Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự tăng trưởng sọ mặt của trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu dọc thuần túy được thực hiện bằng cách đo đạc và chồng phim trên 117 phim sọ nghiêng của 39 trẻ em Việt Nam (19 nam, 20 nữ) ở ba độ tuổi 10, 12 và 14 tuổi. Các số đo đường thẳng và góc độ (26 số đo) được đo đạc và các bản vẽ nét trên phim của mỗi đối tượng được chồng theo phương pháp của Ricketts. Kết quả: Sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi diễn ra mạnh hơn ở giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi; trong đó, nữ tăng trưởng mạnh hơn nam trong giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi, trong khi nam tăng trưởng mạnh hơn nữ trong giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi. Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn hơn nữ: chiều dài nền sọ trước, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về các số đo còn lại ở cả ba độ tuổi. Từ 10 đến 14 tuổi, hướng tăng trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo hướng xuống dưới và ra trước do góc trục mặt thay đổi không có ý nghĩa; cằm nhô ra trước (góc mặt tăng); xương hàm dưới xoay ra trước (góc mặt phẳng hàm dưới giảm và góc cung hàm dưới tăng); xương hàm trên duy trì tương quan với nền sọ và với xương hàm dưới tương đối ổn định (góc Ba-N-A và độ lồi mặt không đổi); tỷ lệ chiều cao giữa các tầng mặt không thay đổi; khối sọ mặt tiếp tục gia tăng kích thước (chiều dài nền sọ, chiều cao mặt phía sau, chiều dài cành ngang xương hàm dưới đều tăng). Khi chồng phim tại điểm trung tâm Pt theo mặt phẳng Ba-N, các trục mặt của ba độ tuổi trùng nhau và các điểm mốc của cấu trúc sọ mặt tăng trưởng theo mọi hướng, ngày càng xa Pt. Kết quả chồng phim phù hợp và bổ sung cho kết quả đo đạc các giá trị của các đặc điểm nghiên cứu. Kết luận: Ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi, không có sự khác biệt về hình dạng của phức hợp sọ mặt giữa nam và nữ, tuy nhiên kích thước sọ mặt của nam lớn hơn nữ. Đồng thời, khối sọ mặt tăng trưởng theo mọi hướng so với tâm tăng trưởng Pt.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 21 SỰ TĂNG TRƯỞNG SỌ MẶT Ở TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 10 ĐẾN 14 TUỔI THEO PHÂN TÍCH RICKETTS Lê Võ Yến Nhi*, Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự tăng trưởng sọ mặt của trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu dọc thuần túy được thực hiện bằng cách đo đạc và chồng phim trên 117 phim sọ nghiêng của 39 trẻ em Việt Nam (19 nam, 20 nữ) ở ba độ tuổi 10, 12 và 14 tuổi. Các số đo đường thẳng và góc độ (26 số đo) được đo đạc và các bản vẽ nét trên phim của mỗi đối tượng được chồng theo phương pháp của Ricketts. Kết quả: Sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi diễn ra mạnh hơn ở giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi; trong đó, nữ tăng trưởng mạnh hơn nam trong giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi, trong khi nam tăng trưởng mạnh hơn nữ trong giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi. Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn hơn nữ: chiều dài nền sọ trước, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về các số đo còn lại ở cả ba độ tuổi. Từ 10 đến 14 tuổi, hướng tăng trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo hướng xuống dưới và ra trước do góc trục mặt thay đổi không có ý nghĩa; cằm nhô ra trước (góc mặt tăng); xương hàm dưới xoay ra trước (góc mặt phẳng hàm dưới giảm và góc cung hàm dưới tăng); xương hàm trên duy trì tương quan với nền sọ và với xương hàm dưới tương đối ổn định (góc Ba-N-A và độ lồi mặt không đổi); tỷ lệ chiều cao giữa các tầng mặt không thay đổi; khối sọ mặt tiếp tục gia tăng kích thước (chiều dài nền sọ, chiều cao mặt phía sau, chiều dài cành ngang xương hàm dưới đều tăng). Khi chồng phim tại điểm trung tâm Pt theo mặt phẳng Ba-N, các trục mặt của ba độ tuổi trùng nhau và các điểm mốc của cấu trúc sọ mặt tăng trưởng theo mọi hướng, ngày càng xa Pt. Kết quả chồng phim phù hợp và bổ sung cho kết quả đo đạc các giá trị của các đặc điểm nghiên cứu. Kết luận: Ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi, không có sự khác biệt về hình dạng của phức hợp sọ mặt giữa nam và nữ, tuy nhiên kích thước sọ mặt của nam lớn hơn nữ. Đồng thời, khối sọ mặt tăng trưởng theo mọi hướng so với tâm tăng trưởng Pt. Từ khóa: Chiều dài nền sọ trước, chiều dài cành ngang xương hàm dưới, góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới, góc cung hàm dưới, độ lồi mặt, trục mặt, cao mặt toàn bộ, cao mặt dưới. ABSTRACT THE CRANIOFACIAL GROWTH OF VIETNAMESE CHILDREN AGED 10 TO 14 YEARS ACCORDING TO RICKETTS ANALYSIS Le Vo Yen Nhi, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 21 - 30 Objectives: This study was to investigate into the craniofacial growth of Vietnamese children aged 10 to 14 years according to Ricketts analysis. Materials and method: This pure longitudinal study was conducted on 39 Vietnamese children (19 males, 20 females) at 10, 12 and 14 years-old. Linear and angular measurements (26 measurements) were performed on * Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS Lê Võ Yến Nhi ĐT: 0918595956 Email: yennhi_le@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 22 lateral cephalometric tracings and the tracings were superimposed according to Ricketts’ method. Results: The study results showed that the growth of craniofacial complex in the period from 10 to 12 years of age was more than that in the period from 12 to 14 years. Females experienced more growth during the period from 10 to 12 years-old, and vice versa in the later period from 12 to 14 years-old. Most dimensional measurements were higher in male such as the anterior cranial length, the distance from TMJ to PTV (pterygoid vertical plane) and the corpus length. There was no difference between male and female on the rest of measurements at all studied ages. From 10 to 14 years, growth was relatively stable in downward-forward direction due to insignificant alteration of the facial axis; the chin protruded (increased facial depth); the mandible rotated forward (reduced mandibular plane angle and increased mandibular arch); the maxilla remained unchanged relative to cranial base and the mandible was relatively stable (no change in Ba-N-A angle and convexity was observed). The ratio between facial thirds was stable; and the craniofacial complex continued to increase in size (cranial length, the posterior facial height, and the corpus length). Superimposition on Ba-N plane registered at Pt showed that the facial axis at three ages coincided and the landmarks of craniofacial structure grew in every direction increasingly away from Pt. The superimposition results were in accordance with and were complementary to the measurements values of the studied characteristics. Conclusion: there was no difference in craniofacial morphology between Vietnamese male and female from 10 to 14 years old. However, craniofacial dimensions were larger in male. Also, the craniofacial growth was in all directions from the growth center Pt. Key words: Anterior cranial length, corpus length, facial angle, mandibular plane angle, mandibular arch, convexity, facial axis, total facial height, lower facial height. MỞ ĐẦU Sự tăng trưởng ở tuổi nhỏ và dậy thì có một vai trò quan trọng trong sự phát triển răng mặt với sự thay đổi từ bộ răng hỗn hợp sang bộ răng vĩnh viễn, sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của mặt và sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới. Cách tốt nhất để nghiên cứu sự tăng trưởng là theo dõi dọc. Có nhiều phương pháp phân tích sọ mặt được áp dụng, trong đó, phân tích Ricketts (1960) là một trong những công cụ phục vụ đắc lực cho nghiên cứu dọc. Ricketts đã xây dựng một phương pháp đơn giản, có thể áp dụng vào thực hành lâm sàng hàng ngày để mô tả, đánh giá các đặc điểm của răng, xương và mô mềm, đồng thời có thể dự báo sự tăng trưởng của chúng trong tương lai gần và xa. Các tâm điểm hình học (CC, Pt, Xi) được dùng làm điểm tham chiếu, giúp phân tích này có nhiều ưu điểm hơn những phân tích sọ mặt khác do đây là những điểm ít thay đổi nhất trong quá trình tăng trưởng của hệ thống sọ mặt và có thể xác định khá chính xác(7,5,4,16,19,20,27). Trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng phân tích Ricketts trong nghiên cứu và thực hành để để khảo sát các đặc điểm hình thái cũng như dự đoán sự tăng trưởng của sọ mặt như Li (2001), Matias (2004), Valdes (2004), Valente (2003). Ở Việt Nam, Lê Nguyên Lâm (2007) đã áp dụng phân tích Ricketts trên phim sọ nghiêng để nghiên cứu đặc điểm sọ mặt của trẻ 12 tuổi với 10 đặc điểm nghiên cứu(11,30,13,29,12). Nhằm xác định mẫu tăng trưởng ở tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam và khai thác thế mạnh của phân tích Ricketts trong nghiên cứu và dự đoán tăng trưởng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này theo giả thuyết nghiên cứu: Không có sự khác biệt về đặc điểm hình thái nghiên cứu trên phim sọ nghiêng giữa trẻ 14 tuổi so với trẻ 10 tuổi. Mục tiêu tổng quát Khảo sát sự tăng trưởng sọ mặt của trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 23 Mục tiêu chuyên biệt (1) Xác định mẫu tăng trưởng qua so sánh các số đo sọ mặt theo phân tích Ricketts trên trẻ em Việt Nam theo giới tính và theo độ tuổi 10, 12 và 14, (2) công bố hình ảnh chồng phim và kết quả về hướng tăng trưởng của các cấu trúc sọ mặt theo các vị trí chồng phim của hai giới ở các độ tuổi 10, 12 và 14. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 39 trẻ (19 nam và 20 nữ) tương ứng với tổng số phim nghiên cứu là 117 phim sọ nghiêng (57 phim của nam và 60 phim của nữ). Các đối tượng nghiên cứu phải có cha mẹ là người Việt, dân tộc Kinh, tuổi từ 10 đến 14, sức khỏe bình thường, có khớp cắn hạng I, không có chấn thương hàm mặt, sự bất hài hòa của mặt, thói quen xấu và không có răng mọc chen chúc. Mỗi đối tượng nghiên cứu phải có đủ cả ba phim sọ nghiêng (năm 10, 12 và 14 tuổi) đạt các tiêu chuẩn: chất lượng tốt, thấy rõ hình ảnh của mô cứng, có đầy đủ răng và mầm răng trên phim, răng ở tư thế lồng múi tối đa và môi ở vị trí thư giản tự nhiên. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu dọc thuần túy trên 39 trẻ em từ 10 đến 14 tuổi. Phương pháp theo dõi dọc, định kỳ mỗi 2 năm lúc 10, 12 và 14 tuổi. Phương pháp thu thập số liệu Tất cả phim được chụp bởi một kỹ thuật viên tại Bộ môn Tia X, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật chụp phim sọ nghiêng được chuẩn hóa để có thể so sánh các phim đầu tiên với các phim kế tiếp của cùng một bệnh nhân với nhau. Việc vẽ nét theo phương pháp đã được thống nhất trên thế giới, việc xác định điểm mốc, mặt phẳng và trục theo phân tích Ricketts được thực hiện bởi một người duy nhất. Các đặc điểm được khảo sát trong nghiên cứu: chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau về phía bên, vị trí Porion, mặt phẳng khẩu cái, độ lồi mặt, góc trục mặt, góc mặt, góc mặt phẳng hàm dưới, góc mặt phẳng khớp cắn, góc cành đứng, góc cung hàm dưới, chiều dài cành ngang xương hàm dưới, cao mặt toàn bộ, cao mặt dưới, chiều cao mặt phía sau, vị trí của răng cối lớn hàm trên, độ nhô của răng cửa hàm dưới, độ nghiêng của răng cửa hàm dưới, độ nhô của răng cửa hàm trên, độ nghiêng của răng cửa hàm trên, góc răng cửa. Đối với các kích thước, dùng thước kẹp điện tử có độ nhạy 0,01mm. Đối với các số đo góc, dùng thước đo góc chuyên dụng (Hiệu Ormco Sybron) trong chỉnh hình răng mặt. Các phim sọ nghiêng của mỗi đối tượng được chồng phim theo phương pháp của Ricketts tại điểm Pt theo mặt phẳng Ba-N. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được nhập vào máy tính, lưu giữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Số trung bình, độ lệch chuẩn của các số đo được tính theo mỗi độ tuổi và theo giới tính. Kiểm định t-test cho hai mẫu độc lập được dùng để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc tính nghiên cứu giữa: (1) nam và nữ Việt Nam ở từng thời điểm 10 tuổi, 12 tuổi và 14 tuổi, (2) nam và nữ Việt Nam với các nhóm trẻ tương ứng của các nghiên cứu khác ở cùng độ tuổi, (3) nam và nữ Việt Nam về mức độ thay đổi vị trí của các điểm mốc khi chồng phim giữa 10 và 12 tuổi, giữa 12 và 14 tuổi. Sự thay đổi các tham số đo lường của trẻ ở các độ tuổi khác nhau được đánh giá bằng phân tích ANOVA một yếu tố có lặp lại kết hợp phương pháp Greenhouse-Geisser, t-test bắt cặp kết hợp phương pháp Bonferroni trong đo lường một yếu tố có lặp với p(T)<0,017. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Mức độ tăng trưởng sọ mặt theo tuổi và theo giới Chiều dài nền sọ trước (Cc-N) và nền sọ sau về phía bên đều tăng có ý nghĩa thống kê ở cả nam và nữ (p<0,017) ở cả ba giai đoạn từ 10 đến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 24 12 tuổi, từ 12 đến 14 tuổi và từ 10 đến 14 tuổi. Chiều dài nền sọ trước tăng chủ yếu nhờ sự hình thành xoang trán và sự đắp xương ở mặt ngoài xương trán, đẩy điểm Nasion về phía trước ra xa điểm Cc. Nền sọ sau về phía bên (Cp⊥PtV) tăng tổng cộng 2,97mm ở nam và 3,58mm ở nữ về chiều dài trong thời gian từ 10 đến 14 tuổi. Do hoạt động đắp xương ở bờ sau cành đứng, xương hàm dưới tăng trưởng ra sau mang theo lồi cầu, làm tăng khoảng cách giữa lồi cầu và mặt phẳng chân bướm. Góc trục mặt tăng không có ý nghĩa ở nam và nữ (p ≥ 0,017) trong thời gian từ 10 đến 14 tuổi, cho thấy mặt tăng trưởng ra trước và xuống dưới theo một hướng không đổi và duy trì tương quan ổn định với nền sọ. Tương tự kết quả nghiên cứu của Valdes (2004) trên trẻ em Cuba, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về góc trục mặt giữa nhóm 12 và 14 tuổi (p>0,017) (Bảng 1)(12). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Li và cộng sự (2001), góc trục mặt có thay đổi theo tuổi và ở nhóm người trưởng thành 19 tuổi (93,22°) thấp hơn có ý nghĩa so với góc này ở nhóm trẻ em 12 tuổi (95,56°) (p<0,017)(12). Góc mặt tăng có ý nghĩa ở nam, nữ và chung cho cả hai giới từ 10 đến 14 tuổi (p<0,017) cho thấy cằm ngày càng nhô ra trước hơn. Theo Ricketts, góc mặt tăng 0,33° mỗi năm. Khác với kết quả nghiên cứu của Valdes (2004), góc mặt ở trẻ em Cuba tăng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của Li (2001) trên người Trung Quốc cũng không phát hiện sự thay đổi có ý nghĩa của góc mặt từ 12 đến 19 tuổi(29,12). Bảng 1: Thay đổi trung bình các số đo chiều dài nền sọ và khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 12 và 14 tuổi. (1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. (2) Kiểm định t bắt cặp với ngưỡng xác suất có ý nghĩa khi p(T)<0,017 (phương pháp Bonferroni). Bảng 2: Thay đổi trung bình các số đo góc trục mặt và góc mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 12, và 14 tuổi. (1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. (2) Kiểm định t bắt cặp với ngưỡng xác suất có ý nghĩa khi p(T)<0,017 (phương pháp Bonferroni). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 25 Bảng 3: Thay đổi trung bình các số đo ở vùng xương hàm dưới của trẻ em Việt Nam từ 10 đến 12 và 14 tuổi. (1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. (2) Kiểm định t bắt cặp với ngưỡng xác suất có ý nghĩa khi p(T)<0,017 (phương pháp Bonferroni). Góc giữa mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng Frankfort giảm có ý nghĩa ở nam, nữ và chung cho cả hai giới (p<0,017) (Bảng 2 và 3). Hoạt động đắp xương ở bờ dưới xương hàm dưới diễn ra ở vùng phía sau nhiều hơn phía trước, nhất là vùng góc hàm góp phần làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng hàm dưới so với mặt phẳng Frankfort. Kết quả nghiên cứu của Ricketts trên trẻ người Âu cũng cho kết quả tương tự, góc mặt phẳng hàm dưới giảm 0,3° mỗi năm. Khác với kết quả nghiên cứu của Valdes (2004) và Li (2001), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về góc mặt phẳng hàm dưới giữa các nhóm tuổi nghiên cứu ở Cuba và Trung Quốc(29,12). Góc cung hàm dưới tăng có ý nghĩa ở nam, nữ và chung cho cả hai giới (p<0,017). Như vậy, độ phân kỳ của trục lồi cầu và trục cành ngang xương hàm dưới giảm, xương hàm dưới càng “vuông” hơn. Nghiên cứu của Ricketts cũng cho kết quả tương tự với góc cung hàm dưới tăng 0,5° mỗi năm. Kết quả nghiên cứu của Li ở Trung Quốc cũng cho thấy góc cung hàm dưới ở người trưởng thành 19 tuổi (24,95°) lớn hơn có ý nghĩa so với trẻ 12 tuổi (17,77°) (p<0,05)(12). Góc giữa mặt phẳng khớp cắn và trục càng ngang xương hàm dưới (Xi-Pm) tăng ở nam, nữ và chung cho cả hai giới (p<0,017), chứng tỏ mặt phẳng khớp cắn tăng độ nghiêng so với nền xương hàm dưới. Nghiên cứu của Ricketts cũng cho kết quả tương tự, độ nghiêng của mặt phẳng khớp cắn tăng có ý nghĩa với 0,5° mỗi năm(24). Chiều dài cành ngang xương hàm dưới tăng có ý nghĩa ở nam và ở nữ (p<0,017) từ 10 đến 14 tuổi (Bảng 4), chứng tỏ có sự tiêu xương ở bờ trước đi kèm với sự đắp xương ở bờ sau cành đứng làm tăng chiều dài của cành ngang và cung cấp chỗ trống cho các răng sau mọc. Trong nghiên cứu của Ricketts, chiều dài này cũng tăng khoảng 1,6mm mỗi năm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 26 Bảng 4: Thay đổi trung bình các số đo ở vùng xương hàm trên của trẻ em Việt Nam từ 10 đến 12 và 14 tuổi. (1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. (2) Kiểm định t bắt cặp với ngưỡng xác suất có ý nghĩa khi p(T)<0,017 (phương pháp Bonferroni). Độ lồi mặt thay đổi không có ý nghĩa ở nam, nữ và chung cho cả hai giới (p>0,017) (Bảng 4), chứng tỏ xương hàm trên và xương hàm dưới di chuyển ra trước và xuống dưới cùng mức độ như nhau và duy trì ổn định tương quan hai hàm trong giai đoạn từ 10 đến 14 tuổi. Khác với kết quả nghiên cứu của Ricketts, độ lồi mặt giảm 0,2mm mỗi năm ở trẻ người Âu từ 3 đến 44 tuổi. Valdes thì ghi nhận độ lồi mặt tăng có ý nghĩa ở trẻ Cuba từ 12 đến 14 tuổi. Ngược lại, Li nghiên cứu trên người Trung Quốc thấy độ lồi mặt của nhóm 12 tuổi lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm 19 tuổi(2,3,9,29,12). Khoảng cách từ mặt xa răng cối lớn thứ nhất hàm trên đến mặt phẳng chân bướm tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,017) trong thời gian từ 10 đến 14 tuổi (Bảng 4). Điều này cho thấy có sự đắp xương ở lồi củ, làm xương hàm trên gia tăng kích thước về chiều dài để cung cấp khoảng trống cần thiết cho răng cối lớn thứ hai và thứ ba mọc lên. Nghiên cứu của Valdes (2004) trên trẻ em Cuba ở độ tuổi 12 và 14 và Li (2001) trên trẻ em Trung Quốc ở độ tuổi 12 và 19 cũng cho kết quả tương tự. Bảng 5: Thay đổi trung bình các số đo chiều cao các tầng mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10, đến 12 và 14 tuổi. (1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. (2) Kiểm định t bắt cặp với ngưỡng xác suất có ý nghĩa khi p(T)<0,017 (phương pháp Bonferroni). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 27 Cao mặt toàn bộ và cao mặt dưới thay đổi không có ý nghĩa ở nam, nữ và chung cho hai giới (p>0,017) trong thời gian từ 10 đến 12 tuổi, 12 đến 14 tuổi và 10 đến 14 tuổi (Bảng 5). Đánh giá sự thay đổi chiều cao các tầng mặt không thể thực hiện qua việc khảo sát riêng rẻ cao mặt toàn bộ hay cao mặt dưới. Do hai góc này có chung một cạnh tham chiếu là Xi-Pm, nên tỷ lệ giữa chúng phản ánh chiều cao của tầng mặt dưới so với chiều cao toàn mặt. Theo Ricketts, chiều cao tầng mặt dưới chiếm khoảng 76% chiều cao toàn bộ mặt và tỷ lệ này được duy trì trong suốt quá trình tăng trưởng bình thường của mặt. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ giữa góc tầng mặt dưới và góc toàn mặt là từ 77-78%, tương đối ổn định trong thời gian từ 10 đến 14 tuổi. Tỷ lệ này gợi ý chiều cao tầng mặt dưới ở trẻ em Việt Nam lớn hơn trẻ em châu Âu(23,24,25). Răng cửa hàm trên tăng độ nhô có ý nghĩa từ 10 đến 12 tuổi và từ 10 đến 14 tuổi (p<0,017). Răng cửa hàm dưới tăng có ý nghĩa về độ nghiêng trong giai đoạn từ 12 đến 14 tuổi và từ 10 đến 14 tuổi (p<0,017) (Bảng 6). Kết quả của sự thay đổi độ nhô và độ nghiêng của các răng này là góc tạo bởi trục của răng cửa trên và dưới giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,017 (Bảng 6). Bảng 6: Thay đổi trung bình các số đo thể hiện tương quan của răng ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 12, và 14 tuổi. (1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập. (2) Kiểm định t bắt cặp với ngưỡng xác suất có ý nghĩa khi p(T)<0,017 (phương pháp Bonferroni). Ngoài ra, khi so sánh giữa nam và nữ ở từng độ tuổi, hầu hết các số đo về kích thước của nam lớn hơn nữ (p<0,05): chiều dài nền sọ trước, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới. Không có sự khác biệt về hình dạng của phức hợp sọ-mặt-răng giữa nam và nữ (p>0,05) ở cả ba độ tuổi: hướng tăng trưởng chung của mặt ra trước và xuống dưới ở nam và nữ như nhau; xương hàm trên của nam và nữ có cùng độ nhô ra trước so với xương hàm dưới; hình dạng xương hàm dưới ở nam và nữ tương tự nhau với cùng độ gập và xoay ra trước; các răng cửa ở nam và nữ có cùng độ nhô, nghiêng và trồi. Sự thay đổi do tăng trưởng thể hiện qua chồng phim Theo phương pháp chồng phim của Ricketts, việc chồng phim được thực hiện tại điểm Pt theo mặt phẳng Ba-N, sao cho các mặt phẳng Ba-N song song hoặc trùng nhau. Hình ảnh chồng phim cho thấy khối sọ mặt tăng trưởng theo mọi hướng và các điểm mốc trên các cấu trúc sọ mặt thay đổi vị trí theo hướng ngày càng xa điểm Pt. Càng gần điểm này, sự thay đổi do tăng trưởng càng ít; càng ra xa điểm trung tâm, sự tăng trưởng càng nhiều, sự thay đổi càng lớn. Đồng thời, các
Tài liệu liên quan