Phương pháp thống kê - Công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu của tội phạm học

Lý thuyết thống kê (một loại toán học ứng dụng) là công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn. Trong Lý thuyết thống kê, tính chất ngẫu nhiên và sự không chắc chắn có thể làm mô hình dựa vào Lý thuyết xác suất; vì mục đích của khoa học thống kê là tạo ra thông tin “đúng nhất” theo dữ liệu có sẵn. Trong lĩnh vực khoa học hình sự, thống kê được sử dụng như là công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu về những hành vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm; từ đó, đánh giá tổng quát về tình hình tội phạm, xác định những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, góp phần đưa ra những nhận định, tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp thống kê - Công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu của tội phạm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
148 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Tóm tắt Lý thuyết thống kê (một loại toán học ứng dụng) là công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn. Trong Lý thuyết thống kê, tính chất ngẫu nhiên và sự không chắc chắn có thể làm mô hình dựa vào Lý thuyết xác suất; vì mục đích của khoa học thống kê là tạo ra thông tin “đúng nhất” theo dữ liệu có sẵn. Trong lĩnh vực khoa học hình sự, thống kê được sử dụng như là công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu về những hành vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm; từ đó, đánh giá tổng quát về tình hình tội phạm, xác định những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, góp phần đưa ra những nhận định, tham mưu cho Đảng và Nhà nước đề ra các chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từ khóa: Thống kê tội phạm, thống kê hình sự 1. Đặt vấn đề Trong khoa học pháp lý, tội phạm học có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như nâng cao hiệu quả chính sách nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tội phạm học không giống với các khoa học pháp lý khác ở chỗ: tội phạm học sử dụng phổ biến và có hiệu quả phương pháp thống kê và một số phương phương nghiên cứu cụ thể của xã hội học như: phương pháp phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp thống kê - công cụ, phương tiện chủ yếu của tội phạm học; nó cung cấp cho tội phạm học những số liệu cụ thể về hành vi phạm tội, người phạm tội và những số liệu khác có liên quan đến tội phạm và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong xã hội, từ đó dự báo được loại, tính chất tội phạm trong tương lai. 2. Lý thuyết về thống kê tội phạm học Liên quan tới các khái niệm cơ bản về thống kê, thì từ “thống kê” được hình thành từ tiếng Latin là “Status”; từ tiếng Italia “Statista” hoặc từ tiếng Đức “Statistik”, và đều có ý nghĩa là “hình thái chính trị” hoặc “trạng thái hiện tượng”. Theo tiếng Anh (Statistics), thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định. * Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ - CÔNG CỤ PHÁP LÝ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TỘI PHẠM HỌC 18. ThS. Trần Văn Bình* 149 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Thống kê được chia ra làm hai lĩnh vực: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp hai chức năng của hai lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê. - Thống kê mô tả (Descriptive statistics) là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. - Thống kê suy luận (Inferential statistics) bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu. Có 4 phương pháp thống kê: thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán. Ngoài ra, khi nghiên cứu về tội phạm, khoa học hình sự cũng sử dụng thống kê như là công cụ pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu về những hành vi phạm pháp luật hình sự, tội phạm và kết quả giải quyết các vụ án hình sự phục vụ trong công tác nghiên cứu khoa học. Vì thế, có thể hiểu “The Status Criminal” có nghĩa là “thống kê hình sự” hoặc “thống kê tội phạm”, tức được hiểu là diễn tả hình thái tội phạm hoặc trạng thái (diễn biến) của tội phạm. Nói như thế để thấy rằng, thống kê hình sự, thống kê tội phạm là “đại lượng đo lường” đóng góp vai trò hữu ích trong việc nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về bức tranh vi phạm pháp luật hình sự hay tội phạm tồn tại trong xã hội (Trần Thủy Quỳnh, 2014). Trong tội phạm học, phương pháp thống kê thường được sử dụng vào việc đánh giá thực trạng, mức độ, cơ cấu, diễn biến tội phạm, phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, các đặc điểm xã hội nhân khẩu của nhân thân người phạm tội; xác định quy luật vận động phát triển của tội phạm để dự báo tội phạm, soạn thảo những biện pháp phòng, chống tội phạm trong những năm tiếp theo, cụ thể: Một là, đánh giá thực trạng, mức độ, cơ cấu, diễn biến tội phạm tại một không gian và thời gian nhất định (được gọi là “bức tranh tội phạm”). Sự đánh giá này được xác định bằng tỷ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với khoảng thời gian được chọn làm mốc; xác định những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu, từ đó có biện pháp đấu tranh với tội phạm trong hiện tại và dự báo, phòng ngừa trong tương lai. Ví dụ về “bức tranh tội phạm”: “Từ ngày 01/10/2020 đến 31/7/2021, cơ quan an ninh điều tra các cấp đã khởi tố 21 vụ (bằng về số vụ so với năm trước), 28 bị can (giảm hơn 40%) có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia... Hầu hết, các loại tội phạm đều giảm (giết người giảm 6,02%; mua bán người giảm 45%; cướp tài sản giảm 12,1%...). Toàn quốc xảy ra 37.333 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 3,05%), làm chết 863 người (giảm 14,98%), bị thương 7.589 người (giảm 8,61%), thiệt hại tài sản trên 1.600 tỷ đồng (tăng 35,01%) Đáng lưu ý, số vụ phạm tội xâm hại trẻ em tăng 9,13%, trong đó: hiếp dâm trẻ em tăng 14,59%, nhiều vụ tính chất nghiêm trọng. Liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, lực lượng công an đã phát hiện 7.092 vụ phạm tội 150 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC về trật tự quản lý kinh tế (tăng 21,9%), 6.533 đối tượng (tăng 23,85%). Riêng tội phạm tham nhũng đã phát hiện 297 vụ (tăng 23,75%), 528 đối tượng (tăng 3,13%)” (Chính phủ, 2021). Hai là, tìm hiểu vị trí vai trò xã hội, quá trình xã hội hóa của người phạm tội. Đó là các đặc điểm về gia đình mà người phạm tội xuất thân, tình trạng hôn nhân, về việc làm, nghề nghiệp, địa vị xã hội... đặc điểm về giáo dục gia đình, đặc điểm về quá trình học tập trong trường học và trong đào tạo nghề hoặc trong đào tạo khác, đặc điểm về bạn bè cùng trang lứa, đồng nghiệp... từ đó, có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách tác động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực - đó là các biện pháp tác động từ môi trường xã hội có tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng, hầu hết các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và của người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường xã hội. Ba là, việc nghiên cứu tình hình tội phạm đều có nền tảng cơ bản là bắt đầu từ những con số, những hệ thống số liệu được các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thống kê, thu thập và tổng hợp, bảo đảm độ chính xác tương đối, thỏa mãn yêu cầu trong nghiên cứu khoa học: có cơ sở pháp lý, có tính hệ thống và nhất quán, có tính diễn giải, đối chiếu và so sánh được, có tính đại diện. Bốn là, số liệu thống kê vụ án hình sự xét xử sơ thẩm chính là “số lớn”, “số chính” và đặc biệt nó có thể diễn giải được, nó rất phù hợp cho nhiều mục đích nghiên cứu tội phạm học. Đối với tình hình tội phạm, số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm hoàn toàn bảo đảm yêu cầu hội tụ các nguồn số liệu án hình sự đã qua xét xử và sự hội tụ này diễn ra một cách tự nhiên, hợp logic của một quá trình trình tự tố tụng hình sự. Tóm lại, hệ thống số liệu về tình hình tội phạm do các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) thu thập được trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, dù ở các mức độ khác nhau, thời gian và không gian có khác nhau song vẫn là những số liệu nền tảng, vừa hàm chứa hình ảnh thu nhỏ của tình hình tội phạm, vừa phản ánh kết quả cụ thể của công việc đấu tranh phòng, chống tội phạm của toàn xã hội mà trong đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự giữ vai trò nòng cốt. 3. Phương pháp thống kê áp dụng xây dựng cơ sở dữ liệu của tội phạm học Phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu tội phạm học được thực hiện theo trình tự gồm ba bước chính: Bước 1: Thu thập các tài liệu cần thiết về tội phạm xảy ra theo thời gian và lãnh thổ nhất định Quá trình này do các cơ quan, các ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình tham gia vào các giai đoạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định tiến hành thống kê theo nội dung và tiêu chí nhất định (đơn vị thống kê: số vụ án và số người phạm tội). Các trường hợp phạm tội và những người phạm tội sẽ được ghi chép theo những dấu hiệu nhất định trong các tài liệu thống kê đầu tiên như các phiếu đăng ký, các biểu mẫu - Cơ quan Công an có số liệu thống kê về tin báo, tố giác tội phạm, về khởi tố vụ án, khởi tố bị can; cơ quan Công an đăng ký vào sổ từng vụ án đã phát hiện và từng người tham gia 151 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC vào vụ án theo biểu mẫu sau: thống kê các vụ án hình sự được phát hiện do cơ quan công an điều tra; thống kê tạm giữ người tình nghi phạm tội; thống kê các bị can tạm giam; thống kê phạm nhân. - Tòa án nhân dân có các biễu mẫu thống kê từng vụ án và từng bị cáo. Hiện nay, ở Tòa án có bốn loại biểu mẫu thống kê là: thống kê xét xử hình sự sơ thẩm; thống kê xét xử hình sự phúc thẩm; thống kê xét xử hình sự Giám đốc thẩm và tái thẩm; thống kê thi hành án hình sự (Trần Thủy Quỳnh, 2014). - Viện kiểm sát có số liệu thống kê liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: Biểu mẫu thống kê người dưới 18 tuổi là bị hại trong các vụ án hình sự; Biểu mẫu thống kê giám định tư pháp trong tố tụng hình sự; thống kê thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thống kê thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố các vụ án hình sự; thống kê thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; thống kê kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; thống kê thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự; thống kê kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; thống kê kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; thống kê số vụ án và bị can đã khởi tố; thống kê số vụ án và bị can đã truy tố. (Quyết định số 560/QĐ-VKSTC ngày 13/11/2019). Như vậy, bước thu thập các tài liệu cần thiết về tội phạm phản ánh nội dung định lượng và nội dung định tính của thực trạng và diễn biến của tội phạm trong không gian và thời gian xác định. Đó là dữ liệu về số vụ án và người phạm tội, dữ liệu về các cơ cấu của tội phạm, mà qua đó phản ánh được tính chất của tội phạm trong thời gian tổng thể và trong từng năm; bước này đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ. Bước 2: Phân loại tài liệu thống kê Các tài liệu thống kê đã thu thập được phân thành từng loại, từng nhóm có chung những đặc điểm và tính chất giống nhau. Trong thống kê, có hai cách phân loại các dấu hiệu theo tiêu chí về số lượng hoặc chất lượng. - Thống kê dựa vào số lượng thường được áp dụng trong khi nghiên cứu những đặc điểm, dấu hiệu nhân thân người phạm tội. Ví dụ: nghiên cứu độ tuổi của bị cáo, thời gian hình phạt tù đã áp dụng, số lần tái phạm - Thống kê dựa vào chất lượng thường được áp dụng theo các dấu hiệu như sau: + Thống kê dựa vào phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi nhóm tội phạm (như nhóm tội tham nhũng, nhóm tội xâm phạm sở hữu...) và phạm vi tội phạm cụ thể (như tội giết người, tội nhận hối lộ...). Ngoài ra, các phạm vi đó còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn về chủ thể, về nạn nhân hoặc về loại lỗi...) hoặc được giới hạn bởi phạm vi ngành, lĩnh vực xảy ra (như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực ngân hàng hoặc tư pháp). 152 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC + Thống kê dựa vào phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực, phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng (như các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), phạm vi địa phương (như thành phố Hà Nội, tỉnh Sóc Trăng). + Thống kê dựa vào phạm vi thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc trong giới hạn bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó. Tội phạm có thể gắn với các phạm vi thời gian khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi thời gian cần nghiên cứu tối thiểu thường là 5 năm vì đó là thời gian cần thiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể có đủ cơ sở giúp đánh giá được tình hình tội phạm cũng như giải thích được nguyên nhân của tội phạm (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018). Tóm lại, đối với các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ mô tả đặc điểm định lượng của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về mức độ cũng như diễn biến của tội phạm xét về mức độ), việc xử lý được thực hiện với phương pháp thống kê. Còn đối với các dữ liệu phục vụ mô tả đặc điểm định tính của tội phạm (thực trạng của tội phạm xét về tính chất cũng như diễn biến của tội phạm xét về tính chất), việc xử lý được thực hiện với phương pháp logic để có được các kết luận về tính chất cũng như diễn biến về tính chất của tội phạm được nghiên cứu. Bước 3: Phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu, số liệu thống kê thu nhận được Đây là bước cuối cùng và quan trọng nhất của trình tự thống kê. Trước hết, cần tiến hành sửa chữa, chỉnh lý các tài liệu, số liệu đã được tập hợp hệ thống thành nhóm, loại theo những tiêu chí nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh giữa chúng với nhau. Việc chỉnh lý tài liêu được thực hiện trong quá trình lập con số tuyệt đối. Các con số tuyệt đối phải bảo đảm các yêu cầu: tính chính xác, tính đầy đủ và tính có thể so sánh được. Quá trình phân tích, so sánh các tài liệu, số liệu thông kê và tổng hợp để đưa ra kết luận về thực trạng, mức độ, cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm, về thiệt hại do tội phạm đã gây ra cho xã hội, về nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Trong tội phạm học, thường sử dụng một số phương pháp thống kê cụ thể như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, đồ thị, biểu đồ và một số phương pháp khác - Phương pháp số tuyệt đối (số lớn) thường được áp dụng khi đánh giá về mặt lượng của hiện tượng; sẽ tuyệt đối thể hiện quy mô, số lượng của hiện tượng tội phạm trong xã hội, thể hiện số lượng tội phạm và người phạm tội đã được làm rõ trong từng thời gian và trong từng địa bàn lãnh thổ nhất định. Ví dụ, trong 5 năm (1997 - 2001), ở Việt Nam, tổng số tội phạm và người phạm tội đã xét xử sơ thẩm là 248.871 vụ với 382.769 bị cáo. - Phương pháp số tương đối thường được áp dụng khi nghiên cứu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư cũng như về cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm và các nguyên nhân của nó. Có ba loại số tương đối: + Số tương đối phản ánh quan hệ cường độ còn được gọi là hệ số về tội phạm. Nó thể hiện tính phổ biến của tội phạm trong từng thời gian và trong từng khu vực dân cư. Hệ số về tội phạm được tính bằng cách so sánh số lượng tội phạm hoặc số lượng người phạm tội với số lượng dân. Ví dụ, năm 1997, hệ số về tội phạm ở Việt Nam là 84,15; Singapore là 969,87; 153 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Colombia là 576,76; Italia là 4271,65 (tính theo số tội phạm trên 100.000 dân nói chung) (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018). + Số tương đối phản ánh quan hệ phân chia (cơ cấu của sự tổng hợp). Nó là tỷ lệ giữa từng phần riêng biệt đối với tổng số của chúng. Dạng số tương đối này được áp dụng trong nghiên cứu làm sáng tỏ về cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm và các nguyên nhân của họ. Ví dụ, trong năm 2021, hầu hết các loại tội phạm đều giảm (giết người giảm 6,02%; mua bán người giảm 45%; cướp tài sản giảm 12,1%...). Toàn quốc xảy ra 37.333 vụ phạm tội về trật tự xã hội (giảm 3,05%), làm chết 863 người (giảm 14,98%), bị thương 7.589 người (giảm 8,61%), thiệt hại tài sản trên 1.600 tỷ đồng (tăng 35,01%). Liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, lực lượng công an đã phát hiện 7.092 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (tăng 21,9%), 6.533 đối tượng (tăng 23,85%); riêng tội phạm tham nhũng đã phát hiện 297 vụ (tăng 23,75%), 528 đối tượng (tăng 3,13%). Một số loại tội phạm nghiêm trọng gia tăng như: hiếp dâm tăng 7,38%, trong đó: hiếp dâm trẻ em tăng 14,59%; lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 9,6%; gây rối trật tự công cộng tăng 24,77% (Chính phủ, 2021). + Số tương đối phản ánh sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian. Loại số tương đối này được áp dụng trong nghiên cứu làm sáng tỏ diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm. Nó là kết quả so sánh mức độ của hiện tượng ở hai thời kỳ khác nhau. Bảng 1. Tổng quan theo giai đoạn 3 năm của tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2008 Giai đoạn Tổng số án  phải xét xử sơ thẩm hình sự Số trung bình năm Tỷ lệ bị cáo/vụ Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo % 1986 - 1988 66.896 119.770 22.299 39.923 179,04 1989 - 1991 68.185 114.570 22.728 38.190 168,03 1992 - 1994 79.003 127.776 26.334 42.592 161,74 1995 - 1997 130.239 209.305 43.413 69.768 160,71 1998 - 2000 163.719 256.443 54.573 84.481 156,64 2001 - 2003 153.348 230.119 51.116 76.706 150,06 2004 - 2006 181.753 303.349 60.584 101.116 166,90 2006 - 2008 197.282 342.135 65.761 114.045 173,42 Nguồn: https://www.tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/80/5 Như vậy, “bức tranh tội phạm” được thể hiện trong bảng trên của tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2008 diễn ra theo xu hướng tăng với ba cung bậc khác nhau và hai giai đoạn đột biến: Cung bậc thứ nhất kéo dài từ năm 1986 đến năm 1994, trong đó, mức tăng của giai đoạn sau so với giai đoạn trước liền kề đạt từ 1,93% đến 15,86%. 154 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Cung bậc thứ hai gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1995 - 1997 và 1998 - 2000, mức tăng đạt tối đa 25,71%. Cung bậc thứ ba gồm ba giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, mức tăng đạt từ 8,54 đến 18,52%. Hai đột biến về mức độ của tình hình tội phạm rơi vào giai đoạn 1995 - 1997, đột biến tăng và giai đoạn 2001 - 2003, đột biến giảm: tăng 64,85% còn giảm đạt 6,34%. Tại sao lại có hai đột biến tăng và giảm như vậy? Hai yếu tố chính quyết định sự tăng, giảm này là: tăng vì sự xuất hiện của nhóm tội phạm về ma túy; giảm vì hiệu ứng của sự xuất hiện Bộ luật Hình sự 1999 (Phạm Văn Tỉnh, 2011). - Phương pháp số trung bình (bình quân) thể hiện mức trung bình về mặt số lượng của hiện tượng. Phương pháp này được áp dụng khi xác định đặc điểm của nhân thân người phạm tội và của tình hình tội phạm. Ví dụ: độ tuổi trung bình của những người phạm tội nói chung hoặc của từng nhóm tội phạm cụ thể; hoặc số tội phạm trung bình xảy ra hàng năm trong thời kỳ đổi mới. - Phương pháp đồ thị, biểu đồ thể hiện tình hình tội phạm trên bảng bằng các đường (tròn, thẳng, cột) theo thời gian nhằm xác định mô hình tội phạm, đánh giá, theo dõi sự thay đổi, diễn biến tội phạm, khám phá quy luật vận động của nó để từ đó có th