Mục tiêu: So sánh bộ kit Lê Thị Xuân với bộ kit Scimedx trong chẩn đoán bệnh do giun sán xâm nhập mô. Phương pháp: Thử nghiệm labo. Kết quả: Hệ số biến thiên của các bộ kit của Lê Thị Xuân và của Scimedx trong chẩn đoán Cysticercus cellulosae là 3,8% và 3,5%, Fasciola sp là 3,3% và 2,8%, Strongyloides stercoralis là 3,5% và 3,5% và Toxocara sp là 3,6% và 1,8%. Các hệ số biến thiên đều ở trong giới hạn cho phép (CV < 15%). Chỉ số Kappa của các bộ kit của Lê Thị Xuân và của Scimedx trong chẩn đoán C. cellulosae là 0,93; Fasciola sp là 0,92; Strongyloides stercoralis là 0,91 và Toxocara sp là 0,95. Tỉ số OD bệnh /OD cutoff của 2 bộ kit khác nhau không ý nghĩa thống kê. Kết luận: Không có sự khác biệt giữa các bộ kit trong chẩn đoán các ký sinh trùng nêu trên
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh bộ kit Lê Thị Xuân với bộ kit Scimedx trong chẩn đoán bệnh do giun sán xâm nhập mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa 160
SO SÁNH BỘ KIT LÊ THỊ XUÂN VỚI BỘ KIT SCIMEDX
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH DO GIUN SÁN XÂM NHẬP MÔ
Trần Xuân Mai*, Phan Anh Tuấn*, Trần Thị Huệ Vân*, Trần Thị Kim Chi*, Nguyễn Thị Cẩm Nhung*,
Võ Thị Trúc Nguyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh bộ kit Lê Thị Xuân với bộ kit Scimedx trong chẩn đoán bệnh do giun sán xâm nhập mô.
Phương pháp: Thử nghiệm labo.
Kết quả: Hệ số biến thiên của các bộ kit của Lê Thị Xuân và của Scimedx trong chẩn đoán Cysticercus
cellulosae là 3,8% và 3,5%, Fasciola sp là 3,3% và 2,8%, Strongyloides stercoralis là 3,5% và 3,5% và
Toxocara sp là 3,6% và 1,8%. Các hệ số biến thiên đều ở trong giới hạn cho phép (CV < 15%). Chỉ số
Kappa của các bộ kit của Lê Thị Xuân và của Scimedx trong chẩn đoán C. cellulosae là 0,93; Fasciola sp là
0,92; Strongyloides stercoralis là 0,91 và Toxocara sp là 0,95. Tỉ số OD bệnh /OD cutoff của 2 bộ kit khác
nhau không ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Không có sự khác biệt giữa các bộ kit trong chẩn đoán các ký sinh trùng nêu trên.
Từ khóa: So sánh các bộ kit, giun sán xâm nhập mô
ABSTRACT
COMPARATIVE ANALYSIS OF LE THI XUAN KIT TO SCIMEDX KIT
IN THE DIAGNOSIS OF TISSUE INVADING HELMINTHIASIS
Tran Xuan Mai, Phan Anh Tuan, Tran Thi Hue Van, Tran Thi Kim Chi, Nguyen Thi Cam Nhung,
Vo Thi Truc Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 160 – 165
Objectives: Compare the kit of Le Thi Xuan and to that of Scimedx in the diagnosis of tissue invading
helminthiases.
Method: Comparative laboratory screening tests.
Results: Coeficients of variance of Le Thi Xuan kit and Scimedx kit in the diagnosis of cysticercosis are 3.8%
and 3.5%, in fascioliasis 3.3% and 2.8%, in strongyloidiasis 3.5% and 3.5% and in toxocariasisa are 3.6% và
1.8%, respectively. All are in acceptable limits. Kappa indexes of Le Thi Xuan kit and Scimedx kit in
cysticercosis, fascioliasis strongyloidiasis, toxocariasisa are 0.93, 0.92, 0.91, and 0.9, respectively. The mean ratio
of OD/OD cutoff of two ksts are not significantly different (p>0.05).
Conclusion: There are no differences in capacity of antibody detection between two kits
Key words: Comparative analysis of two kits, tissue invading helminthiasis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ký sinh trùng có thể phát hiện bằng
phương pháp trực tiếp như bệnh ký sinh trùng
do Ascaris lumbricoides, gium móc, Trichuris
trichiura. Nhưng cũng có một số bệnh ký sinh
trùng không thể dùng phương pháp trực tiếp do
ký sinh trùng ở sâu trong cơ quan nội tạng, ký
sinh trùng ở giai đoạn còn non chưa đẻ trứng
hoặc ký sinh trùng lạc chủ như bệnh ký sinh
trùng do sán lá lớn ở gan (Faciola sp), giun đũa
*: Bộ môn Ký sinh học – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM.
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phan Anh Tuấn ĐT: 0908 686277 Email: drtuandhyd@yhoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 161
chó mèo (Toxocara sp), gạo heo (Cysticercosis
cellulosae). Trong vài trường hợp, người ta có thể
chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh học như CT
scanner, MRI nhưng chẩn đoán bằng hình ảnh
học đắt tiền, có độ nhạy thấp, đôi khi khó chẩn
đoán phân biệt với tổn thương do các nguyên
nhân khác. Xu hướng ngày nay là dùng phương
pháp chẩn đoán huyết thanh miễn dịch, thường
là kỹ thuật ELISA để tìm kháng thể đặc hiệu cuả
ký sinh trùng.
Hiện nay, có nhiều bộ kit dùng trong chẩn
đoán bệnh được sản xuất ở trong và ngoài nước.
Tại Bộ môn Ký Sinh trùng, Lê Thị Xuân đã
sản xuất bộ kit chẩn đoán một số ký sinh trùng.
Để chọn bộ kit sử dụng tại Bộ môn, chúng tôi so
sánh kết quả chẩn đoán của bộ kit này và bộ kit
của Scimedx.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bộ kit chẩn đoán ký sinh trùng của Lê
Thị Xuân (đang được sử dụng tại Bệnh viện Đại
học Y Dược cơ sở 2) và của Scimedx (đang được
Bộ Y tế cho phép lưu hành) để chẩn đoán
Cysticercus cellulosae (C. cellulosae), Fasciola sp,
Strongyloides stercoralis và Toxocara sp.
Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm labo
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu hệ số biến thiên của các
bộ kit: n=30.
Cỡ mẫu nghiên cứu chỉ số Kappa của bộ kit
chẩn đoán C. cellulosae n = 101, Fasciola sp n = 101,
Strongyloides stercoralis n= 104 và Toxocara sp n=
106
Nguyên vật liệu và dụng cụ
Huyết thanh chứng dương, chứng âm, huyết
thanh bệnh nhân.
Cộng hợp thỏ kháng IgG người gắn men
peroxydase.
Các pipette 0-100mcl, 0-200mcl, 0-1000mcl.
Máy đọc ELISA hiệu Human.
Tiến hành nghiên cứu
Kỹ thuật viên nhận các plaque, không biết
plaque là của Scimedx hay của Lê Thị Xuân.
Thực hiện kỹ thuật ELISA, đọc kết quả trị số
OD bằng máy đọc ELISA ở bước sóng 450nm; trị
số OD ≥ 0,5: dương tính, OD< 0,5: âm tính.
Người vào số liệu thống kê trị số OD không
biết đó là số liệu của Scimedx hay của Lê Thị
Xuân.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 17.0, dùng phương
pháp thống kê Wilcoxon.
Phân tích số liệu
Hệ số biến thiên CV = S/Xtb (S: độ lệch chuẩn,
Xtb: trị số trung bình) x 100%(1)
Chỉ số Kappa: Để so sánh sự phù hợp của 2
bộ kit, dùng chỉ số Kappa.(2)
Chỉ số Kappa K = (Po – Pe)/ (1- Pe) với Po =
(a+d) / N, Pe = ((r1s1 + r2s2)/N) / N
Ý nghĩa: Chỉ số Kappa < 0,2: Phù hợp kém,
từ 0,2-0,39: Tạm được, từ 0,4-0,59: tương đối, từ
0,6-0,79: Đáng kể và chỉ số Kappa > 0,8: Hầu như
hoàn hảo.
So sánh tỉ số OD của bệnh nhân mắc bệnh
ký sinh trùng/OD cut off của 2 bộ kit.
KẾT QUẢ
Hệ số biến thiên của 2 bộ kit Lê Thị Xuân
và Scimedx
1 mẫu huyết thanh được làm xét nghiệm kỹ
thuật ELISA 30 lần khác nhau tại các thời điểm
khác nhau, trị số trung bình (OD tb) và độ lệch
chuẩn (SD) của OD của 2 bộ kit như sau:
Bộ kit Lê Thị Xuân Bộ kit của Scimedx Tổng cộng
Âm tính Dương tính
Âm tính a b r1
Dương tính c d r2
Tổng cộng s1 s2 N
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa 162
Bảng 1: Hệ số biến thiên của 2 bộ kit trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.
C. cellulosae (n=30) Fasciola sp (n=30) Strongyloides stercorlis (n=30) Toxocara sp (n=30)
LTXuân Scimedx LTXuân Scimedx LTXuân Scimedx LT Xuân Scimedx
OD tb 0,846 1,025 1,125 1,250 1,129 1,298 1,094 1,230
SD 0,032 0,036 0,037 0,035 0,040 0,045 0,040 0,022
CV% 3,8 3,5 3,3 2,8 3,5 3,5 3,6 1,8
Nhận xét: Các hệ số biến thiên của 2 bộ kit
Lê Thị Xuân và Scimedx đều trong giới hạn cho
phép (CV<15%).
So sánh kết quả xét nghiệm phát hiện
kháng thể kháng ký sinh trùng từ bộ kit
của Lê Thị Xuân và của Scimedx
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm chẩn đoán C. cellulosae
từ hai bộ kit.
Bộ kit Lê Thị
Xuân
Bộ kit của Scimedx Tổng cộng
Âm tính Dương tính
Âm tính 93 1 94
Dương tính 0 7 7
Tổng cộng 93 8 101
Chỉ số Kappa K = 0,93.
Nhận xét: Chỉ số Kappa: K =0,93; cho thấy
kết quả xét nghiệm kỹ thuật ELISA trong chẩn
đoán C. cellulosae với bộ kit của Lê Thị Xuân và
bộ kit của Scimedx có sự phù hợp rất cao.
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm chẩn đoán Fasciola sp từ
hai bộ kit.
Bộ kit Lê Thị
Xuân
Bộ kit của Scimedx Tổng cộng
Âm tính Dương tính
Âm tính 94 1 95
Dương tính 0 6 6
Tổng cộng 94 7 101
Chỉ số Kappa K = 0,92
Nhận xét: Chỉ số Kappa: K =0,92; cho thấy
kết quả xét nghiệm kỹ thuật ELISA trong chẩn
đoán Fasciola sp với bộ kit của Lê Thị Xuân và bộ
kit của Scimedx có sự phù hợp rất cao.
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm chẩn đoán Strongyloides
stercoralis từ hai bộ kit.
Bộ kit Lê Thị
Xuân
Bộ kit của Scimedx Tổng cộng
Âm tính Dương tính
Âm tính 90 2 92
Dương tính 0 12 12
Tổng cộng 90 14 104
Chỉ số Kappa K = 0,91.
Nhận xét: Chỉ số Kappa: K =0,91; cho thấy
kết quả xét nghiệm kỹ thuật ELISA trong chẩn
đoán Strongyloides stercoralis với bộ kit của Lê
Thị Xuân và bộ kit của Scimedx có sự phù hợp
rất cao.
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm chẩn đoán Toxocara sp
từ hai bộ kit.
Bộ kit Lê Thị
Xuân
Bộ kit của Scimedx Tổng cộng
Âm tính Dương tính
Âm tính 94 1 95
Dương tính 0 11 11
Tổng cộng 94 12 106
Chỉ số Kappa K = 0,95.
Nhận xét: Chỉ số Kappa: K =0,95; cho thấy
kết quả xét nghiệm kỹ thuật ELISA trong chẩn
đoán Toxocara sp với bộ kit của Lê Thị Xuân và
bộ kit của Scimedx có sự phù hợp rất cao.
So sánh tỉ số OD+/OD cut off của các bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng từ 2 bộ kit, dùng
phương pháp thống kê
C. cellulosae
(n=13)
Fasciola sp
(n=14)
Strongyloides stercoralis
(n=19)
Toxocara sp
(n=14)
LTXuân Scimedx LTXuân Scimedx LTXuân Scimedx LTXuân Scimedx
min (T+,T-) min (39,5;50,5)= 39.5 min (45,5;59,5)= 45,5 min (87;101)= 87 min (49,5;56)=49
T wilcoxon T0,05(13)=17,2<39,5 T0,05(14)=21,1<45,5 T0,05(19)=46,1<87 T0,05(14)=21,1<49
Kết luận p>0,05: khác nhau không
có ý nghĩa thống kê
p>0,05: khác nhau không
có ý nghĩa thống kê
p>0,05: khác nhau không
có ý nghĩa thống kê
p>0,05: khác nhau không
có ý nghĩa thống kê
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 163
Nhận xét: Tỉ số OD của bệnh /OD cut off của
2 bộ kit khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
BÀN LUẬN
Hệ số biến thiên của 2 bộ kit Lê Thị Xuân
và Scimedx
Hệ số biến thiên của các bộ kit của Lê Thị
Xuân và của Scimedx trong chẩn đoán C.
cellulosae là 3,8% và 3,5%, Fasciola sp là 3,3% và
2,8%, Strongyloides stercoralis là 3,5% và 3,5% và
Toxocara sp là 3,6% và 1,8%. Các hệ số biến thiên
đều ở trong giới hạn cho phép (CV < 15%).
Trong qui trình chẩn đoán, có các bước:
Gắn kháng nguyên vào plaque.
Pha loãng huyết thanh và conjugate.
Thực hiện qui trình xét nghiệm.
Đọc trị số OD.
Một mẫu huyết thanh được làm xét nghiệm
nhiều lần theo cùng một qui trình, tại các thời
điểm khác nhau (30 lần), hệ số biến thiên
CV<15%, cho thấy kháng nguyên dùng trong 2
bộ kit có tính ổn định cao. Điều này là cơ sở của
độ tin cậy lâm sàng, rất có ý nghĩa đối với
những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt
Nam.
Về độ nhạy, độ đặc hiệu của các bộ kit
chẩn đoán ký sinh trùng của Lê Thị Xuân
và Scimedx. Theo các nhà sản xuất kit cung
cấp số liệu
Về kit chẩn đoán C. cellulosae, bộ kit của Lê
Thị Xuân có độ nhạy 94,1%, độ đặc hiệu 91,8%;
kit của Scimedx có có độ nhạy 87%, độ đặc hiệu
96%.
Trên thế giới, nghiên cứu của Shiguekawa
K.Y. và cs cho biết tùy loại kháng nguyên sử
dụng trong kỹ thuật chẩn đoán ELISA, độ nhạy
từ 85- 95% và độ đặc hiệu từ 52%-88%(22).
Gekeler F. và cs dùng kháng nguyên toàn nang
C. cellulosae có độ nhạy là 83%, độ đặc hiệu
75,3%(10).
Như vậy, bộ kit chẩn đoán C. cellulosae của
Lê Thị Xuân có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và
có thể sử dụng trong chẩn đoán thường qui.
Về kit chẩn đoán Fasciola sp, bộ kit chẩn đoán
của Lê Thị Xuân có độ nhạy 98,8%, độ đặc hiệu
97,3% và của Scimedx có có độ nhạy 100%, độ
đặc hiệu 100%.
Nghiên cứu của Espinoza JR từ kháng
nguyên tiết, độ nhạy 95%, độ đặc hiệu 100%(9).
Nghiên cứu của Cornejo H với kháng nguyên
nội ngoại tiết có độ nhạy 95,5%-97%, độ đặc
hiêu 86,6%-96,6%(6). Như vậy, bộ kit chẩn đoán
Fasciola sp của Lê Thị Xuân có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao và có thể sử dụng trong chẩn đoán
thường qui.
Về kit chẩn đoán Strongyloides stercoralis, bộ
kit chẩn đoán của Lê Thị Xuân có độ nhạy
93,6%, độ đặc hiệu 92,9% và của Scimedx có có
độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 100%.
Costa-Cruz JM, dùng ấu trùng giun
Strongyloides ratti làm kháng nguyên để phát
hiện IgE, độ nhạy chỉ có 55%(7), Krolewiecki AJ
và cs dùng ấu trùng Strongyloides stercoralis thì có
độ nhạy 97.8% và độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên
đoán âm >97%(13). Như vậy, bộ kit chẩn đoán
Strongyloides stercoralis của Lê Thị Xuân có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao và có thể sử dụng trong
chẩn đoán thường qui.
Về kit chẩn đoán Toxocara sp, bộ kit chẩn
đoán của Lê Thị Xuân có độ nhạy 94,4%, độ đặc
hiệu 96,2% và của Scimedx có có độ nhạy 87,5%,
độ đặc hiệu 94,4%.
Theo nghiên cứu của Mohamad S. và cs, tùy
từng thành phần kháng nguyên tiết có độ nhạy
từ 80-100%, độ đặc hiệu 92-96,2%(16). Nghiên cứu
của Watthanakulp và cs dùng kháng nguyên tiết
phát hiện từng thành phần IgG, độ nhạy từ 50-
98% và độ đặc hiệu từ 71-81%(23). Như vậy, bộ kit
chẩn đoán Toxocara sp của Lê Thị Xuân có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao và có thể sử dụng trong
chẩn đoán thường qui.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa 164
So sánh kết quả chẩn đoán ký sinh trùng
từ bộ kit của Lê Thị Xuân và bộ kit của
Scimedx
Về độ phù hợp giữa 2 bộ kit: Kết quả xét
nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch ELISA để chẩn
đoán C. cellulosae, Fasciola sp, Strongyloides
stercoralis, Toxocara sp của bộ kit Lê Thị Xuân và
của Scimedx có sự phù hợp rất cao (Kappa >
0,9). Điều này cho thấy có thể sử dụng bộ kit Lê
Thị Xuân trong chẩn đoán thường qui với độ tin
cậy cao.
Trong 4 loại kháng nguyên của Lê Thị Xuân
kể trên thì có 2 loại kháng nguyên gồm kháng
nguyên chẩn đoán Fasciola sp, Toxocara sp là
kháng nguyên tiết, còn kháng nguyên C.
cellulosae trích từ dịch nang, kháng nguyên chẩn
đoán Strongyloides stercoralis từ ấu trùng
Strongyloides stercoralis giai đoạn 2.
Về kháng nguyên dùng trong bộ kit chẩn
đoán C. cellulosae, kháng nguyên dịch nang
thường được sử dụng. Shiguekawa K.Y. và cs,
dùng 2 loại kháng nguyên từ C. cellulosae là
kháng nguyên dịch nang và kháng nguyên toàn
nang, tác giả nhận thấy kháng nguyên dịch
nang cho kết quả ít chéo với các loại ký sinh
trùng khác hơn kháng nguyên toàn nang(22). Các
tác giả Phạm Trí Tuệ, Nguyễn Thị Minh Tâm,
nghiên cứu kỹ thuật ELISA, xác định kháng
nguyên dịch nang đặc hiệu hơn kháng nguyên
toàn nang(2). Guo và cs, so sánh kháng nguyên
dịch nang C. cellulosae và kháng nguyên nội-
ngoại tiết dùng trong kỹ thuật ELISA thì thấy độ
nhạy của dịch nang cao hơn(11). Gần đây, nghiên
cứu của Amit P và cộng sự cũng dùng kháng
nguyên dịch nang(4). Như vậy, với bộ kit chẩn
đoán gạo heo C. cellulosae, Lê Thị Xuân dùng
kháng nguyên dịch nang là phù hợp với xu thế
chẩn đoán hiện hành.
Về kháng nguyên dùng trong bộ kit chẩn
đoán Fasciola sp, theo các nghiên cứu có thể
dùng kháng nguyên thân hoặc kháng nguyên
tiết. Tuy nhiên, khi dùng kháng nguyên tiết thì
phản ứng chéo ít gặp hơn dùng kháng nguyên
thân(14,17,21). Các nghiên cứu gần đây về chẩn
đoán sán lá gan đều dùng kháng nguyên tiết(6,9).
Bộ kit chẩn đoán sán lá gan của Lê Thị Xuân
dùng kháng nguyên tiết là phù hợp với xu
hướng hiện nay.
Về kháng nguyên dùng trong bộ kit chẩn
đoán Strongyloides stercoralis, những nơi không
có giun lươn, Costa-Cruz JM, Rodrigues RM
phải dùng Strongyloides ratti thay thế(7,20). Những
năm gần đây, nghiên cứu của Dekumyoy P,
kháng nguyên cũng điều chế từ ấu trùng
Strongyloides stercoralis(8). Bộ kit chẩn đoán
Strongyloides stercoralis của Lê Thị Xuân cũng
dùng ấu trùng của loại giun này để làm kháng
nguyên trong kit chẩn đoán, tính phù hợp và
đặc hiệu ký chủ tốt hơn.
Về kháng nguyên dùng trong bộ kit chẩn
đoán Toxocara sp., trên thế giới các nghiên cứu
đang dùng kháng nguyên tiết như nghiên cứu
của Iddawela RD, Ponce-Macotela M,
Alcântara-Neves NM(3,12,19), và gần đây các
nghiên cứu của Peixoto PL, Watthanakulpanich
D. cũng đều dùng kháng nguyên tiết trong kit
chẩn đoán Toxocara sp(18,23). Như vậy, với bộ kit
chẩn đoán Toxocara sp, Lê Thị Xuân dùng
kháng nguyên tiết là phù hợp với xu hướng của
thế giới.
Tóm lại, các kháng nguyên dùng trong bộ
kit chẩn đoán Fasciola sp, Toxocara sp của kit Lê
Thị Xuân, đã dùng kháng nguyên tiết để chẩn
đoán bệnh ký sinh trùng đang là xu hướng hiện
đại vì tránh được các phản ứng chéo mà kháng
nguyên thân mắc phải. Còn kháng nguyên dùng
trong chẩn đoán gạo heo C. cellulosae là kháng
nguyên dịch nang, dùng trong chẩn đoán
Strongyloides stercoralis là ấu trùng giai đoạn 2
Strongyloides stercoralis phù hợp với xu thế của
thế giới.
So sánh tỉ số OD bệnh/ OD cut off của các
bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ 2 bộ kit
Các mẫu huyết thanh của những bệnh nhân
nhiễm ký sinh trùng được thực hiện kỹ thuật
ELISA trên 2 bộ kit.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 165
Tính toán thống kê cho thấy sự khác biệt của
tỉ số OD bệnh/OD cut off của 2 bộ kit dùng
trong chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng không
có ý nghĩa thống kê, nghĩa là có sự tương đồng
về khả năng tầm soát bệnh của 2 bộ kit này.
KẾT LUẬN
Bộ kit của Lê Thị Xuân có độ ổn định, khả
năng tầm soát cao, sử dụng kháng nguyên phù
hợp với xu thế hiện đại, độ nhạy và độ đặc hiệu
tương đương với kit ngoại.
ĐỀ NGHỊ
Với các kết quả kiểm định chất lượng khả
quan như đã trình bày, Bộ môn Ký sinh Khoa Y
Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh xin được sử
dụng bộ kit chẩn đoán ký sinh trùng của Lê Thị
Xuân thay thế bộ kit của Scimedx trong thời
gian chờ đợi bộ kit của Lê Thị Xuân được cấp
giấy phép.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Phách (1995), Đánh giá một mẫu, Đánh gía kiểm
định, Thống kê y học – Nhà xb Y học, tr. 20-25, 38-55
2. Phạm Trí Tuệ, Nguyễn Thị Minh Tâm (1991), “Điều chế thăm
dò tính đặc hiệu của kháng nguyên ấu trùng sán lợn và ứng
dụng phản ứng miễn dịch men ELISA trong chẩn đoán bệnh ấu
trùng sán lợn ở người”, Tạp chí Y học thực hành, 4, tr. 23-28.
3. Alcântara-Neves NM, dos Santos AB, Mendonça LR, Figueiredo
CA, Pontes-de-Carvalho L. (2008), “An improved method to
obtain antigen-excreting Toxocara canis larvae”, Exp Parasitol.’,
119(3):349-51.
4. Amit P, Prasad KN, Kumar GR, Shweta T, Sanjeev J, Kumar PV,
Mukesh T (2011), “Immune response to different fractions of
Taenia solium cyst fluid antigens in patients with
neurocysticercosis” Exp Parasitol., 127(3):687-92.
5. Cook RJ. (1998), Kappa. In: The Encyclopedia of Biostatistics, T.
P. Armitage, Colton, eds., pp. 2160-2166. New York: Wiley,
1998.
6. Cornejo H, Oblitas F, Cruzado S, Quispe W. (2010), “Evaluation
of an ELISA test with Fasciola hepatica metabolic antigen for
diagnosis of human fascioliasis in Cajamarca, Peru”. Rev Peru
Med Exp Salud Publica., 27(4):569-74
7. Costa-Cruz JM et al. (2003), “Heterologous antigen extract in
ELISA for the detection of human IgE anti-Strongyloides
stercoralis.”, Rev Inst Med Trop Sao Paulo., 45(5):265-8
8. Dekumyoy P, Somtana K, Jantanawiwat P, Nuamtanong S, Sa-
nguankiat S, Nuchfaong S, Janyapoon K, Chindanond D (2002),
“Improved antigens for IgG-ELISA diagnosis of
strongyloidiasis”, Southeast Asian J Trop Med Public Health. 33
Suppl 3:53-9.
9. Espinoza JR, Timoteo O, Herrera-Velit P. (2005), “Fas2-ELISA in
the detection of human infection by Fasciola hepatica”, J
Helminthol. 79(3):235-40.
10. Gekeler F. et al. (2002), “Sensitivity and Specificity of ELISA and
Immunoblot for Diagnosing Neurocysticercosis”, Eur J Clin
Microbiol Infect Dis, 21, pp. 227-229.
11. Guo H., Zhao Z. F., Shi D. Z. (1997), “A study on the culture
medium antigens of C. cellulosae for detecting antibodies of
cysticercosis by means of ELISA”, Southeast Asian J Trop Med
Public Health, 28 Suppl 1, pp. 125-127.
12. Iddawela RD, Rajapakse RP, Perera NA, Agatsuma T (2007),
“Characterization of a Toxocara canis species-specific excretory-
secretory antigen (TcES-57) and development of a double
sandwich ELISA for diagnosis of visceral larva migrans”, Korean
J Parasitol. 2007 Mar;45(1):19-26
13. Krolewiecki AJ et al (2010), “Improved diagnosis of
Strongyloides stercoralis using recombinant antigen-based
serologies in a community-wide study in northern Argentina”,
Clin Vaccine Immunol. 17(10):1624-30.
14. Maleewong W et al (1996), “Comparison of adult somati and
excretory-secretory antigens in enzyme-linked immunosorbent
assay for serodiagnosis of hunam infection with Fasciola
gigantica”, S