Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nam, 38 tuổi, làm vườn, sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng. Bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài hơn 2 tuần lễ, tỉnh, mệt, vàng da, khó thở, suy hô hâp được chẩn
đoán là nhiễm Rickettsia có biến chứng viêm phổi mô kẽ, giảm oxy máu nặng, suy hô hấp. Chẩn đoán xác định
nhờ tìm thấy sang thương eschar ở vùng nách, mặt trước cánh tay phải được phát hiện trong quá trình thăm
khám. Bệnh nhân được điều trị hồi sức với thở máy hỗ trợ qua nội khí quản, truyền dịch, kháng sinh đặc hiệu
doxycyclin. Tình trạng lâm sàng cải thiện, hết sốt sau 2 ngày, rút nội khí quản và ngưng thở máy sau 4 ngày
điều trị. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, xuất viện sau 10 ngày điều trị.
Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời với kháng sinh thích hợp và điều trị hỗ trợ tích cực đặc biệt quan trọng
giúp giảm tỉ lệ tử vong và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng do nhiễm Rickettsia gây ra.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sốt ve mò do Rickettsia có biến chứng viêm phổi mô kẽ và hạ oxy máu nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 74
SỐT VE MÒ DO RICKETTSIA CÓ BIẾN CHỨNG VIÊM PHỔI MÔ KẼ
VÀ HẠ OXY MÁU NẶNG
Trần Quang Bính*, Đinh Hồng Cẩm*
TÓM TẮT
Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nam, 38 tuổi, làm vườn, sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng. Bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài hơn 2 tuần lễ, tỉnh, mệt, vàng da, khó thở, suy hô hâp được chẩn
đoán là nhiễm Rickettsia có biến chứng viêm phổi mô kẽ, giảm oxy máu nặng, suy hô hấp. Chẩn đoán xác định
nhờ tìm thấy sang thương eschar ở vùng nách, mặt trước cánh tay phải được phát hiện trong quá trình thăm
khám. Bệnh nhân được điều trị hồi sức với thở máy hỗ trợ qua nội khí quản, truyền dịch, kháng sinh đặc hiệu
doxycyclin. Tình trạng lâm sàng cải thiện, hết sốt sau 2 ngày, rút nội khí quản và ngưng thở máy sau 4 ngày
điều trị. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, xuất viện sau 10 ngày điều trị.
Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời với kháng sinh thích hợp và điều trị hỗ trợ tích cực đặc biệt quan trọng
giúp giảm tỉ lệ tử vong và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng do nhiễm Rickettsia gây ra.
Từ khóa: Rickettsia, sốt ve mò, viêm phổi mô kẽ, giảm oxy máu nặng, suy hô hấp cấp, eschar.
ABSTRACT
SCRUB TYPHUS FEVER DUE TO RICKETTSIA WITH INTERSTITIAL PNEUMONIA AND SEVERE
HYPOXEMIA
Tran Quang Binh, Dinh Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 74 - 79
We report a male patient, 38 year old, gardener, lives in Lam Dong province, admitted to Cho Ray hospital
because prolonged fever over 2 weeks, jaundice, shortness of breath and dyspnea that was diagnosed scrub typhus
due to Rickettsia with the complications of interstitial pneumonia and severe hypoxemia. The definite diagnosis
based on the finding of eschar in the axillary area, in front of the right arm during the examination. Patient was
treated with assisted mechanical ventilation, fluid infusion and specific antibiotic therapy with doxycycline. The
clinical status improved with defervescence after 2 days, removed intubation and stopped mechanical ventilation
after 4 days of therapy. Patient recovered completely and discharged after 10 days of treatment. Early diagnosis
and appropriate treatment in time with antibiotics associated with supportive treatment are particular important
to reduce the mortality and prevent severe complications caused by Rickettsia infection.
Keywords: Rickettsia, scrub typhus, interstitial pneumonia, severe hypoxemia, acute respiratory failure,
eschar.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt ve mò (Scrub typhus) là một bệnh sốt
cấp tính với đặc trưng là sốt cao, nhức đầu, phát
ban. Bệnh do vi khuẩn Gram âm Orientia
tsutsugamushi (trước kia gọi là Rickettsia
tsutsugamushi) sống trong tế bào gây ra. Bệnh
thường gặp ở Việt Nam và ở vùng Đông Á và
Đông Nam Á, miền bắc Australia và các đảo
Tây Thái Bình Dương(7,8,5). Triệu chứng lâm sàng
đặc trưng với loét eschar điển hình, nổi hạch
toàn thân, phát ban trên da, các triệu chứng mơ
hồ không đặc hiệu khác như đau cơ, nhức đầu
và ho. Viêm mạch máu và viêm quanh mạch
* Khoa Bệnh Nhiệt Đới BV Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Quang Bính. ĐT: 0903841479. Email: binhtq@hcm.vnn.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 75
máu khu trú hoặc lan tỏa có thể ảnh hưởng đến
phổi, tim, gan, lách và hệ thần kinh trung
ương(4). Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng có thể thay
đổi từ nhẹ đến nặng, từ tự giới hạn đến tử vong.
Biến chứng nặng đe dọa tính mạng gồm: viêm
não màng não, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, suy
thận, suy gan, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp
cấp (Acute respiratory distress syndrome-
ARDS)(4). ARDS là một biến chứng hiếm gặp
nhưng nghiêm trọng vì có tỉ lệ tử vong cao. Tại
Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về
những trường hợp nhiễm Rickettsia gây ARDS.
Một nghiên cứu hồi cứu của 72 trường hợp sốt
ve mò tại bệnh viện Chang Gung Memorial, Đài
Loan ghi nhận tỉ lệ sốt ve mò có ARDS là 11,1%
(8/72) và tỉ lệ tử vong của sốt ve mò có biến
chứng ARDS là 25% (8).
Việc chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp
giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và
giảm tỷ lệ tử vong trong sốt ve mò. Trong
nghiên cứu này chúng tôi báo cáo một trường
hợp sốt ve mò có biến chứng viêm phổi mô kẽ
và giảm oxy máu nặng nhập bệnh viện Chợ Rẫy
được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp
cứu sống bệnh nhân.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân Trần Thế H, 38 tuổi, giới tính
nam. Nghề nghiệp: làm vườn. Địa chỉ: TP Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Nhập viện bệnh viện Chợ
Rẫy (BVCR) ngày 24/10/2011. Lý do nhập viện:
Viêm phổi, rối loạn điện giải, suy gan suy thận
(Bệnh viện Lâm Đồng chuyển).
Bệnh sử: Trước nhập viện 15 ngày, sau khi đi
làm vườn bị mắc mưa, bệnh nhân về nhà ngủ
dưới nền nhà một đêm. Những ngày sau đó
bệnh nhân sốt cao (nhưng không ghi nhận nhiệt
độ), nổi hồng ban trên da, bệnh nhân tự mua
thuốc điều trị (không rõ loại thuốc), hồng ban
trên da có giảm nhưng tình trạng sốt không cải
thiện, thể trạng chung mệt ngày càng tăng, nên
bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện
Lâm Đồng (BVLĐ) từ ngày 21/10/2011 đến
24/10/2011 với chẩn đoán viêm phổi, rối loạn
điện giải, suy gan, suy thận. Tại BVLĐ bệnh
nhân được điều trị với Ceftazidim trong 4 ngày
nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện,
vẫn sốt cao nên được chuyển đến bệnh viện Chợ
Rẫy (BVCR).
Bệnh nhân đến khoa Cấp Cứu – BVCR (17h
45 - 24/10/2011) trong tình trạng tỉnh, mệt, sốt
39oC, mạch 120 lần/phút, huyết áp 120/80
mmHg, vàng da, vàng mắt, khám phổi ghi nhận
có ít rale nổ rải rác ở 2 phế trường. Các cơ quan
phủ tạng khác chưa ghi nhận gì bất thường. Kết
quả X quang ngực thẳng ghi nhận tình trạng
thâm nhiễm rốn phổi 2 bên. Chẩn đoán tại khoa
cấp cứu BVCR: nhiễm trùng huyết từ nhiễm
trùng hô hấp. Được điều trị với paracetamol
(Perfalgan) 1g truyền tĩnh mạch, cefoperazone –
sulbactam (Forekaxim) lọ 1g tiêm tĩnh mạch
chậm (TMC), thở oxy 2 lít/phút, và sau đó
chuyển đến khoa Bệnh Nhiệt Đới với chẩn đoán
như trên.
Tại khoa Bệnh nhiệt đới: (23h30 -24/10/2011):
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thở nhanh nông,
nhịp thở 22 lần/phút, co kéo cơ hô hấp phụ,
SPO2 82%. Mạch: 120 lần/phút; huyết áp: 120/80
mmHg; nhiệt độ 37oC, kết mạc mắt vàng; tim:
đều, nhanh; phổi ít rale nổ, rale rít rải rác 2 phế
trường; bụng mềm, gan lách không sờ chạm.
Khám lâm sàng phát hiện vùng nách mặt trước
cánh tay bên phải có một vết loét hình bầu dục,
kích thước 0,5 x 1,5 cm, đóng mày đen, khô, trên
nền hồng ban sậm màu điển hình của loét
eschar do Rickettsia.
Công thức máu: Bạch cầu (BC): 11,47 G/L (%
Neu: 72,9%); Tiểu cầu (PLT): 178 G/L.
Đông máu toàn bộ: PT: 13,70s; INR:1,13; FIB:
4,17g/L; APTT:39s
X quang ngực thẳng: thâm nhiễm mô kẽ rải
rác ở phổi (P), và mờ rãnh liên thùy phổi (T)
(Hình 1).
Chẩn đoán: Nhiễm Rickettsia có biến chứng
viêm phổi, suy hô hấp cấp. Chẩn đoán phân
biệt: Nhiễm trùng huyết đường vào từ nhiễm
trùng hô hấp, suy hô hấp cấp. Bệnh nhân được
điều trị Cefoperazone - Sulbactam (Forekaxim)
1g: 1 lọ TMC; Bricanyl ống 0,5 mg/ 2ml: 1 ống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 76
tiêm dưới da (TDD); Ventoline spray: xịt họng 3
nhát; thở oxy qua mũi 5l/phút; Doxycyclin
0,1mg 1viên (uống).
Diễn tiến lâm sàng
Kết quả xét nghiệm: Khí máu động mạch
(KMĐM): pH: 7,485; PCO2: 30mmHg; PO2:
53mmHg; HCO3: 22,4mmol/L; Na+: 126 mg/dL;
K+: 3,5 mg/ dL. Glucose: 108 mg/ dL.
Bệnh nhân được cho thở mask có túi khí
10lít/phút. Kiểm tra lại KMĐM (sau 30 phút thở
mask): pH: 7,473; PCO2: 24,9mmHg; PO2: 54
mmHg; HCO3: 18,3mmol/L; BEecf:-5mmol/L.
Tình trạng giảm oxy máu, suy hô hấp và khí
máu không cải thiện với thở mask có túi khí,
bệnh nhân được chỉ định đặt nội khí quản và hô
hấp hỗ trợ, cài đặt máy thở với các thông số Vt:
580 mL/phút; tần số f: 18 lần/phút; FiO2: 80%;
PEEP: 4. Kết quả KMĐM sau 30 phút thở máy:
pH: 7,448; PCO2: 31mmHg; PO2: 96 mmHg;
HCO3: 23,8mmol/L.
Ngày 25/10/2011: bệnh nhân tỉnh, sốt 39,5o C,
vẫn tiếp tục hô hấp hỗ trợ qua ống nội khí quản,
điều chỉnh FiO2: 50%; SpO2: 98%; tim đều rõ;
phổi: thông khí đều 2 bên, không nghe ran;
bụng mềm, gan lách không sờ chạm. Kết quả xét
nghiệm chức năng gan thận với ALT: 204 U/L;
AST: 289 U/L; Bilirubin toàn phần: 3,98 mg/dL
(bil trực tiếp: 2,23 mg/dL); BUN: 15mg/ dL;
Creatinin: 0,85 mg/ dL; Na+: 120mg/dL; K+:
3,5mg/ dL; Procalcitonin < 0,5ng/mL.
Bệnh nhân được tiếp tục cho thở máy hỗ trợ,
và điều trị: natrichlorua 0,9 % 500ml x 3 TTM
LXg/phút; kháng sinh Forekaxim 1g 2lọ x 2
(TMC); Doxycyclin 0,1g 1viên x 2 uống qua
sonde dạ dày; Fortec 25mg 3 viên x 2 uống qua
sonde dạ dày. Kết quả X quang ngực
(27/11/2011): thâm nhiễm mô kẽ rải rác ở phế
trường và vùng rốn phổi P (hình 2).
Bệnh nhân hồi phục tốt, hết sốt sau 2 ngày
điều trị, được rút nội khí quản sau 4 ngày thở
máy hỗ trợ. X quang ngực trở về bình thường
ngày 31/10/2011 (hình 3), men gan giảm, kết quả
cấy máu và cấy đàm 2 lần đều âm tính.
Bệnh nhân được xuất viện ngày 3/11/2011
trong tình trạng hồi phục hoàn toàn sau 10 ngày
điều trị.
BÀN LUẬN
Sốt ve mò (Scrub typhus) là một bệnh sốt
cấp tính với đặc trưng sốt cao, nhức đầu và phát
ban do Rickettsia tsutsugamushi (hiện nay gọi là
Orientia tsutsugamushi) gây ra thường hay gặp
ở vùng Đông Á và Đông Nam Á, miền bắc
Australia và các đảo Tây Thái Bình Dương trong
đó có Việt Nam (7,8,5). Nguồn bệnh chính của sốt
ve mò là loài gặm nhấm hoang dại, trung gian
truyền bệnh của bệnh này là ấu trùng mò họ
Trombiculidae(1).
Orientia tsutsugamushi là một trực khuẩn
gram âm, kí sinh nội bào bắt buộc, gây bệnh
bằng cách tăng sinh trong tế bào nội bì mạch
máu nhỏ gây viêm các mạch máu và làm cho các
tế bào này trương phình và hư hại. Viêm mạch
máu nhiều nơi gây nhiều biến chứng lên các cơ
quan như tim, thận, gan, não, phổi Các biến
chứng nghiêm trọng gồm: viêm não màng não,
viêm cơ tim, loạn nhịp tim, suy gan, suy thận,
choáng nhiễm trùng, viêm phổi, suy hô hấp ở
nhiều mức độ khác nhau và cả hội chứng suy hô
hấp cấp (Acute respiratory distress syndrome –
ARDS) đã được ghi nhận trong y văn. Các biến
chứng này thường xảy ra vào tuần thứ 2 của
bệnh và có khả năng gây tử vong nếu chẩn đoán
muộn và không điều trị kịp thời (6). Biểu hiện
bệnh lý tại phổi được ghi nhận trong sốt ve mò
thường gặp là viêm phổi mô kẽ, nhưng lâm
sàng có thể gặp khá đa dạng từ viêm phế quản
phổi, hạch rốn phổi, viêm phổi mô kẽ, tràn dịch
màng phổi, phù phổi phế nang, xẹp phổi khu
trú đến suy hô hấp và ARDS(5). ARDS là một
biến chứng nghiêm trọng, hiếm gặp với tỉ lệ tử
vong cao. R.W. Tsay và F.Y. Chang báo cáo tỷ lệ
viêm phổi là 36% trong đó 42% số bệnh nhân bị
viêm phổi tiến triển đến ARDS (7). Nghiên cứu
hồi cứu của Chin - Chou Wang, Shih - Feng Liu
và cộng sự cho thấy tỷ lệ sốt ve mò có biến
chứng ARDS chiếm tỉ lệ 11,1% và tỷ lệ tử vong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 77
do ARDS là 25% chủ yếu do việc chẩn đoán và
điều trị trễ (8).
Một số tác giả khác xem tình trạng giảm oxy
máu nặng, hạ huyết áp, giảm tiểu cầu, giảm
albumin máu và viêm phổi mô kẽ là các thông
số đại diện cho mức độ nặng của nhiễm
Rickettsia(5).
Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày một
trường hợp bệnh nhân sốt kéo dài 15 ngày tự
điều trị với thuốc không rõ loại và được điều trị
tại BVLĐ với kháng sinh Ceftazidim 3g/ngày
trong 3 ngày nhưng tình trạng lâm sàng không
cải thiện, sốt cao, suy hô hấp tiến triển nên được
chuyển đến BVCR. Việc chẩn đoán nhiễm trùng
huyết đường vào từ nhiễm trùng đường hô hấp
là hợp lý. Diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân đến
suy hô hấp cấp nhanh chóng chỉ sau 6 giờ vào
khoa cấp cứu BVCR. Tại khoa Bệnh nhiệt đới với
biểu hiện khó thở, thở nhanh nông, nhịp thở
tăng, có co kéo cơ hô hấp phụ, khám phổi có ghi
nhận ran nổ và ran rít và khí máu động mạch
cho thấy SpO2 84%, PaO2 53mmHg. Dữ kiện lâm
sàng, kết quả của x quang ngực và tình trạng
giảm oxy máu nặng thể hiện trên khí máu động
mạch của bệnh nhân chưa đủ tiêu chuẩn để
chẩn đoán ARDS. Tuy vậy bệnh nhân được
chẩn đoán là suy hô hấp là chính xác, việc điều
trị ban đầu cho thấy bệnh nhân không đáp ứng
với thở oxy qua mask với tình trạng khí máu
động mạch PaO2 54mmHg không cải thiện sau
30 phút thở mask có túi khí. Bệnh nhân được chỉ
định phương thức xâm nhập với thở máy qua
nội khí quản là một chỉ định phù hợp, và là một
biện pháp điều trị tích cực để hồi sức giúp bệnh
nhân qua giai đoạn nguy kịch. Chẩn đoán
nguyên nhân nhiễm Rickettsia biến chứng viêm
phổi mô kẽ, giảm oxy máu nặng, suy hô hấp do
quá trình thăm khám đã tìm thấy sang thương
loét Eschar điển hình của Rickettsia. Việc bổ
sung trị liệu đặc hiệu với kháng sinh Doxycyline
khi nghĩ đến nguyên nhân do Rickettsia là phù
hợp, điều này giúp bệnh nhân phục hồi nhanh
chóng, hết sốt sau 2 ngày và được rút nội khí
quản sau 3 ngày điều trị. Kháng sinh chọn lựa
ban đầu tại cấp cứu và sau đó được tiếp tục là
Cefoperazone - Sulbactam (Forekaxim) khi chẩn
đoán nghi ngờ nhiễm trùng huyết từ đường hô
hấp, và sau đó được tiếp tục khi chưa loại được
bội nhiễm phổi trong quá trình đặt nội khí quản
và thở máy là hợp lý. Trên bệnh nhân này của
chúng tôi, các xét nghiệm bilirubin và men gan
tăng cũng phản ánh có tổn thương chức năng
gan, trong khi chức năng thận, lượng tiểu cầu
vẫn còn trong giới hạn bình thường.
Dựa vào việc tìm thấy sang thương eschar,
và kết quả của xét nghiệm cấy máu và 2 lần cấy
đàm âm tính, đồng thời xét nghiệm
procalcitonin <0,5ng/ mL giúp khẳng định
nguyên nhân gây suy hô hấp là biến chứng từ
viêm phổi mô kẽ do nhiễm Rickettsia.
Những xét nghiệm vi sinh học hiện nay để
chẩn đoán sốt ve mò còn rất nhiều hạn chế,
không khả thi cho việc chẩn đoán sớm trong
điều kiện nước ta hiện nay. Phản ứng Weil Felix
có độ đặc hiệu và nhạy cảm thấp. Phản ứng
kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
(IFA) được coi là tiêu chuẩn vàng nhưng xét
nghiệm này cần được làm 2 lần cách nhau 2
tuần để so sánh hiệu giá kháng thể nên không
giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán sớm, mặt
khác giá thành khá cao nên thường chỉ thực hiện
trong phòng xét nghiệm phục vụ cho việc
nghiên cứu; Kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp
(Polymerase chain reaction – PCR) có độ đặc
hiệu cao 96-99% nhưng độ nhạy thấp chỉ
khoảng 40-56%(2). Vì vậy với những giới hạn của
phương tiện chẩn đoán sốt ve mò trong phòng
thí nghiệm hiện nay. Việc chẩn đoán sốt ve mò
chủ yếu vẫn dựa vào dịch tễ và lâm sàng.
Về khía cạnh lâm sàng, chẩn đoán sốt ve mò
thường khó khăn vì có nhiều triệu chứng không
đặc hiệu như: sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, tiêu
chảy, nổi hạch, phát ban, nốt loét do ấu trùng
mò đốt (eschar) Eschar là sang thương quan
trọng giúp chẩn đoán xác định bệnh trên lâm
sàng. Tỷ lệ phát hiện eschar thay đổi tùy từng
khu vực khác nhau. Báo cáo cho thấy tỷ lệ phát
hiện eschar ở Hàn Quốc từ 42% đến 92%, tuy
nhiên tỷ lệ phát hiện ở Thái Lan và các tiểu lục
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 78
địa Ấn Độ lại rất thấp (< 10%) (4,1). Hiện nay chưa
có báo cáo nào về tỷ lệ phát hiện eschar trong
bệnh sốt ve mò ở nước ta. Vị trí xuất hiện eschar
đôi khi rất kín đáo như: vùng bẹn, sinh dục,
dưới nách, sau cổ, trong ống tai rất khó có thể
phát hiện, đòi hỏi một sự thăm khám tỉ mỉ, toàn
diện đặc biệt với những trường hợp sốt kéo dài
chưa tìm được nguyên nhân và sống trong vùng
dịch tễ lưu hành, có tiền sử tiếp xúc với nhiều
cây cối. Trường hợp bệnh nhân này của chúng
tôi có loét eschar ở vị trí cũng khá kín đáo, ở mặt
trước cánh tay và vùng nách (P) nếu không
thăm khám cẩn thận cũng khó có thể phát hiện.
Trong y văn, ghi nhận một trường hợp sốt
ve mò có biến chứng suy hô hấp, suy đa cơ
quan ở Đài Loan tương tự trường hợp của
chúng tôi, đó là một bệnh nhân 23 tuổi, làm việc
trong quân đội, có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với
cây cối, bụi rậm sau khóa huấn luyện trong
rừng, sốt 11 ngày kèm đau tai, được chẩn đoán
viêm tai giữa điều trị với
Amoxicillin/Clavulanate nhưng sốt không giảm
sau đó tiến triển đến suy hô hấp, được đặt nội
khí quản, thở máy, đồng thời phát hiện 1 vết
Eschar trong ống tai ngoài nên được chẩn đoán
sốt ve mò, điều trị với kháng sinh Doxycillin và
giảm sốt sau 1 ngày điều trị, và được rút ống nội
khí quản sau 3 ngày điều trị(3).
Về điều trị, trong báo cáo này bệnh nhân
cải thiện nhanh chóng sau trị liệu đặc hiệu với
Doxycycline, hết sốt sau 2 ngày, tự thở được
sau 4 ngày và hồi phục hoàn toàn sau 10 ngày
điều trị.
Vậy việc chẩn đoán, điều trị kháng sinh
thích hợp giúp cải thiện nhanh chóng tiên lượng
và giảm các biến chứng gây tử vong. Một
nghiên cứu của Hideo Yasunaga; Hiromasa
Horiguchi và cộng sự đã chỉ rõ tầm quan trọng
của việc phát hiện và điều trị kịp thời với
Tetracycline sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các
biến chứng gây ra do sốt ve mò. Bệnh nhân điều
trị trễ hơn 2 ngày với Tetracycline sẽ có nguy cơ
cao có nhiều biến chứng so với nhóm điều trị
kịp thời (9). Tỷ lệ tử vong do ARDS từ 6,1% đến
30% trong các nghiên cứu được xem là do sự
chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị (4).
XQ ngày 24/10/2011 XQ ngày 27/10/2011 XQ ngày 31/10/2011
Hiện nay các kháng sinh trị liệu đặc hiệu rất
hiệu quả cho những trường hợp nhiễm
Rickettsia là doxycycline, tetracycline, và
chloramphenicol. Thực tế lâm sàng nhiều
trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
với các biến chứng tổn thương đa tạng, được
điều trị với các kháng sinh β Lactams,
cephalosporin thế hệ 3, 4 đã không hết sốt,
nhưng khi lâm sàng nghĩ đến sốt ve mò do
nhiễm Rickettsia thì chỉ sau vài ngày điều trị với
doxycycline bệnh nhân hết sốt và tình trạng lâm
sàng cải thiện nhanh chóng. Trong điều kiện
nguồn lực hạn chế, các phương tiện chẩn đoán
vi sinh học còn thiếu, những trường hợp sốt kéo
dài chưa rõ nguyên nhân sau khi đã loại trừ
những nguyên nhân gây sốt khác, và không tìm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 79
thấy sang thương loét eschar, việc điều trị thử
ngắn ngày với doxycyline kết hợp với các yếu tố
dịch tễ học có thể giúp chẩn đoán xác định căn
nguyên gây bệnh là Rickettsia.
KẾT LUẬN
Việc chẩn đoán xác định sốt ve mò được coi
là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng.
Việc chậm trễ trong chẩn đoán nhiễm Rickettsia
dẫn đến nhiều biến chứng nặng và làm cho việc
điều trị trở nên khó khăn hơn. Với biến chứng
viêm phổi mô kẽ, giảm oxy máu nặng, suy hô
hấp cần kết hợp điều trị tích cực với thở máy hỗ
trợ, nâng đỡ thể trạng và điều trị với thuốc
kháng sinh đặc hiệu. Eschar là một chỉ điểm
quan trọng, cùng với các yếu tố dịch tễ giúp cho
chẩn đoán xác định, chỉ có thể được phát hiện
khi thăm khám cẩn thận. Vì vậy eschar nên được
chú ý tìm kiếm ở tất cả những bệnh nhâncó sốt,
đặc biệt với sốt kéo dài có triệu chứng của viêm
phổi mô kẽ. Tuy nhiên khi không tìm thấy dấu
chứng đặc hiệu thì sốt ve mò vẫn nên được tiếp
tục xét đến bằng cách điều trị thử với
doxycyclin ngắn ngày trước khi loại trừ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kim DM, Won KJ et al (2007). Distribution of eschar on the body
of scrub typhus patient. Am. J. Trop. Med. Hyg., 76(5), pp. 806-
809.
2. Kol. GCK et al (2010). Review: Diagnosis of Scrub Typhus Am.
J.Trop. Med. Hyg., 82(3), pp.368-370
3. Lee BJ (2011). Case repore: Otalgia and e