Mở đầu: Tỷ lệ phát hiện K TTL ở những bệnh nhân cao có PSA cao sẽ tăng lên khi mở rộng số mẫu sinh
thiết. Tại Việt Nam, ít có báo cáo về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành so sánh kết quả sinh thiết 6 và 12
mẫu.
Mục tiêu: So sánh tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt khi sinh thiết 12 mẫu so với 6 mẫu.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Những bệnh nhân nghi ngờ KTTL
qua xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu TTL(PSA) cao hơn ngưỡng 4ng/ml hoặc thăm khám TTL bằng
ngón tay qua ngã trực tràng (DRE) thấy bất thường sẽ được chỉ định sinh thiết TTL 12 mẫu hoặc 6 mẫu.
Kết quả: Từ 07/2006 đến 07/2011, tại bệnh viện Bình Dân có 365 trường hợp sinh thiết TLT 6 mẫu và 239
trường hợp sinh thiết 12 mẫu. Nhóm sinh thiết 6 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 70,76 tuổi (thay đổi từ
40-97 tuổi). Có 75 bệnh nhân KTLT(20,54%), 283 bệnh nhân phì đại TLT(77,53%), 4 bệnh nhân PIN cao
(1,09%) và 3 bệnh nhân viêm TLT(0,84%). Nhóm sinh thiết 12 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 71,75
tuổi(thay đổi từ 34-99 tuổi). Có 65 bệnh nhân KTTL(27,43%), 129 bệnh nhân phì đại TTL(BPH)(54,43%), 3
bệnh nhân BPH + PIN cao(1,27%) và 40 bệnh nhân BPH + Viêm TTL(16,88%).
Kết luận: Sinh thiết TTL qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm cho kết quả chính xác. Kết quả
sinh thiết dương tính cho thấy tần suất KTTL thấp hơn ở bệnh nhân Việt Nam so với nước ngoài và tuổi trung
bình của bệnh nhân cũng cao hơn so với nước ngoài. Tỉ lệ KTTL qua sinh thiết 12 mẫu cao hơn 6 mẫu nhưng
chưa đủ ý nghĩa thống kê.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt 6 mẫu với 12 mẫu qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 299
SO SÁNH KẾT QUẢ SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT 6 MẪU VỚI
12 MẪU QUA NGÃ TRỰC TRÀNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
Vũ Văn Ty*, Trà Anh Duy*, Nguyễn Văn Học*, Phan Văn Hoàn**, Nguyễn Chí Phong*,
Bùi Phương Anh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tỷ lệ phát hiện K TTL ở những bệnh nhân cao có PSA cao sẽ tăng lên khi mở rộng số mẫu sinh
thiết. Tại Việt Nam, ít có báo cáo về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành so sánh kết quả sinh thiết 6 và 12
mẫu.
Mục tiêu: So sánh tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt khi sinh thiết 12 mẫu so với 6 mẫu.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Những bệnh nhân nghi ngờ KTTL
qua xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu TTL(PSA) cao hơn ngưỡng 4ng/ml hoặc thăm khám TTL bằng
ngón tay qua ngã trực tràng (DRE) thấy bất thường sẽ được chỉ định sinh thiết TTL 12 mẫu hoặc 6 mẫu.
Kết quả: Từ 07/2006 đến 07/2011, tại bệnh viện Bình Dân có 365 trường hợp sinh thiết TLT 6 mẫu và 239
trường hợp sinh thiết 12 mẫu. Nhóm sinh thiết 6 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 70,76 tuổi (thay đổi từ
40-97 tuổi). Có 75 bệnh nhân KTLT(20,54%), 283 bệnh nhân phì đại TLT(77,53%), 4 bệnh nhân PIN cao
(1,09%) và 3 bệnh nhân viêm TLT(0,84%). Nhóm sinh thiết 12 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 71,75
tuổi(thay đổi từ 34-99 tuổi). Có 65 bệnh nhân KTTL(27,43%), 129 bệnh nhân phì đại TTL(BPH)(54,43%), 3
bệnh nhân BPH + PIN cao(1,27%) và 40 bệnh nhân BPH + Viêm TTL(16,88%).
Kết luận: Sinh thiết TTL qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm cho kết quả chính xác. Kết quả
sinh thiết dương tính cho thấy tần suất KTTL thấp hơn ở bệnh nhân Việt Nam so với nước ngoài và tuổi trung
bình của bệnh nhân cũng cao hơn so với nước ngoài. Tỉ lệ KTTL qua sinh thiết 12 mẫu cao hơn 6 mẫu nhưng
chưa đủ ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: Ung thư tuyến tiền liệt, sinh thiết tuyến tiền liệt
ABSTRACT
COMPARISION OUTCOMES OF 6 VERSUS 12 CORE PROSTATE BIOPSY UNDER TRANSRECTAL
ULTRASOUND GUIDE
Vu Van Ty, Tra Anh Duy, Nguyen Van Hoc, Phan Van Hoang, Nguyen Chi Phong, Bui Phuong Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 299 - 304
Introduction: The prostate cancer detection rate in patients with elevated prostate specific antigen (PSA)
increases with extended needle biopsy protocols. In Viet Nam, This topic is rarely reported. We describe the results
of 6 and 12 core transrectal biopsy.
Objectives: Comparision the overall cancer detection rate of 6 and 12 core biopsy.
Methods: Patients having an elevated PSA level(>4ng/ml) or abnormal digital rectal examination(DRE)
(hard nodules) would be performed prostate biopsy.
Results: From July 2006 to July 2011, we performed(TRUS guided biopsy for 602 patients at Binh Dan
hospital. Group 6 score (365 patients): Mean age of patients was 70.76 years (range 40-97). There were 75
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Trà Anh Duy ĐT: 0939222494 Email: traanhduy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 300
prostate cancer (PCa) patients(20.54%), 283 BPH patients (77.53%), 4 patients with BPH + high grade prostatic
intracellular neoplasia(PIN)(1.09%) and 3 patients with BPH + prostatitis(0.84%). Group 12 score (293
patients): Mean age of patients was 71,75 years(range 34-99). There were 65 prostate cancer (PCa) patients
(27.43%), 129 BPH patients (54.43%), 3 patients with BPH + high grade prostatic intracellular neoplasia (PIN)
(1.27%) and 3 patients with BPH + prostatitis (16.88%).
Conclusions: Prostate biopsy under TRUS guide is valuable. The biopsy results show that the prevalence of
prostate cancer at Binh Dan hospital is not so high as of Western series and the mean age of PCa patients is also
higher than Western population. The overall cancer detection rate 12 core transrectal prostate biopsy is superior to
6 core biopsy but not statistically significant.
Key words: Prostate Cancer, protate biopsy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tiền liệt tuyến (KTTL) là bệnh lý
thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Ở Hoa Kỳ
mỗi năm có khoảng 186.320 trường hợp mới
được chẩn đoán, khoảng 40% bệnh nhân dưới
65 tuổi. Nếu KTTL được phát hiện sớm ở giai
đoạn còn khu trú, 100% bệnh nhân đạt được
thời gian sống 5 năm, trong khi đó tỉ lệ này
giảm xuống còn 32% nếu ở giai đoạn ung thư
di căn. Sự khác biệt này khiến người ta nghĩ
đến việc chẩn đoán KTTL ở giai đoạn sớm và
tầm soát, mặc dù cho đến nay, tỉ lệ tử vong
giảm nhờ tầm soát KTTL chưa chắc chắn(3).
Muốn chẩn đoán sớm KTTL, người ta phải
dựa vào xét nghiệm PSA là 1 loại kháng nguyên
đặc hiệu tiền liệt tuyến trong huyết thanh. PSA
được sử dụng rộng rãi như là chất chỉ điểm
(marker) cho bệnh lý của tiền liệt tuyến như phì
đại TTL và KTTL. Ngoài ra việc khám lâm sàng
qua thăm khám tiền liệt tuyến bằng ngón tay qua
ngã trực tràng (DRE) để tìm nhân cứng ở tiền liệt
tuyến cũng giúp thêm cho việc tầm soát. Những
bệnh nhân được nghi ngờ KTTL qua khám lâm
sàng và xét nghiệm máu sẽ được chỉ định sinh
thiết TTL qua ngã trực tràng dưới hướng dẫn của
siêu âm.
Tỷ lệ phát hiện K TTL ở những bệnh nhân
cao có PSA cao sẽ tăng lên khi mở rộng số mẫu
sinh thiết. Tại Việt Nam, ít có báo cáo về vấn đề
này. Do đó chúng tôi tiến hành so sánh kết quả
sinh thiết 6 và 12 mẫu.
Mục tiêu
Qua nghiên cứu, chúng tôi muốn xác định
mục tiêu chính là xác định tỉ lệ phát hiện ung thư
tuyến tiền liệt qua sinh thiết tuyến tiền liệt 12
mẫu ngã trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm cao
hơn sinh thiết tuyến tiền liệt có ý nghĩa thống kê
hay không.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những bệnh nhân nghi ngờ KTTL được chỉ
định sinh thiết TTL tại BV Bình Dân trong thời
gian từ tháng 07 năm 2006 đến tháng 07 năm
2011.
Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, thăm khám
TTL qua trực tràng bằng ngón tay; TTL bình
thường có vỏ bọc nhẵn, mật độ chắc như trái
banh quần vợt, nếu có sang thương đội lớp vỏ
bọc hoặc nhân cứng nghi ngờ ung thư, ta có
chỉ định để sinh thiết TTL(5).
Định lượng PSA trong máu: nếu nồng độ PSA
cao hơn mức bình thường cũng sẽ được chỉ định
sinh thiết TTL. Bệnh nhân được chuẩn bị ruột
buổi sáng trước khi sinh thiết bằng Fleet Enema
bơm vào trực tràng. Kháng sinh loại
Ciprofloxacine uống được dùng trong 3 ngày, từ
hôm trước ngày sinh thiết và kéo dài thêm 1
ngày sau khi sinh thiết để phòng ngừa nhiễm
trùng. Chúng tôi dùng máy siêu âm Logiq 5 của
hãng GE với đầu dò qua ngã trực tràng tần số 10
MHz với 2 mặt cắt dọc và ngang.
Dụng cụ sinh thiết TTL Biopsy Gun của hãng
BARD với Kim Tru-cut 16G hoặc 18G dài 25cm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 301
Bệnh nhân nằm nghiêng trái đầu gối co sát
bụng, sát trùng vùng tầng sinh môn với
Bétadine, trải khăn lỗ vô trùng chỉ bộc lộ tầng
sinh môn và hậu môn. Gây tê niêm mạc bằng
Xylocain gel 2%, sau đó gây tê tại chỗ bằng
Xylocain 2% chích vào bờ ngoài hai bên tiền liệt
tuyến. Nếu bệnh nhân còn cảm giác đau sẽ được
chích thêm Mépéridine qua đường tĩnh mạch.
Chúng tôi khảo sát TTL bằng siêu âm để tìm các
sang thương nghi ngờ KTTL và sinh thiết ngay
sang thương ngoài 12 mẫu hệ thống ở 2 thùy
TTL. Các mẫu bệnh phẩm được ngâm trong
dung dịch Formol 10% và gởi về Khoa Giải Phẫu
Bệnh Lý để được xử lý và đọc kết quả. Đa số bệnh
nhân sinh thiết TTL đều lớn tuổi nên được bác sĩ
hoặc kỹ thuật viên gây mê theo dõi điều trị giảm
đau khi sinh thiết. Sau đó bệnh nhân được chuyển
về phòng bệnh để theo dõi và điều trị các biến
chứng nếu có xảy ra.
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 602 bệnh nhân có chỉ định sinh
thiết TTL từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 7 năm
2011 tại bệnh viện Bình Dân. Trong đó, 365 bệnh
nhân được sinh thiết 6 mẫu và 237 bệnh nhân
được sinh thiết 12 mẫu.
Nhóm 6 mẫu: Tuổi trung bình của bệnh nhân
sinh thiết TTL là 70, 76 tuổi(thay đổi từ 40 - 97
tuổi).
Nhóm 12 mẫu: tuổi trung bình của bệnh
nhân là 71,75 tuổi(thay đổi từ 34 - 99 tuổi)
Bảng 1: Tương quan giữa nồng độ PSA/ máu với kết quả Giải phẫu bệnh lý nhóm 6 mẫu
PSA máu (ng/ml)
Giải phẫu bệnh
100 TỔNG
BPH
7
87,5%
63
95,45%
130
94,89%
39
81,25%
19
79,17%
6
85,71%
13
48,15%
6
12,5%
283
77,53%
K TTL
1
12,5%
2
3,03%
5
3,65%
6
12,5%
5
20,83%
1
14,29%
13
48,15%
42
87,5%
75
20,54%
BPH + PIN cao
0 0
1
0,73%
2
4,17%
0 0 1
3,70%
0 4
1,09%
BPH + viem
0 1
1,52%
1
0,73%
1
2,08%
0 0 0 0 3
0,84%
Tổng
8
100%
66
100%
137
100%
48
100%
24
100%
7
100%
27
100%
48
100%
365
100%
Bảng 2: Tương quan giữa nồng độ PSA/máu với kết quả Giải phẫu bệnh lý nhóm 12 mẫu
PSA máu (ng/ml) Giải phẫu bệnh
100 TỔNG
BPH
3
50,00%
28
93,33%
49
72,06%
20
62,50%
8
44,44%
8
53,33%
13
37,14%
0
129
54,43%
K TTL
2
33,33%
1
3,33%
3
4,41%
7
21,88%
7
38,89%
3
0,20%
11
31,43%
31
93,94%
65
27,43%
BPH + PIN cao
0
0
2
2,94%
0
0
0
0
1
3,03%
3
1,27%
BPH + viem
1
33,33%
1
3,33%
14
20,59%
5
15,63%
3
16,67%
4
26,67%
11
31,43%
1
3,03%
40
16,88%
Tổng
6
100%
30
100%
68
100%
32
100%
18
100%
15
100%
35
100%
33
100%
237
100%
Bảng 3: Kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt 6 mẫu
Giải phẫu bệnh Tần suất Tỉ lệ
Phì đại TTL 283 77,53
K TTL 75 20,54
PIN cao 4 1,09
Viêm TTL 3 0,84
Tổng 365 100
Bảng 4: Kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu
Giải phẫu bệnh Tần suất Tỉ lệ
Phì đại TTL 129 54.43
K TTL 65 27.43
Phì đại +PIN cao 3 1.27
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 302
Phì đại +Viêm 40 16.88
Tổng 237 100
Bảng 5: So sánh tỉ lệ ung thư tuyến tiền liệt 6 mẫu
và 12 mẫu
6 mẫu 12 mẫu Tổng
K TTL 75 65 140
Lành tính 290 172 462
Tổng 365 237 602
P = 0,051 > 0,05
BÀN LUẬN
PSA và KTTL
Qua mẫu nghiên cứu trên, nhóm 6 mẫu có 75
bị KTTL trên tổng số 365 bệnh nhân đạt tỉ lệ
20,54%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 70,18
(thay đổi từ 44-97 tuổi). PSA trung bình của bệnh
nhân là 74,01 ng/ml. Chúng ta nhận thấy tỉ lệ
KTTL gia tăng theo kết quả PSA(Bảng 1), có 1
bệnh nhân KTTL với PSA<4ng/ml (0,23 ng/ml, tỉ
lệ 12,5%); PSA=4-10 ng/ml có 2/66 bệnh nhân
KTTL(tỉ lệ 3,03%); PSA ≥100 ng/ml có 42/48 bệnh
nhân KTTL(tỉ lệ 87,5%). Nhóm 12 mẫu có 65 bị
KTTL trên tổng số 237 bệnh nhân đạt tỉ lệ 27,43%.
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 71,75 (thay đổi
từ 34-99 tuổi). PSA trung bình của bệnh nhân là
90,25 ng/ml. Chúng ta nhận thấy tỉ lệ KTTL gia
tăng theo kết quả PSA(Bảng 2), có 2 bệnh nhân
KTTL với PSA<4ng/ml(0,29 ng/ml, tỉ lệ 33,33%);
PSA=4-10 ng/ml có 1/30 bệnh nhân KTTL (tỉ lệ
3,33%); PSA≥100 ng/ml có 31/33 bệnh nhân
KTTL(tỉ lệ 93,94%). Kết quả này cũng phù hợp
với y văn, theo đó tần suất người Á châu mắc
bệnh KTTL thấp so với các sắc dân khác (thống
kê năm 2000-2004 cho thấy tỉ lệ KTTL:
161,4/100.000 người Mỹ da trắng, 255,5/100.000
người Mỹ da đen, 140,8/100.000 người Mỹ gốc
Mexico và 96,5/100.000 người Mỹ gốc Á châu)(8).
Những công trình tầm soát ung thư tuyến tiền
liệt tại Việt Nam cũng cho kết quả phát hiện ung
thư tương đối thấp(11,14,15,16).
Theo Cooner và CS, khảo sát 1807 bệnh
nhân lứa tuổi 50-89, dùng cả 3 phương tiện
TRUS, DRE và PSA để truy tầm KTTL, tỉ lệ
khám phá 15% (so với DRE chỉ tìm được 1-2%
trường hợp). Nên kết hợp PSA và DRE để tầm
soát(6). Khảo sát sinh thiết 1653 BN>50tuổi
KTTL tìm thấy ở 22% người có PSA từ 4,0 -
9,9ng/ml và 67% người có PSA≥ 10ng/ml (6).
Trong 604 bệnh nhân sinh thiết TTL tại BV.
Bình Dân, nhóm sinh thiết 6 mẫu, có 66 bệnh
nhân với PSA từ 4-10 ng/ml, kết quả sinh thiết
KTTL ở 2 bệnh nhân (3,03%). Tương tự, nhóm
sinh thiết 12 mẫu có có 1 trường hợp k TTL
(3,33%) trong tổng số 30 trường hợp PSA 4-
10ng/ml.
Chọn lựa ngưỡng PSA để sinh thiết TTL ta
cần điều chỉnh PSA theo tuổi. PSA tăng theo tuổi,
phản ánh sự gia tăng thể tích TTL ảnh hưởng độc
lập lên nồng độ PSA máu(14). Điều chỉnh PSA theo
tuổi làm tăng độ nhạy của xét nghiệm PSA máu ở
người trẻ(<50 tuổi) nhờ giảm tỉ lệ âm tính giả và
tăng độ đặc hiệu của xét nghiệm PSA máu ở
người lớn tuổi nhờ giảm tỉ lệ dương tính giả. Do
đó, tăng số ung thư được phát hiện ở người trẻ
(còn khu trú) và giảm số trường hợp sinh thiết
âm tính không cần thiết ở người lớn tuổi(7).
Tỉ lệ PSA tự do (free/total PSA) bình thường #
0,18. Tỉ lệ PSA tự do làm tăng độ đặc hiệu của xét
nghiệm PSA máu ở người có PSA 2,5 -10ng/ml(7).
Sử dụng tỉ lệ PSA tự do kết hợp với PSA toàn thể
giúp gia tăng khả năng chẩn đoán phân biệt giữa
ung thư và phì đại TTL từ 55% - 73% mà không
ảnh hưởng đến độ nhạy(13).
Theo y văn, ở dân số tầm soát, tỉ lệ sinh thiết
dương tính là 1/50 khi PSA<4ng/ml, 1/3 khi PSA
>4ng/ml, trong đó là 1/4 khi PSA 4-10ng/ml và
1/2 -2/3 khi PSA>10ng/ml(2). Và tỉ lệ sinh thiết
dương tính càng cao khi cả thăm khám TTL qua
trực tràng bằng ngón tay và PSA đều bất thường.
Kỹ thuật sinh thiết
Sinh thiết được thực hiện qua ngã trực tràng
dưới hướng dẫn siêu âm với bộ phận hường dẫn
kim sinh thiết gắn trên đầu dò. Sinh thiết ở mặt
cắt dọc gần vỏ bọc TTL trong vùng ngoại vi.
So sánh giữa sinh thiết qua tầng sinh môn và
qua trực tràng, Halpern và cs nhận thấy cả 2 đều
chính xác như nhau, nhưng mỗi phương cách có
ưu khuyết điểm và biến chứng riêng. Chọn lựa
phương cách nào là tùy sở thích của người thực
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 303
hiện và phương tiện sẵn có. Tuy nhiên, siêu âm
và sinh thiết qua trực tràng là phương cách phổ
biến nhất và được ưa chuộng nhất.
Theo Emiliozzi P. và cs, nghiên cứu so sánh
sinh thiết tuyến tiền liệt 6 mẫu và 12 qua ngã
tầng sinh môn cho kết quả tỉ lệ phát hiện ung thư
là 38%(6 mẫu) và 51%(12 mẫu). nhóm bệnh nhân
có chỉ số PSA 4,1-10 ng/ml cho kết quả ung thư là
30%(6 mẫu) và 49(12 mẫu). kết quả này tương đối
cao hơn so với phương pháp sinh thiết qua nga
trực tràng(4).
Số mẫu sinh thiết
- Tỉ lệ sinh thiết dương tính trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi là 20,54% ở nhóm 6
mẫu và 27,43%, hơi thấp hơn so với y văn là 1/4 -
1/3 các trường hợp sinh thiết(5). Phần lớn các tác
giả đều đồng ý rằng, tỉ lệ phát hiện KTTL tăng
theo số mẫu sinh thiết; Ravery và cs. sinh thiết
10-12 mẫu, tỉ lệ phát hiện KTTL 38%, tăng thêm
6,6% so với 6 mẫu; Presti và cs. sinh thiết thêm 4
mẫu vùng ngoài ở đáy TTL, phát hiện 42% so với
22% khi sinh thiết 6 mẫu. Tuy nhiên, sự gia tăng
tỉ lệ này đặc biệt rõ nét ở bệnh nhân có PSA nhỏ
hơn 10 ng/ml và thể tích TTL lớn hơn 50 ml(12).
-Tỉ lệ PIN cao (high grade prostate
intracellular neoplasia) là 1,09 % ở nhóm 6 mẫu
và 1,27% ở nhóm 12 mẫu. Theo y văn, 25,8 % -
51% PIN cao sẽ tiến triển thành KTTL(8).
Bảng 6: Các công trình nghiên cứu so sánh
Nghiên cứu Số mẫu Tỉ lệ KTTL
Eskew et al, 1997(3) 6
13
26.1%
40.3%
Naughton et al, 2000(8) 6
12
26%
27%
Presti et al, 2000(10)
6
8
10
33.5%
39.7%
40.2%
Babaian et al, 2000(1) 6
11
20%
30%
Chúng tôi, 2012 6
12
20,54%
27,43%
Hình 1: A: 6 mẫu; B: 10 mẫu; C: 12 mẫu; D: 13 mẫu(13)
KẾT LUẬN
Từ 7/2006 đến 9/2011, 604 bệnh nhân thỏa các
tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu.
Trong đó 365 bệnh nhận được sinh thiết 6 mẫu
cho tỉ lệ KTTL 20,54% với PSA trung bình 74,01
ng/ml. Nhóm sinh thiết 12 mẫu có tỉ lệ K TTL là
27,43% với PSA trung bình 90,25 ng/ml. Mặc dù
sinh thiết 12 mẫu tăng thêm khoảng 7% nhưng
vẫn chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p= 0,051).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Babaian RJ (2000). Extended field prostate biopsy enhances
cancer detection. Urology;55(4):453-6.
2. Carter HB, Partin AW Diagnosis and staging of prostate cancer,
In: Walsh PC, Retik AB, Vaughan ED, Wein AJ (eds), Campbell’s
urology,(2002),8th ed, pp.3055-3079.
3. Eskew LA, Bare RL, McCullough DL (1997). Systematic 5 region
prostate biopsy is superior to sextant method for diagnosing
carcinoma of the prostate. J Urol.;157(1):199-202.
4. Emiliozzi P, Scarpone P, DePaula F, Pizzo M, Federico G,
Pansadoro A, Martini M, Pansadoro V (2004). The incidence of
prostate cancer in men with prostate specific antigen greater
than 4.0 ng/ml: a randomized study of 6 versus 12 core
transperineal prostate biopsy. J Urol.;171(1):197-199
5. Halpern E.J. Ultrasound-guided biopsy of the prostate in:
Imaging of the prostate. Eds: Halpern E.J., Cochlin D.L.,
Goldberg B.B Martin Dunitz 2002, ch.5; p.51-63.
6. Kenneth JP. Critical appraisal of Prostate-specific antigen in
prostate cancer screening: 20 years later. Urol 73(Suppl 5A) 2009:
11-20.
7. Matlaga BR, Eskew LA, McCullough DL, Prostate biopsy:
Indications and technique, JUrol(2003),169: January, pp 12-19.
8. Naughton CK, Miller DC, Mager DE, Ornstein DK, Catalona WJ
(2000). A prospective randomized trial comparing 6 versus 12
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 304
prostate biopsy cores: impact on cancer detection. J
Urol.;164(2):388-92.
9. Neil E.F., Nathan L (2009). Risk of Developing Prostate Cancer
in the Future: Overview of Prognostic Biomarkers. Urol; 73
(Suppl 5A): 21-27.
10. Presti JC Jr, Chang JJ, Bhargava V, Shinohara K (2000). The
optimal systematic prostate biopsy scheme should include 8
rather than 6 biopsies: results of a prospective clinical trial. J
Urol.;163(1):163-6.
11. Phan Văn Hoàng, Nguyễn Văn Học, Nguyễn Chí Phong (2010).
Sinh thiết 12 mẫu qua ngã trực tràng tại bệnh viện Bình Dân. Y
học Tp.HCM; tập 14 (1): tr. 448-451.
12. Schroder F.H. et als. Early Detection and Screening for Prostate
Cancer. In: Prostate Cancer, 3rd International Consultation on
Prostate Cancer – Paris 2003, p.19-47.
13. Trabulsi EJ, Halpern EJ, Gomella LG (2012). Ultrasonography
and Biopsy of the Prostate. In: CAMPBELL-WALSH Urology,
Wein AJ, Kavoussi LR, Novick AC, Partin AW, Peters CA, 10th
eds; vol 1: 2735-2749.
14. Vũ Văn Ty (2002). Vai trò kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến
trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tiền liệt tuyến. Luận văn
chuyên khoa 2. Trường ĐH. Y Dược TP.HCM.
15. Vũ Lê Chuyên, Đào Quang Oánh, Vũ Văn Ty và Cs (2010). Tầm
soát ung thư tiền liệt tuyến – kết qua bước đầu tại bệnh viện
Bình Dân. Y học Tp.HCM; tập 14 (1): tr. 534-538.
16. Vũ Văn Ty, Nguyễn Văn Học, Phan Văn Hoàng, Nguyễn Chí
Phong (2010). Kết quả sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng
dưới hướng dẫn siêu âm. Y học Tp.HCM; tập 14 (1): tr. 543-549.