Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm so sánh kết quả sớm về phương diện ung thư của phẫu thuật nội soi một vết mổ (PTNS MVM) và phẫu thuật nội soi tiêu chuẩn (PTNS TC). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, có nhóm chứng. Kết quả: Từ tháng 06/2010 đến 06/2013, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, nhóm I gồm 86 trường hợp PTNS MVM và nhóm II có 115 PTNS tiêu chuẩn tương đồng nhau về tuổi, giới, BMI và giai đoạn bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh đại thể giữa hai nhóm tương tự nhau. Số hạch nạo vét được trung bình là 15(p=0,12). Tất cả các trường hợp có diện cắt sạch. Thời gian theo dõi trung bình của PTNS MVM và PTNS TC là 27 và 29 tháng, tỷ lệ tái phát tương ứng là 12,8% và 14,8%, sống còn không bệnh là 86% và 83,5%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy PTNS MVM điều trị ung thư đại tràng có kết quả ngắn hạn về phương diện ung thư tương đương với PTNS TC.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi một vết mổ điều trị ung thư đại tràng: Kết quả sớm về phương diện ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 162
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT VẾT MỔ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG:
KẾT QUẢ SỚM VỀ PHƯƠNG DIỆN UNG THƯ
Nguyễn Hữu Thịnh*, Nguyễn Hoàng Bắc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm so sánh kết quả sớm về phương diện ung thư của phẫu thuật nội soi một vết
mổ (PTNS MVM) và phẫu thuật nội soi tiêu chuẩn (PTNS TC).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, có nhóm chứng.
Kết quả: Từ tháng 06/2010 đến 06/2013, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, nhóm I gồm 86 trường
hợp PTNS MVM và nhóm II có 115 PTNS tiêu chuẩn tương đồng nhau về tuổi, giới, BMI và giai đoạn bệnh. Kết
quả giải phẫu bệnh đại thể giữa hai nhóm tương tự nhau. Số hạch nạo vét được trung bình là 15(p=0,12). Tất cả
các trường hợp có diện cắt sạch. Thời gian theo dõi trung bình của PTNS MVM và PTNS TC là 27 và 29 tháng,
tỷ lệ tái phát tương ứng là 12,8% và 14,8%, sống còn không bệnh là 86% và 83,5%.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy PTNS MVM điều trị ung thư đại tràng có kết quả ngắn hạn về
phương diện ung thư tương đương với PTNS TC.
Từ khóa: Ung thư đại tràng, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật nội soi một vết mổ.
ABSTRACT
SINGLE-INCISION LAPAROSCOPIC COLECTOMY FOR CANCER: ONCOLOGIC SHORT-TERM
OUTCOMES
Nguyen Huu Thinh, Nguyen Hoang Bac
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 162 - 165
Aims: To compare single-incision laparoscopic colectomy (SILC) with conventional laparoscopic colectomy
(CLC) in patients with colon cancer to assess oncologic short-term outcomes.
Methods: This is a clinical intervention study with control group.
Results: From June, 2010 to June, 2013, there were 201 patients who underwent colectomy at University
Medical Center at Hochiminh city, divided into two groups. Group I include 86 SILCs and group II include 115
CLCs with no significant differences in age, gender, BMI, stage. Oncologic resection was similar for both groups.
Median of lymph node yeild was 15 (p=0.12). There were no positive margins. The mean follow-up was 27 and 29
for SILS and CLC, respectively. 12.8% recurrences of SILC group and 14.8% of CVC group, didease-free survival
was 86% and 83.5%, respectively.
Conclusion: These data suggest that SILC for cancer provides equivalent oncologic resection early outcomes
compared with a CVC technique.
Key words: Colon cancer, laparoscopic surgery, single incision laparoscopic surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại tràng (UTĐT) là bệnh ác tính
thường gặp trên thế giới. Theo số liệu quốc gia
về tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam năm 2010,
UTĐT đứng hàng thứ tư ở nam giới và thứ hai ở
nữ giới(9,10).
Phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị UTĐT đã
được chứng minh tính an toàn về mặt ung thư
*.Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hữu Thịnh ĐT: 0918 089 282 Email: bshuuthinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 163
học với kết quả lâu dài tương đương với phẫu
thuật mổ mở kinh điển. Do đó, PTNS đã trở
thành một phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị
triệt căn UTĐT trong thời gian gần đây (15,16)
Bucher và cs(2) thực hiện PTNS một vết mổ
(MVM) cắt đại tràng phải đầu tiên vào năm 2008.
Sau đó, trên thế giới đã có một số báo cáo về
kinh nghiệm bước đầu của kỹ thuật này cho thấy
PTNS MVM cắt đại tràng là phương pháp an
toàn, khả thi (2,7,13,14). Bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý
kiến lo ngại về hiệu quả của PTNS MVM về
phương diện điều trị ung thư. Một số nghiên
cứu ban đầu cho thấy PTNS MVM có kết quả
ngắn hạn về ung thư học tương đương với PTNS
tiêu chuẩn (TC)(3,4,17).
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
đánh giá kết quả ngắn hạn về phương diện ung
thư của PTNS MVM cắt đại tràng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư
đại tràng (UTĐT) nguyên phát tại Bệnh viện Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
06/2010 – 06/2013.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
≥ 18 tuổi
BMI < 28 kg/m2
Đường kính lớn nhất của khối u ≤ 6cm.
Chưa xâm lấn tạng lân cận (đánh giá bằng
CTscan).
Tiêu chuẩn loại trừ
Khối u đã vỡ hay di căn xa, tắc ruột.
Tiền căn mổ mở vùng bụng (sẹo mổ đường
trắng giữa).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, can thiệp lâm
sàng, có nhóm chứng.
Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm.
Nhóm I: các bệnh nhân được điều trị bằng
PTNS MVM.
Nhóm II: các bệnh nhân được điều trị bằng
PTNS TC.
Có hai nhóm phẫu thuật viên (mỗi nhóm
gồm 2 - 3 phẫu thuật viên nội soi có kinh
nghiệm). Nhóm I chỉ thực hiện PTNS MVM và
nhóm II chỉ thực hiện PTNS TC. Bệnh nhân của
phẫu thuật viên nào sẽ được phẫu thuật theo
phương pháp của nhóm đó.
Kỹ thuật mổ
Qua một vết rạch da dài 4cm quanh rốn,
chúng tôi đặt 1 trocar 10mm và 2 trocar 5mm
xuyên qua 3 vị trí khác nhau của cân cơ thành
bụng. Áp dụng phương pháp phẫu tích từ trong
ra, phẫu tích và thắt tại gốc các bó mạch hồi đại
tràng, đại tràng phải và bó mạch đại tràng giữa
(trường hợp cắt đại tràng phải mở rộng); tiếp
theo sẽ di động hoàn toàn đại tràng phải. Đại
tràng phải được đưa ra ngoài ổ bụng qua vết mổ
ban đầu để thực hiện cắt nối ngoài cơ thể.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu có 201 bệnh
nhân được chọn gồm 86 bệnh nhân ở nhóm I và
115 bệnh nhân ở nhóm II.
Đặc điểm bệnh nhân, giai đoạn bệnh và
phương pháp phẫu thuật được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân.
Đặc điểm BN
Nhóm I Nhóm II
p
n = 86 n = 115
Tuổi trung bình 52,2 ± 14,6 55,8 ± 14,7 0,08
Tỷ số nam/nữ 0,9/1 1,3/1 0,28
BMI 21,9 ± 2,3 22,1 ± 2,2 0,58
Cắt ĐT phải 49 (57,0%) 62 (53,9%)
0,67
Cắt ĐT trái 37 (43,0%) 53 (46,1%)
Hai nhóm nghiên cứu có sự tương đồng về
tuổi, giới, BMI và giai đoạn bệnh. Nhóm I có 49
trường hợp cắt đại tràng phải và 37 trường hợp
cắt đại tràng trái, nhóm II tương ứng là 62 và 53
trường hợp.
Kết quả giải phẫu bệnh đại thể của hai nhóm
được trình bày chi tiết trong bảng 2 và 3.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 164
Bảng 2. Kết quả bệnh phẩm.
Chiều dài bệnh
phẩm
Nhóm I Nhóm II
p
n = 86 n = 115
Cắt ĐT phải
(n=111)
Bờ cắt gần
Bờ cắt xa
21,2 ± 6,4
11,0 ± 3,6
21,7 ± 6,3
12,1 ± 3,8
0,68
0,11
Cắt ĐT trái (n=90)
Bờ cắt gần
Bờ cắt xa
13,4 ± 2,67
11,27 ± 2,3
14,2 ± 2,3
11,5 ± 2,7
0,13
0,71
Giai đoạn TNM
I
II
III
2 (2,3%)
54 (62,8%)
30 (34,9%)
4 (3,5%)
60 (52,2%)
51 (44,4%)
0,49
Số lượng hạch
trung vị
15,3 ± 3,5
15
14,6 ± 3,0
14
0,12
Theo dõi (tháng) 27,3 ± 6,4 29,7 ± 7,1 0,67
Khoảng 14 – 42 18 – 44
Tái phát
gan
tại chỗ
phúc mạc
hạch
11(12,8%)
5
3
2
1
17 (14,8%)
7
3
4
3
0,69
Tử vong 1 (1,2%) 2 (1,7%) 0,74
Chiều dài bệnh phẩm trung bình của hai
nhóm phân tích theo từng phương pháp phẫu
thuật là tương đương nhau.
Số lượng trung bình hạch nạo vét được của
nhóm I là 15,3± 3,5 hạch, của nhóm II là 14,6 ± 3,0
hạch. Khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,12).
Bảng 3. So sánh số lượng hạch theo phương pháp
phẫu thuật.
Số lượng hạch
Nhóm I Nhóm II
p
TB TV TB TV
Cắt ĐT phải
(n = 111)
16,1 ± 3,9 16 15,3 ± 3,4 15 0,22*
Cắt ĐT trái (n=90) 14,3 ± 2,7 15 13,9 ± 2,1 14 0,40*
TB: trung bình, TV: trung vị
Phân tích theo từng phương pháp phẫu
thuật, PTNS MVM đều có số lượng hạch nạo vét
được nhiều hơn so với PTNS TC, tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Thời gian theo dõi trung bình của nhóm I là
27 tháng (từ 14 đến 42 tháng), của nhóm II là 29
tháng (từ 18 đến 44 tháng).
Có 1 trường hợp (1,2%) tử vong ở nhóm I
(ung thư tái phát) và 2 trường hợp (1,7%) tử
vong ở nhóm II (1 trường hợp tái phát và 1
trường hợp tử vong không liên quan đến bệnh).
Có 11 trường hợp (12,8%) tái phát ở nhóm I
và 17 trường hợp (14,8%) tái phát ở nhóm II,
không có trường hợp nào tái phát lỗ trocar hoặc
vết mổ. Tỷ lệ sống còn không bệnh của nhóm I là
86,0% và của nhóm II là 83,5%.
BÀN LUẬN
PTNS MVM cắt đại tràng nhằm giảm những
biến chứng liên quan đến thành bụng do ít vết
mổ, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Tuy
nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất trong phẫu
thuật điều trị ung thư là kết quả về phương diện
ung thư học. Mục tiêu chính của nghiên cứu này
nhằm so sánh kết quả sớm về ung thư giữa
PTNS MVM và PTNS TC.
Số lượng hạch nạo vét được là một trong
những tiêu chuẩn quan trọng của phẫu thuật
điều trị UTĐT, là căn cứ trong đánh giá giai
đoạn và tiên lượng bệnh. Số lượng hạch nạo
vét được trung bình trong nghiên cứu này là
15 hạch nhiều hơn so với nhóm chứng là 14
hạch, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này cũng tương tự như
nghiên cứu của Chew(4) là 17 hạch và của
Huscher(6) là 18 hạch. Papaconstantinou(12)
trong nghiên cứu so sánh cũng cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng
hạch giữa hai kỹ thuật. Tuy nhiên một phân
tích gộp gồm 12 nghiên cứu của Yang(18) lại
cho thấy số lượng hạch nạo được của PTNS
MVM nhiều hơn có ý nghĩa so với PTNS TC.
Tình trạng diện cắt ảnh hưởng trực tiếp đến
tái phát tại chỗ và di căn xa, và cũng là thước đo
quan trọng trong đánh giá hiệu quả phẫu thuật
ung thư. Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu
đều có diện cắt không có tế bào ung thư, chiều
dài bệnh phẩm cũng tương tự với nhóm PTNS
TC. Cả hai diện cắt (gần và xa) trong hai nhóm
đều > 5cm. Các nghiên cứu so sánh khác cũng
cho kết quả tương đương(3,4,6,17).
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ di căn lỗ
trocar của PTNS TC tương đương với mổ mở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 165
trong cắt đại tràng do ung thư(1,5,8). Trong nghiên
cứu này, không có trường hợp nào di căn lỗ
trocar ở cả hai nhóm nghiên cứu trong thời gian
theo dõi trung bình 27 tháng. Đây không phải là
mốc thời gian đủ để loại trừ các trường hợp di
căn lỗ trocar, tuy nhiên một số nghiên cứu cho
thấy >90% di căn lỗ trocar xảy ra trong 12 tháng
sau mổ. Trong nghiên cứu này thời gian theo dõi
tối thiểu là 14 tháng, ủng hộ quan điểm PTNS
MVM không làm gia tăng tỷ lệ di căn lỗ trocar.
Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các
nguyên tắc ung thư học trong phẫu thuật bao
gồm giảm áp lực ổ bụng chậm và luôn dùng
dụng cụ bảo vệ vết mổ khi lấy bệnh phẩm.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tái phát của
nhóm I là 12,8% và nhóm II là 14,8%. Tất cả các
trường hợp này đều ở giai đoạn III, biệt hóa
trung bình hoặc kém. Tỷ lệ sống còn không bệnh
là 86% của nhóm PTNS MVM, khác biệt không
có ý nghĩa so với nhóm PTNS TC.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy PTNS MVM
điều trị ung thư đại tràng có kết quả ngắn hạn về
phương diện ung thư tương đương với PTNS
TC. Cần những nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm
chứng với thời gian theo dõi lâu hơn để xác định
được hiệu quả thực sự của phương pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abraham NS, Young JM, Solomon MJ (2004). “Meta-analysis of
short-term outcomes after laparoscopic resection for colorectal
cancer”. Br J Surg, 91, pp.1111-1124.
2. Bucher P, Pugin F, Morel P (2008). “Single port access
laparoscopic right hemicolectomy”. Int J Colorectal Dis, 23,
pp.1013–1016
3. Champagne BJ, Papaconstantinou HT, Parmar SS, et al (2012).
“Single-incision versus standard multiport laparoscopic
colectomy: a multicenter, case-controlled comparison”. Ann
Surg, 255(1), pp.66-69
4. Chew MH, Chang MH, Tan WS, et al (2013). “Conventional
laparoscopic versus single-incision laparoscopic right
hemicolectomy: a case cohort comparison of short-term
outcomes in 144 consecutive cases”. Surg Endosc, 27(2), pp.471-
477
5. Clinical Outcomes of Surgical Therapy Study Group (2004). “A
comparison of laparoscopically assisted and open colectomy
for colon cancer”. N Engl J Med, 350, pp.2050-2059.
6. Huscher CG, Mingoli A, Sgarzini G, et al (2012). “Standard
laparoscopic versus single-incision laparoscopic colectomy for
cancer: early results of a randomized prospective study”. Am J
Surg, 204(1), pp.115-120
7. Keshava A, Young CJ, Mackenzie S (2010). “Single-incision
laparoscopic right hemicolectomy”. Br J Surg, 97, pp.1881–1883
8. Lacy AM, Garcia-Valdecasas JC, Delgado S, et al (2002).
“Laparoscopy-assisted colectomy versus open colectomy for
treatment of non-metastatic colon cancer: a randomized trial”.
Lancet, 359, pp.2224-2229.
9. Nguyễn Bá Đức và cs (2010). “Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện
dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008-2010”.
Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1, tr.21-26
10. Nguyễn Chấn Hùng và cs (1998). “Kết quả ghi nhận ung thư
quần thể tại TPHCM năm 1997”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
Chuyên đề: Ung thư, 2(3), tr.11-19
11. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Ung Văn Việt, và cs
(2011). “Phẫu thuật nội soi một vết mổ cắt đại tràng do ung
thư”. Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, 1, tr.11-14
12. Papaconstantinou HT, Thomas JS (2011). “Single-incision
laparoscopic colectomy for cancer: assessment of oncologic
resection and short-term outcomes in a case-matched
comparison with standard laparoscopy”. Surgery, 150(4),
pp.820-827
13. Remzi FH, Kirat HT, Geisler DP (2010). “Laparoscopic single-
port colectomy for sigmoid cancer”. Tech Coloproctol, 14, pp.
253–255
14. Takemasa I, Sekimoto M, Ikeda M, et al (2010). “Transumbilical
single-incision laparoscopic surgery for sigmoid colon cancer”.
Surg Endosc, 24, pp.2321.
15. Van de Velde CJH, Boelens PG, Borras JM, et al (2014).
“EURECCA colorectal: Multidisciplinary management:
European consensus conference colon & rectum”. Eur J Cancer;
50(1):1.e1-1.e34. doi: 10.1016/j.ejca.2013.06.048. Epub 2013 Oct
31.
16. Van de Velde CJH, Boelens PG, Tanis PJ, et al (2013). “Experts
reviews of the multidisciplinary consensus conference colon
and rectal cancer 2012: Science, opinions and experiences from
the experts of surgery”. EJSO, xx, pp.1-15
17. Velthuis S, van den Boezem PB, Lips DJ, et al (2012).
“Comparison of short-term surgical outcomes after single-
incision laparoscopic versus multiport laparoscopic right
colectomy: a two-center, prospective case-controlled study of
100 patients”. Dig Surg, 29(6), pp.477-483
18. Yang TX, Chua TC (2013). “Single-incision laparoscopic
colectomy versus conventional multiport laparoscopic
colectomy: a meta-analysis of comparative studies”. Int J
Colorectal Dis,28(1), pp.89-101
Ngày nhận bài báo: 07/11/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015