Đặt vấn đề: Bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp (BHMLQTG) là một bệnh rối loạn tự miễn tại hốc mắt bệnh nhân. Triệu chứng khô mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh này. Trên thế giới nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05% đã được sử dụng phổ biến vì tính an toàn và hiệu quả của hai loại thuốc này trong điều trị khô mắt. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc này cũng như so sánh hiệu quả của chúng trong điều trị khô mắt, đặc biệt là khô mắt trong BHMLQTG. Mục tiêu: 1. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt nhân tạo ở bệnh nhân BHMLQTG trong vòng 4 tháng theo dõi, 2. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân BHMLQTG trong vòng 4 tháng theo dõi, và 3. So sánh hiệu quả điều trị khô mắt của hai loại thuốc này qua 4 tháng theo dõi điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/8/2011 đến ngày 1/8/2012. Tổng cộng 36 bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm điều trị trong đó nhóm 1 gồm 16 bệnh nhân sử dụng nước mắt nhân tạo và nhóm 2 gồm 20 bệnh nhân sử dụng cyclosporin 0,05%. Cả hai nhóm được đo lường ba chỉ số chính đánh giá khô mắt là Schirmer test, TBUT và OSDI theo ba mốc thời gian: chưa điều trị, điều trị 2 tháng, điều trị 4 tháng.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả điều trị khô mắt trong bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp của nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin0,05%, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 254
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT TRONG BỆNH LÝ HỐC MẮT
LIÊN QUAN TUYẾN GIÁP CỦA NƯỚC MẮT NHÂN TẠO
VÀ THUỐC NHỎ MẮT CYCLOSPORIN 0,05%
Lê Ngọc Hùng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp (BHMLQTG) là một bệnh rối loạn tự miễn tại hốc mắt bệnh
nhân. Triệu chứng khô mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh này. Trên thế giới nước mắt
nhân tạo và thuốc nhỏ mắt cyclosporin 0,05% đã được sử dụng phổ biến vì tính an toàn và hiệu quả của hai loại
thuốc này trong điều trị khô mắt. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của hai
loại thuốc này cũng như so sánh hiệu quả của chúng trong điều trị khô mắt, đặc biệt là khô mắt trong
BHMLQTG.
Mục tiêu: 1. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt nhân tạo ở bệnh nhân BHMLQTG trong
vòng 4 tháng theo dõi, 2. Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân BHMLQTG
trong vòng 4 tháng theo dõi, và 3. So sánh hiệu quả điều trị khô mắt của hai loại thuốc này qua 4 tháng theo dõi
điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng được tiến hành tại bệnh viện
Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/8/2011 đến ngày 1/8/2012. Tổng cộng 36 bệnh nhân được phân bố ngẫu nhiên
vào 2 nhóm điều trị trong đó nhóm 1 gồm 16 bệnh nhân sử dụng nước mắt nhân tạo và nhóm 2 gồm 20 bệnh
nhân sử dụng cyclosporin 0,05%. Cả hai nhóm được đo lường ba chỉ số chính đánh giá khô mắt là Schirmer test,
TBUT và OSDI theo ba mốc thời gian: chưa điều trị, điều trị 2 tháng, điều trị 4 tháng.
Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể cả ba chỉ số Schirmer test, TBUT và OSDI ở nhóm bệnh nhân sử
dụng nước mắt nhân tạo. Cụ thể chỉ số OSDI giảm rõ rệt từ 54,4 ± 5,4 lúc chưa điều trị xuống còn 33 ± 3,5
sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 32,6 ± 3,2 sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Chỉ số Schirmer test tăng từ
7,7 ± 4,6 lúc chưa điều trị lên 10,7 ± 2,8 sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 12,1 ± 2,8 sau 4 tháng điều trị
(p < 0,001). Chỉ số TBUT tăng lên từ 3,7 ± 1,5 lúc chưa điều trị lên 7,7 ± 1,5 sau 2 tháng điều trị (p <
0,001) và 8,5 ± 1,6 sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Cyclosporin 0,05% cũng có hiệu quả tương tự khi chỉ số
OSDI giảm từ 53,7 ± 6 lúc chưa điều trị xuống còn 29,9 ± 5,2 sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 28,4 ± 5
sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Chỉ số Schirmer test tăng có ý nghĩa thống kê từ 9,6 ± 7,9 lúc chưa điều trị
lên 11,6 ± 3,9 (p < 0,001) sau 2 tháng và 12,9 ± 3,9 sau 4 tháng điều trị (p < 0,001). Chỉ số TBUT tăng lên
từ 4,1 ± 1,3 lúc chưa điều trị lên 9,3 ± 1,2 sau 2 tháng điều trị (p < 0,001) và 10,4 ± 1,4 sau 4 tháng điều trị
(p < 0,001) Khi so sánh hiệu quả của hai loại thuốc này, kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai đều có hiệu quả
làm giảm chỉ số OSDI và tăng chỉ số Schirmer như nhau (p = 0,09 và p = 0,21). Tuy nhiên cyclosporin lại
có hiệu quả tốt hơn nước mắt nhân tạo trong việc cải thiện chỉ số TBUT (p < 0,001).
Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy cả hai loại thuốc đều có hiệu quả cải thiện như nhau trong việc làm tăng
chỉ số Schirmer test và giảm chỉ số OSDI của bệnh nhân, do đó nên sử dụng hai loại thuốc này trong điều trị khô
mắt ở bệnh nhân BHMLQTG. Vì cyclosporin 0,05% có hiệu quả cải thiện chỉ số TBUT tốt hơn nước mắt nhân
tạo, do đó nên sử dụng cyclosporin 0,05% trong việc điều trị các trường hợp khô mắt nặng do BHMLQTG.
Từ khóa: BHMLQTG, hiệu quả điều trị, Schirmer test, TBUT, OSDI.
* Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS.CKII Lê Ngọc Hùng ĐT: 0908605576 Email: hungle_gd@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 255
ABSTRACT
ARTIFICIAL TEAR DROPS AND CYCLOSPORIN 0.05%: A RANDOMISED CONTROLLED TRIAL ON
DRY-EYE TREAMENT EFFECTIVENESS AMONG THYROID ORITOPATHY PATIENTS.
Le Ngoc Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 254 - 262
Background: Thyroid orbitopathy (TO) is an organ-specific autoimmune disorder that occurs in orbital
tissues. Dry eye symptoms are one of the most common symptoms of TO. For recent years, artificial tear drops
and cyclosporin 0.05% have been accepted all over the world because of their effectiveness and safety on dry eye
treatment. However, until now there are not any studies on effectiveness of these two kinds of drug on dry eye
treatment, especially dry eye on thyroid orbitopathy patients in Vietnam.
Objectives: 1. To determine the dry eye treatment effectiveness of artificial tear drops on thyroid orbitopathy
patient within four month of follow-up, 2. To determine the dry eye treatment effectiveness of cyclosporin 0.05%
on thyroid orbitopathy patients within four month of follow-up, and 3. To compare their effectiveness within four
month of follow-up.
Methods: A randomized controlled trial was conducted at Eye Hospital, Ho Chi Minh city from 1 August
2011 to 1 August 2012. There were a total of 36 patients in which 16 of them were randomized into group 1 which
using artificial tear drops and the rest were randomized into group 2 which using cyclosporin 0.05%. Both two
groups were measured three dry eye indicators including Schirmer test, TBUT (Tear Breakup-time) and OSDI
(Ocular Surface Disease Index) at three different periods of time: at baseline, after 2 month follow-up, and 4
month follow-up.
Result: There was a significant improvement of Schirmer test, TBUT, and OSDI in group 1. Namely, the
mean OSDI decreased from 54.5 ± 5.4 at baseline to 33 ± 3.5 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 32.6 ± 3.2
after 4 month follow-up (p < 0.001). The mean Schirmer, on the other hand, increased significantly from 7.7 ± 4.6
at baseline to 10.7 ± 2.8 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 12.1 ± 2.8 after 4 month follow-up (p < 0.001).
The mean TBUT also increased from 3.7 ± 1.5 at baseline to 7.7 ± 1.5 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 8.5
± 1.6 after 4 month follow-up (p < 0.001). In group 2, cyclosporin 0.05% also had similar effectiveness. The mean
OSDI decreased from 53.7 ± 6 at baseline to 29.9 ± 5.2 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 28.4 ± 5 after 4
month follow-up (p < 0.001). The mean Schirmer test increased from 9.6 ± 7.9 at baseline to 11.6 ± 3.9 (p < 0.001)
after 2 month follow-up, and 12.9 ± 3.9 after 4 month follow-up (p < 0.001). The mean TBUT also increased from
4.1 ± 1.3 at baseline to 9.3 ± 1.2 after 2 month follow-up (p < 0.001) and 10.4 ± 1.4 after 4 month follow-up (p <
0.001) As compared the effectiveness of these two drugs, there were not statistically difference found with the
mean OSDI and Schirmer test (p = 0.09 and p = 0.21). However, cyclosporin 0.05% had a better improvement
than artificial tear drops with the mean TBUT (p < 0.001).
Conclusion: The findings showed that two drugs have the same improvement of Schirmer test and OSDI on
thyroid orbitopathy patients, so it is recommended to use both drug on dry eye treatment on thyroid orbitopathy
patients. As a result of better improvement on TBUT, cyclosporin 0.05 should be used for patient with severe dry
eye in thyroid orbitopathy.
Key words: Thyroid Orbitopathy, effectiveness, Schirmer test, TBUT, OSDI.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh hốc mắt liên quan tuyến giáp
(BLHMLQTG) là một rối loạn tự miễn tại hốc
mắt bệnh nhân. Đặc trưng của bệnh chính là
các phản ứng viêm, phù nề và xơ hóa tại mô
hốc mắt cũng như các cơ ngoại nhãn tại hốc
mắt. Các dấu chứng và triệu chứng của
BLHMLQTG là kết quả của sự tăng thể tích do
phù nề của các bộ phận trong hốc mắt, sự tăng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 256
tiết glycosaminoglycans và sự tăng thể tích các
mô mỡ.
Triệu chứng khô mắt là một triệu chứng
thường gặp ở những bệnh nhân mắc
BLHMLQTG. Cơ chế chủ yếu là sự tăng bay
hơi của phim nước mắt ở những bệnh nhân
này, gây nên bệnh khô mắt do tăng bay hơi
(Evaporative dry eye – EDE). Đây là kết quả
của sự tăng thể tích của các phần trong hốc
mắt khiến nhãn cầu bị đẩy ra trước và tăng độ
mở rộng khe mi. Các bằng chứng gần đây đã
minh họa thêm cho các cơ chế khả dĩ có thể
góp phần vào cơ chế bệnh sinh của triệu
chứng khô mắt. Theo các giả thuyết này, bệnh
khô mắt do tăng bay hơi có thể gây ra những
đặc điểm của bệnh khô mắt do thiếu hụt nước
mắt (Aqueous-deficient dry eye – ADDE).
Nước mắt nhân tạo từ lâu là một trong nhiều
loại thuốc được sử dụng phổ biến trên thế giới
cũng như tại Việt Nam trong điều trị khô mắt.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây có một
loại thuốc nhỏ mắt mới là cyclosporin 0,05% đã
được đưa vào sử dụng trong điều trị khô mắt
vừa và nặng ở các bệnh lý liên quan hốc mắt.
Tính hiệu quả và độ an toàn của cyclosporin
0,05% cũng đã được chứng minh qua một số
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Mặc dù vậy,
việc so sánh hiệu quả giữa hai loại thuốc nhỏ
mắt này vẫn chưa được chứng minh cụ thể, do
đó khó có thể biết được cyclosporin 0,05% hiệu
quả hơn nước mắt nhân tạo trong điều trị khô
mắt hay không.
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm khảo sát
chưa có nghiên cứu nào đánh giá được hiệu quả
điều trị khô mắt của cyclosporin 0,05% trong
bệnh lý hốc mắt, đặc biệt là BHMLQTG. Bên
cạnh đó cũng chưa có nghiên cứu nào so sánh
được hiệu quả điều trị khô mắt của nước mắt
nhân tạo và cyclosporin 0,05%.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “So sánh hiệu quả điều trị khô mắt
trong bệnh lý hốc mắt liên quan tuyến giáp của
nước mắt nhân tạo và thuốc nhỏ mắt
cyclosporin 0,05%”.
Mục tiêu đề tài
Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của nước
mắt nhân tạo ở bệnh nhân BHMLQTG thông
qua sự thay đổi các chỉ số Schirmer, TBUT và
OSDI của bệnh nhân trong 4 tháng điều trị.
Xác định hiệu quả điều trị khô mắt của
cyclosporin 0,05% ở bệnh nhân BHMLQTG
thông qua sự thay đổi các chỉ số Schirmer, TBUT
và OSDI của bệnh nhân trong 4 tháng điều trị.
So sánh hiệu quả điều trị khô mắt của
cyclosporin 0,05% và nước mắt nhân tạo thông
qua việc so sánh sự thay đổi các chỉ số Schirmer,
TBUT và OSDI trong 4 tháng điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân BHMLQTG đến khám tại
Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian từ 01/08/2011 đến 01/08/2012.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có nhóm chứng.
Tiêu chí đưa vào của nghiên cứu: 1) bệnh
nhân được chẩn đoán BHMLQTG theo tiêu
chuẩn Bartley và mắc BHMLQTG trong giai
đoạn không hoạt tính theo tiêu chuẩn CAS, 2)
bệnh nhân được chẩn đoán khô mắt dựa vào
TBUT và Schirmer test trong đó Test Schirmer I
trong 5 phút ≤ 10 mm và Test TBUT ≤ 10 s.
Có tổng cộng 36 bệnh nhân phù hợp với các
tiêu chí đưa vào của nghiên cứu được chia thành
hai nhóm: nhóm 1 gồm 16 bệnh nhân được cho
sử dụng nước mắt nhân tạo và nhóm 2 gồm 20
bệnh nhân sử dụng cyclosporin 0,005%. Cả hai
nhóm sử dụng thuốc trong thời gian 4 tháng.
Các chỉ số chính bao gồm TBUT, OSDI và
Schirmer test sẽ được đo tại 3 mốc thời gian: lúc
chưa điều trị, điều trị hai tháng, điều trị 4 tháng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 257
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học ở hai nhóm nghiên cứu trước điều trị.
Biến số Nhóm 1 (n = 16) Nhóm 2 (n = 20) p
Tuổi (TB ± ĐLC (KGT)) 47,9 ± 15,8 (21-72) 42,4 ± 12,8 (23-71) 0,24
a
Tỷ lệ nữ/nam 10/6 16/4 0,29
b
Nghề nghiệp (n (%))
Nông dân
Buôn bán
Công nhân, viên chức
Nội trợ
Khác
3 (18,8)
2 (12,5)
3 (18,8)
2 (12,5)
6 (37,5)
2 (10)
0 (0)
1 (5)
2 (10)
15 (75)
0,14
c
Khu vực sinh sống (n (%))
Đông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Khác
11 (61,1)
4 (22,2)
3 (16,7)
9 (50)
4 (22,2)
5 (27,8)
0,9
c
Từ viết tắt: TB-Trung bình, ĐLC - độ lệch chuẩn, KGT-Khoảng giá trị a: phép kiểm Wilcoxon-Mann-Whitney b:phép kiểm chi
bình phương c: phép kiểm Fisher’s exact
Về độ tuổi, giữa hai nhóm không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi trung bình (p
= 0,24). Nếu xét toàn bộ mẫu nghiên cứu đỉnh
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 48-57 tuổi (34%).
Đỉnh tuổi này phù hợp với nhiều y văn nghiên
cứu về độ tuổi dễ mắc BHMLQTG(11).
Tỷ lệ nữ/nam của toàn bộ mẫu nghiên cứu là
26/10 = 2,6 thấp hơn một số nghiên cứu trên thế
giới trong đó tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 6 lần
nam(3,4). Có thể lý giải điều này do mẫu nhỏ nên
chưa thể hiện được đặc điểm giới tính của
BHMLQTG là thường xảy ra ở nữ.
Về nghề nghiệp mặc dù nhóm khác có tỷ lệ
cao nhất (37,5% ở nhóm 1 và 75% ở nhóm 2)
nhưng các nghề nghiệp khác như lao động phổ
thông, lao động tự do lại chiếm tỷ lệ rất thấp,
do đó thực chất nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ
cao nhất là nông dân (18,8% ở nhóm 1 và 10% ở
nhóm 2).
Về khu vực sinh sống đa số bệnh nhân sống
tại khu vực Đông Nam Bộ (61,1% ở nhóm 1 và
50% ở nhóm 2). Điều này phản ánh đúng thực tế
vì BHMLQTG, một bệnh lý thường đi kèm với
bệnh cường giáp, mà bệnh cường giáp lại có tần
suất mắc tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ cao hơn so với các khu vực khác.
Khi tìm hiểu sự khác biệt giữa hai nhóm về
các yếu tố dịch tễ học, không thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này cho thấy
có sự phân bố ngẫu nhiên các đối tượng vào hai
nhóm.
Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu
trước khi điều trị.
Biến số
Nhóm 1
(n = 16)
Nhóm 2
(n=20)
p
Tình trạng chức năng tuyến
giáp (n (%))
Cường giáp
Nhược giáp
Bình giáp
13 (90)
1 (3,5)
2 (6,5)
17 (91)
1(2,4)
2 (5,6)
0,9
a
Triệu chứng lâm sàng
BHMLQTG
Co trợn mi (TB ± ĐLC (KGT))
(mm)
6,2 ± 0,7
(5,5-7,5)
6,4 ± 0,8
(5,5-8)
0,29
b
Lồi mắt (TB ± ĐLC (KGT)) (mm) 17,1 ± 3,3
(9-23)
17,3 ± 2,8
(12-24)
0,86
b
Ảnh hưởng cơ vận nhãn (n(%) 9 (55,3) 15 (75) 0,29
a
Từ viết tắt: TB-Trung bình, ĐLC - độ lệch chuẩn, KGT-
Khoảng giá trị; a: phép kiểm Fisher’s exact; b: phép kiểm
Wilcoxon-Mann-Whitney.
Tỷ lệ bệnh nhân cường giáp ở cả hai nhóm
đều chiếm tỷ lệ cao (nhóm 1: 90%, nhóm 2: 91%).
Kết quả này tương tự như trong các y văn kinh
điển nghiên cứu về BHMLQTG cho thấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 258
BHMLQTG thường xảy ra trên 80-90% bệnh
nhân cường giáp(3,4,6).
Kết quả đo cơ trợn mi ở bệnh nhân hai nhóm
cho thấy, 100% mắt của 36 bệnh nhân (72 mắt)
đều bị co trợn mi. Kết quả này phù hợp với y
văn thế giới trong đó triệu chứng co trợn mi
trong BHMLQTG xuất hiện ở > 75% các ca
bệnh(3). Giá trị trung bình co trợn mi của hai
nhóm không có sự chênh lệch lớn (nhóm 1: 6,2 ±
0,7, nhóm 2: 6,4 ± 0,8) và sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p = 0,43).
Về triệu chứng lồi mắt, giá trị trung bình lồi
mắt của bệnh nhân ở hai nhóm lần lượt là 17,1 ±
3,3 và 17,3 ± 2,8, và sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,86). Tỷ lệ bệnh nhân lồi
mắt ở cả hai bên của toàn bộ mẫu nghiên cứu lên
đến 93%. Kết quả này cũng phù hợp với các tổng
quan y văn trên thế giới khi cho biết có từ 80-
90% số bệnh nhân bị lồi mắt cả ở hai bên(3).
Triệu chứng khô mắt của mẫu nghiên cứu
Bảng 3: Triệu chứng cơ năng và thực thể của hai nhóm nghiên cứu trước khi điều trị.
Biến số Nhóm 1 (n = 16) Nhóm 2 (n = 20) p
Triệu chứng cơ năng
Chỉ số OSDI (TB ± ĐLC (KGT)) 54,1 ± 5,4 (39,28-60,71) 53,7 ± 6 (31,25-62,5) 0,83
a
Phân độ OSDI (n(%)) Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
1 (6,2)
15 (93,8)
0 (0)
0 (0)
1 (5)
19 (95)
0 (0)
0 (0)
1
b
Triệu chứng thực thể
Chỉ số Schirmer (TB ± ĐLC (KGT)) (mm) 7,7 ± 4,6 (2-25) 9,6 ± 7,9 (1-35) 0,66
a
Phân độ Schirmer (n(%) Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
6 (18,8)
16 (50)
9 (28,1)
1 (3,1)
8 (20)
15 (37,5)
15 (37,5)
2 (5)
0,74
b
Chỉ số TBUT (TB ± ĐLC (KGT)) (s) 3,7 ± 1,5 (1-7) 4,1 ± 1,3 (1-7) 0,15
a
Phân độ Schirmer (n (%)) Nhẹ
Vừa
Nặng
Rất nặng
0 (0)
4 (12,5)
28 (87,5)
0 (0)
0 (0)
6 (15)
34 (85)
0 (0)
1
b
Từ viết tắt: TB-Trung bình, ĐLC - độ lệch chuẩn, KGT-Khoảng giá trị a: phép kiểm Wilcoxon-Mann-Whitney; b: phép kiểm
Fisher’s exact
Kết quả thống kê cho thấy chỉ số trung
bình OSDI của hai nhóm không có sự khác
biệt lớn (nhóm 1: 54,1 ± 5,4 và nhóm 2: 53,7 ± 6)
và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,83). Về phân độ OSDI, cả hai nhóm đều
không có bệnh nhân phân độ nặng và rất
nặng. Mặc dù có sự khác biệt giữa phân độ
vừa và nhẹ giữa hai nhóm nhưng không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,74).
Chỉ số Schirmer trung bình của cả hai nhóm
trước khi điều trị không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p = 0,66) trong đó nhóm 1 là 7,7 ±
4,6 và nhóm 2 là 9,6 ± 7,9. Về phân độ Schirmer,
bảng 3 cho thấy ở cả hai nhóm đều có bệnh nhân
thuộc các phân độ khác nhau. Như vậy có thể
thấy các bệnh nhân trong nghiên cứu này đều có
hiện tượng viêm tuyến lệ. Chính điều này ảnh
hưởng đến sự tiết nước mắt ở bệnh nhân.
Chỉ số TBUT của cả hai nhóm mặc dù có sự
khác biệt (nhóm 1: 3,7 ± 1,5 và nhóm 2: 4,1 ± 1,3)
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p = 0,15). Về phân độ TBUT, cả hai nhóm đều
có tỷ lệ bệnh nhân phân độ nặng rất cao (nhóm
1: 87,5%, nhóm 2: 85%). Như vậy có thể thấy mặc
dù hầu hết các bệnh nhân trong giai đoạn không
hoạt tính nhưng các phản ứng tự miễn trong các
mô và tổ chức hốc mắt làm chết nhiều tế bào đài
và tế bào biểu mô và viêm tuyến lệ. Khi tế bào
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 259
đài và tuyến lệ bị viêm sẽ dẫn đến sự mất ổn
định của màn phim nước mắt. Điều này được
phản ánh qua chỉ số TBUT và Schirmer của bệnh
nhân sẽ xuống thấp.
Hiệu quả điều trị của nước mắt nhân tạo
Bảng 4: Sự thay đổi các chỉ số khô mắt qua 4 tháng điều trị nước mắt nhân tạo ở nhóm 1.
TB ± ĐLC (KGT) Chỉ số đo lường khô mắt
Chưa điều trị Điều trị 2 tháng Điều trị 4 tháng
p*
Chỉ số OSDI 54,1 ± 5,4 (39,28-60,71) 33 ± 3,5 (25-39,28) 32,6± 3,2 (25-39,28) < 0,001
Chỉ số Schirmer’s test (mm) 7,7 ± 4,6 (2-25) 10,7 ± 2,8 (6-18) 12,1 ± 2,8 (7-19) < 0,001
Chỉ số BUT (s) 3,7 ± 1,5 (1-7) 7,7 ± 1,5 (5-10) 8,5 ± 1,6 (5-11) < 0,001
Từ viết tắt: mm - milimet; s -giây; TB-Trung bình, ĐLC- độ lệch chuẩn, KGT-Khoảng giá trị
*: phép kiểm ANOVA lập lại một chiều.
Kết quả cho thấy sau khi điều trị 2 tháng chỉ
số OSDI giảm xuống 21,1 điểm từ 54,1 ± 5,4 còn
33 ± 3,5 (p < 0,001) và sau 4 tháng giảm tiếp 0,4
điểm (p < 0,001). Như vậy, nước mắt nhân tạo có
hiệu quả làm giảm chỉ số OSDI theo thời gian,
hay nói cách khác có thể cải thiện chỉ số OSDI
theo thời gian điều trị.
Đối với chỉ số Schirmer, kết quả phân tích
cho thấy sau 2 tháng sử dụng nước mắt nhân
tạo, chỉ số Schirmer của bệnh nhân nhóm 1 tăng
3 điểm từ 7,7 ± 4,6 lên 10,7 ± 1,5 (p < 0,001). Kết
quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu
của Altimapak(1). Đến tháng thứ 4, chỉ số
Schirmer của bệnh nhân nhóm 1 tiếp tục tăng lên
12,1 ± 2,8 (p < 0,001). Như vậy nước mắt nhân tạo
có hiệu quả thực sự trong việc tăng chỉ số
Schirmer theo thời gian điều trị.
Sự cải thiện đáng kể chỉ số Schirmer ở bệnh
nhân sử dụng nước mắt nhân tạo có thể lý giải
phần lớn là do cơ chế tác dụng của nước mắt
nhân tạo. Nước mắt nhân tạo khi sử dụng trong
điều trị khô mắt sẽ đóng vai trò cung cấp lớp
nước cho phim nước mắt cũng như làm giảm
dần áp suất thẩm thấu trên bề mặt nhãn cầu, cắt
đứt được chu trình viêm có thể diễn ra sau đó.
Test Schirmer là một test đo lường mức độ tiết
xuất nước mắt ở bệnh nhân. Do đó việc cải thiện
chỉ