Mở đầu: Tụ cầu Staphylococci, đặc biệt vi khuẩn S. aureus là một trong những vi khuẩn có tỉ lệ gây bệnh
cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh mạnh.
Mục tiêu: Đánh giá tình hình kháng kháng sinh của Staphylococci.
Phương pháp: Thực hiện quy trình định danh vi khuẩn và khảo sát sự đề kháng kháng sinh Staphylococci từ
các loại bệnh phẩm tại BV Nhân dân Gia Định TP. HCM từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả: Phân lập được 417 chủng Staphylococci từ các loại bệnh phẩm như mủ, máu, đàm, sản dịch, dịch
dạ dày, nước tiểu và các loại dịch khác. Tỷ lệ Staphylococci coagulase dương chiếm 40%, trong đó Staphylococcus
aureus chiếm 37,6%. Staphylococci. kháng cao với hầu hết các kháng sinh thuộc nhóm β-lactam (cefoperazone
89,7%, oxacillin 56%), nhóm phenicol (chloramphenicol 65,5%), nhóm macrolid (erythromycin 60,1%), nhạy
cảm trên 90% với một số kháng sinh nhóm glycopeptid (vancomycin 98,9%, teicoplanin 86,8%), nhóm quinolon
(pefloxacin 97%), nhóm tetracycline (minocyclin 92,6%).
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn Staphylococci.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn staphylococci tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 286
SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN STAPHYLOCOCCI
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Cao Minh Nga*, Trần Thị Quyên**, Nguyễn Sử Minh Tuyết***
TÓM TẮT
Mở đầu: Tụ cầu Staphylococci, đặc biệt vi khuẩn S. aureus là một trong những vi khuẩn có tỉ lệ gây bệnh
cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh mạnh.
Mục tiêu: Đánh giá tình hình kháng kháng sinh của Staphylococci.
Phương pháp: Thực hiện quy trình định danh vi khuẩn và khảo sát sự đề kháng kháng sinh Staphylococci từ
các loại bệnh phẩm tại BV Nhân dân Gia Định TP. HCM từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả: Phân lập được 417 chủng Staphylococci từ các loại bệnh phẩm như mủ, máu, đàm, sản dịch, dịch
dạ dày, nước tiểu và các loại dịch khác. Tỷ lệ Staphylococci coagulase dương chiếm 40%, trong đó Staphylococcus
aureus chiếm 37,6%. Staphylococci. kháng cao với hầu hết các kháng sinh thuộc nhóm β-lactam (cefoperazone
89,7%, oxacillin 56%), nhóm phenicol (chloramphenicol 65,5%), nhóm macrolid (erythromycin 60,1%), nhạy
cảm trên 90% với một số kháng sinh nhóm glycopeptid (vancomycin 98,9%, teicoplanin 86,8%), nhóm quinolon
(pefloxacin 97%), nhóm tetracycline (minocyclin 92,6%).
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn Staphylococci.
Từ khóa: kháng kháng sinh, Staphylococci.
ABSTRACT
ANTIBIOTIC RESISTANCE OF STAPHYLOCOCCI IN THE NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Cao Minh Nga, Tran Thi Quyen, Nguyen Su Minh Tuyet
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 286 - 293
Background: Staphylococci, especially S. aureus is one of bacteria which are highly pathogen, cause serious
diseases and have antibiotic resistant ability.
Purpose: To investigate the antibiotic resistance of Staphylococci.
Method: Bacterial identification and antibiotic resistance investigation were carried out for Staphylococci.
collected from Nhan dan Gia Dinh hospital, HCM city from January to June, 2011.
Result: 417 Staphylococci strains were isolated from different samples such as pus, blood, sputum, stomach
juice, urine, etc. Coagulase-positive Staphylococci accounted for 40%, of which 37.6% was Staphylococcus aureus.
Staphylococci was found to be highly resistant to most antibiotics which belong to β–lactam group (89.7%
cefoperazone, 56% oxacillin), phenicol group (65.5% chloramphenicol), macrolide group (60.1% erythromycin)
Staphylococcus spp. was also sensitive to over 90% of some glycopeptide antibiotics (98.9% vancomycin, 86.8%
teicoplanin), quinolon group (97% pefloxacin), tetracycline group (92.6% minocyclin).
Conclusion: An appropriate use of antibiotics is needed in treatment of Staphylococci infections.
Keywords: Antibiotic resistance, Staphylococci.
* Bộ Môn Vi Sinh – Khoa Y – ĐHYD TPHCM, ** Khoa sinh học – Trường ĐH Sư Phạm TPHCM
*** Khoa Vi sinh – BV Nhân dân Gia định TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Cao Minh Nga ĐT: 0908361512 Email: pgscaominhnga@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 287
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với việc nghiên cứu và sản xuất thành
công các loại kháng sinh mới, theo quy luật đấu
tranh sinh tồn, sự xuất hiện tiếp theo của các
chủng vi khuẩn có khả năng đề kháng lại các loại
kháng sinh như một quá trình tất yếu. Vấn đề
kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn dẫn đến
nhiều hệ lụy không chỉ cho bệnh nhân mà cả
bệnh viện, gây nhiều trở ngại cho công tác điều
trị, làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng
thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong, tăng chi
phí khám chữa bệnh đối với bệnh nhân và toàn
xã hội.
Staphylocococci là những vi khuẩn gram
dương, hình cầu, đường kính khoảng 1µm, xếp
thành từng đám giống hình chùm nho không
đều nhau. Một số là vi khuẩn thường trú ở vùng
da và niêm mạc của người. Một số khác có thể
gây bệnh với nhiều hình thức nhiễm khuẩn có
mủ, ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn huyết đưa
đến tử vong(3). Tụ cầu Staphylococci, đặc biệt là vi
khuẩn S. aureus là một trong những vi khuẩn có
tỉ lệ gây bệnh rất cao, có khả năng gây nhiều
bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rất
mạnh, trong số đó, vi khuẩn S. aureus kháng
methicillin (MRSA) là vi khuẩn khó điều trị và là
thách thức lớn đối với y học.
Năm 1961 đã ghi nhận trường hợp đầu tiên
kháng Methicillin (MRSA) tại Anh đến năm 2007
tại Hoa Kỳ có khoảng 94.360 ca nhiễm MRSA,
trong đó có 18.650 ca tử vong(8,Error! Reference source not
found.,2,1), mỗi năm ở Mỹ, các bệnh nhiễm khuẩn
MRSA gây tử vong cao hơn do AIDS(2), nhiễm
khuẩn MRSA có tỷ lệ tử vong cao hơn MSSA(Error!
Reference source not found.). Đề tài được thực hiện “Khảo
sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Staphylococci tại bệnh viện Nhân dân Gia
Định”nhằm mục đích:
- Khảo sát sự phân bố của vi khuẩn
Staphylococci.
- Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của vi
khuẩn Staphylococci.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Vi khuẩn Staphylococci phân lập được từ
các bệnh phẩm khác nhau của những bệnh
nhân có chỉ định cấy vi khuẩn và làm kháng
sinh đồ tại khoa Vi sinh, bệnh viện Nhân dân
Gia Định, trong thời gian từ tháng 01 đến
tháng 6 năm 2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Chỉ lấy những vi khuẩn phân lập từ những
bệnh phẩm lấy đúng vị trí, đúng cách và đủ
tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những mẫu nghi ngờ bị ngoại nhiễm, những
mẫu bệnh phẩm có cùng loại vi khuẩn được
phân lập trên cùng một bệnh nhân trong các lần
phân lập sau.
Phương pháp nghiên cứu
Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh
theo thường qui: Staphylococci là vi khuẩn gram
dương được xác định nhờ các phản ứng catalase
dương tính (phân biệt với Streptococci); oxidase
dương (phân biệt với micrococci); coagulase
(phân biệt Staphylococci coagulase dương và
Staphylococci coagulase âm) và một số thử
nghiệm khác.
Xác định mức độ kháng kháng sinh của
Staphylococci phân lập được bằng máy mini API
và bằng phương pháp Kirby-Bauer.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu các thông tin, số liệu và xử lý
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 417 chủng vi khuẩn Staphylococci được
định danh và làm kháng sinh đồ, chúng tôi ghi
nhận các kết quả sau đây:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 288
Về tỷ lệ vi khuẩn Staphylococci phân lập
được
Bảng 1. Tỷ lệ staphylococci phân lập được (n = 417)
TT Nhóm Số lượng Tỷ lệ
1 Staphylococci coagulase âm 250 60%
2 Staphylococci coagulase dương,
trong đó: 167 40%
S. aureus 157 37,6%
S. intermedius 10 2,4%
Tổng 417
Về tỷ lệ phân lập được vi khuẩn trong các
loại bệnh phẩm
Bảng 2. Tỷ lệ Staphylococci coagulase âm và
Staphylococci coagulase dươngphân lập được trong
các loại bệnh phẩm
Loại bệnh phẩm n
Staphylococci
coagulase âm
Staphylococci
coagulase
dương
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ
Mủ 205 108 43,2% 97 58,1%
Máu 100 79 31,6% 21 12,6%
Quệt rốn, quệt da 63 38 15,2% 25 15,0%
Dịch khác 12 6 2,4% 6 3,6%
Đàm 10 3 1,2% 7 4,2%
Sản dịch 8 4 1,6% 4 2,4%
Dịch dạ dày 7 6 2,4% 1 0,6%
Nước tiểu 6 4 1,6% 2 1,2%
Đầu catheter 3 1 0,4% 2 1,2%
Dịch ổ bụng 1 0 0,0% 1 0,6%
Dịch mật 1 1 0,4% 0 0,0%
Dịch màng phổi 1 0 0,0% 1 0,6%
Tổng 417 250 167
Về tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus spp.
Staphylococci Staphylococci coagulase dương Staphylococci coagulase âm
Biểu đồ 5: Tỷ lệ kháng kháng sinh của Staphylococcus spp Cf: Cefoperazone; CMP: Chloramphenicol; CLI:
Clindamycin: Cp: Cephalexine; CTX: Cefotaxime; Cx: Ceftriaxone; CXM: Cefuroxime; Dx: Doxycyclin; ERY: Erythromycin;
FUC: Fusidic acid; FUR: Nitrofurantoin; GEN: Gentamycin; LVX: Levofloxacin; MIN: Minocyclin; Ng: Acid nalidicid;
NOR: Norfloxacin; Of: Ofloxacin; OXA: Oxacillin; Pf: Pefloxacin; PEN: Penicilline; QDA: Quinupristin-dalfopristin; RFA:
Rifampicin; TEC: Teicoplanin: VAN: Vancomycin
54
,1
%
56
,0
%
26
,5
%
54
,6
%
51
,4
%
76
,7
%
38
,6
% 6
0,
1%
34
,3
% 50
,6
%
61
,3
%
35
,8
%
65
,5
%
7,
5%
3,
8%7,
9%1
1,
3%
2,
6%3,
8%
0,
6%1,
9%8
,7
%
10
,1
%
89
,7
%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
PE
N
O
XA C
p
CX
M
CT
X Cf Cx
G
EN RF
A D
x
M
IN
V
AN TE
C
ER
Y
CL
I
N
g Pf
LV
X O
f
N
OR
CM
P
FU
R
FU
C
Q
DA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 289
0%
20%
40%
60%
80%
GE
N
RF
A Dx M
IN
VA
N
TE
C
ER
Y
CL
I
Ng Pf LV
X Of
NO
R
CM
P
FU
R
FU
C
QD
A
Biểu đồ 6: Tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm β-lactam của Staphylococci
0%
20%
40%
60%
80%
100%
PEN OXA Cp CXM CTX Cf Cx
Staphylococci Staphylococci coagulase dương Staphylococci coagulase âm
Biểu đồ 7: Tỷ lệ kháng các nhóm kháng sinh khác của Staphylococci
Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococci
Về tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus
Biểu đồ 8: Tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus
75
,0
%
22
,2
%
55
,8
%
1,
1%
59
,1
%
39
,3
%6
0,
3%
0,
0%
0,
0%
0,
0%3,
7% 5,
9%
6,
5%
5,
7%
11
,1
%
11
,1
%52
,0
%
40
,5
%
32
,9
%
55
,9
%
43
,3
%
89
,8
%
78
,8
%
38
,7
%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
PE
N
OX
A Cp
CX
M
CT
X Cf Cx GE
N
RF
A Dx M
IN
VA
N
TE
C
ER
Y
CL
I
Ng P
f
LV
X Of
NO
R
CM
P
FU
R
FU
C
QD
A
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 290
MRSA MSSA
Biểu đồ 9: Tỷ lệ kháng kháng sinh của MRSA và MSSA
Tỷ lệ kháng kháng sinh của một số Staphylococci coagulase âm (Biểu đồ 6 và 7)
Biểu đồ 6. Tỷ lệ kháng kháng sinh của S. haemolyticus, S. lugdunensis, S. epidermidis đối với kháng sinh nhóm
β-lactam
0%
20%
40%
60%
80%
100%
G
EN RF
A D
x
M
IN
V
AN TE
C
ER
Y
CL
I
N
g Pf
LV
X O
f
N
OR
CM
P
FU
R
FU
C
Q
DA
Biểu đồ 7. Tỷ lệ kháng kháng sinh của S. haemolyticus, S. lugdunensis, S. epidermidis với các nhóm kháng sinh
khác
50
,0%
0,0
%
88
,5%
76
,0% 80
,0%
24
,0%
75
,0%
33
,3%
80
,0%
22
,2%
70
,3%
59
,5%
33
,3%
0,0
%
66
,7%
16
,7%
69
,2%
0,0
%
0,0
%
9,1
%
10
,0%
0,0
%
0,0
%
0,0
%
0,0
%
0,0
%
13
,3%
9,1
%
31
,4%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
GE
N
RF
A Dx M
IN
VA
N
TE
C
ER
Y
CL
I
Ng P
f
LV
X Of
NO
R
CM
P
FU
R
FU
C
QD
A
0%
20%
40%
60%
80%
100%
PEN OXA Cp CXM CTX Cf Cx
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 291
BÀN LUẬN
Về tỷ lệ vi khuẩn Staphylococci phân lập
được
Trong số Staphylococci thì Staphylococci
coagulase âm (chiếm 60%), kết quả này của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phượng và Dương Ngọc Thảo
(2003), cho thấy trong số Staphylococci thì
Staphylococci coagulase âm ngày càng rõ vai trò
gây nhiễm khuẩn bệnh viện của chúng, trước
đây chúng được xem là hoại sinh thường xuyên
trên bề mặt da và niêm mạc cơ thể người vì thế
cũng dễ dàng lan truyền mạnh mẽ trong môi
trường bệnh viện, một môi trường thuận lợi cho
vi khuẩn phát triển.
So với nghiên cứu của Vũ Thị Kim Cương(8),
trong số 44 mẫu Staphylococcus spp. phân lập
được thì có đến 38 mẫu là S. aureus (chiếm
86,4%). Sự tương đồng về tỷ lệ S. aureus phân lập
và định danh được của chúng tôi và của tác giả
Vũ Thị Kim Cương cho thấy S. aureus là đối
tượng gây nhiễm khuẩn chủ yếu trong
Staphylococci nói chung và trong Staphylococci
coagulase dương nói riêng, điều này cũng phù
hợp với ghi nhận của y văn trong và ngoài
nước(1,2,4,5,6,7,8).
Về tỷ lệ vi khuẩn phân lập được trong các
loại bệnh phẩm
Trong các loại bệnh phẩm phân lập được
Staphylococci bệnh phẩm mủ chiếm tỷ lệ cao nhất
là 49,2%. Theo đó, Staphylococci coagulase dương
và Staphylococci coagulase âm cũng được tìm
thấy nhiều nhất ở bệnh phẩm mủ với tỷ lệ lần
lượt là 58,1% và 43,2%, tiếp là bệnh phẩm máu
với tỷ lệ lần lượt là 12,6%, 31,6%, quệt rốn và
quệt da với tỷ lệ lần lượt là 15% và 15,2%.
Loại bệnh phẩm ở mỗi bệnh viện là khác
nhau nên loại bệnh phẩm phân lập được nhiều
vi khuẩn nhất ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nhưng
nhìn chung, các loại bệnh phẩm thường gặp
nhiều nhất là mủ, máu, đàm, nước tiểu. Sự khác
nhau giữa tỷ lệ bệnh phẩm cũng là một trong
những nguyên nhân đưa đến tỷ lệ phân bố các
loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở các bệnh
viện khác nhau.
Về sự đề kháng kháng sinh của
Staphylococci
Staphylococci là vi khuẩn kháng với nhiều loại
kháng sinh và gây khó khăn cho quá trình điều
trị. S. aureus đề kháng với nhiều loại kháng sinh
như β-lactamin, aminoside, macrolide,
sulfamide, fluoroquinolone, rifampicin,... Các
Staphylococci coagulase âm cũng kháng với
nhiều loại kháng sinh như β-lactamin,
aminoside, macrolide, tetracyclin(2),. Do vậy
cần phải thực hiện kháng sinh đồ để lựa chọn
kháng sinh hiệu quả nhất cho điều trị.
Khi khảo sát sự đề kháng kháng sinh của
Staphylococci (Biểu đồ 1) cho thấy: Staphylococci
kháng cao với hầu hết các kháng sinh thuộc
nhóm β-lactam (kháng cao nhất với
cefoperazone 89,7%, kháng oxacillin 56%), nhóm
phenicol (chloramphenicol 65,5%), nhóm
macrolid (erythromycin 60,1%), vẫn nhạy cảm
tốt với kháng sinh nhóm glycopeptid
(vancomycin 98,9%, teicoplanin 86,8%), nhóm
tetracycline (minocyclin 92,6%), một số kháng
sinh nhóm quinolon (pefloxacin 97%),
Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim
Cương(8), tỷ lệ kháng kháng sinh của
Staphylococci với đa số các loại kháng sinh đều
cao hơn chúng tôi là do các vi khuẩn trong
nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim Cương đều là
các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng
thời đối tượng bệnh nhân chủ yếu tại bệnh viện
Thống Nhất là người cao tuổi, dễ bị nhiễm
khuẩn và sử dụng kháng sinh nhiều nên tỷ lệ
kháng thuốc cao hơn.
So sánh sự đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn Staphylococci coagulase dương và
Staphylococci coagulase âm
Khi so sánh sự đề kháng kháng sinh của vi
khuẩn Staphylococci coagulase dương và
Staphylococci coagulase âm (Biểu đồ 2 và Biểu đồ
3) cho thấy Staphylococci coagulase dương đề
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 292
kháng cao hơn với các kháng sinh nhóm
cephalosporin, macrolid, lincosamid và ngược lại
Staphylococci coagulase âm kháng cao hơn với các
kháng sinh nhóm penicillin, quinolon, tetracilin,
rifamycin và glycopeptid, đặc biệt đã xuất hiện
Staphylococci coagulase âm kháng vancomycin
trên bệnh phẩm máu; tuy sự đề kháng
vancomycin của Staphylococci còn thấp nhưng là
vấn đề cần được quan tâm vì kháng sinh thường
được chọn lọc để điều trị MRSA là vancomycin.
S. aureus chiếm 94% trong Staphylococci
coagulase dương nên sự đề kháng kháng sinh
của S. aureus mang tính chất đại diện, tương tự
cho sự đề kháng kháng sinh của Staphylococci
coagulase dương: kháng cao với hầu hết các loại
kháng sinh nhóm β-lactam (cefoperazone 89,8%,
oxacillin 40,5%), nhóm macrolid (erythromycin
60,3%), nhóm phenicol (chloramphenicol
75,0%), nhưng vẫn chưa đề kháng với
vancomycin; nhạy trên 90% với các kháng sinh:
pefloxacin (97,8%), rifampicin (96,3%),
minocyclin (94,7%), teicoplanin (94,4%).
Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim
Cương(8), tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus với
các loại kháng sinh (penicillin 94,4%, oxacillin
74,3%, erythromycin 94,2%, clindamycin
83,4%,) đều cao hơn chúng tôi; còn với nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh
Nga(7), tỷ lệ nhạy cảm với đa số các loại kháng
sinh (oxacillin 13,3%, cefotaxime 22,1%,
erythromycin 6,2%, clindamycin 22,1%) thấp
hơn nghiên cứu của chúng tôi là do các vi khuẩn
trong nghiên cứu của các tác giả đều là các vi
khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện nên tỷ lệ
kháng kháng sinh cao hơn, nhạy cảm kháng sinh
thấp hơn.
Khi khảo sát tỷ lệ kháng kháng sinh của S.
aureus kháng methicillin (MRSA) và S. aureus
nhạy methicillin (MSSA) cho thấy (Biểu đồ 5)
MRSA kháng các loại kháng sinh cao hơn MSSA.
Cả MRSA và MSSA đều chưa kháng với
vancomycin và minocyclin, ngoài ra một số
kháng sinh khác có tỷ lệ nhạy cảm cao có thể cân
nhắc để sử dụng như: teicoplanin (88,9%-100%),
rifampicin (90,9%-100%), doxycyclin (73,3%-
80%), nitrofurantoin (72,7% – 100%)
Kết quả này của chúng tôi có điểm chung
giống nhau với nghiên cứu của tác giả Phạm
Hùng Vân là tỷ lệ kháng các loại kháng sinh của
MRSA cao hơn của MSSA và đều chưa kháng
với vancomycin.
Trong 250 mẫu staphylococci coagulase âm
phân lập được có 3 loài thường gặp là S.
haemolyticus, S. lugdunensis, S. epidermidis, tỷ lệ
kháng các nhóm kháng sinh của 3 loài này tương
đối giống nhau, trong đó chúng cùng kháng cao
trên 50% với một số loại kháng sinh như:
oxacillin, cefoperazone, erythromycin, ofloxacin;
và chưa đề kháng với các kháng sinh như:
minocyclin, vancomycin, teicoplanin, fusidic
acid, quinupristin-dalfopristin. Chi tiết, sự đề
kháng với từng loại kháng sinh của từng loài có
khác nhau nhưng xét chung S. haemolyticus
kháng các loại kháng sinh cao nhất, tiếp theo là
S. epidermidis và tiếp đến là sự đề kháng kháng
sinh của S. lugdunensis.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 417 mẫu Staphylococci phân lập
được từ các loại bệnh phẩm, chúng tôi rút ra một
số kết luận sau:
Sự phân bố của các vi khuẩn Staphylococci
phân lập được
Trong số các chủng Staphylococci phân lập
được, tỷ lệ Staphylococci coagulase âm chiếm
60%, có 3 loài thường gặp là: S. haemolyticus, S.
lugdunensis, S. epidermidis; Staphylococci coagulase
dương chiếm 40%, trong đó loài chiếm tỷ lệ cao
nhất là S. aureus (37,6%) là đối tượng gây nhiễm
khuẩn chủ yếu.
Tình hình kháng kháng sinh
Staphylococci. kháng cao với hầu hết các
kháng sinh thuộc nhóm β-lactam, nhóm
phenicol, nhóm macrolid, Một số kháng sinh
vẫn nhạy cảm tốt và có thể sử dụng như: kháng
sinh nhóm glycopeptid (vancomycin 98,9%,
teicoplanin 86,8%), nhóm quinolon (pefloxacin
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 293
97%), nhóm tetracycline (minocyclin 92,6%),
Staphylococci coagulase dương vẫn chưa đề
kháng với vancomycin. Trong đó S. aureus vẫn
nhạy cảm cao với một số kháng sinh như:
vancomycin (100%), pefloxacin (97,8%),
rifampicin (96,3%), minocyclin (94,7%),
teicoplanin (94,4%).
Tỉ lệ MRSA chiếm 40,5%, sự đề kháng các
loại kháng sinh của MRSA cao hơn MSSA, chưa
có chủng nào kháng vancomycin và minocyclin.
Staphylococci coagulase âm nhạy cảm cao với
một số loại kháng sinh như vancomycin (98,1%),
pefloxacin (96,6%), minocyclin (91,4%),
ĐỀ XUẤT
Cần cân nhắc và dựa trên kháng sinh đồ khi
điều trị nhiễm khuẩn Staphylococci nói chung và
S. aureus nói riêng vì chúng đề kháng cao với
nhiều loại kháng sinh thông dụng, tuy tỉ lệ
kháng vancomycin còn thấp nhưng đây là kháng
sinh “để dành”trong các trường hợp nhiễm
khuẩn nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MRSA Infections (2003). Keep Kids Healthy, 2003.
2. Bergogne-Bérézin E, Dellamonica P (2004). Kháng sinh trị liệu
trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y dược TP.HCM (2009). Vi
khuẩn học, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM.
4. First study finds MRSA in U.S. pigs and farmers, seattlepi.com, 4
June 2008.
5. Inquirer.net (2008). Cases of RP maids with 'superbug' infection
growing in HK, Asian Journal Publications, (650) 583-6818,
2008.
6. Jernigan JA, Arnold K, Heilpern K, Kainer M, Woods C,
Hughes JM (2006). "Methicillin-resistant Staphylococcus aureus
as community pathogen". Symposium on Community-Associated
Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (Atlanta, Georgia,
U.S.). Cited in Emerg Infect Dis. Centers for Disease Control and
Prevention. Retrieved 2007-01-27.
7. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga (2011). Chọn lựa kh