Sổ tay thực hành Công tác xã hội I

KẾ HOẠCH THỰC HÀNH HỌC PHẦN "THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI I" 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung - Kiến thức: Qua đợt thực hành trực tiếp tại các cơ sở, sinh viên nắm được lịch sử thành lập của cơ sở; cấu trúc tổ chức của cơ sở; mục tiêu hoạt động của cơ sở; các hoạt động hiện nay của cơ sở. Qua tìm hiểu thực tế, sinh viên hiểu thêm về mô hình an sinh xã hội, các vấn đề xã hội, hoàn cảnh của các đối tượng xã hội cụ thể mà sinh viên tiếp cận, các nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Trên cơ sở đó, sinh viên rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chuyên môn. - Kỹ năng: Thông qua việc thực hiện các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề, sinh viên nâng cao các kỹ năng thực hành như kỹ năng tổ chức nhóm, kỹ năng hòa giải, kỹ năng quan sát, kỹ năng ghi chép, kỹ năng lãnh đạo nhóm - Thái độ: Hình thành thái độ mang tính chuyên nghiệp trong quá trình thực thi nghề nghiệp của một nhân viên công tác xã hội, phát triển tinh thần phục vụ vì cộng đồng, vì sự tiến bộ của toàn xã hội, thực hiện nghiêm túc và chấp hành tốt các quy định của đoàn thực hành và cơ sở. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Vận dụng lý thuyết về phương pháp công tác xã hội nhóm thành lập nhóm nhỏ có cùng vấn đề áp dụng tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội nhóm thực hiện các bước tiến tới giải quyết vấn đề được đặt ra. Sinh viên áp dụng các kỹ năng đặt câu hỏi, quan sát, ghi chép, thu thập thông tin để có cái nhìn khái quát về cơ sở thực hành: Lịch sử thành lập của cơ sở (Thời gian thành lập? Lý do thành lập? Hoàn cảnh thành lập? Được thành lập bằng cách nào? Bởi ai? Cơ sở hiện được cơ quan nào quản lý?.); cấu trúc tổ chức của cơ sở; mục tiêu hoạt động của cơ sở (Cơ sở được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội? Các hoạt động của cơ sở nhằm hướng đến giải quyết vấn đề xã hội nào?.); những hoạt động hiện nay cơ sở đang phục vụ. - Hiểu rõ tác dụng của tiến trình sinh hoạt nhóm trong việc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân. Đồng thời, qua đó hiểu được tầm quan trọng mang tính chất thực tiễn của phương pháp công tác xã hội nhóm đối với các đối tượng mà công tác xã hội hoạt động. 2. Nhiệm vụ 2.1. Sinh viên - Xây dựng kế hoạch tuần trước khi xuống cơ sở thực hành. - Ghi chép nhật ký các công việc hàng ngày sinh viên làm khi đi thực hành. - Ghi chép tiến trình các cuộc vấn đàm, vãng gia, thảo luận nhóm. - Ghi chép tiến trình của nhóm đã tìm hiểu và theo hõi. - Lượng giá giữa kỳ và cuối kỳ. - Sinh viên nộp Sổ nhật ký thực hành cho cán bộ hướng dẫn hai ngày trước mỗi lần họp kiểm huấn. - Báo cáo thực hành, sinh viên phải đánh máy vi tính, đóng bìa và trình bày theo mẫu quy định. - Cuối đợt thực hành, sinh viên nộp cho cán bộ hướng dẫn Sổ nhật ký và Báo cáo thực hành theo đúng thời hạn được quy định. 2.2. Cơ sở thực hành - Báo cáo về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, các hoạt động của cơ sở, đối tượng được cơ sở phục vụ, vai trò của cơ sở đối với cộng đồng. - Phổ biến nội quy, quy định của cơ sở thực hành. - Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các đối tượng tại cơ sở thực hành. - Theo dõi, hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hành. - Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các buổi họp, giao lưu theo kế hoạch của cơ sở thực hành.

doc17 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sổ tay thực hành Công tác xã hội I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ KHOA XÃ HỘI NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI SỔ TAY THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI I HUẾ - 2010 QUI ĐỊNH THỰC HÀNH DÀNH CHO SINH VIÊN Trong suốt thời gian thực hành sinh viên thực hiện đầy đủ các qui định của Đoàn (nhóm) thực hành và của cán bộ hướng dẫn thực hành (về thời gian thực hành, lên kế hoạch thực hành, giời gian nộp các báo cáo thực hành, tham dự đầy đủ các bổi họp thực hành,... Sinh viên viết nhật ký thực hành và các nội dung thực hành theo sự hướng dẫn cụ thể của Cán bộ hướng dẫn thực hành. Bài báo cáo cuối đợt thực hành, sinh viên phải đánh máy vi tính, đóng bìa và trình bày theo mẫu qui định bởi cán bộ hướng dẫn hành. Đối với sinh viên tự ý bỏ thực hành nửa chừng hoặc điểm thực hành không đạt thì xem như sinh viên đó không tích lũy được học phần thực hành. Trong thời gian thực hành, nếu vì lý do nào đó mà sinh viên nghỉ thực hành thì phải xin phép Cán bộ hướng dẫn thực hành. Thời gian được nghỉ không quá hai tuần và sinh viên phải thực hành bù số buổi đã nghỉ. Trong thời gian thực hành, nếu cơ sở thực hành yêu cầu sinh viên tham dự các buổi hội thảo hoặc hội họp tại cơ sở, sinh viên không được tự ý nghỉ học đi dự hội thảo hoặc họp mà phải được phép của giáo viên đang dạy vào các buổi đó, đồng thời phải thông báo đến Cán bộ hướng dẫn thực hành. Sinh viên không được biếu quà cáp cho thân chủ và cũng không được phép nhận quà cáp của thân chủ (sinh viên cần trao đổi với cán bộ thực hành nếu như không biết phải làm như thế nào). Sinh viên phải báo cho giáo viên hướng dẫn thực hành và cơ sở thực hành biết số điện thoại hoặc phương tiện liên lạc với sinh viên trong thời gian thực hành. Cuối đợi thực hành, sinh viên phải nộp cho Cán bộ hướng dẫn thưc hành Sổ nhật ký và Báo cáo thực hành theo đúng thời hạn được qui định bởi Cán bộ hướng dẫn thực hành. VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG KHI THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ Sinh viên cần phải nhận biết rằng tại địa bàn thực hành có những nguy cơ có thể gây hại cho sinh viên trong khi thực hành, nhất là khi đi thăm viếng các gia đình thân chù. Các nguy cơ có thể là mất đồ, mất xe, trộm cướp, thân chủ có thể có hành vi bạo lực,... Với sự hướng dẫn và cảnh báo của Cán bộ hướng dẫn thực hành cũng như cơ sở thực hành, sinh viên sẽ được thông báo về nhưng nguy cơ đã nêu trên để sinh viên nhận thức được và có ý thức phòng tránh. SINH VIÊN CẦN PHẢI THẬN TRỌNG ĐỂ ĐẢM BẢO CHO SỰ AN TOÀN CỦA CHÍNH MÌNH Sinh viên cần tránh ở lại một mình tại cơ sở. Trước khi đi thăm viếng các gia đình của thân chủ sinh viên cần thăm dò lai lịch của thân chủ và môi trường thân chù sinh sống và nếu cần nên có người thứ hai đi kèm (có thể là người ở cơ sở). KẾ HOẠCH THỰC HÀNH HỌC PHẦN "THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI I" 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung - Kiến thức: Qua đợt thực hành trực tiếp tại các cơ sở, sinh viên nắm được lịch sử thành lập của cơ sở; cấu trúc tổ chức của cơ sở; mục tiêu hoạt động của cơ sở; các hoạt động hiện nay của cơ sở. Qua tìm hiểu thực tế, sinh viên hiểu thêm về mô hình an sinh xã hội, các vấn đề xã hội, hoàn cảnh của các đối tượng xã hội cụ thể mà sinh viên tiếp cận, các nguồn lực hỗ trợ cho đối tượng. Trên cơ sở đó, sinh viên rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chuyên môn. - Kỹ năng: Thông qua việc thực hiện các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề, sinh viên nâng cao các kỹ năng thực hành như kỹ năng tổ chức nhóm, kỹ năng hòa giải, kỹ năng quan sát, kỹ năng ghi chép, kỹ năng lãnh đạo nhóm - Thái độ: Hình thành thái độ mang tính chuyên nghiệp trong quá trình thực thi nghề nghiệp của một nhân viên công tác xã hội, phát triển tinh thần phục vụ vì cộng đồng, vì sự tiến bộ của toàn xã hội, thực hiện nghiêm túc và chấp hành tốt các quy định của đoàn thực hành và cơ sở. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Vận dụng lý thuyết về phương pháp công tác xã hội nhóm thành lập nhóm nhỏ có cùng vấn đề áp dụng tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội nhóm thực hiện các bước tiến tới giải quyết vấn đề được đặt ra. Sinh viên áp dụng các kỹ năng đặt câu hỏi, quan sát, ghi chép, thu thập thông tin để có cái nhìn khái quát về cơ sở thực hành: Lịch sử thành lập của cơ sở (Thời gian thành lập? Lý do thành lập? Hoàn cảnh thành lập? Được thành lập bằng cách nào? Bởi ai? Cơ sở hiện được cơ quan nào quản lý?...); cấu trúc tổ chức của cơ sở; mục tiêu hoạt động của cơ sở (Cơ sở được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội? Các hoạt động của cơ sở nhằm hướng đến giải quyết vấn đề xã hội nào?...); những hoạt động hiện nay cơ sở đang phục vụ. - Hiểu rõ tác dụng của tiến trình sinh hoạt nhóm trong việc thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân. Đồng thời, qua đó hiểu được tầm quan trọng mang tính chất thực tiễn của phương pháp công tác xã hội nhóm đối với các đối tượng mà công tác xã hội hoạt động. 2. Nhiệm vụ 2.1. Sinh viên - Xây dựng kế hoạch tuần trước khi xuống cơ sở thực hành. - Ghi chép nhật ký các công việc hàng ngày sinh viên làm khi đi thực hành. - Ghi chép tiến trình các cuộc vấn đàm, vãng gia, thảo luận nhóm. - Ghi chép tiến trình của nhóm đã tìm hiểu và theo hõi. - Lượng giá giữa kỳ và cuối kỳ. - Sinh viên nộp Sổ nhật ký thực hành cho cán bộ hướng dẫn hai ngày trước mỗi lần họp kiểm huấn. - Báo cáo thực hành, sinh viên phải đánh máy vi tính, đóng bìa và trình bày theo mẫu quy định. - Cuối đợt thực hành, sinh viên nộp cho cán bộ hướng dẫn Sổ nhật ký và Báo cáo thực hành theo đúng thời hạn được quy định. 2.2. Cơ sở thực hành - Báo cáo về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, các hoạt động của cơ sở, đối tượng được cơ sở phục vụ, vai trò của cơ sở đối với cộng đồng... - Phổ biến nội quy, quy định của cơ sở thực hành. - Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các đối tượng tại cơ sở thực hành. - Theo dõi, hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hành. - Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các buổi họp, giao lưu theo kế hoạch của cơ sở thực hành. 2.3. Giáo viên hướng dẫn Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thùy Dung. Nhiệm vụ của giáo viên hướng dẫn: - Liên hệ cơ sở thực hành. - Phân nhóm sinh viên về các cơ sở thực hành nhật ký, báo cáo, kế hoạch thực hành. - Hướng dẫn cách thức, phương pháp thực hiện công việc, giải đáp những thắc mắc của sinh viên. - Hỗ rợ sinh viên về mặt chuyên môn trong quá trình thực hành. - Theo dõi, kiểm tra, đánh giá ý thức, thái độ của sinh viên. - Phổ biến nội quy, quy định, vấn đề an toàn đối với sinh viên trong thời gian thực hành. - Tổ chức những buổi họp lượng giá, chia sẻ kinh nghiệm, bình bầu cá nhân xuất sắc. 3. Địa điểm thực hành Lớp K33 CĐ CTXH gồm 49 sinh viên sẽ được chia thành 3 đoàn thực hành: STT Địa điểm thực hành 1 Đội công tác xã hội thanh niên Huế 2 Trường Tiểu học Vĩnh Ninh 3 4. Nội dung 4.1. Phần làm việc trên lớp: 15 tiết, dành cho công tác chuẩn bị và tổng kết thực hành. + Trước khi đến cơ sở (02 tiết): Giới thiệu đề cương chi tiết, phân nhóm thực hành về các cơ sở, trình bày mục tiêu, nội dung, tổ chức đoàn thực hành, cách thức đánh giá học phần, cách viết báo cáo thực hành, phổ biến các quy định thực hành dành cho sinh viên. + Trong quá trình thực hành: (11 tiết): Lượng giá tuần, lượng giá giữa kỳ, họp kiểm huấn, duyệt kế hoạch thực hành. + Sau khi thực hành (2 tiết): Các nhóm hoặc đoàn tổng kết, lượng giá quá trình thực hành, trình bày các kết quả thu được, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hành, đánh giá, bình bầu cá nhân xuất sắc và hoàn chỉnh Sổ nhật ký và Báo cáo thực hành. 4.2. Phần làm việc tại cơ sở: 30 tiết (14 tuần), dành cho thực hành trực tiếp tại cơ sở 4.2.1. Tìm hiểu cơ sở thực hành và chọn ca Nội dung tìm hiểu bao gồm: - Lịch sử thành lập cơ sở - Tổ chức cơ sở - Mục tiêu hoạt động của cơ sở - Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ - Các dịch vụ do cơ sở cung cấp - Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng Để đạt được yêu cầu trên, sinh viên được nghe các báo cáo: - Báo cáo về lịch sử hình thành, bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở. - Báo cáo về số lượng, đặc điểm của các đối tượng, các dịch vụ do cơ sở cung cấp. Ngoài ra, sinh viên cần tiến hành phỏng vấn cán bộ cơ sở, người dân ở cộng đồng, kết hợp với quan sát để thu thập thêm thông tin. 4.2.2. Thực hành nghiệp vụ Nhóm sinh viên cần có kế hoạch thực hành từng tuần và cho cả đợt. Kế hoạch phải được cán bộ hướng dẫn thực hành duyệt trước khi thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thực hành, sinh viên phải có ghi chép, nhận xét và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, gọi chung là lượng giá. Phát hiện vấn đề và đề xuất biện pháp khắc phục giải quyết. Sinh viên tham gia sinh hoạt với một nhóm có sẵn ở cơ sở, hoặc thành lập nhóm mới có sự theo dõi của kiểm huấn viên. Sinh viên ứng dụng kỹ năng quan sát và vận dụng lý thuyết để phát hiện tiến trình tâm lý của nhóm (mối tương tác, mâu thuẫn, lãnh đạo, các vai trò thể hiện trong nhóm và xác định nhóm đang ở giai đoạn phát triển nào). Tuỳ theo nhu cầu, mục tiêu của nhóm, sinh viên cùng nhóm thực hiện một tiến trình sinh hoạt. 4.3. Kế hoạch làm việc tại cơ sở Gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1 tuần): Tìm hiểu cơ sở thực hành và chọn ca Trong giai đoạn này, sinh viên thiết lập mối quan hệ tốt với cơ sở, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ sở, tiếp cận các đối tượng trong cơ sở và qua đó chọn ca để thực hành công tác xã hội nhóm. Các hoạt động chính trong giai đoạn này bao gồm: - Tìm hiểu lịch sử thành lập cơ sở. - Tìm hiểu mục tiêu và chức năng của cơ sở. - Tìm hiểu các đối tượng xã hội được chăm sóc. - Tìm hiểu các hoạt động và dịch vụ chăm sóc. - Tìm hiểu vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng. - Ý kiến và nhận xét của sinh viên đối với cơ sở. Giai đoạn 2 (12 tuần): Thực hành công tác xã hội nhóm Trong giai đoạn này, mỗi nhóm sinh viên chọn lựa và áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm cho một trường hợp (gọi là thân chủ), một nhóm được cơ sở chấp nhận. Trong tiến trình làm việc với thân chủ, sinh viên sẽ thực hành dưới sự giám sát và hỗ trợ về mặt chuyên môn của giáo viên hướng dẫn cũng như ban lãnh đạo của cơ sở; đồng thời phải ghi chép nhật ký thực hành một cách có hệ thống, đầy đủ và chính xác. Ngoài ra, khi kết thúc đợt thực hành, mỗi nhóm sinh viên phải hoàn thành một báo cáo với phương pháp công tác xã hội nhóm. Giai đoạn 3 (1 tuần): Tổng kết và đánh giá thực hành tại cơ sở Trong giai đoạn này, sinh viên trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực hành; đồng thời lắng nghe những nhận xét và góp ý của cơ sở và giáo viên hướng dẫn thực hành. 5. Thời gian thực hành Quá trình thực hành được chia làm 3 giai đoạn, được phân bổ trong khoảng thời gian tổng cộng là 30 ngày từ ngày 22/08/2011 – 27/11/2011 Giai đoạn 1: Tìm hiểu sơ sở thực hành và chọn ca Thời gian 3 ngày được phân bổ vào 1 tuần Từ ngày 22/08/2011 - 28/08/2011 Giai đoạn 2: Thực hành CTXH nhóm Thời gian 24 ngày được phân bổ vào 12 tuần 2 ngày trong tuần lễ 29/08/11-04/09/11 2 ngày trong tuần lễ 05/09/11-11/09/11 2 ngày trong tuần lễ 12/09/11-18/09/11 2 ngày trong tuần lễ 19/09/11-25/09/11 2 ngày trong tuần lễ 26/09/11-02/10/11 2 ngày trong tuần lễ 03/10/11-09/10/11 2 ngày trong tuần lễ 10/10/11-16/10/11 2 ngày trong tuần lễ 17/10/11-23/10/11 2 ngày trong tuần lễ 24/10/11-30/10/11 2 ngày trong tuần lễ 31/10/11-06/11/11 2 ngày trong tuần lễ 07/11/11-13/11/11 2 ngày trong tuần lễ 14/11/11-20/11/11 Giai đoạn 3: Tổng kết và đánh giá thực hành Thời gian 3 ngày được phân bổ vào 1 tuần Từ 21/11/2011-27/11/2011 Lịch trình hoạt động thực hành Tuần Nội dung Tuần 1 Từ ngày 15/08/2011 đến ngày 21/08/2011 - Giới thiệu đề cương chi tiết - Phân nhóm sinh viên về các cơ sở - Phổ biến kế hoạch thực hành, cách thức đánh giá học phần. - Phổ biến nội quy, quy định thực hành dành cho sinh viên, vấn đề an toàn trong khi thực hành tại cơ sở - Hướng dẫn cách thức, phương pháp thực hiện công việc - Giới thiệu và giải thích mẫu báo cáo thực hành, giải đáp những thắc mắc của sinh viên - Dành cho công tác chuẩn bị (sổ ghi chép, bút, phương tiện đi lại...) - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần Tuần 2 Từ ngày 22/08/2011 đến ngày 28/08/2011 - Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ sở: lịch sử hình thành, mục tiêu, chức năng của cơ sở, các đối tượng xã hội được chăm sóc, các hoạt động và dịch vụ do cơ sở cung cấp..., nhiệm vụ của một nhân viên xã hội - Nghe báo cáo - Tìm hiểu vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác. - Lượng giá tuần Tuần 3 Từ ngày 29/08/2011 đến ngày 04/09/2011 - Tiếp tục tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ sở: lịch sử hình thành, mục tiêu, chức năng của cơ sở, các đối tượng xã hội được chăm sóc, các hoạt động và dịch vụ do cơ sở cung cấp..., nhiệm vụ của một nhân viên xã hội - Tiếp tục tìm hiểu vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng - Tiếp cận các đối tượng trong cơ sở và qua đó chọn ca để thực hành công tác xã hội với nhóm - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 4 Từ ngày 05/09/2011 đến ngày 11/09/2011 - Qua tiến trình sinh hoạt nhóm, bước đầu làm quen, tìm hiểu các thành viên trong nhóm. - Thực hành công tác xã hội nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 5 Từ ngày 12/09/2011 đến ngày 18/09/2011 - Thực hiện tiến trình sinh hoạt nhóm để hiểu và nhận biết nhu cầu của nhóm. - Tìm hiểu các thành viên trong nhóm để hoàn thành hồ sơ thân chủ - Giúp đỡ các thành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề trong nhóm dựa vào sự tương tác giữa các thành viên . - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 6 Từ ngày 19/09/2011 đến ngày 25/09/2011 - Dựa trên nhu cầu chung của nhóm, lựa chọn chủ đề và xây dựng kế hoạch giải quyết nhu cầu chung cho nhóm - Tiếp tục tìm hiểu các thành viên trong nhóm để hoàn thành hồ sơ thân chủ - Giúp đỡ các thành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nhóm dựa vào sự tương tác giữa các thành viên - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 7 Từ ngày 26/09/2011 đến ngày 02/10/2011 - Nội dung sinh hoạt nhóm hướng vào chủ đề sinh hoạt - Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhóm - Áp dụng các kỹ năng đã học vào tiến trình làm việc với nhóm, giải quyết vấn đề đặt ra - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 8 và 9 Từ ngày 03/10/2011 đến ngày 16/10/2011 - Thực hành công tác xã hội nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 10 và 11 Từ ngày 17/10/2011 đến ngày 30/10/2011 - Tiếp tục thực hành công tác xã hội nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 12 và 13 Từ ngày 31/10/2011 đến ngày 13/11/2011 - Tiếp tục thực hành công tác xã hội nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Lượng giá tuần Tuần 14 Từ ngày 14/11/2011 đến ngày 20/11/2011 - Tiếp tục thực hành công tác xã hội nhóm để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Lượng giá quá trình thực hành tại cơ sở - Sinh viên ghi chép nhật ký thực hành một cách đầy đủ và chính xác - Sinh viên xây dựng kế hoạch tuần - Viết báo thực hành - Lượng giá tuần Tuần 15 Từ ngày 21/11/2011 đến ngày 27/11/2011 - Hoàn tất các nội dung thực hành - Tổng kết thực hành tại cơ sở, sinh viên trao đổi chia sẻ các kinh nghiệm thực hành, đồng thời lắng nghe những nhận xét và góp ý của cơ sở và giáo viên hướng dẫn 6. Đánh giá học phần - Đánh giá nhật ký thực hành: 20% - Đánh giá báo cáo thực hành: 40% - Đánh giá của giáo viên hướng dẫn: 40% Cuối đợt thực hành, mỗi nhóm sinh viên làm một báo cáo thu hoạch về các nội dung thực hành trên. Bài thu hoạch phải nêu được những công việc đã làm, những kiến thức, số liệu thu thập được, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ Mẫu báo cáo thực hành KHOA XÃ HỘI NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI I Sinh viên: Lê Văn A Lớp: K33 CĐ CTXH GVHD: Phạm Thị Thùy Dung Học kỳ V – Năm học 2011-2012 Huế, tháng 08/2011 PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 1. Lịch sử thành lập cơ sở Phần này trình bày lịch sử thành lập của cơ sở là nơi sinh viên đến thực hành (Cơ sở được thành lập khi nào? Lý do thành lập? Hoàn cảnh thành lập? Được thành lập bằng cách nào? Cơ sở hiện được cơ quan nào quản lý?...). 2. Tổ chức cơ sở Phần này trình bày cấu trúc tổ chức của cơ sở (Ban lãnh đạo tổ chức, các phòng ban hiện có trong tổ chức, quan hệ chức năng giữa các phòng ban,...). Sơ đồ tổ chức của cơ sở cũng sẽ được trình bày ở đây. 3. Mục tiêu hoạt động của cơ sở Phần này trình bày các mục tiêu hoạt động của cơ sở (Cơ sở được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội? Các hoạt động của cơ sở nhằm hướng đến giải quyết vấn đề xã hội nào?...). Phần các chức năng của cơ sở, tức là sự cụ thể hóa của mục tiêu cũng sẽ được trình bày ở đây. 4. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ Phần này trình bày cụ thể những đối tượng xã hội cụ thể mà cơ sở hướng đến phục vụ (Cơ sở hoạt động nhằm phục vụ ai: người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ đường phố,...? Những đối tượng xã hội nào được cơ sở hướng đến phục vụ: trẻ ở độ tuổi nào và trong hoàn cảnh nào, trẻ khuyết tật ra sao, người già trong tình trạng nào và trong hoàn cảnh nào?...) 5. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp Phần này trình bày cụ thể những dịch vụ do cơ sở cung cấp cho các đối tượng xã hội nêu ở phần trên. Những dịch vụ này có thể là giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ, nuôi dưỡng, giúp đỡ. 6. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng Phần này trình bày các quan niệm chính cơ sở và cộng đồng về vai trò của cơ sở. Chẳng hạn chính bản thân cơ sở suy nghĩ, quan niệm như thế nào về vai trò của cơ sở đối với cộng đồng. Sau đó đến cộng đồng suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá,...về cơ sở ra sao. Sinh viên cần tiếp xúc trực tiếp với cơ sở và cộng đồng để thu thập thông tin cho phần này. 7. Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở Phần này trình bày những suy nghĩ của chính bản thân thân sinh viên đối với cơ sở. PHẦN 2 THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM 1. Bối cảnh hình thành nhóm Phần này mô tả bối cảnh hình thành nhóm (sinh viên có được nhóm trong hoàn cảnh nào? Thời gian hình thành nhóm?...). Sinh viên có thể gặp một trong hai trường hợp hoặc nhóm đã hình thành sẵn và sinh viên tìm cách tiếp cận, gắn bó nhóm hoặc sinh viên sẽ tìm cách tiếp cận và thông qua đó thực hiện các tác động hình thành nhóm. Trong trường hợp sinh viên tác động đến việc thành lập nhóm, sinh viên cần trình bày rõ quá trình tiếp cận từng thành viên như thế nào để sau đó tiến hành thầnh lập nhóm. 2. Kế hoạch công tác xã hội nhóm Sinh viên cần trình bày các dự định, các kế hoạch cụ thể sẽ tiến hành thành lập nhóm như thé nào? Thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện, ai chịu trách nhiệmSinh viên cần phác thảo một kế hoạch cụ thể để tiến tới thực hiện tiến trình công tác xã hội với cá nhân. 3. Thực hiện công tác xã hội nhóm Giai đoạn 1: Thành lập nhóm Xác định nhu cầu (giáo dục, vui chơi, trị liệu) Mục đích thành lập rõ ràng và chọn nhóm thân chủ (được mọi người chia sẻ) Hồ sơ xã hội của nhóm, số lượng thành viên (từ 6 đến 10 thành viên) Thành viên 1 Họ và tên: Nguyễn Văn A Phái tính: Nam Ngày tháng năm sinh: ngày 10 tháng 9 năm 1999 Nơi sinh: Thừa Thiên Huế Hiện cư ngụ tại: 123 Trần Phú, phường Phước Vĩnh, Tp. Huế Các thông tin khác: Quá trình sinh sống và lớn lên Tình trạng học vấn, văn hóa, chuyên môn Tình trạng nghề nghiệp Tình trạng sức khoẻ thể chất Tình trạng sức khoẻ tâm thần Các vấn đề khác Thành viên 2 Chú ý để có thể viết được phần này, sinh viên cần
Tài liệu liên quan