Bối cảnh quy hoạch phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội
Giai đoạn đầu năm 2000, đô thị Hà Nội phát triển bùng nổ, nhu cầu phát triển đô thị hóa mở rộng ra khỏi
phạm vi hành chính hiện hữu của thành phố. Các yêu cầu kết nối hạ tầng như kết nối giao thông, nguồn
cấp điện, nguồn cấp nước và các yêu cầu xử lý môi trường ô nhiễm của sản xuất công nghiệp, ô nhiễm
các tuyến sông được đặt ra, cần phải có biện pháp xử lý khắc phục ở cấp độ vùng liên tỉnh.
Năm 2008, sau khi Hà Nội được mở rộng, thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ
Xây dựng phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức lập đồ án “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2018. Theo quy hoạch được duyệt, nhiều vấn đề của đô thị Hà Nội đã
được định hướng từ tổng thể tới biện pháp giải quyết đa ngành, phát triển gắn với bảo tồn, hướng tới sự
phát triển bền vững. Tuy nhiên trong giai đoạn lập đồ án quy hoạch chung, nhiều vấn đề đặt ra cần phải
tiếp tục giải quyết ở cấp độ liên vùng như kết nối hệ thống hạ tầng vùng, chia sẻ chức năng vùng, xử lý
các vấn đề ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, quá tải hạ tầng
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội với yêu cầu phát triển đô thị hạt nhân. Những vấn đề cân quan tâm trong quy hoạch không gian đô thị Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những vấn đề cần quan tâm
trong quy hoạch không gian
đô thị hà nội
Bối cảnh quy hoạch phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội
Giai đoạn đầu năm 2000, đô thị Hà Nội phát triển bùng nổ, nhu cầu phát triển đô thị hóa mở rộng ra khỏi
phạm vi hành chính hiện hữu của thành phố. Các yêu cầu kết nối hạ tầng như kết nối giao thông, nguồn
cấp điện, nguồn cấp nước và các yêu cầu xử lý môi trường ô nhiễm của sản xuất công nghiệp, ô nhiễm
các tuyến sông được đặt ra, cần phải có biện pháp xử lý khắc phục ở cấp độ vùng liên tỉnh.
Năm 2008, sau khi Hà Nội được mở rộng, thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ
Xây dựng phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức lập đồ án “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2018. Theo quy hoạch được duyệt, nhiều vấn đề của đô thị Hà Nội đã
được định hướng từ tổng thể tới biện pháp giải quyết đa ngành, phát triển gắn với bảo tồn, hướng tới sự
phát triển bền vững. Tuy nhiên trong giai đoạn lập đồ án quy hoạch chung, nhiều vấn đề đặt ra cần phải
tiếp tục giải quyết ở cấp độ liên vùng như kết nối hệ thống hạ tầng vùng, chia sẻ chức năng vùng, xử lý
các vấn đề ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, quá tải hạ tầng.
Sau khi Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được phê duyệt năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ
Xây dựng tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội. Quy hoạch đã được
Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016. Với các định hướng chính như sau:
Quy hoạch Vùng Thủ đô hà nội
Với yêu cầu pháT Triển đô Thị hạT nhân
đa ngành
pgS.TS.KTS. Lưu đức cường *
ThS.KTS. Lê hoàng phương **
Khu đô thị ven hồ Yên Sở, Hà Nội - Ảnh: Gnet
SË 93 . 201884
85SË 93 . 2018
Vùng thủ đô Hà Nội được xác định sẽ trở thành vùng kinh tế tổng
hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát triển
năng động, chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi và bền
vững. Để định hướng cụ thể hơn vai trò của Vùng trong từng lĩnh vực,
đồ án đề xuất 6 định hướng như sau:
n Vùng có tầm quan trọng Quốc gia - vùng thủ đô có thủ đô Hà Nội là
đô thị hạt nhân - trung tâm chính trị, văn hóa - lịch sử, khoa học, giáo
dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước.
n Vùng phát triển năng động, có nền kinh tế thịnh vượng và đổi mới
n Vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương.
n Vùng có chất lượng đô thị và nông thôn cao - môi trường sống tốt
cho cộng đồng.
n Vùng có hệ thống giao thông thuận tiện và kết nối tốt.
n Vùng có môi trường cảnh quan chất lượng cao - vùng hòa vào thiên
nhiên đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc.
n Vùng sáng tạo và đặc thù - có những đặc trưng riêng và giàu bản sắc.
Đến năm 2050, cấu trúc không gian vùng thủ đô Hà Nội sẽ phát triển
hướng tới mô hình “Vùng đô thị lớn đa trung tâm - tích hợp”. Đây là
quá trình chuyển hóa từ mô hình "Vùng đô thị lớn đa cực - tập trung"
bởi sự hình thành và phát triển mới các cực động lực phụ trợ, không
chỉ tập trung tại các hạt nhân phát triển của các vùng đối trọng (đô thị
tỉnh lỵ). Vì thế “Vùng đô thị lớn đa trung tâm - tích hợp” là một vùng
phát triển tích hợp phi biên giới, hỗ trợ, chia sẻ, khai thác và có sự
tác động tương hỗ lẫn nhau từ những tiềm năng, động lực, chức năng
của các địa phương trong vùng trên cơ sở phát triển hệ thống giao
thông hiện đại như mạng lưới đường sắt nội, ngoại vùng và đường
cao tốc trong vùng có khả năng kết nối nhanh, đảm bảo thời gian kết
nối và tiếp cận các dịch vụ trong vùng dưới 1 giờ, cho phép tạo ra một
thị trường lao động toàn vùng cũng như tập trung chủ yếu tại các cụm
đô thị trong vùng. Vùng thủ đô Hà Nội sẽ phát triển tích hợp đa ngành
theo từng cụm chiến lược, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng điểm.
Như vậy, từ thực tế phát triển đô thị trung tâm, đang từng bước đô
thị hóa, phát triển lan tỏa, mở rộng sang các địa phương trong vùng,
theo hướng hình thành đô thị lớn, quy hoạch vùng thủ đô được hình
thành theo hướng tăng cường sự liên kết và chia sẻ chức năng vùng
để đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững.
Định hướng phát triển với đô thị trung tâm
Theo “Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội và Quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050” được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-
TTg ngày 26/7/2011, định hướng đối với đô thị trung tâm thủ đô Hà
Nội như sau:
(1) Mô hình cấu trúc phát triển:
Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị
trung tâm và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao
thông vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với
mạng lưới giao thông vùng thủ đô và quốc gia. Đây là mô hình phù
hợp với xu hướng chung của các nước đang phát triển, phù hợp với
thực tế phát triển của Thủ đô Hà Nội hiện nay và tương lai. Đổi mới
cấu trúc đô thị từ "Đơn cực" sang "Đa cực", Thủ đô Hà Nội - mô
hình chùm đô thị.
(2) Hướng phát triển không gian
Đô thị trung tâm phát triển theo mô hình đô thị hai bên sông với sông
Hồng là trục cảnh quan chủ đạo, khai thác các không gian mặt nước
để tạo hình ảnh đô thị. Các khu vực phát triển mới sẽ được chia thành
các khu vực đô thị tương đương quy mô 1 quận được phát triển thành
các dự án đồng bộ, đóng vai trò là các trung tâm phát triển mới trong
hệ thống đa trung tâm của thủ đô.
Khu vực nội đô lịch sử được phân thành các khu vực mang dấu ấn
của các thời kỳ phát triển của thủ đô như khu vực Hoàng Thành
Thăng Long, khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực ven Hồ Tây, các khu
tập thể cũ, khu vực phát triển mới... để có những giải pháp bảo tồn
và ứng xử chuyên biệt nhằm bảo vệ các giá trị di sản kiến trúc, cảnh
quan đô thị và những không gian văn hóa lối sống được hình thành
trong quá trình lịch sử.
Khu vực nội đô mở rộng phát triển chủ yếu dọc theo đường vành đai
3, là khu vực phát triển chủ yếu trong những giai đoạn gần đây, có
không gian đô thị khá lộn xộn, thiếu quản lý, chủ yếu là nhà ở do dân
tự xây cần phải từng bước cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
ß a n g µ n h
H1. Phân vùng phát triển không gian vùng Thủ đô Hà Nội
H2. Tam giác động lực phát triển Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc
SË 93 . 201886
(3) Cực động lực phát triển Hà Nội trong vùng đô thị trung tâm
Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng
n Đây là khu vực đô thị đã và đang phát triển theo hướng lan tỏa ra
các phía, đặc biệt là khu vực đô thị mới Tây Nam. Việc kiểm soát phát
triển tại khu vực đô thị cổ, đô thị cũ nhằm điều tiết hạn chế gia tăng
mật độ trong khu vực, cải tạo chỉnh trang đô thị, đồng thời bảo vệ các
di sản văn hoá đô thị và cây xanh, mặt nước theo trục hoặc mảng.
n Các khu vực phát triển mới tập trung chủ yếu về phía Tây - Tây
Nam. Bên cạnh các yêu cầu hình thành những khu ở mới, hiện đại,
cao cấp theo hướng xây dựng cao tầng, việc đầu tư phát triển một
quần thể trung tâm dịch vụ - du lịch - thương mại (như Trung tâm Hội
nghị quốc gia, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình,) có đẳng
cấp quốc gia, quốc tế là hướng cần thúc đẩy mạnh.
Khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng
n Khu đô thị Bắc sông Hồng là dự án phát triển khu đô thị mới lớn
nhất của thủ đô (hiện thuộc huyện Đông Anh), trong đó hạt nhân
phát triển là khu vực trung tâm thương mại - đô thị (khu vực Phương
Trạch) và một tổ hợp trung tâm gắn với sự phát triển một đầu mối
giao thông quốc gia tổng hợp và trung tâm dịch vụ hàng không, đô
thị hàng không tại khu vực Nội Bài.
n Đô thị Sóc Sơn nằm tại khu vực phía Bắc theo hướng trở thành
đô thị phát triển các dịch vụ công nghiệp gắn với trung tâm đào tạo
nghề, dịch vụ du lịch sinh thái, khu vực bảo vệ rừng - mặt nước, bố trí
một số các công trình đầu mối hạ tầng cho đô thị và hơn nữa là quĩ
đất dự trữ phát triển.
n Khu đô thị phía bắc thể hiện sự tham gia với vị thế trung tâm của thủ
đô và của vùng thủ đô Hà Nội vào không gian hành lang kinh tế Côn
Minh - Hà Nội - Quảng Ninh, tạo những tổ hợp lớn về dịch vụ giao
thông, công nghiệp, thương mại, nối kết với các khu vực phát triển
lân cận của Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Thái Nguyên.
Phát triển các trung tâm quan trọng
Để hướng tới là một vùng đô thị có vị thế trong khu vực, Thủ đô Hà
Nội cần đầu tư phát triển các dịch vụ có đẳng cấp quốc gia - quốc tế,
có vai trò tạo cực phát triển mới, thúc đẩy cải thiện chất lượng đô thị
hoặc thúc đẩy sự hình thành các khu vực đô thị mới, giảm sức ép về
phát triển đối với khu trung tâm cũ. Một số trung tâm lớn có thể dự
kiến về vị trí như sau:
n Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia: tại vị trí Ba Đình với ý
nghĩa lịch sử - địa chính trị quan trọng của quốc gia.
n Trung tâm hành chính, văn hóa của Hà Nội: trung tâm chính của
đô thị, với các chức năng chính trị, hành chính, văn hóa của thành
phố Hà Nội có yêu cầu gắn với đô thị, có thể giữ nguyên vị trí trong
đô thị cũ khu vực hồ Hoàn Kiếm hoặc phát triển mới tại trung tâm tây
hồ Tây hoặc trung tâm khu đô thị Bắc sông Hồng.
n Tập trung phát triển khu vực cụm cảng hàng không Nội Bài và đô
thị vệ tinh Sóc Sơn trở thành mô hình đô thị chuyên ngành: đô thị
hàng không.
n Các trung tâm cấp quốc gia và vùng như trung tâm hội nghị, hội
thảo, triển lãm, hội chợ quốc gia - quốc tế, trung tâm thể dục - thể
thao, văn hóa - giải trí, dịch vụ khách sạn - du lịch, trung tâm thương
mại - tài chính, bưu chính - viễn thông, các trung tâm văn phòng đều
hướng tới có đẳng cấp dịch vụ quốc tế. Trong đô thị trung tâm có thể
hình thành theo hệ đa trung tâm, hỗn hợp các chức năng tạo thành
quần thể thương mại - tài chính - văn phòng tại cả ba khu vực đô thị,
trong đó có các quần thể chính (1) tại phía Tây Nam Hà Nội, (2) tại
trung tâm Bắc sông Hồng và (3) tại trung tâm khu đô thị phía Đông
sông Hồng (có thể sử dụng đất khu sân bay cũ).
n Trục không gian kết nối khu vực trung tâm nội đô Hà Nội với Nội
Bài, đô thị Sóc Sơn: tuyến đường Võ Nguyên Giáp sẽ trở thành trục
động lực và hạt nhân trung chuyển mang tính đột phá không chỉ đối
với thành phố Hà Nội mà tác động tới vùng đô thị hạt nhân trung tâm:
TP Hà Nội - Đô thị Bắc Ninh - Đô thị Vĩnh Phúc.
n Các trung tâm y tế, giáo dục, các trường - trung tâm đào tạo
cấp quốc gia của vùng và của thủ đô cần giảm đầu tư mở rộng,
chủ yếu nâng cấp các cơ sở hiện tại, thúc đẩy hướng dịch các hệ
thống nhánh, hoặc xây dựng các trung tâm mới theo hướng chuyển
ra ngoài đô thị trung tâm, đến khu vực Hòa Lạc, Sóc Sơn - Mê Linh
và các tỉnh xung quanh. Với hệ thống giao thông hiện đại của vùng,
việc sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục trong vùng sẽ nằm trong bán
kính dưới 50km và khoảng 1 giờ vận chuyển.
Các trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí đều phát triển theo
hướng Hà Nội là trung tâm du lịch vùng gắn kết và lan tỏa với các
vùng có tiềm năng sinh thái du lịch xung quanh Hà Nội (như Vườn
Quốc gia Ba Vì - Tam Đảo, Di sản thiên thiên thế giới vịnh Hạ Long,
các tuyến - khu du lịch gắn với lịch sử, vùng cây ăn quả gắn với hệ
thống sông ngòi Bắc bộ), nơi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi ngắn
ngày cho người dân đô thị, du khách trong nước và quốc tế.
H3. Cấu trúc vành đai và hướng tâm với 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị
vệ tinh và 3 thị trấn sinh thái của Thủ đô Hà Nội
87SË 93 . 2018
Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch không
gian đô thị Hà Nội
Các chiến lược quy hoạch được đưa ra để giải quyết các vấn đề trong
phát triển đô thị trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển
đô thị cho thấy, quá trình thực hiện phát triển đô thị theo quy hoạch
cần phải quan tâm một số vấn đề sau:
n Sự tập trung: Đô thị trung tâm Hà Nội, nơi hội tụ các giá trị của 1000
năm văn hiến, nơi tập trung các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan
trọng của quốc gia, nơi tập trung nguồn nhân lực, khoa học công
nghệ tạo sức hút hấp dẫn đối với phát triển kinh tế và gia tăng dân
số, lao động, việc làm. Trong bối cảnh các đô thị vệ tinh, đô thị đối
trọng trong vùng chưa phát triển tương xứng, lao động việc làm và
các nguồn lực đầu tư sẽ tiếp tục tập trung vào khu vực trung tâm, gây
áp lực quá tải nghiêm trọng tới hạ tầng hiện có tại khu vực và phát
triển nóng sẽ làm mất đi các giá trị di sản cần phải bảo tồn của thủ
đô. Do đó, Hà Nội cần có sự hợp tác với các địa phương trong vùng
để phát triển các đô thị đối trọng, đô thị vệ tinh giúp giảm sự tập trung
vào đô thị trung tâm. Song hành với đó, chính quyền thành phố cần
có những kế hoạch mạnh mẽ để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu phát triển tập trung
vào đô thị trung tâm và có biện pháp bảo tồn các giá trị di sản của
Hà Nội.
n Chia sẻ chức năng vùng: Chiến lược di dời các cơ sở y tế, giáo
dục, sản xuất từ trong nội thành ra bên ngoài sẽ góp phần giảm tải
cho đô thị trung tâm, đồng thời tạo động lực cho phát triển các đô
thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong vùng. Đây là chiến lược tổng thể,
đa ngành, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong
vùng và cần có những cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ phát
triển. Giải pháp quy hoạch chung, quy hoạch vùng đã đặt ra tương
đối cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy nhiên tiến triển thực
hiện các giải pháp này không đáng kể, chưa có sự chủ động của
chính quyền các cấp. Bước đầu các ngành mới tập trung cho các
lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, thương mại và bất động sản, những
lĩnh vực có giá trị lợi nhuận cao. Các lĩnh vực liên quan tới an sinh
xã hội, có hiệu quả kinh tế thấp thì chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển.
Việc thiếu cơ chế hợp tác và điều phối liên vùng cũng ảnh hưởng
quan trọng tới việc chậm thực hiện chia sẻ chức năng vùng.
n Cấu trúc không gian vành đai và hướng tâm được hình thành trên
nền tảng mạng lưới giao thông đường bộ đã được đầu tư phát triển
từ nội đô ra bên ngoài. Cùng với đó, định hướng các vành đai xanh
bảo vệ nội đô lịch sử, các vành đai đô thị phía bắc sông Hồng và phía
đông đường vành đai 4 được hình thành với các khu vực đô thị tập
trung, đồng bộ, hiện đại. Thực tế triển khai quy hoạch cho thấy, các
vành đai xanh, nêm xanh chưa được chú trọng bảo vệ phát triển, thay
vào đó là các dự án khu đô thị với mật độ cao. Các khu đô thị được
thực hiện với rất nhiều dự án riêng lẻ, thiếu liên kết, thiếu sự đồng bộ,
kế hoạch triển khai dự án khu đô thị với kế hoạch xây dựng các cơ
sở hạ tầng chưa được kết nối. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung
chưa có kế hoạch đầu tư rõ ràng, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô
thị hiện chưa có phương án huy động nguồn lực thực hiện. Với thực
tế phát triển đô thị không theo quy hoạch và kế hoạch đặt ra, đô thị
sẽ có xu hướng phát triển lan tỏa, chắp vá, tạo nên không gian đô thị
lộn xộn, mất mỹ quan, đặc biệt là quá tải nghiêm trọng về hệ thống
cơ sở hạ tầng.
Liên kết về hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển
đô thị hóa cấp vùng, các kết nối nhanh bằng những tuyến giao thông
tốc độ cao (đường cao tốc, đường sắt đô thị) là động lực quan trọng
thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng, từ đó từng bước
dịch chuyển các chức năng tập trung trong nội đô ra bên ngoài. Từ
nền tảng các kết nối giao thông sẽ hỗ trợ thúc đẩy những liên kết về
kinh tế xã hội như phát triển du lịch, dịch vụ thương mại, dịch vụ công
cộng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng của vùng để đáp ứng nhu cầu sử
dụng của đông đảo người dân trong vùng. Ngoài ra, các liên kết để
xử lý những vấn đề môi trường chung như ô nhiễm các tuyến sông, ô
nhiễm không khí, cung cấp nguồn nước sạch, đặc biệt là hỗ trợ chia
sẻ những vấn đề Hà Nội không có điều kiện để xử lý như xử lý chất
thải rắn, xử lý nước thải và nghĩa trang. Các giải pháp tăng cường liên
kết vùng được đặt ra, cần có những cơ chế phối hợp, hỗ trợ giải quyết
giữa các địa phương trong vùng.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu, nhưng cần phải hạn chế các tác động
tiêu cực để đảm bảo sự phát triển bền vững, nếu không cả xã hội
sẽ phải trả giá đắt trong tương lai, không có cơ hội để giải quyết. Để
khắc phục tồn tại này, thành phố Hà Nội cần quyết liệt thực hiện các
giải pháp sau:
n Đẩy nhanh việc phát triển các đô thị tại ngoại vi, đô thị vệ tinh,
thực hiện những biện pháp di dời cơ sở y tế giáo dục, công sở, nhà
máy để thu hút dân cư ra bên ngoài. Trong giai đoạn này, chúng
ta không được thực hiện các dự án ở khu vực trung tâm vì điều đó
sẽ tiếp tục chất tải thêm dân cư, gia tăng thêm lao động vào trong
khu vực nội đô.
n Xây dựng các khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
H4. Định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm Hà Nội
ß a n g µ n h
SË 93 . 201888
hội, không gian cảnh quan, môi trường hấp
dẫn gắn với các cơ sở việc làm để hấp dẫn
dân cư, lao động. Xây dựng đô thị theo kế
hoạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù
hợp với khả năng thu nhập của người dân,
hạn chế các tác động tiêu cực của thị trường
bất động sản.
n Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xây dựng
đô thị, hạn chế xây dựng không phép, xây
dựng sai phép, nhà siêu mỏng, siêu méo
làm hỏng cảnh quan và môi trường đô thị
của khu vực. Đồng thời thực hiện các biện
pháp để bảo v