; Xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; Thiết kế các chương trình dự án nhằm vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho hoạt động bảo vệ môi trường; Đào tạo, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, các giải pháp phòng chống, hạn chế và khắc phục môi trường. Bốn là, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách và tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường, về tổ chức thanh tra môi trường, về phân cấp quản lý môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: Xây dựng cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Lực lượng cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp; Tăng cường phân cấp cho Ban quản lý các khu công nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về môi trường trong khu công nghiệp gắn với tăng cường cơ chế phối hợp, hướng dẫn giữa các cơ quan Trung ương và địa phương cũng như tăng cường bộ máy, nhân lực, thiết bị cho Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp; Xác định rõ vị trí, vai trò của các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính đối với hoạt động của khu công nghiệp nói chung và bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói riêng. 4. KẾT LUẬN Thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Bình Dương, các khu công nghiệp hiện đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Phát triển các khu công nghiệp đã thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm Tuy nhiên, hoạt động của các khu công nghiệp cũng gây ra những bức xúc về môi trường cần được quan tâm giải quyết. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường cũng gia tăng, gây tác hại đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển bền vững của tỉnh. Trên đây là những giải pháp mà các cơ quan chức năng của tỉnh có thể nghiên cứu và tiếp tục vận dụng vào giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp để hướng tới phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương xanh, thân thiện môi trườ
Tài liệu liên quan