Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi SF-36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước và sau chạy thận nhân tạo trong thời gian nằm viện.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh 107 bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối ở hai thời điểm trước khi khởi đầu và sau một thời gian chạy thận nhân tạo (CTNT) tại khoa Thận
bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Chất lượng cuộc sống qua bảng câu hỏi SF-36 trước chạy thận nhân tạo của bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối là 12,1 điểm so với 100 điểm tối đa, trong đó sức khỏe về thể chất chỉ còn 4 điểm và sức khỏe
tinh thần còn 18,5 điểm. Sau thời gian chạy thận nhân tạo trung bình 2 tuần, chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân tăng có ý nghĩa thống kê so với trước chạy thận nhân tạo với điểm SF-36 đạt 41,3 [32,8 - 48,25] điểm và
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần lần lượt đạt 35,8 [24,2 - 46] điểm và 43,9 [34,5 - 57] điểm, song hành với sự
cải thiện về các chỉ số sinh hóa. Điểm sức khỏe thể chất tăng gấp 9 lần và điểm sức khỏe tinh thần tăng gấp 2,4
lần. Tỷ lệ cải thiện sức khỏe thể chất có liên quan đến các nhóm tuổi, liên quan đến bệnh lý đi kèm.
Kết luận: Điểm SF-36 sau CTNT 2 tuần cải thiện so với trước CTNT chủ yếu là cải thiện sức khỏe thể chất.
Điểm sức khỏe thể chất cải thiện tương quan với tuổi, bệnh đi kèm, mức độ cải thiện BUN, creatinine
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bảng câu hỏi SF-36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước và sau chạy thận nhân tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 335
SỬ DỤNG BẢNG CÂU HỎI SF-36 TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
TRƯỚC VÀ SAU CHẠY THẬN NHÂN TẠO
Lâm Nguyễn Nhã Trúc*, Trần Thị Bích Hương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi SF-36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối trước và sau chạy thận nhân tạo trong thời gian nằm viện.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh 107 bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối ở hai thời điểm trước khi khởi đầu và sau một thời gian chạy thận nhân tạo (CTNT) tại khoa Thận
bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Chất lượng cuộc sống qua bảng câu hỏi SF-36 trước chạy thận nhân tạo của bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối là 12,1 điểm so với 100 điểm tối đa, trong đó sức khỏe về thể chất chỉ còn 4 điểm và sức khỏe
tinh thần còn 18,5 điểm. Sau thời gian chạy thận nhân tạo trung bình 2 tuần, chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân tăng có ý nghĩa thống kê so với trước chạy thận nhân tạo với điểm SF-36 đạt 41,3 [32,8 - 48,25] điểm và
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần lần lượt đạt 35,8 [24,2 - 46] điểm và 43,9 [34,5 - 57] điểm, song hành với sự
cải thiện về các chỉ số sinh hóa. Điểm sức khỏe thể chất tăng gấp 9 lần và điểm sức khỏe tinh thần tăng gấp 2,4
lần. Tỷ lệ cải thiện sức khỏe thể chất có liên quan đến các nhóm tuổi, liên quan đến bệnh lý đi kèm.
Kết luận: Điểm SF-36 sau CTNT 2 tuần cải thiện so với trước CTNT chủ yếu là cải thiện sức khỏe thể chất.
Điểm sức khỏe thể chất cải thiện tương quan với tuổi, bệnh đi kèm, mức độ cải thiện BUN, creatinine.
Từ khóa: SF-36, chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, suy thận mạn giai đoạn cuối,
trước chạy thận nhân tạo, sau chạy thận nhân tạo.
ABSTRACT
USING SF-36 QUESTIONAIRE TO EVALUATE THE QUALITY OF LIFE OF THE PRE AND POST
DIALYSIS END STAGE RENAL DISEASE.
Lam Nguyen Nha Truc, Tran Thi Bich Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 334 - 341
Background: Quality of life (QOL) is considered to be an important outcome measure for patients with end
stage renal disease. We investigated how QOL progresses over time in hemodialysis patients and what factors are
associated with this evolution.
Objectives: Using SF-36 questionaire to evaluate the quality of life of the pre and post dialysis end stage
renal disease.
Methods: A Prospective and cross-sectional study compared the quality of life of the pre and post dialysis of
107 end stage renal disease patients at the Nephrology Department of Cho Ray Hospital in 2010.
Results: The SF-36 score of predialysis end stage renal disease was only 12.1/100. The physical health score
and mental health score were very low, only 4/100 and 18.5/100, respectively. QOL of postdialysis patients has
* Khoa Nội Thận BV Chợ Rẫy. ** Bộ Môn Nội ĐH Y Dược TPHCM, Khoa Nội Thận BV Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: BS Lâm Nguyễn Nhã Trúc ĐT: 0908241565 Email: lamtruc0101@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 336
improved after 2 weeks dialysis. The SF-36 score, physical health score and mental health score increased greatly
41.3 [32.8 - 48.25]; 35.8 [24.2 - 46] and 43.9 [34.5 - 57]. The physical health score increased 9 times and the
mental health 2.4 times. The increasing of physical health score corralated with ages, coordinate diseases and the
decreasing of BUN, creatinine after dialysis.
Conclusions: SF-36 score of postdialysis patients improved after 2 weeks of dialysis, mainly the physical
health score. The increasing of physical health score correlated with ages, coordinate diseases and the decreasing of
BUN, creatinine.
Key words: SF-36, quality of life, physical health, mental health, end stage renal disease, predialysis, post
dialysis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái
niệm phản ánh nhận thức của một cá nhân về
tình trạng hiện tại của cá nhân đó, những
nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng
và những mối quan tâm của họ. CLCS liên
quan đến nhiều lĩnh vực như tình trạng kinh
tế, chỗ ở, việc làm, tôn giáo, chính sách trợ
cấp xã hội, tình trạng sức khỏe(8). Nhiều
thang đo chất lượng cuộc sống liên quan sức
khỏe (CLCS-SK) đã được các tác giả Anh,
Pháp, Mỹ xây dựng và được sử dụng trên
nhiều bệnh lý khác nhau(6). Bộ câu hỏi SF-36
(Short Form-36) là một trong số các bộ câu hỏi
được sử dụng rộng rãi hiện nay trong đánh
giá CLCS-SK. SF-36 đã được sử dụng và phát
triển ở hơn 60 quốc gia, dịch sang hơn 50 thứ
tiếng và được ứng dụng trên nhiều bệnh lý
khác nhau như bệnh thận, tim mạch, đái tháo
đường, viêm khớp, ung thư, tiêu hóa, bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính... Tại Việt Nam, đã
có công trình nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi
SF-36 ở bệnh nhân đái tháo đường(10). Chúng
tôi chưa tìm được nghiên cứu về vấn đề này ở
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Do
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục
tiêu: (1) Sử dụng bảng câu hỏi SF- 36 để đánh
giá CLCS-SK ở 107 bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối trước và sau chạy thận nhân
tạo, (2) Khảo sát tương quan giữa thay đổi của
điểm SF-36 với các thông số sinh hóa, huyết
học trước và sau chạy thận nhân tạo.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so
sánh ở hai thời điểm trước và sau chạy thận
nhân tạo (CTNT) trong một lần điều trị nội trú
tại khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (khi
độ lọc cầu thận ước đoán (eGFR) nhỏ hơn
15ml/phút/1,73m2 da kéo dài trên 3 tháng và siêu
âm kích thước thận teo)(3) nhập khoa Thận bệnh
viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 4/2010
đến 12/2010. Các bệnh nhân này chưa được điều
trị thay thế thận cho đến thời điểm nhập viện và
trong thời gian nằm viện được CTNT ít nhất 2
lần. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và
hợp tác trả lời các câu hỏi SF-36.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không thỏa tiêu chí chọn bệnh và
đang trong tình trạng cấp cứu nội khoa như phù
phổi cấp, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng nặng
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu
-Trước và sau CTNT: Khám lâm sàng, xét
nghiệm sinh hóa được tiến hành tại khoa sinh
hóa bệnh viện Chợ Rẫy, BUN được đo theo
phương pháp Urease Kinetic và Creatinine
được đo theo phương pháp Jaffé Kinetic,
huyết đồ được đo bằng máy tự động CELL-
DYO 3700, Xquang ngực thẳng khảo sát tổn
thương phổi, siêu âm bụng đo kích thước
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 337
thận 2 bên với định nghĩa thận teo khi chiều
dài thận nhỏ hơn 80mm.
-Phỏng vấn trước và sau CTNT: Chúng tôi
sử dụng bảng dịch tiếng Việt bộ câu hỏi SF-36
đã được 2 tác giả Võ Tuấn Khoa và Nguyễn
Thy Khuê chuyển ngữ năm 2007 sau khi xin
phép và được sự chấp thuận bằng văn bản
của hai tác giả này(10)
Một số định nghĩa dùng trong nghiên cứu
Về hoàn cảnh kinh tế
Do bệnh viện Chợ Rẫy nhận bệnh từ các
tỉnh, thành phố khác ngoài thành phố Hồ Chí
Minh nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả
lời, chúng tôi tạm thời qui ước về hoàn cảnh
kinh tế trong nghiên cứu này như sau:
-Giàu có: thu nhập cao và bệnh nhân có khả
năng tự chi trả cho đi du lịch nước ngoài.
-Dư sống: thu nhập cao, ngoài chi tiêu hàng
ngày bệnh nhân có khả năng tự chi trả cho đi du
lịch trong nước.
-Đủ sống: đủ chi tiêu và có tiền dự phòng
khi ốm đau.
-Thiếu thốn: thu nhập thấp hằng ngày và
không có quỹ tiết kiệm dự phòng khi ốm đau.
-Diện xóa đói giảm nghèo: được địa phương
xét để hưởng chế độ trợ cấp.
Định nghĩa về cải thiện chất lượng cuộc sống
Với điểm tối đa là 100 trong thang điểm SF-
36 và trong thời gian theo dõi ngắn, chúng tôi
tạm quy ước điểm số SF-36 ở 2 thời điểm trước
và sau CTNT được xem là khác biệt khi hiệu số
lớn hơn 20 điểm. Chúng tôi gọi là “cải thiện chất
lượng cuộc sống” nếu điểm tăng trên 20 điểm so
với trước CTNT và “không cải thiện” nếu điểm
tăng không đến 20 điểm hoặc giảm hơn so với
trước CTNT.
Xử lý số liệu
Các biến định lượng có phân phối chuẩn
được biểu diễn dưới dạng trung bình và độ lệch
chuẩn, các biến định lượng có phân phối không
chuẩn được trình bày dưới dạng trung vị và tứ
phân vị. Từ kết quả của bảng câu hỏi SF-36,
chúng tôi chuyển thành bảng tính điểm của 8
lĩnh vực. Từ điểm 8 lĩnh vực gộp lại thành các
điểm như điểm sức khỏe thể chất, điểm sức
khỏe tinh thần và điểm SF-36 (bằng cách sử
dụng phần mềm tính điểm Microsoft Excel theo
hướng dẫn tính điểm bộ câu hỏi SF-36). Xử lý
dữ kiện bằng phần mềm SPSS 17.0. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian 8 tháng, chúng tôi có 107
bệnh nhân (bn) tham gia nghiên cứu, trong đó
có 48 nam (44,9%) và 59 nữ (55,1%), tuổi trung
bình là 48 [48 ± 18]. Đa số (81,3%) bn sống ở tỉnh
và 68,2% bn có trình độ cấp 1, 2. Dựa theo phân
loại của chúng tôi, số bn được xếp vào diện
nghèo (45,8%) tương đương với số bn diện đủ
sống (46,7%). Hầu hết bn (72% ) đều có bảo hiểm
y tế khi nhập viện. Gần một nữa bn (44,9%)
nhập viện có bệnh nội khoa khác đi kèm, trong
đó viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (50%).
Sau thời gian trung bình nằm viện là 12 [10-
16] ngày, các bệnh nhân được CTNT trung bình
4 [3 - 5] lần. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
điểm đánh giá chất lượng cuộc sống được trình
bày ở các bảng 1, 2, 3. Bảng 1 cho thấy gần 90%
bn nhập viện chưa được mổ tạo dò động tĩnh
mạch trước để chuẩn bị việc CTNT. Hơn 1/3 bn
nhập viện có huyết áp chưa kiểm soát được. Số
bn tăng huyết áp giảm sau CTNT, trong đó
huyết áp tâm thu và tâm trương đều giảm có ý
nghĩa thống kê. Trong bảng 2, BUN, creatinine
máu đều giảm sau lọc máu, tình trạng thiếu
máu cũng cải thiện sau CTNT. Điểm SF-36 ở
thời điểm sau CTNT đều tăng có ý nghĩa thống
kê so với trước CTNT, chủ yếu là sức khỏe thể
chất (bảng 3)
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng trước và sau CTNT
Các thông số Trước
CTNT
Sau CTNT p
Huyết áp tâm thu
(mmHg)
142,6 ±
17,7
131,2 ±
16,0
<0,001*
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
80,7 ± 9,3 77,6 ± 9,1 0,006
Lâm
sàng
Số bn có
HA>140/90mmHg
68
(63,55%)
46
(42,99%)
<0,001*
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 338
Các thông số Trước
CTNT
Sau CTNT p
Số bn đã được tạo dò
động tĩnh mạch để
CTNT trước nhập viện
11
(10,28%)
88
(82,24%)
<0,001*
Bảng 2: Cận lâm sàng của bệnh nhân STMGĐC
trước và sau CTNT
Các thông số Trước
CTNT
Sau
CTNT
Hiệu số trước
và sau CTNT
p
Hb (g/dL) 6,91 ±
1,62
7,68 ±
1,35
0,9 [0,4- 2,2] <0,001*
BUN (mg/dL) 104,85 ±
28,81
51,17 ±
23,69
53,7 ± 26,6 <0,001*
Creatinine(mg
/dL)
12,3[9,7-
16,1]
6,4[ 4,6-
8,6]
6 [3,6-9] <0,001*
eGFR(ml/phút
/1,73m2da)
4,2 ± 1,7 9,4 ±
4,3 *
9,4 ± 4,3 <0,001*
Ghi chú: * chức năng thận sau khi đã điều trị thay thế thận,
không phải là chức năng thận thực sự của bệnh nhân; p: So
sánh trước và sau chạy thận nhân tạo
Bảng 3: Điểm SF-36, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần trước và sau CTNT
Các
thông số
Trước
CTNT
Sau CTNT Hiệu số trước
và sauCTNT
P
Sức khỏe
thể chất
4 [2,75-9] 35,8 [24,2-
46]
29,2 ± 13,9 <0,001*
Sức khỏe
tinh thần
18,5 [9,25-
26,75]
43,9 [34,5-
57]
27,6 ± 18,2 <0,001*
Điểm SF-
36
12,1 [6,9-
17,1]
41,3[32,8-
8,25]
28,9 ± 12,7 <0,001*
Từ 36 câu hỏi của bộ câu hỏi SF-36 sẽ phân
thành 8 lĩnh vực đánh giá các hoạt động khác
nhau từ thể chất đến tinh thần (được chúng tôi
quy ước theo chữ viết tắc như bảng 4) và gộp lại
thành 2 nhóm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần. Điểm SF-36 được phân tích thành điểm sức
khỏe thể chất (bao gồm các lĩnh vực hoạt động
chức năng (1.PF), giới hạn chức năng (2.RP),
Cảm nhận đau đớn (3.BP), đánh giá sức khỏe
(4.GH) và cảm nhận sức sống (5.VT)) và điểm
sức khỏe tinh thần (bao gồm các lĩnh vực đánh
giá sức khỏe (4.GH), cảm nhận sức sống (5.VT),
hoạt động xã hội (6.SF), giới hạn tâm lý (7.RE)
và tâm thần tổng quát (8.MH))(6,1,2,12,11). Khi điểm
SF-36 được phân tích thành từng lĩnh vực,
chúng tôi có kết quả ở bảng 4 và nhận thấy sức
khỏe thể chất cải thiện chủ yếu là các lĩnh vực
1.PF, 4.GH và 5.VT; sức khỏe tinh thần cải thiện
chủ yếu là các lĩnh vực 4.GH, 5.VT và 8.MH.
Bảng 4: Điểm các lĩnh vực SF-36 trước và sau
CTNT
Điểm Thành
phần
Tên viết
tắt
Lĩnh vực
Trước
CTNT
Sau
CTNT
p
1.PF Hoạt động chức
năng
5 35 <0,001
*
2.RP Giới hạn chức
năng
0 0 1,000
Sức
khỏe
thể
chất
3.BP Cảm nhận đau
đớn
51 54 0,299
4.GH Đánh giá sức
khỏe
0 35 <0,001*
5.VT Cảm nhận sức
sống
30 45 <0,001*
6.SF Hoạt động xã hội 62,5 62,5 0,380
7.RE Giới hạn tâm lý 0 0 0,988
Sức
khỏe
tinh
thần
8.MH Tâm thần tổng
quát
52 60 <0,001
*
Ghi chú: Sức khỏe thể chất bao gồm các lĩnh vực: 1.PF,
2.RP, 3.BP, 4.GH, 5.VT; Sức khỏe tinh thần bao gồm các
lĩnh vực: 4.GH, 5.VT, 6.SF, 7.RE, 8.MH.
Dựa vào việc chúng tôi qui ước 20% là khác
biệt có ý nghĩa khi so sánh các loại điểm của SF-
36 trước và sau CTNT, chúng tôi có kết quả tỷ lệ
cải thiện sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần
và điểm SF-36 lần lược là 71%, 58,9% và 76,6%
(bảng 5).
Bảng 5: Đánh giá cải thiện chất lượng cuộc sống
Cải thiện
CLCS
Không cải
thiện CLCS
N=107
Lĩnh vực Các lĩnh vực cấu
thành
n (%) n (%)
Sức khỏe
thể chất
Trung bình
cộng(1.PF,2.RP,
3.BP, 4.GH,5.VT)
76 (71%) 31 (39%)
Sức khỏe
tinh thần
Trung bình cộng
(4.GH,5.VT,
6.SF,7.RE,8.MH)
63 (58,9%) 44 (41,1%)
Điểm SF-
36
Trung bình cộng (Sức
khỏe thể chất, sức
khỏe tinh thần)
82 (76,6%) 25 (23,4%)
Ghi chú: Cải thiện nếu hiệu số trước và sau CTNT lớn hơn
20%; Không cải thiện nếu hiệu số trước và sau CTNT nhỏ
hơn 20%
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cải
thiện chất lượng cuộc sống, chúng tôi khảo sát
các yếu tố như giới tính, tuổi, tiền sử bệnh đái
tháo đường, tiền sử bệnh tăng huyết áp, có bệnh
lý đi kèm hay có tạo động tĩnh mạch trước đó có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 339
ảnh hưởng đến sự cải thiện CLCS và kết quả là:
giữa các nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về sự cải thiện sức khỏe thể chất, cụ thể
nhóm trẻ tuổi và tuổi trung niên có tỷ lệ cải
thiện nhiều hơn; nhóm suy thận mạn đơn thuần
có tỷ lệ cải thiện sức khỏe thể chất cao hơn
nhóm có bệnh phối hợp. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê p < 0,001; sự cải thiện sức khỏe
thể chất không khác nhau giữa các giới, đái tháo
đường, tăng huyết áp hay bn đã được mổ tạo dò
động tĩnh mạch lúc nhập viện (Bảng 6). Sự cải
thiện sức khỏe thể chất cũng có tương quan với
tuổi, mức độ cải thiện BUN và creatinin (Bảng 7)
Bảng 6: Yếu tố liên quan sự cải thiện sức khỏe thể
chất
Cải thiện
N=76
Không cải thiện
N=31
P
Nhóm tuổi < 60
tuổi
62 18 0,017*
Đái tháo đường 13 6 0,782
Tăng huyết áp 67 28 0,522
Mổ tạo dò động
tĩnh mạch
8 3 0,601
Bệnh đi kèm 27 21 0,002*
Bảng 7: Tương quan giữa hiệu số trước và sau
CTNT về điểm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần,
điểm SF-36 với sự cải thiện các chỉ số lâm sàng, cận
lâm sàng
Hiệu số
sức khỏe
thể chất
Hiệu số
sức khỏe
tinh thần
Hiệu số
điểm SF-36
Hiệu số trước
và sau CTNT
r p r p r p
Tuổi -0,329** 0,001 0,077 0,428 -0,133 0,173
Số lần lọc máu 0,089 0,363 0,121 0,216 0,098 0,315
Hiệu Hb 0,040 0,679 0,058 0,551 0,080 0,412
Hiệu Hct 0,027 0,785 0,043 0,659 0,060 0,540
Hiệu BUN -0,258** 0,007 0,043 0,663 -0,054 0,582
Hiệu Creatinine
máu
-0,226* 0,019 -0,028 0,775 -0,112 0,251
Ghi chú: r: hệ số tương quan, (*) có tương quan
BÀN LUẬN
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy
thận mạn tính trước CTNT ít được chú ý hơn so
với bệnh nhân CTNT(9). Fukuhara S. và cộng sự
nghiên cứu trên 471 bệnh nhân ở Nhật Bản suy
thận mạn giai đoạn 3,4 trước khi CTNT, theo dõi
điểm số SF-36, lâm sàng mỗi 2 tháng trong 1
năm. Ông nhận thấy bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn 3,4 trước CTNT có chất lượng cuộc
sống giảm nhanh hơn so với dân số chung. Sự
suy giảm này có liên quan với sự gia tăng
creatinine huyết thanh và sự suy giảm
hematocrit(9).
Bảng 8: So sánh giá trị trung bình điểm số sức khỏe
thể chất, sức khỏe tinh thần trước CTNT với nghiên
cứu khác
Tác giả N eGFR
(ml/phút/1
,73m2)
Sức khỏe thể
chất
(từ 0-100 điểm)
Sức khỏe
tinh thần
(từ 0-100
điểm)
Korevaar(
4)
152 5,9±3,0 37,7 40,6
Chúng tôi 107 4,2±1,7 4 18,5
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với mức
eGFR khoảng 4 ml/phút/1,73m2 da, cả hai
điểm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
đều giảm thấp chỉ còn dưới 20% so với bình
thường, đặc biệt điểm về sức khỏe thể chất
giảm nặng chỉ còn 4% so với người bình
thường. Trong khi theo Korevaar(4) nghiên
cứu trên 152 bệnh nhân STMGĐC chưa CTNT
với eGFR khoảng 6 ml/phút/1,73m2 da, sức
khỏe thể chất và tinh thần đều sụt giảm còn
40 điểm (Bảng 8). Điểm khác biệt của chúng
tôi so với Korevaar ở chỗ thời điểm phỏng
vấn. Korevaar tiến hành nghiên cứu bệnh
nhân ở giai đoạn trước CTNT 0 - 4 tuần trong
điều kiện bệnh nhân ổn định và không nhập
viện trong tình trạng cấp cứu như viêm phổi,
phù phổi cấptrong khi hầu hết các bệnh
nhân của chúng tôi nhập viện để CTNT một
khi bệnh đã đi đến giai đoạn cuối có biến
chứng đe dọa tử vong ngay cả những bệnh
nhân đã được giải thích chuẩn bị mổ AVF
trước. Trong nghiên cứu của Korevaar nhận
thấy điểm số về sức khỏe thể chất của bệnh
nhân ở thời điểm bắt đầu CTNT thấp hơn
điểm số sức khỏe tinh thần. Đặc điểm này
cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.
Điều này có thể giải thích ở thời điểm bắt đầu
CTNT sức khỏe thể chất của bệnh nhân thực
sự kém trong khi sức khỏe về tinh thần ở bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 340
nhân chưa ảnh hưởng tương ứng đến chất
lượng sống. Đặc điểm này cũng phù hợp với
một nghiên cứu khác của tác giả Tsai Y. sử
dụng bộ câu hỏi WHOQOL- BREF (Worth
Health Organization Quality-of-Life Question)
phiên bản của Đài Loan ở bệnh nhân suy thận
mạn cũng nhận thấy sức khỏe thể chất giảm
dần theo mức độ suy thận trong khi sức khỏe
tinh thần và quan hệ xã hội lại không thay đổi
theo giai đoạn của bệnh thận(14).
Chúng tôi nhận thấy sau thời gian CTNT,
điểm số sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần
của bệnh nhân chúng tôi cũng không khác với
nghiên cứu DOPPS(5) (trên dân số Nhật Bản,
Châu Âu và Mỹ), Wu(13) (trên dân số Mỹ) và
Tsai(14) (trên dân số Đài Loan) tuy thời gian
đánh giá bn của chúng tôi ngắn hơn nhiều các
tác giả khác. Điều này có thể nghĩ những thay
đổi quan trọng nhất là ở giai đoạn sớm lúc bn
bắt đầu CTNT, sau đó những thay đổi sẽ
không đáng kể. Cũng vì lẽ đó mà các nghiên
cứu của Wu(13) và Mekus(7) theo dõi bệnh nhân
CTNT định kỳ nhận thấy thay đổi các điểm số
SF-36 từ 2 đến 3 điểm là có ý nghĩa về mặt lâm
sàng. Song nếu nghiên cứu của chúng tôi
cũng chọn thay đổi 2 - 3 điểm trên 100 điểm
tối đa để gọi là cải thiện có ý nghĩa thì 100%
bn của chúng tôi đều cải thiện. Do vậy chúng
tôi chọn sự khác biệt 20/100 điểm để gọi là cải
thiện trong giai đoạn nghiên cứu. Lý do khác
khiến điểm số CLCS của bn chúng tôi thay
đổi nhiều sau CTNT phải chăng bn của chúng
tôi khởi đầu CTNT rất trễ, lúc CLCS đã sụt
giảm rất nhiều nên sau CTNT, CLCS đã tăng
lên rõ rệt. Vậy liệu việc CTNT sớm hơn sẽ làm
giảm sự khác biệt này như các nghiên cứu
khác chăng. Nhìn chung, so với các nghiên
cứu trên, nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận
t