So sánh phương pháp đặt nòng Silicon một lệ quản Minimonoka và hai lệ quản hình vòng trong phục hồi lệ quản chấn thương

Mục đích: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của hai phương pháp đặt nòng silicon hai lệ quản hình vòng và một lệ quản Mini-monoka trong phục hồi lệ quản chấn thương. Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 02/2010 đến tháng 03/2011 trên 86 mắt bệnh nhân với 94 lệ quản tại khoa chấn thương BV. Mắt TP.HCM. Kết quả: Tuổi trung bình 38,98 ± 13,2%, tỷ lệ nam 72,1%, nữ 27,9%, lệ quản trên 10,5%, lệ quản dưới 80,2%, hai lệ quản 9,3%. Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu ở nhóm ống Minimonoka lần lượt là 81,4% và 84,8% và ở nhóm ống vòng 74,4% và 87,5%. Tỷ lệ hết chảy nước mắt một tháng sau mổ 62,8% ở nhóm ống Mini-monoka và 37,2%. Tỷ lệ rách lệ quản và mòn bờ mi ở nhóm ống vòng là 25%. Tỷ lệ rớt ống ở nhóm ống ở nhóm ống mini-monoka 8,7%. Kết luận Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu cả hai nhóm tương đương nhau ở thời điểm sau mổ 6 tháng. Nhóm ống Mini-monoka có hiệu quả giảm chảy nước mắt sớm và ít tổn thương lệ quản hơn nhóm ống vòng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh phương pháp đặt nòng Silicon một lệ quản Minimonoka và hai lệ quản hình vòng trong phục hồi lệ quản chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 85 SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NÒNG SILICON MỘT LỆ QUẢN MINI- MONOKA VÀ HAI LỆ QUẢN HÌNH VÒNG TRONG PHỤC HỒI LỆ QUẢN CHẤN THƯƠNG Nguyễn Văn Thịnh*, Lê Minh Thông** TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của hai phương pháp đặt nòng silicon hai lệ quản hình vòng và một lệ quản Mini-monoka trong phục hồi lệ quản chấn thương. Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 02/2010 đến tháng 03/2011 trên 86 mắt bệnh nhân với 94 lệ quản tại khoa chấn thương BV. Mắt TP.HCM. Kết quả: Tuổi trung bình 38,98 ± 13,2%, tỷ lệ nam 72,1%, nữ 27,9%, lệ quản trên 10,5%, lệ quản dưới 80,2%, hai lệ quản 9,3%. Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu ở nhóm ống Minimonoka lần lượt là 81,4% và 84,8% và ở nhóm ống vòng 74,4% và 87,5%. Tỷ lệ hết chảy nước mắt một tháng sau mổ 62,8% ở nhóm ống Mini-monoka và 37,2%. Tỷ lệ rách lệ quản và mòn bờ mi ở nhóm ống vòng là 25%. Tỷ lệ rớt ống ở nhóm ống ở nhóm ống mini-monoka 8,7%. Kết luận Tỷ lệ thành công chức năng và giải phẫu cả hai nhóm tương đương nhau ở thời điểm sau mổ 6 tháng. Nhóm ống Mini-monoka có hiệu quả giảm chảy nước mắt sớm và ít tổn thương lệ quản hơn nhóm ống vòng. Từ khóa: Đứt lệ quản, ống lưu lệ quản 1 nòng Mini Monoka, ống lưu lệ quản vòng, xông đuôi heo. ABSTRACT COMPARATION OF THE DONUT SILICON STENT AND THE MINI MONOKA SILICON MONOCANALICULAR STENT METHOD FOR REPAIR OF CANALICULAR LACERATION Nguyen Van Thinh, Le Minh Thong. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 85 - 91 Objectives: To evaluate the effect and safety of the donut silicone stent (using the pigtail probe) and Mini Monoka silicone monocanalicular lacrimal stent for repair of canalicular laceration. Method: A prospective, randomized, case-control comparative clinical trial, from February 2010 to March 2011 at Department of Traumatic Ophthalmology, Eye Hospital of HCM city. Results: The mean age was 40, male 7.1%, female 27.9%, upper canaliculus 10.5%, lower canaliculus 80.2%, both 9.3%. The donut silicon stent group, 87.5% achieved canalicular patency and functional successfull rate was 74.4%. The Mini Monoka silicon monocanalicular lacrimal stent group, 84.8% achieved canalicular patency and functional successful rate was 81.4%. The free of tearing symptom of Mini monoka group was earlier than the other. The most common complication of the Mini Monoka was premature stent loss (8.7%), while the donut stent group was erosion on eyelid margin and canalicular slitting (25.0%). Conclusion: Anatomical and functional successfull rate were the same in both methods at 6 months after * Khoa Chấn thương, bệnh viện Mắt TP.HCM; ** Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Thịnh ĐT: 0918340112 Email: thinhngv@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 86 the operation. The free of tearing symptom of Mini monoka group was earlier than the other and the Mini monoka group was less canalicular injured than the donut group. Keywords: Canalicular laceration, the Mini Monoka silicon monocanalicular lacrimal stent, the donut silicone stent, the pigtail probe. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, vết thương đứt lệ quản do tai nạn giao thông, sinh hoạt rất phổ biến. Điều trị lệ quản chấn thương là một yêu cầu thực tế nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý bình thường cũng như hạn chế thấp nhất tổn hại về thẩm mỹ. Phương pháp nối lệ quản với nòng silicone hai lệ quản hình vòng (gọi tắt là ống vòng, sử dụng thông đuôi heo để đặt nòng) đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2001(7) có kết quả thành công về giải phẫu khá tốt. Từ tháng 7/2002 tại bệnh viện Mắt TPHCM đã bắt đầu dùng ống silicone Mini-monoka (gọi tắt là ống đơn) để đặt nòng lệ quản trong phục hồi lệ quản chấn thương. Hiện vẫn còn nhiều tranh luận về việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Pongsapak Promchot cho rằng sử dụng ống vòng để nối lệ quản rất kinh tế và thích hợp với các nước đang phát triển(8). Ngược lại, Saunders và cộng sự chủ trương rằng phương pháp sử dụng thông đuôi heo để phục hồi lệ quản nên bỏ đi vì gây nhiều biến chứng. Ống silicone Mini-monoka có ưu điểm ít gây tổn thương trên lệ quản lành nhưng dễ bị tuột ống(1) và giá thành còn cao đối với nhiều người dân nhất là người dân vùng nông thôn(9). Việc cần thiết phải có cơ sở khoa học để đánh giá, so sánh các ưu khuyết điểm của từng phương pháp cũng như chỉ định phương pháp an toàn, hiệu quả cho từng đối tượng bệnh nhân.Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài:”So sánh phương pháp đặt nòng silicon một lệ quản Mini-monoka và hai lệ quản hình vòng trong phục hồi lệ quản chấn thương”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá, so sánh kết quả điều trị đứt lệ quản do chấn thương bằng phương pháp nối lệ quản với nòng silicone một lệ quản Mini- Monoka với nòng silicone hai lệ quản hình vòng. Mục tiêu chuyên biệt - Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng chấn thương đứt lệ quản. - Xác định tính hiệu quả và an toàn của hai phương pháp. - Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng kết quả điều trị. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Dân số mục tiêu: các bệnh nhân bị đứt lệ quản chấn thương. - Dân số chọn mẫu: tất cả các bệnh nhân bị đứt lệ quản chấn thương nhập viện ngoại trú hoặc nội trú tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt TP HCM từ tháng 2/2010 đến tháng 3/2011, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ được chọn vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng. Cỡ mẫu Đây là nghiên cứu so sánh hai tỷ lệ, có công thức như sau: Cỡ mẫu mỗi nhóm là 43. Các bước tiến hành Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 87 Các trường hợp đứt lệ quản nhập khoa Chấn thương thỏa các điều kiện chọn mẫu được bốc thăm ngẫu nhiên chia thành hai lô: số lẻ lô 1, số chẵn lô 2. + Lô 1: Dùng phương pháp nối lệ quản với nòng silicone một lệ quản Mini Monoka có nút cài ở điểm lệ. + Lô 2: Dùng phương pháp nối lệ quản với nòng silicone hai lệ quản hình vòng (sử dụng thông đuôi heo để đặt nòng). Cả 2 lô được phẫu thuật bởi 1 bác sĩ. Phương pháp phẫu thuật - Phương pháp nối lệ quản với nòng silicone một lệ quản Mini-monoka có nút cài ở điểm lệ: Nong điểm lệ chú ý chỉ nong vừa đủ rộng để đặt ống. Nếu quá rộng dễ làm rớt ống. Đặt ống từ điểm lệ đến đầu ngòai lệ quản đứt. Cài nút ống silicone vào điểm lệ. Tiếp tục đặt ống qua đầu trong chỗ đứt vào túi lệ và ống lệ mũi. Chúng tôi vẫn để nguyên kích thước ống silicon (40mm) chứ không xén bớt còn 20mm như các sách hướng dẫn, điều này giúp chúng tôi dễ dàng thao tác khâu nối tận tận, mặt khác với sự kiểm soát chặt chẽ quá trình khâu nối không làm tổn thương lệ quản lành nên chúng tôi mở rộng chỉ định cho tất cả các trường hợp đứt lệ quản 1/3 trong. - Phương pháp nối lệ quản với nòng silicone hai lệ quản hình vòng (sử dụng xông đuôi heo để đặt nòng): + Để tránh biến chứng đi lạc đường, chúng tôi phải tìm cho được đầu trong lệ quản đứt để luồn thông đuôi heo từ đây lên điểm lệ của lệ quản lành. Trường hợp không tìm được đầu trong chỗ đứt hoặc không thể đặt thông đuôi heo từ vị trí này, chúng tôi sẽ chuyển phương pháp khác. + Nong điểm lệ trên và dưới, chú ý chỉ nong vừa đủ rộng nếu không dễ làm rách vòng xơ quanh điểm lệ. + Đặt chỉ vào 2 lệ quản. + Dùng thông đuôi heo đi từ đầu trong lệ quản đứt đi ngược lên lệ quản lành, luồn chỉ nylon 6.0 vào lỗ xỏ của thông rồi đi ngược lại đề đặt chỉ từ lệ quản lành đến đầu trong lệ quản đứt. Kế đó thông đuôi heo đi từ điểm lệ của lệ quản đứt đến đầu ngoài lệ quản đứt rồi xỏ sợi chỉ đã luồn đến đầu trong vào lỗ xỏ rồi kéo ra ngoài. Khi đó sợi chỉ nylon 6.0 đã ở cả lệ quan trên và dưới. + Đặt ống silicone vào 2 lệ quản. + Cắt đọan ống silicone dài 2,5cm. Luồn vào sợi chỉ nylon 6.0 vào lòng ống silicone trên. Theo đường dẫn của chỉ, đặt ống silicone vào 2 lệ quản. Cột chỉ khoảng 5-6 nốt vuông, khi đó ta đã biến đoạn silicon trên thành hình vòng đi qua 2 lệ quản. Đẩy mối chỉ vào lòng ống silicon để tránh gây kích thích cho lệ quản, sau đó đẩy chỗ nối ống silicone vào lệ quản lành. - Khâu nối lệ quản tận tận và phục hồi góc trong (chung cho cả 2 phương pháp). + Nếu đứt ở gần điểm lệ, khi đó lệ quản gần sát da và niêm mạc, ta có thể khâu các thành bằng chỉ vicryl 7.0, 8.0 ba nốt ở (1) bờ mi, (2) da mi, (3) kết mạc. + Trường hợp đứt lệ quản ở sâu hơn (1/3 giữa đến 1/3 trong). Khi đó, lệ quản đi xuống sâu hơn, nằm giữa hai gân trực tiếp và gân quặt sau, đồng thời hai lệ quản càng nằm gần sát nhau nên khi khâu nếu không chú ý sẽ gây tổn thương cho lệ quản lành. Khâu nối lệ quản và các mô xung quanh lệ quản bằng 3 nốt vicryl 6.0 ở thành sau, trước trên, trước dưới. Các nút chỉ quay ra ngoài. - Với kiểu bị nhổ bật góc trong (complete avulsion of the medial canthus), khâu nhánh sau của dây chằng mi trong vào màng xương vùng mào lệ sau bằng chỉ không tan 5/0 hoặc 6/0 (chỉ Prolene, Dacron,...). Xử lý và phân tích số liệu Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.2. Test Chi2 được dùng để so sánh các tỷ lệ và phân tích liên quan giữa các biến số, t test được dùng để so sánh 2 số trung bình. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 88 KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của dân số nghiên cứu Tuổi trung bình 38,98 ± 13,2, nam 72,1%; nữ 27,9%. Lao động phổ thông 44,8%. Lệ quản tổn thương: lệ quản trên 10,5%, lệ quản dưới 80,2%, cả hai lệ quản 9,3%. Vị trí đứt lệ quản: 1/3 ngoài 12,8%; 1/3 giữa 54,2%; 1/3 trong 33%. Mắt chấn thương: mắt phải 40,7%, mắt trái 59,3%. Chấn thương trực tiếp51,2%, gián tiếp 48,8%. Nguyên nhân tai nạn giao thông 52,3%, tai nạn sinh hoạt 16,3%, tai nạn lao động 15,1%, ẩu đả 16,3%. Thời gian chấn thương đến khi mổ: dưới 1 tuần: 84,9%, trên 1 tuần15,1%. Đứt lệ quản đơn giản 54,7%, phức tạp 45,3%. So sánh tính hiệu quả của hai phương pháp Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân hết chảy nước mắt sau mổ Phương pháp phẫu thuật Tỷ lệ% bệnh nhân hết chảy nước mắt sau mổ ở các thời điểm 1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng Ống đơn 34,9 62,8 74,4 81,4 Ống vòng 20,9 37,2 58,1 76,7 Bảng 2: Tỷ lệ thành công của hai phương pháp ở thời điểm 6 tháng sau mổ Phương pháp phẫu thuật Thành công chức năng Thành công giải phẫu Ống đơn 81,4% 84,8% Ống vòng 74,4% 87,5% So sánh tính an toàn của hai phương pháp Bảng 3: Tần số biến chứng của hai phương pháp Biến chứng Nhóm đơn n (%) Nhóm vòng n (%) Rớt ống 4 (8,7) 0(0,0) Lật điểm lệ 3 (6,5) 1 (2,1) Lật mí 1 (2,2) 1 (2,1) Rách lệ quản 0 (0,0) 6 (12,5) Khuyết chữ V mi mắt 1 (2,2) 2 (4,2) Mòn bờ mi 0 (0,0) 6 (12,5) U hạt 1 (2,2) 1 (2,1) Biến chứng Nhóm đơn n (%) Nhóm vòng n (%) Phản ứng viêm tại điểm lệ 3 (6,5) 0 (0,0) Bảng 4: Ảnh hưởng các yếu tố nguy cơ lên sự thành công Các yếu tố Thành công chức năng Thành công giải phẫu Thời gian trước mổ ≥ 1 tuần (+) ≥ 2 tuần (+) Có khâu da tuyến trước (+) (−) Vị trí đứt lệ quản (−) (−) Đứt lệ quản phức tạp (+) (+) Đứt 2 lệ quản (+) (+) Ghi chú: (−) không ảnh hưởng, (+) có ảnh hưởng. BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của 2 nhóm Đa số các trường hợp đứt lệ quản trong hai nhóm ở lứa tuổi lao động (87,2%). Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây đứt lệ quản chiếm tới 52,3%, cao hơn gấp 3 lần các nguyên nhân còn lại. Các nghiên cứu khác ở Việt nam đều cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu(6,7,10,11). Trong khi ở các nước phát triển, cho thấy nguyên nhân ẩu đả và chó cắn chiếm tỷ lệ ưu thế(6,10). Có đến 75,6% bệnh nhân từ các tỉnh thành khu vực phía Nam đến các bệnh viện lớn như bệnh viện Mắt TP.HCM, bệnh viện Chợ Rẫy, nơi có điều kiện làm vi phẫu. Điều này chứng tỏ kỹ thuật này còn là một nhu cầu cần thiết chưa đáp ứng được ở tuyến cơ sở. Tỷ lệ đứt lệ quản trên trong nghiên cứu này10,5% hơi cao hơn Vương Văn Quý(11) (2,2%) có lẽ vì tỷ lệ chấn thương trực tiếp hơi cao hơn so với chấn thương gián tiếp. Tính chất đứt lệ quản phức tạp chiếm 39/86 ca (45,3%) tương đương tác giả Vương Văn Quý 42,14%. So sánh tính hiệu quả của 2 phương pháp Tỷ lệ hết chảy nước mắt sống ở phương pháp dùng ống Mini-monoka tốt hơn nhóm sử dụng ống vòng ở các thời điểm một tuần, một tháng, ba tháng và sáu tháng. Tuy nhiên, chỉ ở thời điểm một tháng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sau khi rút ống, tỷ lệ hết chảy nước mắt ở nhóm ống vòng tăng nhanh đến thời điểm sáu tháng hai tỷ lệ này gần tương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 89 đương nhau. Không còn ca nào chảy nước mắt thường xuyên ở cả hai nhóm. Ở nhóm Mini-monoka, đa số vẫn còn một lệ quản nguyên vẹn còn hoạt động nên có thể làm bù cho lệ quản tổn thương. Lissner và Christian thấy rằng một lệ quản đơn độc cũng đủ dẫn lưu nước mắt ở điều kiện bình thường(3). Điều này giải thích nhóm đơn có ưu điểm làm hết triệu chứng chảy nước mắt sớm hơn nhóm vòng. Ở nhóm ống vòng, cả hai lệ quản đều đặt ống silicon có kích thước tương đương lệ quản, gây cản trở cơ học cho sự dẫn lưu nước mắt trong thời gian đầu. Sau một thời gian, hai lệ quản có dãn ra nhờ tác dụng nong của ống silicon nên có tăng tỷ lệ hết chảy nước mắt nhưng chậm. Sau khi rút ống, cản trở cơ học không còn nên tỷ lệ hết chảy nước mắt tăng nhanh ở thời điểm sáu tháng tương đương nhóm đặt ống Minimonoka. Hiệu quả dẫn lưu tốt nước mắt qua nghiệm pháp thoát màu Fluorescein tại thời điểm 6 tháng ở hai nhóm tương đương nhau (81,4% so với 79,1%). Cách tính tỷ lệ thành công chung về chức năng của chúng tôi là: Tỷ lệ thành công chung về chức năng là không chảy nước mắt đồng thời có nghiệm pháp thoát màu Fluorescein dương tính (ở thời điểm sáu tháng). Tỷ lệ thành công chung về chức năng ở nhóm ống đơn là 35 ca (81,4%), cao hơn tỷ lệ thành công chung về chức năng ở nhóm ống vòng là 32 ca (74,4%) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,4). Tỷ lệ thành công chung về chức năng trong công trình nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn một số công trình nghiên cứu khác. Tuy nhiên các tác giả này thường chỉ dùng triệu chứng chảy nước mắt (chức năng chủ quan)(5,8,10) hoặc đánh giá riêng từng chức năng(1) để tính tỷ lệ thành công, còn chúng tôi đánh giá cả hai chức năng khách quan và chủ quan nên cách đánh giá này toàn diện, chặt chẽ và khoa học hơn dù tỷ lệ thành công có thấp hơn. Cách tính tỷ lệ thành công chung về giải phẫu của chúng tôi là: Tỷ lệ thành công chung về giải phẫu = có dấu chạm cứng + bơm rửa lệ đạo nước thoát xuống miệng tốt (ở thời điểm sáu tháng). Tỷ lệ thành công chung về giải phẫu ở nhóm ống Mini Monoka là 39 lệ quản (84,8%) hơi thấp hơn so với nhóm ống vòng là 43 lệ quản (89,6%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,48). Về phương pháp đặt ống silicon hai lệ quản hình vòng, tỷ lệ thành công của chúng tôi hơi cao hơn Nguyễn Thị Đợi có thể vì (1) tác giả Nguyễn Thị Đợi và cộng sự đã ứng dụng kỹ thuật đặt ống silicon vòng đầu tiên tại Việt Nam nên một số phẫu thuật viên chưa có kinh nghiệm nối hai đầu lệ quản đứt không áp sát nhau, sự liền sẹo không liên tục nên tổ chức xơ xâm lấn vào vào ống lệ quản dẫn đến tắc lệ quản, (2) thông đi lạc đường, (3) đặt ống thô bạo(7). So sánh với tác giả Vương Văn Quý thì hai tỷ lệ này gần tương đương có thể vì chúng tôi đều tìm đầu trong lệ quản đứt trước để kiểm soát được đường đi của thông đuôi heo và sử dụng kỹ thuật đi “xuôi dòng” thay vì đi ngược dòng như kinh điển nên hạn chế được nhược điểm của phương pháp này. Về phương pháp đặt ống Minimonoka, tỷ lệ thành công của chúng tôi hơi cao hơn Anastas có lẽ vì tỷ lệ rớt ống sớm của tác giả này lến đến 29% và ống lạc chỗ 14%(1) so với tỷ lệ rớt ống của chúng tôi là 8,7%. Nếu so sánh hai phương pháp với các tác giả khác nhau thì tỷ lệ thành công của phương pháp ống vòng (81% và 86,8%)(1,9) tương đương với ống Minimonoka (79% và 90%)(1,8). So sánh hai phương pháp ngẫu nhiên, có đối chứng trong công trình nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự (89,6% so với 84,8%). Điều này khẳng định việc kêu gọi loại bỏ phương pháp sử dụng ống vòng là không có cơ sở khoa học. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 90 So sánh tính an toàn của hai phương pháp mổ Biến chứng rớt ống biến chứng rớt ống ở nhóm ống đơn 4 ống (8,7%) trong khi ở nhóm ống vòng không có trường hợp nào. Một số nguyên nhân có thể giải thích cho những trường hợp này. (1) Những vết thương đứt lệ quản có kèm tổn thương hoặc xây sát vùng điểm lệ có thể làm biến dạng cấu trúc giải phẫu điểm lệ dẫn đến sự cố định ống không chắc chắn. (2) Cấu trúc ở điểm lệ có những vòng xơ, khi ta nong điểm lệ mạnh tay, dễ làm đứt các vòng xơ này từ đó điểm lệ không ôm khít ống silicon tại vị trí được cài vào điểm lệ. (3) bình thường điểm lệ úp mặt vào kết mạc nhãn cầu vùng hồ lệ, khi tái tạo cấu trúc góc trong không tốt hoặc quá trình viêm phù nề vết thương làm lật điểm lệ ra ngoài và nếu bệnh nhân không cẩn thận khi vệ sinh mi mắt có thể làm rớt ống. Còn đối với nhóm ống vòng, chúng được luồn một sợi chỉ nylon 6/0 và thắt từ 5 đến 7 nốt vuông sau đó được kéo luồn vào trong lòng ống silicon nên chúng được cố định rất tốt. Biến chứng rách lệ quản, mòn bờ mi nhóm ống vòng có 6 ca rách lệ quản, 6 ca mòn bờ mi và chúng tôi không gặp biến chứng này ở nhóm ống đơn. Rách lệ quản xảy ra khi ống silicon quá ngắn, khi mở mắt lực căng lớn tác động vào lệ quản gây rách lệ quản về phía trong điểm lệ. Theo Burns(2), vết rách lệ quản từ 1-3 mm không ảnh hưởng đến chức năng lệ đạo. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trường hợp rách lệ quản đều có kích thước ≤ 2mm và không ảnh hưởng kết quả điều trị. Mòn bờ mi xảy ra khi ống silicon quá dài, khi nhắm mắt ống silicon đè lên bờ mi gây mòn bờ mi phía ngoài điểm lệ và có thể gây kích thích kết giác mạc. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, có 6 ca bị mòn bờ mi và kích thước cũng không quá 2 mm và không ảnh hưởng kết quả điều trị. Kích thước đoạn silicon có thể từ 20 -25 mm. Do tại khoa chúng tôi chỉ điều trị cho người lớn nên chúng tôi lấy kích thước cố định 25mm và không chỉnh sửa trong quá trình phẫu thuật vì các lý do sau: (1) phần lệ quản mi mắt có thể phù nề làm tăng kích thước lệ quản giả tạo, nếu ta tăng kích thước đoạn ống silicon thì sau khi hết phù nề, đoạn silicon này sẽ quá dài không thích hợp gây mòn bờ mi. (2) Đoạn lệ quản đứt có thể co rút lại, nếu ta cắt ngắn đoạn ống silicon thì sau khi lệ quản hết co rút, đoạn silicon này sẽ quá ngắn gây rách lệ quản trầm trọng. (3) Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, có 6 trường hợp ống silicon ngắn gây rách lệ quản 12,5%, có 6 trường hợp ống silicon dài gây mòn bờ mi 12,5%. Chiều dài ống silicon 25mm thích hợp cho phần lớn các trường hợp (75%). Các yếu tố nguy cơ: Ba yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kết quả điều trị là bệnh nhân đứt hai lệ quản và đứt lệ quản phức tạp, đến trễ trên 1 tuần. Có thể xem chúng như là yếu tố tiên lượng trong điều trị đứt lệ quản (bảng 4). Vị trí đứt lệ quản không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị chứng tỏ ống Minimonoka có thể áp dụng trong trường hợp đứt lệ quản 1/3 trong an toàn. KẾT LUẬN Tỷ lệ thành công chức năng