Stress và tăng huyết áp

Mở đầu: Stress là một.trong những tác nhân có hại cho huyết áp, đặc biệt đối với người mắc bệnh tăng huyết áp (THA). Tỉ lệ ngưòi bị stress ngày càng cao, tỉ lệ người bệnh THA ngày càng tăng nhưng chưa có công bố nào trong nước đánh giá tình trạng stress ở người THA. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress ở bệnh nhân THA nước ta. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 414 bệnh nhân khám tại phòng khám tim Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010 – 8/2011. Dùng thang đánh giá stress PSS-10. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có điểm stress bình thường, nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%, 4,8%, 0,2%. Không khác biệt giữa các mức độ stress theo giới tính, nguồn cư trú, học vấn, việc làm, tài chánh, mức độ và biến chứng tăng huyết áp. Điểm stress giảm dần theo tuổi. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng rõ đến stress. Kết luận: Cần phổ biến cho bệnh nhân THA tác hại sức khoẻ của stress cũng như cách ứng phó với stress để giảm thiểu tình trạng này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress và tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 186 STRESS VÀ TĂNG HUYẾT ÁP Trần Kim Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Stress là một.trong những tác nhân có hại cho huyết áp, đặc biệt đối với người mắc bệnh tăng huyết áp (THA). Tỉ lệ ngưòi bị stress ngày càng cao, tỉ lệ người bệnh THA ngày càng tăng nhưng chưa có công bố nào trong nước đánh giá tình trạng stress ở người THA. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress ở bệnh nhân THA nước ta. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 414 bệnh nhân khám tại phòng khám tim Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2010 – 8/2011. Dùng thang đánh giá stress PSS-10. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có điểm stress bình thường, nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%, 4,8%, 0,2%. Không khác biệt giữa các mức độ stress theo giới tính, nguồn cư trú, học vấn, việc làm, tài chánh, mức độ và biến chứng tăng huyết áp. Điểm stress giảm dần theo tuổi. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng rõ đến stress. Kết luận: Cần phổ biến cho bệnh nhân THA tác hại sức khoẻ của stress cũng như cách ứng phó với stress để giảm thiểu tình trạng này. Từ khóa: Stress, tăng huyết áp. ABSTRACT STRESS AND HYPERTENSION Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 186 - 193 Background: Stress is one of harmful factors of blood pressure, especially in hypertensives. Stress prevalence is greater, hypertension prevalence is higher but none of issue of stress among the Vietnamese hypertensives is found. Objectives: To investigate the state of stress in Vietnamese hypertensive individuals. Methods: A cross – sectional survey was carried out out during March 2010 – August 2011 to investigate 414 patients with hypertension by using PSS-10. Results: The prevalence of stress in normal, mild, moderate and severe level was 73.2%, 21.7%, 4.8%, 0.2%, respectively.There were no differencies between stress level with gender, accommodation, educational attainment, employment, finance, hypertension level or complications. The higher the age, the less the score. Stress was affected significantly by marital status. Conclusion: It is nesessary to disseminate stress impact on health to hypertensive patients as well as strategies for coping with stress to minimize this setting. Keywords: Stress, hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ lâu stress đã được xem là yếu tố nguy cơ, yếu tố thúc đẩy của tăng huyết áp (THA) với cơ chế bệnh sinh biết rõ. Nhưng stress cũng là một phần tất yếu không thể không gặp và ngày càng phổ biến, trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc sống, nhất là với nhịp sống, cách sống hiện * Bộ môn nội Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang ĐT: 0989694263 Email: bskimtrang@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 187 tại ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Ở nước ta, còn quá ít những nghiên cứu về mối liên quan của stress với THA. Do đó, nghiên cứu này mong muốn góp thêm phần nào vào bức tranh tổng thể của stress và THA những chi tiết mà từ đó người bệnh THA càng thấy mức nguy hiểm của stress để tìm đến những biện pháp giảm stress, cũng như góp thêm một cái nhìn vào khía cạnh y xã hội. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tình trạng stress ở bệnh nhân tăng huyết áp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Nơi thực hiện Phòng khám tim mạch BV ĐHYD TPHCM. Thời gian nghiên cứu Tháng 3/2010 – 8/2011. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân tăng huyết áp chưa hoặc đang điều trị. Cở mẫu Theo công thức tính tỉ lệ lưu hành của 1 quần thể: N= Z21- α/2 P(1-P)/d2. N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra trên người tăng HA = 288. α: xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z1- α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96. d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn của ước lượng) = 0,05. p: 25% (Hội nghị "Triển khai kế hoạch phòng chống THA năm 2011": Qua điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch quốc gia tại 8 tỉnh thành thì tỷ lệ THA của những người ≥ 25 tuổi là 25,1%). Phương pháp chọn mẫu Liên tiếp. Tiêu chuẩn lọai trừ BN > 75 tuổi, không khả năng giao tiếp chính xác (người Hoa, Campuchia, giảm thính lực, lú lẫn). Phương pháp thu thập số liệu Người thực hiện nghiên cứu chính là bác sĩ điều trị của bệnh nhân, khám và làm các xét nghiệm xác định mức độ, giai đọan, biến chứng của THA; hỏi tiền căn bệnh mạn tính đi kèm; hỏi bộ câu hỏi PSS 10(4) và điền các dữ liệu vào bảng thu thập số liệu. Liệt kê và định nghĩa biến số Tuổi: biến định tính 6 giá trị (18-24, 25 – 34, 35 – 44, 45-54, 55 – 64, >65 tuổi). Giới: biến định tính nhị giá (nam & nữ). Nơi sống: biến định tính nhị giá (nông thôn/thành thị). Tình trạng hôn nhân: biến định tính 5 giá trị (độc thân/ ly dị/ ly thân/ góa/ đủ đôi). Tình trạng việc làm: biến định tính 3 giá trị (lao động: chân tay/ trí óc/ mất sức). Tình trạng tài chánh: biến định tính 3 giá trị theo tự đánh giá của bệnh nhân (nghèo khó/ đủ ăn/ khá giả). Trình độ học vấn: biến định tính 4 giá trị (tiểu học/ trung học/ đại học/ sau đại học). Tăng huyết áp: biến định tính nhị giá (2 mức độ I và II theo JNC VII). Biến chứng THA: biến định tính nhị giá (có và không tai biến mạch não, biến chứng tim: suy tim, dày thất, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim). Stress theo PSS 10 của S. Cohen: biến định lượng sau đó mã hóa thành biến định tính (không stress 0-<10, nhẹ 10- <20, trung bình 20-< 30, nặng 30- 40). Do thang PSS nguyên bản không có điểm cắt xác định stress, chỉ so sánh mức độ stress giữa những người trong mẫu nghiên cứu, điểm càng cao cho thấy stress càng nặng(2). Nhưng tham khảo bảng sau đây nêu giá trị bình thường do L. Harris Poll tập hợp từ 2.387 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 188 người ở Mỹ, chúng tôi chọn cách chia điểm PSS thành 4 giá trị như trên để tiện thống kê. N Trung bình Độ lệch chuẩn Giới: Nam Nữ 926 1406 12,1 13,7 5,9 6,6 Tuổi: 18-29 30-44 45-54 55-64 ≥65 645 750 285 282 296 14,2 13,0 12,6 11,9 12,0 6,2 6,2 6,1 6,9 6,3 Phương pháp phân tích số liệu Nhập liệu bằng Excel. Xử lý số liệu bằng chương trình Stata 10.0. Biến số định lượng trình bày dạng trung bình +/- độ lệch chuẩn, kiểm định bằng T test. Biến số định tính trình bày dạng tỷ lệ%, kiểm định bằng chi bình phương Pearson. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Phân tích đa biến: lượng giá đồng thời mối liên quan giữa các mức độ stress với tăng huyết áp và các yếu tố liên quan qua mô hình hồi quy đa biến Poisson. Phân tích phương sai. Vấn đề y đức Nghiên cứu không ảnh hưởng tài chính, sức khỏe bệnh nhân. Trái lại, qua bảng câu hỏi, bệnh nhân rất hài lòng vì cảm thấy được thầy thuốc quan tâm sâu sát. KẾT QUẢ Có 414 bệnh nhân tăng huyết áp được khảo sát. Bảng 1: Tỉ lệ và mức độ stress ở bệnh nhân tăng huyết áp Điểm PSS <10 không stress 10 - <20 stress nhẹ 20 - < 30 stress trung bình 30 – 40 stress nặng Tổng n 303 90 20 1 414 % 73,2 21,7 4,8 0,2 100 Điểm PSS thấp nhất: 0, cao nhất: 31, trung bình: 6,02 ± 6,7. Bảng 2: Điểm PSS trung bình N Trung bình ± ĐLC Trung bình sai số chuẩn Điểm thấp nhất – cao nhất p Giới Nam Nữ 414 149 265 6,02 ± 6,7 5,48 ± 6,2 6,32 ± 6,9 0,3 0,51 0,42 0-31 0-25 0-31 0,306 Tuổi 18- 24 25 – 34 35 – 44 45 – 54 55 – 64 > 64 414 2 6 36 106 129 135 6,02 ± 6,7 18 ± 9,8 8,5 ± 4,6 6,8 ± 6,1 7,2 ± 7,4 5,4 ± 6,08 5,09 ± 6,5 0,3 7 1,8 1 0,7 0,5 0,5 0-31 0-25 0-13 0-24 0-31 0-28 0-28 0,011 Hôn nhân Đủ đôi Độc thân Ly dị Goá 414 322 17 6 69 6 ± 6,7 5,8 ± 6,2 10 ± 9,3 8,4 ± 9,8 5,6 ±7,5 0,3 0,3 2,2 4,4 0,9 0 - 31 0 - 28 0- 28 0- 24 0 - 31 0,06 Việc làm LĐ chân tay LĐ trí óc Mất sức LĐ 414 195 58 161 6 ± 6,7 6,7 ± 6,8 7,3 ± 6,9 4,6 ± 6,2 0,3 0,4 0,9 0,4 0-31 0-29 0-31 0-28 0,04 giữa nhóm LĐ chân tay và mất sức LĐ Tài chánh Nghèo khó Đủ ăn Khá giả 414 16 300 98 6 ± 6,7 8,3 ± 7,09 6 ± 7 5,5 ± 5,5 0,3 1,7 0,4 0,5 0-31 0-23 0-31 0-20 0,31 Học vấn Tiểu học 414 226 6 ± 6,7 6,5 ± 6,9 0,3 0,4 0-31 0-29 0,163 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 189 N Trung bình ± ĐLC Trung bình sai số chuẩn Điểm thấp nhất – cao nhất p Trung học Đại học Sau đại học 155 32 1 5,1± 5,9 6,5 ± 8 0,4 1,4 0-25 0-31 Nơi cư trú Nông thôn Thành thị 414 147 267 6,02 ± 6,7 6,07 ± 6,95 5,93 ± 6,23 0,33 0,42 0,51 0-31 0-31 0-28 0,84 Độ tăng HA I II 414 98 316 6 ± 6,7 6 ± 6,8 6 ± 6,6 0,3 0,6 0,3 0-31 0-31 0-29 0,94 Nhóm 18-24 tuổi chỉ có 2 người, nhóm 25- 34 chỉ có 6 nên gộp chung với nhóm 35-44 tuổi, dùng phép kiểm LSD so sánh từng cặp, thấy 3 cặp khác nhau có ý nghĩa thống kê: cặp < 45 tuổi với cặp trên 64 p là 0,031 và cặp 45- 54 với cặp 55-64 p là 0,042 và trên 64 p là 0,013. ANOVA cho P = 0,004. Phân tích đa biến Chỉ với yếu tố tuổi là điểm stress khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 3: Liên quan giữa mức độ stress với giới tính Điểm PSS theo giới Nam: n (%) Nữ: n (%) Tổng p <10 không stress 110 (73,8%) 193 (72,8%) 303 (73,2%) 0,898 10 – <20 stress nhẹ 32 (21,5%) 58 (21,9%) 90 (21,7%) 20 - < 30 stress trung bình 7 (4,7%) 13 (4,9%) 20 (4,8%) 30 – 40 stress nặng 0 (0%) 1 (0,4%) 1 (0,2%) Tổng 149 (100%) 265 (100%) 414 (100%) Bảng 4: Liên quan giữa mức độ stress với tuổi tác bệnh nhân tăng huyết áp Điểm PSS theo tuổi 35 – 44 n (%) 45– 54 n (%) 55 – 64 n (%) > 65 n (%) Tổng p <10 không stress 29 (65,9%) 68 (64,2%) 98 (76,6%) 108 (79,4%) 303 (73,2%) 0,17 4 10 – <20 stress nhẹ 13 (29,5%) 30 (28,3%) 26 (20,3%) 21 (15,4%) 90 (21,7%) 20 - < 30 stress tr/bình 2 (4,5%) 7 (6,6%) 4 (3,1%) 7 (5,1%) 20 (4,8%) 30 – 40 stress nặng 0 1 (0,9%) 0 0 1 (0,2%) Tổng 44 (100%) 106 (100%) 128 (100%) 136 (100%) 414 (100%) Bảng 5: Liên quan giữa stress ở bệnh nhân tăng huyết áp với tình trạng hôn nhân Điểm PSS / Hôn nhân Đủ đôi n (%) Độc thân n (%) Ly dị n (%) Góa n (%) Tổng p <10 không stress 236 (73,3%) 10 (58,8%) 3 (60%) 54 (77,1%) 303 (73,2%) 0,008 10 – <20 stress nhẹ 74 (23%) 3 (17,6%) 1 (20%) 12 (17,1%) 90 (21,7%) 20 - < 30 stress tr bình 12 (3,7%) 4 (23,5%) 1 (20%) 3 (4,3%) 20 (4,8%) 30 – 40 stress nặng 0 0 0 1 (1,4%) 1 (0,2%) Tổng 322 (100%) 17 (100%) 5 (100%) 70 (100%) 414 (100%) Bảng 6: Liên quan giữa stress ở bệnh nhân tăng huyết áp với việc làm/ nghề nghiệp Điểm PSS / Việc làm Lao động chân tay: n (%) LĐ trí óc: n (%) Mất sức LĐ n (%) Tổng p <10 không stress 133 (68,2%) 40 (69%) 130 (80,7%) 303 (73,2%) 0,21 10 – <20 stress nhẹ 53 (27,2%) 13 (22,4%) 24 (14,9%) 90 (21,7%) 20 - < 30 trung bình 9 (4,6%) 4 (6,9%) 7 (4,3%) 20 (4,8%) 30 – 40 stress nặng 0 1 (1,7%) 0 1 (0,2%) Tổng 195 (100%) 58 (100%) 161 (100%) 414 (100%) Bảng 7: Liên quan giữa stress ở bệnh nhân tăng huyết áp với tình hình tài chánh Điểm PSS / tài chánh Nghèo khó n (%) Đủ ăn n (%) Khá giả n (%) Tổng p <10 không stress 9 (56,3%) 220 (73,6%) 73 (74,5%) 302 (73,1%) 0,267 10 – <20 stress nhẹ 5 (31,3%) 61 (20,4%) 24 (24,5%) 90 (21,8%) 20 - < 30 stress trung bình 2 (12,5%) 17 (5,7%) 1 (1%) 20 (4,8%) 30 – 40 0 1 (0,3%) 0 1 (0,2%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 190 Điểm PSS / tài chánh Nghèo khó n (%) Đủ ăn n (%) Khá giả n (%) Tổng p stress nặng Tổng 16 (100%) 299 (100%) 98 (100%) 413 (100%) Bảng 8: Liên quan giữa stresss ở bệnh nhân tăng huyết áp với trình độ học vấn Điểm PSS /Học vấn Tiểu học n (%) Trung học n (%) Đại học n (%) Sau đại học n (%) Tổng P <10 không stress 159 (70,4%) 116 (75,3%) 26 (81,3%) 1 (100%) 302 (73,1%) 0,32 7 10 – <20 stress nhẹ 54 (23,9%) 33 (21,4%) 3 (9,4%) 0 (0%) 90 (21,8%) 20 - < 30 trung bình 13 (5,8%) 5 (3,2%) 2 (6,3%) 0 (0%) 20 (4,8%) 30 – 40 stress nặng 0 0 1 (3,1%) 0 1 (0,2%) Tổng 226 (100%) 154 (100%) 32 (100%) 1 (100%) 413 (100%) Bảng 9: Liên quan giữa stresss ở bệnh nhân tăng huyết áp với nơi cư trú Điểm PSS Thành thị: n (%) Nông thôn: n(%) Tổng p <10 196 (73,4) 107 (72,8) 303 (73,2) 0,327 10 – <20 54 (20,2) 36(24,5) 90 (21,7) 20 - < 30 16 (6) 4(2,7) 20 (4,8) 30 – 40 1 (0,4) 0 1 (0,2) Tổng 267(100) 147 (100) 414 (100) Bảng 10: Liên quan giữa stress và mức độ tăng huyết áp Điểm PSS THA I: n (%) THA II: n (%) Tổng p <10 74 (75,5) 229 (72,5) 303 (73,2) 0,235 10 – <20 20 (20,4) 70 (22,2) 90 (21,7) 20 - < 30 3 (3,1) 17 (5,4) 20 (4,8) 30 – 40 1 (1) 0 1 (0,2) Tổng 98 (100) 316 (100) 414 (100) Bảng 11: Liên quan stress và biến chứng THA PSS / Biến chứng THA Tim: n (%) Não: n (%) <10 không stress 119 20 10 – <20 stress nhẹ 42 2 20 - < 30 stress trung bình 8 0 30 – 40 stress nặng 1 0 Tổng 170 22 p 0,39 0,27 Các bệnh mạn tính đi kèm: 125 Rối loạn lipid máu. 94 Suy tuần hoàn não. 67 dạdày- 6 Viêm thực quản trào ngược. 48 Suy tĩnh mạch chân. 37 thoái khớp. 32 Đái tháo đường. 3 Ung thư. 3 COPD 5 hen 1 dãn phế quản. 3 COPD. BÀN LUẬN Thang PSS: của Sheldon Cohen hiện là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá sự nhận biết stress, đo lường mức độ được cho là stress trong cuộc sống. Các mục được thiết kế sao người được phỏng vấn nhận thấy cuộc sống của mình không nói trước được, không kiểm sóat được và quá tải. Các câu hỏi xoay quanh những cảm xúc và suy nghĩ trong vòng một tháng qua. Có các thang PSS 4 (độ tin cậy r = 0,60), PSS 10 và PSS 14 có độ tin cậy và độ giá trị cao hơn (cùng có r = 0,85) nên chúng tôi chọn PSS 10. Nếu sử dụng cho mục đích giáo dục hoặc nghiên cứu hàn lâm thì không cần xin phép tác giả(5). Tỉ lệ người tăng huyết áp bị stress Một khảo sát do Công ty Hoffmann-La Roche tiến hành nhằm đánh giá tình trạng stress ở Việt Nam năm 2002 cho thấy, tỷ lệ bình quân người bị stress trong cả nước là 52%. Riêng Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ người bị stress lần lượt là 55% và 52%. Gần 10 năm qua tuy chưa có thêm những số liệu mới đượccông bố nhưng tỉ lệ trên rất đáng quan tâm, nhất là với những người mang bệnh lý mạn tính, như THA(8). Có tác giả đề xuất như sau khi dùng thang PSS 10 (0 - 40 đ). Dưới 24 điểm: Bạn có thể bị stress nhiều nhưng biết cách chế ngự. Xin hoan hô bạn.24-30 điểm: Bạn bắt đầu bị quá tải vì stress. Bạn chưa đủ năng lực để kiểm soát các trở ngại bạn gặp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 191 phải. Cần có người hỗ trợ vượt qua stress, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe.Trên 30 điểm: Bạn đã bị stress. Cần được khám và điều trị. Theo hướng dẫn trên thì nghiên cứu của chúng tôi mang lại tín hiệu tốt vì 94,9% bệnh nhân THA có thang điểm stress rất nhẹ hoặc không stress, ở mức còn chế ngự và kiểm soát được. Nhiều bệnh nhân ý thức được các biến chứng nguy hại của THA nên đã chọn quan điểm sống và cách sống sao cho bớt lo toan, căng thẳng để giảm thiểu ảnh hưởng của stress lên bệnhTHA. Liên quan stress với các yếu tố dân số học Kevin qua hơn nữa thế kỷ khảo sát đã cho biết ngoài stress đóng vai trò quan trọng trong những đợt kịch phát củaTHA, còn nhiều yếu tố khác như dân số học, giáo dục, tâm lý, béo phì, gắng sức, hút thuốc(7). Qua một nghiên cứu về stress tâm lý (cùng sử dụng thang PSS 10) trên dân số chung ở Mỹ tại 3 thời điểm 1983, 2006, 2009, phụ nữ được ghi nhận stress nhiều hơn nam giới, tuổi càng tăng stress càng giảm, thể hiện qua điểm PSS trung bình(1). Những bệnh nhân THA trong nghiên cứu của chúng tôi lại không có sự khác biệt tình trạng stress theo giới tính nhưng có giảm dần theo tuổi. Điều này rất tốt khi THA vốn được xem là bệnh lý của người lớn tuổi, nhưng đa số người ở nhóm tuổi này đã nhẹ lo toan về cuộc sống, và theo nếp sống quen thuộc của người Việt Nam thì người lớn tuổi thường sống chung nhà với con cháu để được chăm sóc, do đó ít bị stress hơn. Hầu như bệnh nhân THA nào – dù nam hay nữ - cũng từng trãi qua cơn THA khi có sang chấn tâm lý nên đều nỗ lực thực hiện những biện pháp ứng phó với stress, phải chăng vì vậy mà những khác biệt về tâm sinh lý của 2 giới không liên quan đến tỉ lệ stress theo giới tính ở người THA. Liên quan stress với các yếu tố xã hội học Khảo sát 26 năm của Sheldon Cohen và Denise Janicki-Deverts công bố vào năm 2009 cho thấy stress càng tăng khi mức giáo dục và thu nhập càng thấp. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Mỹ đã đo hàm lượng 3 hormon gây stress - epinephrine, norepinephrine và cortisol - ở 193 người có thu nhập hằng năm từ 2.500 USD đến 162.500 USD. Kết quả cho thấy tình trạng kinh tế xã hội thấp gắn liền với hàm lượng cao ở cả 3 hocmon stress. Sự tương quan này không phụ thuộc vào chủng tộc, tuổi tác, giới tính hay mức độ béo phì. Ngoài ra, tình trạng nghèo khó cũng gắn liền với tỷ lệ hút thuốc cao, uống rượu nhiều, (đây là 2 hành vi hại cho huyết áp), không ăn sáng đều đặn và ít có mạng lưới quan hệ phong phú. Như vậy, trái với quan niệm thông thường rằng các quan chức và những ai có thu nhập cao thường bị stress nhiều hơn những người ở địa vị thấp trong xã hội(8). Trong khi đó, kết quả khảo sát qua 7.400 lãnh đạo doanh nghiệp tại 36 quốc gia được Công ty Grant Thornton công bố ngày 18/3/2010 thì tỉ lệ doanh nhân có mức độ stress tăng dần qua các năm, riêng nước ta là 72%. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không khác biệt tình trạng stress theo học vấn, công việc, tình trạng kinh tế gia đình, phải chăng do tâm lý “ quẳng gánh lo đi mà vui sống” của người tăng huyết áp nhờ vào ảnh hưởng của các phương tiện giáo dục sức khoẻ đại chúng. Trong số những tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan stress có yếu tố sống tách biệt bạn bè gia đình hoặc tình trạng hôn nhân bất ổn vốn đã được đề cập rất nhiều(14). Điều này thể hiện trong nghiên cứu của chúng tôi với sự khác biệt có ý nghĩa giữa điểm stress và tình trạng hôn nhân. Liên quan stress với các yếu tố bệnh học Đã có quan niệm sai lầm phổ biến là stress gây THA.Nhiều người không hề stress vẫn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 192 THA. Số liệu của chúng tôi cho thấy không có liên quan giữa mức độ stress và độ THA. Nhiều nghiên cứu đã đúc kết rằng stress ngắn hạn ảnh hưởng tiến triển của THA, huyết áp chỉ tăng thoáng qua rồi về bình thường sau khi hết tình huống gây stress; còn stress dồn dập hàng ngày, đều đặn trong thời gian dài gây tăng mức huyết áp - chứ không là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh THA - thông qua kích thích thần kinh làm tăng tiết một lượng lớn hormone gây co mạch. Những yếu tố ảnh hưởng huyết áp thông qua stress gồm có THA áo trắng, nghề nghiệp căng thẳng, chạy đua với các hạn chót, xếp
Tài liệu liên quan