Mục tiêu: Giới thiệu một trường hợp rách bể thận sau chấn thương thận ứ nước do hẹp chỗ nối bể thận niệu quản và kết quả phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca bệnh, chúng tôi giới thiệu trẻ nữ 4 tuổi, chấn thương thận trái độ V. Rách bể thận bên trái/ thận trái ứ nước do hẹp phần nối bể thận niệu quản trái, thận bên phải loạn sản giảm chức năng, có biểu hiện suy thận cấp. Chụp cắt lớp vi tính để phân loại chấn thương theo hiệp hội chấn thương hoa kỳ, chụp xạ hình thận đánh giá chức năng thận, xét nghiệm hoá sinh máu và xét nghiệm máu. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng huyết động và nhiễm khuẩn. Phẫu cắt bể thận và tạo hình theo phương pháp Anderson – Hynes’, lưu sonde JJ 15 cm/4Fr, được rút sau 4 tuần. Xét nghiệm sinh hoá máu, siêu âm và xạ hình thận sau 6 tháng. Kết quả: Bệnh nhân nằm viện 24 ngày, xét nghiệm ure và creatinin trước lúc ra viện và ở thời điểm khám lại trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân không phải truyến máu trong thời gian nằm viện. Xạ hình thận chức năng, thận trái 78,4% và thận phải 21,6%. Kết luận: Một chấn thương nhẹ có biểu hiện suy thận cấp nên được xem xét có dị tật thận cả 2 bên. Phẫu thuât ở bệnh nhân rách bể thận là chỉ định tuyệt đối và đồng thời chữa dị tật cho kết quả tốt.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rách bể thận do chấn thương thận ứ nước do hẹp phần nối bể thận niệu quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 148
RÁCH BỂ THẬN DO CHẤN THƯƠNG THẬN Ứ NƯỚC
DO HẸP PHẦN NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN
Nguyễn Duy Việt*, Lê Anh Dũng*, Nguyễn Thị Mai Thuỷ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Giới thiệu một trường hợp rách bể thận sau chấn thương thận ứ nước do hẹp chỗ nối bể thận
niệu quản và kết quả phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca bệnh, chúng tôi giới thiệu trẻ nữ 4 tuổi, chấn thương thận trái độ V.
Rách bể thận bên trái/ thận trái ứ nước do hẹp phần nối bể thận niệu quản trái, thận bên phải loạn sản giảm chức
năng, có biểu hiện suy thận cấp. Chụp cắt lớp vi tính để phân loại chấn thương theo hiệp hội chấn thương hoa kỳ,
chụp xạ hình thận đánh giá chức năng thận, xét nghiệm hoá sinh máu và xét nghiệm máu. Bệnh nhân được theo
dõi tình trạng huyết động và nhiễm khuẩn. Phẫu cắt bể thận và tạo hình theo phương pháp Anderson – Hynes’,
lưu sonde JJ 15 cm/4Fr, được rút sau 4 tuần. Xét nghiệm sinh hoá máu, siêu âm và xạ hình thận sau 6 tháng.
Kết quả: Bệnh nhân nằm viện 24 ngày, xét nghiệm ure và creatinin trước lúc ra viện và ở thời điểm khám
lại trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân không phải truyến máu trong thời gian nằm viện. Xạ hình thận chức
năng, thận trái 78,4% và thận phải 21,6%.
Kết luận: Một chấn thương nhẹ có biểu hiện suy thận cấp nên được xem xét có dị tật thận cả 2 bên. Phẫu
thuât ở bệnh nhân rách bể thận là chỉ định tuyệt đối và đồng thời chữa dị tật cho kết quả tốt.
Từ khóa: Thận ứ nước, phần nối bể thận niệu quản, thận loạn sản.
ABSTRACT
A RENAL PELVIC RUPTURE OF HYDRONEPHROSIS DUE TO PUJ STENOSIS
Nguyen Duy Viet, Le Anh Dung, Nguyen Thi Mai Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 148 ‐ 151
Objectives: To introduce a renal pelvic rupture of hydronephosis due to UPJ stenosis and result of
pyeloplasty.
Methods: Case report, we present a 4 years old female having renal pelvic rupture of hydronephrosis due to
UPJ stenosis on the left, associated dysplastic right kidney. She occurs acute renal failure. Grade of renal trauma
according to AAST and renal function was calculated by MAC 3. There were some investigations such as urea,
creatinine, hemoglobin and hematocrit. Hemodynamic was followed by monitor. Pyeloplasty Anderson‐Hynes
technique.
With JJ stent that was removed after 4 week operation. The patient was examined 6 months after operation.
Results: Hospitalization was 24 days, urea and creatinine is normal range. No transfusion with refunction
is 78.4% on the left kidney and 21.6% on the right kidney.
Conclusions: Mild renal trauma is associated acute renal failure could be considered both abnormalities of
kidney. Pyeloplasty is indication of renal pelvic rupture due to hydronephrosis with good result.
Key words: Hydronephrosis, ureteric‐pelvic junction stenosis, dysplastic kidney.
* Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Duy Việt ĐT: 0904 915 969 Email: vietnhi10@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 149
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển của các phương tiện chẩn
đoán hình ảnh, tỷ lệ bất thường thận bẩm sinh là
0,1‐23% trong nhóm chấn thương thận(1,2,5,7,8,10),
phần lớn là thận ứ nước do hẹp phần nối bể
thận niệu quản(1,5,7,8). Đau bụng cấp, dữ dội sau
một chấn thương thận nhẹ có thể gợi ý bệnh lý
bất thường bẩm sinh. Chúng tôi giới thiệu bệnh
nhân nữ 4 tuổi, xuất hiện đau bụng cấp dữ dội
sau khi ngã từ bậc hè. Chụp cắt lớp vi tính phát
hiện thận trái ứ nước (74%), thận phải giảm sản
(26%). Xét nghiệm ure và creatinin biểu hiện
tình trạng suy thận. Lúc phẫu thuật phát hiện
vỡ, rách mặt sau của bể thận trái sát chỗ nối, có
chiều dại 5 cm, nhu mô thận không thấy dung
dập, tụ máu hay rách, hố thận căng đầy nước
tiểu. Bệnh nhân được cắt chỗ hẹp, cắt bể thận và
tạo hình theo phương pháp Anderson – Hynes,
lưu sonde JJ 15 cm/4Fr, được rút sau 4 tuần.
Mục tiêu nghiên cứu
Giới thiệu một trường hợp rách bể thận sau
chấn thương thận ứ nước do hẹp chỗ nối bể thận
niệu quản và kết quả phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu ca bệnh lâm sàng.
Phương pháp nghiên cứu
Bệnh nhân Lê Ngọc L, nữ, 4 tuổi, 15 kg, mã
hồ sơ: 13565266. Bệnh nhân không có triệu
chứng, chưa được chấn đoán bệnh lý thận trước
đây. Bệnh nhân xuất hiên đau bụng bên trái dữ
dội sau khi ngã từ bậc hè. Vào viện theo dõi tại
phòng hồi sức với tình trạng mạch 117 lần/phút,
huyết áp 85/60 mmHg, nhiệt độ 36,8. Bụng
trướng căng, đặc biệt hố thận trái, nước tiểu
vàng trong, không có máu. Bệnh nhân được
theo dõi nước tiểu (bảng 1), xét nghiệm sinh hoá
máu (bảng 2), xét nghiệm công thức máu (bảng
3) và theo dõi huyết động (bảng 4). Bệnh nhân
được chụp cắt lớp vi tính (hình 1), cho thấy hình
ảnh khối dịch lớn chiếm hầu hết nửa bụng trái,
kích thước 140 x 104 x 92 mm, dịch tỷ trọng
thấp. Đài bể thận trái dãn to, đường kính trước
sau 65 mm, nhu mô mỏng, không thấy tổn
thương nhu mô. Xạ hình thận (hình 2), thận trái
74.0 % tắc phần nối bể thận niệu quản trái, thận
phải nhỏ, giảm chức năng 26,0%.
Bệnh nhân được phẫu thuật, phát hiện
đường rách dài 5 cm, ở mặt sau bể thận, nhu mô
thận mỏng, không phát hiện đụng dập hay tổn
thương khác của nhu mô thận. Phẫu thuật cắt
phần nối bể thận niệu quản, cắt bể thận và tạo
hình bể thận niệu quản theo phương pháp
Anderson‐Hynes, đặt sonde JJ và được rút sau
mổ 4 tuần.
Bảng 1: Thể tích nước tiểu (ml/h/kg)
Lúc vào viện Quá trình nằm viện Trước mổ
7,5 3,2 3,5
Bảng 2: Xét nghiệm hoá sinh máu
Hoá sinh máu Lúc vào viện Quá trình nằm viện Trước mổ
Ure (mmol/l) 13,5 12,8 10,0
Creatinin
(Mcromol/l) 207,9 188,7 183,5
Bảng 3: Xét nghiệm công thức máu
Hoá sinh máu Lúc vào viện Quá trình nằm viện
Trước
mổ
Số lượng bạch cầu 22,44 11,96 16,64
CRP 98,2 72,6 171,4
Hb 117 113 97
Hematocrit (%) 35,4 33,8 30,4
Bảng 4: Tình trạng mạch và huyết áp
Mạch và huyết
áp Lúc vào viện
Quá trình
nằm viện Trước mổ
Mạch (lần/phút) 117 130 135
Huyết áp (mmHg) 88/60 110/70 115/70
Hình 1: Thận trái nằm trong khối dịch, bể thận giãn,
thận phải nhỏ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 150
Hình 2: Tắc đường bài xuất thận trái, thận phải nhỏ
chức năng 26%
KẾT QUẢ
Bênh nhân được theo dõi truyền dịch, khác
sinh trước mổ 2 tuần và làm các xét nghiệm
thăm dò. Cho đến trước mổ, tình trạng nhiễm
khuẩn không giảm, qua bảng 3 thấy số lương
bạch cầu và CRP vẫn cao. Xét nghiệm hoá sinh
máu (bảng 3), thấy chỉ số Ure và Creatinin cao,
mặc dù thể tích dịch trong giới hạn bình thường
Hematocrit(3) và huyết áp được duy trì ổn định
trong quá trình điều trị. Kết quả sau mổ và
khám lại sau 6 tháng, bảng 5 thấy ure và
creatinin về trong giới hạn bình thường. Đường
kính bể thận giảm sau mổ (bảng 6).
Bảng 5: Hoá sinh máu sau mổ
Hoá sinh máu Sau mổ 6 tháng
Ure (mmol/l) 3,5 5,7
Creatinin (Mcromol/l) 62,7 75,76
Bảng 6: Đường kính bể thận sau mổ
Đường kính bể thận mm
Trước mổ 65
Sau mổ 32
BÀN LUẬN
Chấn thương thận chiếm tỷ lệ 10% trong
chấn thương bụng và cơ chế chấn thương
thường gặp do vật tù(9). Thậm chí ở bệnh nhân
nhi có cấu trúc thận bình thường, vẫn có nguy
cơ chấn thương là do cấu trúc quanh thận ít
được bảo vệ(5). Bất thường bẩm sinh của thận sẽ
làm cho thận tổn thương nặng hơn khi có chấn
thương mặc dù mức độ chấn thương
nhẹ(6,14).Chụp cắt lớp vi tính giúp phát hiện mức
độ tổn thương, đặc điểm tổn thương và đánh giá
chức năng thận, cho thấy tổn thương khác(3).
Phát hiện giãn đài bể thận, nhu mô thận mỏng
có thể gợi ý đến thận ứ nước do hẹp phần nối
trước đây(4). Huyết áp ở bệnh nhi không là yếu
tố chỉ định phẫu thuật(3). Thể tích máu được theo
dõi để quyết định lượng dịch và máu mất, để
quyết định truyền dịch và truyền máu hay
không. Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn
hay can thiệp phẫu thuật ngay. Phẫu thuật tạo
hình bể thận niệu quản được chỉ định ở bệnh
nhận có xuất hiện vỡ, rách bể thận(4). Tuy nhiên,
một vài thông báo cho thấy phẫu thuật ngay đối
với những trường hợp đái máu sau chấn thương
thận có tỷ lệ cắt thận cao(11,12,13).
Bệnh nhân của chúng tôi không có đái máu,
nước tiểu vàng trong, tình trạng nhiễm trùng
không cải thiện, tình trạng suy thận không cải
thiện mặc dù bù đủ dịch và kháng sinh. Đồng
thời với thận phải giảm chức năng, vấn đề đặt ra
là giải quyết tốt nguyên nhân thận bên trái. Bệnh
nhân được phẫu thuật, phát hiện đường rách
dài 5 cm, ở mặt sau bể thận, nhu mô thận mỏng,
không phát hiện đụng dập hay tổn thương khác
của nhu mô thận. Phẫu thuật cắt phần nối bể
thận niệu quản, cắt bể thận và tạo hình bể thận
niệu quản theo phương pháp Anderson –
Hynes, đặt sonde JJ và được rút sau mổ 4 tuần.
Sau phẫu thuật Ure và creatinin về giới hạn bình
thường, tình trạng nhiễm khuẩn hết. Bệnh nhân
ra viện sau 1 tuần.
KẾT LUẬN
Chấn thương thận, rách bể thận ở bệnh nhân
thận ứ nước do hẹp bể thận niệu quản, có kết
hợp với thận bên đối diện loạn sản giảm chức
năng, nên chỉ định phẫu thuật ngay giải quyết
nguyên nhân cho kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brower P, Paul J, Brosman SA (1978). Urinary tract
abnormalities presenting as a result of blunt abdominal
trauma. J trauma, 18: pp 719‐722.
2. Cass AS (1983). Blunt renal trauma in children. J trauma, 23:
pp 123‐127.
3. Chopra P, St‐Vil D, Yazbeck S (2002). Blunt renal trauma
blessing in disguise?. J peadiatric surg, 37: pp 779‐782.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 151
4. Giyanani VL, Gerlock AJ, Grozinger KT (1985). Trauma of
occult hydronephrotic kidney. Urology, 25: pp 8‐12.
5. Kuzmarov IW, Morehouse DD, Gibson S (1981). Blunt renal
trauma in pediatric population. J urol,126: pp 648‐649.
6. Kattan S (2001). Traumatic pelvi‐uretreric junction disruption:
How can we avoid the delayed diagnosis? Injury, 32: pp 779‐
800.
7. Lieu TA, Fleisher GR, Mahboubi S (1988). Hematuria and
Clinical Findings as Indications for Intravenous Pyelography
in Pediatric Blunt Renal Trauma. Pediatrics, 82: pp 216‐222.
8. Middlebrook PF, Schillinger JF (1993). Hematuria and
intravenous pyelography in peadiatric blunt renal trauma.
CJS, 36: pp 59‐62.
9. McAninch JW, Carroll PR (1991). Renal reconstruction after
injury. J Urol, 145: pp 932‐937.
10. Peterson NE (1989). Complications of renal trauma. Urol Clin
North Am, 16: pp 221‐236.
11. Quinlan DM, Gearhart JP (1990). Blunt renal trauma in
childhood. Features indicating severe injury. Br J urol, 66: pp
526‐531.
12. Roy C, Tuchmann C, Pflege D (2001). Post‐traumatic rupture
of in uretero‐pelvic junction obstruction syndrome: two cases
report. J Radiol, 82: pp 171‐ 173.
13. Sebatia MC, Rodriguez‐Dobao M, Quiroga S (1999). Renal
trauma in occult uretero‐pelvic junction obstruction: CT
findings. Eur Radiol, 9: pp 611‐615.
14. Simith M, Johnston B, Wessells H (2003). Rupture of a UPJ
obstructed kidney in a 15 years ol boy football player. Am J
Radiol, 180: pp 504.
Ngày nhận bài 17/07/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 21/07/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013