Mở đầu & Mục tiêu: So sánh hiệu quả của hai phác đồ trong phá thai nội khoa dùng cho thai kì ngưng tiến
triển nhỏ hơn 12 tuần tuổi thai: 1- phác đồ Misoprostol ngậm dưới lưỡi với phác đồ 2- Misoprostol đặt âm đạo.
Phương pháp: Trong thời gian nghiên cứu 01/07/2009-30/04/2010, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ở phụ nữ có thai kì ngưng tiến triển nhỏ hơn 12 tuần tuổi thai, đến điều trị tại
Bệnh viện Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để chấm dứt thai kì. Mỗi nhóm can thiệp có 135 bệnh nhân.
Kết quả: Tỉ lệ thành công chung của nghiên cứu là 90,37%. Hiệu quả sảy thai trọn ở phác đồ 1 là 91,85%
so với phác đồ 2 là 88,90%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khác biệt giữa các tác dụng phụ giữa hai
phác đồ cũng không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Do không có sự khác biệt giữa hai phác đồ đều xử dụng Misoprostol 400µg lập lại tối đa 4 liều,
chúng ta cần có nghiên cứu định tính kế tiếp để xác định sự hài lòng của bệnh nhân trên từng phác đồ cụ thể.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả của Misoprostol ngậm dưới lưỡi và đặt âm đạo trong thai kỳ ngưng tiến triển nhỏ hơn 12 tuần tuổi thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 34
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MISOPROSTOL NGẬM DƯỚI LƯỠI
VÀ ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG THAI KỲ NGƯNG TIẾN TRIỂN
NHỎ HƠN 12 TUẦN TUỔI THAI
Bùi Thị Thanh Hoàng*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mở đầu & Mục tiêu: So sánh hiệu quả của hai phác đồ trong phá thai nội khoa dùng cho thai kì ngưng tiến
triển nhỏ hơn 12 tuần tuổi thai: 1- phác đồ Misoprostol ngậm dưới lưỡi với phác đồ 2- Misoprostol đặt âm đạo.
Phương pháp: Trong thời gian nghiên cứu 01/07/2009-30/04/2010, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng có nhóm chứng ở phụ nữ có thai kì ngưng tiến triển nhỏ hơn 12 tuần tuổi thai, đến điều trị tại
Bệnh viện Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để chấm dứt thai kì. Mỗi nhóm can thiệp có 135 bệnh nhân.
Kết quả: Tỉ lệ thành công chung của nghiên cứu là 90,37%. Hiệu quả sảy thai trọn ở phác đồ 1 là 91,85%
so với phác đồ 2 là 88,90%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Khác biệt giữa các tác dụng phụ giữa hai
phác đồ cũng không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Do không có sự khác biệt giữa hai phác đồ đều xử dụng Misoprostol 400µg lập lại tối đa 4 liều,
chúng ta cần có nghiên cứu định tính kế tiếp để xác định sự hài lòng của bệnh nhân trên từng phác đồ cụ thể.
Từ khóa: Phá thai nội khoa; Thai lưu; Ngậm dưới lưỡi.
ABSTRACT
COMPARES THE EFFICACY OF SUBLINGUAL AND VAGINAL MISOPROSTOL FOR
TERMINATING THE STILLBIRTHS AT THE TERM OF UNDER 12 WEEKS
Bui Thi Thanh Hoang, Vo Minh Tuan.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 34 - 40
Objectives: Comparing the effect on medical abortion between 2 regimens using for the still births at less
than 12 weeks of gestation: 1. Sublingual Misoprostol and 2. Vaginal Misoprostol.
Methods: A randomized controlled trial was carried out from July 2009 to April 2010 among women who
had still birth at less than 12 weeks of gestation and came to seek the health care from Ba Ria -Vung Tau Hospital.
There were 135 subjects for each intervention arm.
Result: In general, the complete abotion rate was 90.37%. Although the complete abortion rate of the first
was higher than those of the second (91.85% vs 88.90%), however the difference was not significant (P>0.05).
Our study couldn’t show the significant difference between 2 regimens’ side effects neither.
Conclusion: Because of no sig nificant difference between 2 regimens found, we are in need a quatitative
study to exams the patients’ acceptance that indicates the suitable regime for them.
Keywords: Medical Abortion; Still Birth; Sublingual.
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU
Bên cạnh những thai kỳ phát triển bình
thường, thai ngừng tiến triển chiếm tỷ lệ từ 15 –
20% trong tất cả các thai kỳ, tỷ lệ thực tế còn có
thể cao hơn.
Nong và nạo thai là kỹ thuật triệt để nhất
làm sạch buồng tử cung trong vấn đề chấm dứt
* Bệnh viện Bà Rịa, Vũng Tàu. ** Bộ môn Sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc : PGS. TS Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 35
thai kỳ ngưng tiến triển. Đây là biện pháp tiêu
chuẩn đã áp dụng hàng chục năm qua. Tuy
nhiên, những biến chứng từ thủ thuật can thiệp
nong và nạo đã để lại là: tổn thương cổ tử cung,
nhiễm trùng, thủng tử cung, vô kinh không phải
là nhỏ. Đây là những biến chứng đe dọa tính
mạng, để lại nhiều di chứng trong đó có vô sinh.
Mặt khác, thủ thuật can thiệp luôn làm ảnh
hưởng đến tâm lý của người phụ nữ, nỗi đau
mất con, sự sợ hãi phải mang thai chết lưu trong
người, nỗi kinh hoàng khi phải trải qua thủ
thuật nong, nạo hoặc hút.
Can thiệp nội khoa là một biện pháp chấm
dứt thai kỳ ngừng tiến triển không xâm lấn có
hiệu quả, đơn giản và đang là vấn đề thời sự
đáng quan tâm. Với ứng dụng Misoprostol
trong phá thai nội khoa đã khá thành công trên
thế giới và trong nước. Nhưng trên thực tế, các
nhà thực hành lâm sàng vẫn đang nghiên cứu
vì vẫn chưa tìm ra đường dùng và phác đồ tối
ưu nhất.
Tại Việt Nam, hiện nay dược phẩm
Misoprostol đã được đưa vào chuẩn quốc gia
trong điều trị phá thai nội khoa, nhưng vấn đề
nghiên cứu ứng dụng của Misoprostol trong
chấm dứt thai kỳ ngưng tiến triển vẫn còn khá
mới mẻ. Chưa có một nghiên cứu nào so sánh về
hai đường dùng này khi áp dụng cho thai kỳ
ngưng tiến triển ≤ 12 tuần. Riêng tại Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, vẫn còn đang sử dụng phương pháp
nong, nạo cổ điển để chấm dứt thai kỳ ngưng
tiến triển. Với mong muốn áp dụng những tiến
bộ của y khoa về các kỹ thuật điều trị không
xâm lấn và đa dạng hóa các đường sử dụng
trong chấm dứt thai kỳ ngưng tiến triển ở tuổi
thai ≤ 12 tuần, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so
sánh hiệu quả của Misoprostol ngậm dưới lưỡi
và đặt âm đạo tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, với hy vọng sẽ ứng dụng các thành
quả nghiên cứu trên trong việc cải thiện chất
lượng về điều trị cho bệnh nhân.
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi:
Misoprostol sử dụng đường nào hiệu quả hơn: ngậm
dưới lưỡi hay đặt âm đạo?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
Xác định hiệu quả tống xuất thai của hai
phác đồ sử dụng Misoprostol đặt âm đạo và
ngậm dưới lưỡi trong thai kỳ ngưng tiến triển ≤
12 tuần.
Mục tiêu phụ
Xác định thời gian tống xuất thai trung bình
trong 2 phác đồ điều trị.
Xác định tỷ lệ các biến chứng gồm: băng
huyết, nhiễm trùng và tác dụng phụ gồm: đau
bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt run trên hai
phác đồ điều trị.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng không mù, ngẫu
nhiên, có nhóm chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Những phụ nữ có thai ngưng tiến triển sớm
≤ 12 tuần tuổi cần chấm dứt thai kỳ.
Dân số nghiên cứu
Những phụ nữ sống tại Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu có thai ngưng tiến triển sớm ≤ 12 tuần đến
khám và điều trị tại Bệnh viện Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu để chấm dứt thai kỳ.
Dân số chọn mẫu
Lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu,
những bệnh nhân thoả điều kiện nhận mẫu và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Thai ngưng tiến triển sớm trong tử cung có
tuổi thai ≥ 6 tuần và ≤ 12 tuần (dựa vào kỳ kinh
chót hoặc siêu âm).
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Không có chống chỉ định điều trị
Misoprostol.
Bằng lòng thực hiện tái khám theo yêu cầu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 36
Tiêu chuẩn loại trừ
Dị ứng với Prostaglandin.
Có bệnh lý về máu hoặc đang điều trị kháng
đông.
Bệnh lý nội khoa nặng: suy tim, suy thận,
hen nặng.
Đang viêm sinh dục cấp.
Có vết mổ lấy thai cũ.
Đang sẩy thai tiến triển (CTC xoá + mở ±
thấy phần mô thai).
Thai bệnh lý trứng trống (khi túi thai có
đường kính ≥ 18mm qua siêu âm ngã âm đạo
hoặc >25mm qua siêu âm bụng mà không thấy
phôi thai).
Cỡ mẫu
Công thức tìm sự khác biệt của 2 tỷ lệ trong
nghiên cứu đoàn hệ.
n=
( ) ( ) ( )
( )221
2
22111
2
1
11*1*2
pp
ppppzppz
−
⎥⎥⎦
⎤
⎢⎢⎣
⎡
−+−+−−
−
−
βα
α= 5%; năng lực mẫu = 80%. P1: 0,90. Tỷ lệ thành công của nhóm chứng là 90% (phác đồ đặt âm đạo). P2: 0,98. Giả
định tỷ lệ sai lệch của phác đồ ngậm dưới lưỡi là 8%.
Tổng cộng có 268 trường hợp cần nghiên
cứu, tỷ lệ mất dấu và không tuân thủ điều trị
ước tính khoảng 10%, nên cỡ mẫu dự trù cần
thiết cho nghiên cứu khoảng 290 trường hợp.
Phác đồ sử dụng
Dựa vào dược động học của thuốc, tham
khảo các liều dùng và tác dụng phụ của các
nghiên cứu, chúng tôi chọn thống nhất cho cả 2
phác đồ đặt âm đạo, ngậm dưới lưỡi về liều và
khoảng cách dùng:
Liều 1: 400μg (02 viên).
Liều 2: 400μg (02 viên) được lập lại cách liều
1 là 4 giờ nếu sẩy thai chưa tiến triển sau liều
đầu.
Liều 3: 400μg (02 viên) được lập lại cách liều
1 là 8 giờ nếu sẩy thai chưa tiến triển sau 2 liều
đã sử dụng.
Liều 4: 400μg (02 viên) được lập lại cách liều
1 là 12 giờ nếu sẩy thai chưa tiến triển sau 3 liều
đã sử dụng.
Sau 48 giờ túi thai chưa sẩy hoặc có xuất
huyết trầm trọng sẽ can thiệp thủ thuật.
Thuốc được sử dụng có tên là Misoprostol
dạng viên nén có hàm lượng 200μg do Công ty
liên doanh TNHH Stada – Việt Nam cung cấp.
Trong thời gian nghiên cứu chỉ sử dụng một loại
thuốc duy nhất.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thời gian
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng
07/2009 đã kết thúc vào tháng 04/2010. Cỡ mẫu
thu thập được là 270 trường hợp.
Địa điểm
Tại 2 bệnh viện Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Bệnh
viện Bà Rịa và Bệnh Viện Lê lợi).
Phương pháp tiến hành
Nhận bệnh dựa vào
Tiền sử: kinh cuối, kinh áp chót, chu kỳ kinh
hoặc các siêu âm có trước đó.
Bệnh sử và thăm khám phụ khoa: xác định
tình trạng bệnh lý đi kèm thai kỳ.
Xác định tình trạng ra huyết và độ mở CTC
khi nhập viện.
Siêu âm ngã âm đạo để hỗ trợ xác định tuổi
thai và phát hiện các bệnh lý đi kèm nếu có.
Các xét nghiệm cần thực hiện: công thức
máu, TQ, TCK, Fibrinogen.
Thai phụ được tư vấn và ký cam đoan đồng thuận
Sau khi đã thỏa được tiêu chuẩn chọn mẫu,
bệnh nhân sẽ được tư vấn về chấm dứt thai kỳ
ngưng tiến triển. Giới thiệu cả 2 phương pháp:
về điều trị ngoại khoa, nội khoa trong chấm dứt
thai kỳ, các ưu và khuyết điểm của cả hai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 37
phương pháp điều trị, các bước tiến hành thực
hiện để bệnh nhân chọn lựa. Bệnh nhân được
quyền chọn phương pháp chấm dứt thai. Nếu
chọn phương pháp chấm dứt thai nội khoa, khi
đối tượng đã đồng ý tham gia nghiên cứu thì
phải ký bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Thực hiện phác đồ điều trị và theo dõi
Nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị tất cả bao
gồm 145 thăm cho phác đồ ngậm dưới lưỡi và
145 thăm cho phác đồ đặt âm đạo, các thăm này
được trộn đều và để trong một thùng kín. Sau
khi có kết quả thu nhận đối tượng nghiên cứu,
một người trong nhóm nghiên cứu chịu trách
nhiệm bốc thăm theo phương pháp ngẫu nhiên
đơn để chọn đường sử dụng. Bệnh nhân được
nhập viện điều trị nội trú theo phác đồ đã chọn,
theo liều và thời gian đã quy định ở phác đồ sử
dụng, được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 48
giờ. Tất cả bệnh nhân đều được siêu âm kiểm tra
sau khi có dấu hiệu sẩy thai hoặc sau 48 giờ điều
trị nội trú tại viện. Những trường hợp sẩy trọn
được đánh giá thành công, ngược lại những
trường hợp còn túi thai được đánh giá thất bại
và can thiệp ngoại khoa. Đối với các trường hợp
sẩy không trọn với tổng trạng tốt và ra huyết âm
đạo ít được tư vấn xuất viện, theo dõi tiếp nếu
bệnh nhân đồng ý đến ngày thứ 7 tái khám,
đánh giá lại thành công hay thất bại để kết thúc
nghiên cứu.
Các dấu hiệu cần theo dõi
Theo dõi sẩy thai: theo dõi tình trạng đau
bụng, huyết âm đạo và tiến triển phần thai sẩy
qua âm đạo.
Theo dõi lượng máu mất: được đánh giá so
với kinh nguyệt bình thường của họ bao gồm:
không ra, ít, vừa, nhiều so với kinh nguyệt.
Được đánh giá thông qua so sánh với số lượng
bằng vệ sinh dùng trong chu kỳ bình thường.
Theo dõi tình trạng đau bụng: không đau,
đau ít, đau vừa, đau nhiều. Được đánh giá qua
tiêu chuẩn FPS-R.
Theo dõi các tác dụng phụ: tiêu chảy, buồn
nôn, nôn, đau bụng, sốt run.
Sau khi đã có tiến triển sẩy thai trọn (qua
khám lâm sàng và kết quả siêu âm buồng tử
cung trống) sẽ được xuất viện điều trị ngoại trú
và tái khám N7.
Sau 48 giờ, nếu lâm sàng còn đau bụng, ra
huyết âm đạo nhiều hoặc không ra, siêu âm ghi
nhận hình ảnh túi thai trong lòng tử cung chưa
bong, bệnh nhân sẽ được can thiệp thủ thuật
ngoại khoa.
Sau 48 giờ, siêu âm ghi nhận lòng tử cung ứ
ít dịch hoặc có khối phản âm hỗn hợp kích thước
nhỏ, lâm sàng ra huyết ít, không đau bụng, tử
cung co hồi tốt có thể tư vấn bệnh nhân điều trị
ngoại trú theo dõi tiếp và tái khám vào ngày thứ
7 để khám lâm sàng, siêu âm đánh giá lại.
Ở lần tái khám tiếp theo nếu siêu âm vẫn
còn khối phản âm hỗn hợp kết hợp lâm sàng tử
cung còn to, huyết âm đạo ra nhiều kéo dài, kết
luận thất bại, can thiệp thủ thuật ngoại khoa.
Nếu siêu âm lòng tử cung trống kết luận thai đã
sẩy trọn, kết thúc nghiên cứu.
Tư vấn
Tư vấn về các dấu hiệu bệnh nhân cần biết
để báo động với nhân viên y tế trong thời gian
thực hiện nghiên cứu trực tiếp với nhân viên tại
bệnh viện khi điều trị nội trú và ngoại trú thông
qua cấp phiếu theo dõi tại nhà, điện thoại liên hệ
giữa nhóm nghiên cứu và bệnh nhân cho những
bệnh được theo dõi khi xuất viện:
Ra huyết ướt đẫm 2 băng vệ sinh trong vòng
một giờ, rất nhiều so với kinh.
Đau bụng nhiều không bớt sau khi dùng
thuốc giảm đau.
Sốt 38,5˚C kéo dài trên 6 giờ, có dịch âm đạo
hôi hoặc dịch mủ.
Tiêu chuẩn thành công, tiêu chuẩn thất bại,
thời gian đánh giá nghiên cứu
Tiêu chuẩn thành công
Thai sẩy trọn hoàn toàn, kết thúc nghiên cứu
không có can thiệp thủ thuật ngoại khoa.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 38
Tiêu chuẩn thất bại
Thai không sẩy sau 48 giờ khi đã kết thúc 04
liều điều trị.
Thai đã sẩy nhưng không hoàn toàn sau khi
kết thúc một tuần điều trị, tái khám theo dõi vẫn
còn qua hình ảnh khối phản âm hỗn hợp trong
lòng tử cung trên siêu âm >15mm, khám lâm
sàng cổ tử cung còn hở, tử cung to và còn ra
huyết âm đạo.
Ra huyết nhiều trong thời gian điều trị, cần
phải can thiệp thủ thuật.
Tiêu chuẩn theo dõi tiếp
Sau 48 giờ điều trị theo dõi tại bệnh viện thai
đã sẩy, trên siêu âm kiểm tra không thấy hình
ảnh túi thai nhưng còn ít phản âm hỗn hợp <
15mm hoặc ứ ít dịch trong lòng tử cung kết hợp
với khám lâm sàng bệnh nhân không còn đau
bụng, huyết âm đạo ít, bệnh nhân sẽ được tư
vấn theo dõi qua điều trị ngoại trú với điều kiện
được sự đồng ý của bệnh nhân. Tiêu chuẩn theo
dõi tiếp nếu là sẩy trọn sẽ được tính trong nhóm
thành công.
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu mười tháng, chúng tôi
đã thu thập được 135 trường hợp cho phác đồ
NDL và 137 trường hợp cho phác đồ đặt ÂĐ,
ngay thời điểm kết thúc có hai trường hợp đặt
ÂĐ chưa tới ngày tái khám theo hẹn, nên bị loại
khỏi nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên
cứu.
Đặc điểm Ngậm dưới lưỡi n =135
Đặt âm đạo
n=135
Tổng
n=270
P*
Nhóm tuổi
≤ 20 tuổi 11 (8,1) 9 (6,7) 20 (7,4)
21 – 30 tuổi 69 (51,1) 70 (51,9) 139 (51,5)
31 – 40 tuổi 46 (34,1) 46 (34,1) 92 (34,1)
≥ 41 tuổi 9 (6,7) 10 (13,5) 19 (7,0)
0,967
Nghề nghiệp
Nội trợ 64 (47,4) 57 (42,1) 121 (44,8) 0,19
Đặc điểm Ngậm dưới lưỡi n =135
Đặt âm đạo
n=135
Tổng
n=270
P*
Buôn bán 11 (8,1) 15 (11,1) 26 (9,6)
CNV 40 (29,6) 36 (26,7) 76 (28,1)
Làm nông 04 (3,0) 13 (9,6) 17 (6,3)
Khác 16 (11,9) 14 (10,4) 30 (11,1)
Trình độ học vấn
Cấp 1 35 (25,9) 37 (27,4) 72 (26,7)
Cấp 2 58 (43,0) 62 (45,9) 120 (44,4)
Cấp 3 31 (23,0) 30 (22,2) 61 (22,6)
ĐH, sau ĐH 11 (8,1) 06 (4,4) 17 (6,3)
0,642
Nhóm địa chỉ
Thị xã 55 (40,7) 58 (43,0) 113 (41,9)
Thị trấn 37 (27,4) 27 (20,0) 64 (23,7)
Vùng sâu 43 (31,9) 50 (37,0) 93 (34,4)
0,338
Nhóm tuổi thai
≥6 tuần - <8
tuần 65(48,15) 55 (40,07) 120(44,44) 0,09
≥8 tuần -
<10 tuần 46 (34,07) 63 (46,67) 109(40,37)
≥10 tuần -
<12 tuần 24(17,78) 17(12,59) 41(15,19)
Hở CTC
Có 24(17,78) 27(20,0) 51(18,89) 0,641
Không 111(82,22) 108(80,0) 219(81,11)
Ra huyết âm đạo
Có 85(62,96) 87(64,44) 172(63,7) 0,8
Không 50(37,94) 48(35,56) 98(36,3)
Nhận xét: Không có sự khác biệt về phân bố
giữa các đặc điểm khác ngoài yếu tố can thiệp
khi so sánh giữa hai nhóm phác đồ điều trị.
Bảng 2: Đánh giá các yếu tố chung của nghiên cứu.
Yếu tố Số lượng %
Thành công 244 90,37
Đánh giá hiệu quả
Thất bại 26 9,63
≤ 4 giờ 31 12,70
4 - ≤ 48 giờ 208 85,25
Thời gian ra thai
trong nhóm thành
công ≥ 48 giờ 5 2,05
Liều 1-2 170 62,96
Liều sử dụng
Liều 3-4 100 37,04
Ít 15 5,56
Vừa 206 76,30 Mức độ đau bụng
Nhiều 49 18,15
Ít 15 5,56
Vừa 220 81,48 Mức độ ra huyết
Nhiều 35 12,96
Buồn nôn, nôn 20 7,41
Sốt 11 4,07 Tác dụng phụ
Tiêu chảy 22 8,15
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 39
BÀN LUẬN
Khi so sánh cụ thể mẫu nghiên cứu của
chúng tôi với các nghiên cứu khác về thai ngừng
tiến triển sớm, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thành
công chung của nghiên cứu là 90,37% cao hơn so
với tỷ lệ chung của Tang OS (2003) 88%(7) trên
nghiên cứu so sánh đường ngậm dưới lưỡi và
đặt âm đạo và tương đương với Nguyễn Thị
Như Ngọc 90%(3); Nguyễn Thị Ba (2008) 89,5%(2)
và Phạm Thị Ngọc Thuỷ (2006) 89,74%(4).
Tỷ lệ tác dụng phụ về đau bụng 100%. Trong
đó đau bụng vừa chiếm tỷ lệ cao nhất 76,3%.
Tương đương với Tang OS đau bụng 100%, cao
hơn Nguyễn Thị Như Ngọc 2004 tỷ lệ tác dụng
phụ đau bụng là 90%, Nguyễn Thị Ba đau bụng
chiếm 86%.
Mức độ ra huyết vừa chiếm tỷ lệ 81,45%
thấp nhất là mức độ ra huyết ít 5,56%. Nghiên
cứu Nguyễn Thị Ba 2008 mức độ ra huyết ít
chiếm tỷ lệ 50,5%, thấp nhất là mức độ ra huyết
nhiều 5%.
Các tác dụng phụ khác như: buồn nôn, sốt
tiêu chảy chiếm tỷ lệ chung là 19,6% cao hơn
nghiên cứu của Nguyễn Thị Ba 2008(2) 7,5%.
Bảng 3: Tỷ lệ sẩy thai trọn của hai phác đồ dùng
thuốc Misoprostol.
Đánh giá
hiệu quả Thất bại Thành công RR 95% CI P
*
Ngậm
dưới lưỡi 11(8,15) 124(91,85) 1
Đặt âm
đạo 15(11,1) 120(88,9) 0,73 0,4– 1,5 0,41
Tổng 26(9,63) 244(90,37)
(*) Poisson đơn biến.
Tỉ lệ sẩy thai trọn của Misoprostol ngậm
dưới lưỡi là 91,85% so với 88,9% của phác đồ đặt
âm đạo. Kết quả, chúng tôi không thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở tỷ lệ sẩy thai trọn ở 2
phác đồ. Như vậy, ở phác đồ ngậm dưới lưỡi
hoặc phác đồ đặt âm đạo với cùng liều và
khoảng cách thì có hiệu quả tương đương với:
RR: 0,73; KTC: 0,4 – 1,5; P = 0,41.
So với nghiên cứu của Tang OS 2003(7) tác
giả cũng so sánh đường ngậm dưới lưỡi và đặt
âm đạo, sử dụng cùng số liều lập lại với
khoảng cách thời gian tương đương ở cả hai
phác đồ. Kết quả giống nhau ở 2 phác đồ
ngậm dưới lưỡi và phác đồ đặt âm đạo là
87,5%; 95% CI = 74 – 95%.
Ngược lại, có những nghiên cứu cùng phác
đồ đặt âm đạo nhưng tỷ lệ thành công cao hơn
mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Sifakis 2005(6)
liều 400μg đặt âm đạo lập lại mỗi 4 giờ, tối đa
3 ngày có tỷ lệ thành công 91%. Nguyễn Thị
Như Ngọc 2004(3) với liều 800μg đặt âm đạo tỷ
lệ thành công 92,9%.
Bảng 4: Thời gian ra thai trung bình của hai phác đồ
sử dụng thuốc Misoprostol.
Ngậm dưới lưỡi
n=120
Đặt âm đạo
n=124 Thời gian ra thai
TB KTC TB KTC
P*
Thời gian ra
thai trung
bình (giờ)
10,3 8,8 – 11,8 17,4 14,8 – 2 0 0,000
(*) T – test.
Thời gian ra thai trung bình của nhóm phác
đồ ngậm dưới lưỡi là 10,3 giờ; KTC 8,8 – 11,8 và
đặt âm đạo 17,4; KTC 14,8 – 20. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. So với Tang OS
2003(7), nghiên cứu thực hiện so sánh phác đồ đặt
âm đạo và phác đồ ngậm dưới lưỡi, với cùng số
liều và khoảng cách thời gian, kết quả thời gian
ra thai trung bình của nhóm ngậm dưới lưỡi (9,5
giờ) và nhóm đặt âm đạo (13,5 giờ) tác giả ghi
nhận có sự khác biệt về thời gian ra thai nhóm
ngậm dưới lưỡi ngắn hơn so với đặt âm đạo. So
sánh thời gian ra thai trung bình của phác đồ đặt
âm đạo với một số nghiên cứu khác: Phạm Thị
Ngọc Thuỷ 2006(4) với liều 800μg thời gian tống
xuất trung bình 14,56 giờ, Nguyễn Thị Ba 2008(2)
liều 600μg có lập lại, thời gian ra thai 10,15 giờ,
mẫu nghiên cứu của chúng tôi có thời gian kéo
dài hơn, so sánh này chỉ có tính chất tương đối
vì các phác đồ không thống nhất về liều và
khoảng cách dùng. Theo Aronson 2007 đường
ngậm dưới lưỡi sẽ xuất hiện cơn co tử cung sớm
và mạnh hơn các đường sử dụng khác.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà