Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm hình thái vùng mặt của trẻ từ 6 đến 12 tuổi và những thay đổi
hình thái vùng mặt trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu dọc được thực hiện trên mẫu gồm 64 trẻ (32 nam và 32 nữ) từ 6
đến 12 tuổi. Thực hiện 5 phép đo khoảng cách giữa các điểm mốc (zy-zy; go-go; n-gn; pr-gn; sn-gn) bằng thước
trượt điện tử và compa đo bề dày. Đo mỗi năm một lần, liên tục trong 7 năm.
Kết quả: Cho thấy các kích thước của nam lớn hơn nữ cùng tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trẻ nam có
dạng mặt ngắn từ 6-8 tuổi và dạng trung bình từ 9-12 tuổi. Trẻ nữ có dạng mặt ngắn từ 6-9 tuổi và dạng trung
bình từ 10-12 tuổi. Nam có dạng mặt dài hơn nữ. Những thay đổi hình thái chính của vùng mặt trong giai đoạn
6-12 tuổi là: tất cả các kích thước vùng mặt đều tăng có ý nghĩa ở cả hai giới, sự tăng trưởng theo chiều đứng
diễn ra mạnh hơn chiều ngang, mặt dài ra hơn theo tuổi.
Kết luận: Từ 6 đến 12 tuổi dạng mặt trẻ có khuynh hướng thay đổi, chuyển dạng từ ngắn sang trung bình
và dài dần (CS mặt tăng dần).
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi hình thái vùng mặt ở trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 69
SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI VÙNG MẶT Ở TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 12 TUỔI
Trương Hoàng Lệ Thủy*, Nguyễn Thị Kim Anh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm hình thái vùng mặt của trẻ từ 6 đến 12 tuổi và những thay đổi
hình thái vùng mặt trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu dọc được thực hiện trên mẫu gồm 64 trẻ (32 nam và 32 nữ) từ 6
đến 12 tuổi. Thực hiện 5 phép đo khoảng cách giữa các điểm mốc (zy-zy; go-go; n-gn; pr-gn; sn-gn) bằng thước
trượt điện tử và compa đo bề dày. Đo mỗi năm một lần, liên tục trong 7 năm.
Kết quả: Cho thấy các kích thước của nam lớn hơn nữ cùng tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trẻ nam có
dạng mặt ngắn từ 6-8 tuổi và dạng trung bình từ 9-12 tuổi. Trẻ nữ có dạng mặt ngắn từ 6-9 tuổi và dạng trung
bình từ 10-12 tuổi. Nam có dạng mặt dài hơn nữ. Những thay đổi hình thái chính của vùng mặt trong giai đoạn
6-12 tuổi là: tất cả các kích thước vùng mặt đều tăng có ý nghĩa ở cả hai giới, sự tăng trưởng theo chiều đứng
diễn ra mạnh hơn chiều ngang, mặt dài ra hơn theo tuổi.
Kết luận: Từ 6 đến 12 tuổi dạng mặt trẻ có khuynh hướng thay đổi, chuyển dạng từ ngắn sang trung bình
và dài dần (CS mặt tăng dần).
Từ khóa: Số đo nhân trắc, hình thái vùng mặt, tăng trưởng, phát triển, chỉ số mặt.
ABSTRACT
FACIAL MORPHOLOGY CHANGES IN CHILDREN BETWEEN 6 AND 12 YEARS OF AGE – A
LONGITUDINAL STUDY
Truong Hoang Le Thuy, Nguyen Thi Kim Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 69 - 77
Objectives: The aim of this study was to determine the morphology patterns of the face from 6 to 12 year-old
children and the morphology changes of the face in children during the study period from 6 to 12 years of age.
Material and methods: The sample of 64 subjects (32 males and 32 females) were followed longitudinal by
annual examination, from an begin age of 6 years to a final age of 12 years. Five anthropometric measurements
(zy-zy; go-go; n-gn; pr-gn; sn-gn) were taken within 7 years.
Results showed that all dimentions of the face are significantly larger in male than in female (p<0,05). An
analysis of facial indices pointed to Euryprosope from 6 to 8 year of age and Mésoprosope from 9 to 12 year of age
in male; Euryprosope from 6 to 9 year of age and Mésoprosope from 10 to 12 year of age in female; The face being
shorter in female than in male. During this period of time, all parameters showed a continuous increase; vertical
dimentions showed more growth than horizontal.
Conclusion: Between 6 and 12 years of age, the face showed change in shape from Euryprosope to
Mésoprosope; the face was lengthened.
Keywords: Anthropometric measurements, facial morphology, growth, development, facial index.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Trương Hoàng Lệ Thủy ĐT: 0918444779 Email: dr.truonghoangthuy@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 70
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân trắc học là một khoa học có vai trò
quan trọng trong xác định hình thái và tăng
trưởng đặc trưng của từng cá thể, từng dân tộc
cũng như chủng tộc; góp phần đưa ra những dự
đoán và những quyết định trên lâm sàng.
Hình thái vùng đầu mặt là một lĩnh vực
nghiên cứu trong nhân trắc học. Vùng đầu mặt
là một cơ quan quan trọng mang tính cá nhân và
tính xã hội rất cao. Sự phát triển vùng đầu mặt
từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành chịu ảnh
hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi
trường, mang tính đặc trưng cụ thể và điển hình
trên phương diện cá thể cũng như chủng tộc.
Công trình nghiên cứu theo dõi dọc sự thay
đổi hình thái vùng mặt của trẻ từ 6-12 tuổi được
thực hiện với các mục tiêu sau:
Xác định đặc điểm hình thái vùng mặt của
trẻ từ 6 đến 12 tuổi.
Xác định những thay đổi hình thái vùng mặt
giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 64 trẻ (32 nam và 32 nữ) được khám
theo dõi liên tục từ 6-12 tuổi. Đây là những trẻ
được chọn từ 195 trẻ tham gia chương trình
“Theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng miệng đặc
biệt trong 15 năm, từ năm 1996 đến năm 2010”,
thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh. Đặc điểm của mẫu là trẻ
có sức khỏe bình thường, không bị các dị dạng
bẩm sinh hay mắc phải, không điều trị chỉnh
hình răng mặt và tham gia đủ các đợt khám
định kỳ hàng năm.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dọc, mô tả.
Dụng cụ đo đạc
Bộ dụng cụ nhân trắc chuẩn gồm:
Thước trượt điện tử để đo các kích thước
theo chiều dọc của mặt.
Compa đo bề dày (hiệu GPM-Swiss Made)
để đo các kích thước theo chiều ngang mặt.
Các điểm mốc đo: Gồm 4 điểm mốc ở vùng
mặt: Zygion (zy), Gonion (go), Gnathion (gn),
Prosthion (pr) và 2 điểm mốc ở vùng mũi: Nasion
(n) và Subnasale (sn) (Hình 1).
Hình 1: Các mốc đo đầu mặt trong nghiên cứu.
Kỹ thuật đo đạc
Cho trẻ đứng một cách thư giãn hay ngồi
trên ghế có tựa lưng thẳng cao quá đầu, hai môi
khép kín tự nhiên.
Xác định và đánh dấu các điểm mốc bằng
viết lông kim đầu nhọn (0,5 mm).
Đo khoảng cách giữa các điểm mốc bằng
compa đo bề dày.
Các đặc điểm nghiên cứu: Gồm 5 kích thước
của mặt (mm) và 4 chỉ số (đơn vị chỉ số) được
thành lập từ các kích thước trên (Bảng 1 và 2).
Bảng 1: Các kích thước được khảo sát.
Stt Đặc điểm nghiên cứu Tên đặc điểm nghiên cứu
1
2
3
4
5
zy-zy
go-go
n-gn
n-pr
sn-gn
Chiều rộng mặt
Chiều rộng hàm dưới
Chiều cao mặt
Chiều cao mặt trên
Chiều cao mặt dưới
Bảng 2: Các chỉ số được khảo sát.
Stt Tên chỉ số Công thức
1 Chỉ số mặt n-gn x 100/ zy-zy
2 Chỉ số mặt trên n-pr x 100/ zy-zy
3 Chỉ số rộng HD-rộng mặt go-go x 100/zy-zy
4 Chỉ số cao mặt dưới-cao mặt sn-gn x100/ n-gn
n
zy
go
zy
go
zy
go
gn
gn
sn sn
n
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 71
Nội dung nghiên cứu
Xác định các kích thước và chỉ số vùng mặt
theo từng năm trong giai đoạn từ 6-12 tuổi.
Khảo sát sự thay đổi hình thái vùng mặt dựa
trên mức gia tăng hàng năm, mức gia tăng toàn
thể, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và tỷ lệ tăng
trưởng toàn thể.
Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giá trị trung bình của các kích thước vùng
mặt của nam, nữ và chung cho hai giới theo
tuổi, được trình bày trong Bảng 3. So sánh giữa
nam và nữ dựa trên giá trị p1. Đánh giá sự thay
đổi các kích thước vùng mặt theo thời gian mỗi
năm liên tiếp và toàn thể giai đoạn nghiên cứu
từ 6 đến 12 tuổi dựa trên giá trị p2.
Bảng 3: Giá trị trung bình của các kích thước vùng mặt (mm).
Kích thước vùng mặt
Tuổi
6 7 8 9 10 11 12
Chiều rộng mặt
Nam 119,9±5,2 121,8±5,0 124,2±5,6 126,7±5,4 129,6±5,6 131,4±6,9 135,5±5,8
Giá trị p2 p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Nữ 117,2±5,0 118,7±4,9 119,8±5,4 123,4±5,6 125,4±5,9 128,0±5,4 132,6±5,2
Giá trị p2 p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Giá trị p1 * * ** * ** * *
Chung 118,5±5,2 120,3±5,2 122,0±5,9 125,1±5,7 127,5±6,1 129,7±5,9 134,0±5,6
Giá trị p
2
p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Chiều rộng
hàm dưới
Nam 91,1±3,3 93,1±3,3 94,8±3,9 98,5±5,9 100,2±5,7 102,8±6,0 106,6±6,1
Giá trị p
2
p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Nữ 88,5±3,7 89,9±3,8 91,7±3,8 95,0±6,1 97,4±5,9 99,3±5,8 102,4±6,8
Giá trị p
2
p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11=0,002, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Giá trị p
1
** ** ** * NS * *
Chung 89,8±3,7 91,5±3,9 93,3±4,1 96,8±6,2 98,8±5,9 101,0±6,1 104,5±6,8
Giá trị p
2
p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Chiều cao mặt
Nam 99,8±5,4 102,1±5,3 105,0±5,1 107,6±5,9 111,6±5,6 114,9±5,9 117,2±5,6
Giá trị p2 p6-7=0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Nữ 96,9±4,7 99,1±4,5 101,1±5,2 104,5±5,5 107,0±5,9 110,4±6,3 112,3±6,2
Giá trị p
2
p6-7=0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Giá trị p
1
* * ** * ** ** **
Chung 98,4±5,2 100,6±5,1 103,0±5,5 106,1±5,8 109,3± 6,1 112,6±6,5 114,8±6,4
Giá trị p2 p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Chiều cao
mặt trên
Nam 61,6±3,8 62,7±3,7 63,9± 3,8 65,3±3,9 67,4± 3,5 69,1±3,7 71,4±4,4
Giá trị p2 p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9=0,003, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12=0,001, p6-12<0,001
Nữ 59,5±4,1 60,7±4,0 62,0±4,0 64,1±3,3 65,7±3,7 67,0±3,9 68,8±4,3
Giá trị p2 p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9=0,002, p9-10<0,001, p10-11=0,002, p11-12=0,001, p6-12<0,001
Giá trị p1 * * NS NS NS * *
Chung 60,5±4,1 61,8±4,0 63,0±4,0 64,7±3,7 66,6±3,7 68,0± 3,9 70,1±4,5
Giá trị p2 p6-7<0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Chiều cao
mặt dưới
Nam 56,1±4,0 57,7±3,7 59,4±3,6 60,8±3,3 62,8±3,2 64,2±3,3 67,2±4,5
Giá trị p
2
p6-7=0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Nữ 52,2±4,2 53,7±4,6 55,6±4,2 57,4±4,2 59,3±4,5 60,5±4,2 62,9±4,8
Giá trị p
2
p6-7=0,008, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11=0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Giá trị p
1
*** *** *** ** ** *** ***
Chung 54,1±4,0 55,7±4,6 57,5±4,3 59,1±4,1 61,1±4,3 62,3±4,2 65,0±5,1
Giá trị p
2
p6-7=0,001, p7-8<0,001, p8-9<0,001, p9-10<0,001, p10-11<0,001, p11-12<0,001, p6-12<0,001
Giá trị p1: So sánh giữa nam và nữ (Kiểm định t cho hai mẫu độc lập).
Giá trị p2: Thay đổi các kích thước theo tuổi (Kiểm định ANOVA kết hợp với Tukey test).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 72
Các kích thước của nam lớn hơn nữ có ý
nghĩa (p<0,05), ngoại trừ chiều rộng hàm dưới
lúc 10 tuổi và chiều cao mặt trên trong giai đoạn
từ 8 đến 10 tuổi (p>0,05). Các nghiên cứu trên
thế giới(1,2,3,13) cũng cho thấy sự chênh lệch kích
thước giữa nam và nữ cùng tuổi, mức chênh
lệch ít hơn trong thời thơ ấu và gia tăng đáng kể
ở tuổi thanh thiếu niên. Nghiên cứu của
Veldhuis (2005)(19) cho thấy có sự khác biệt giới
tính ở các số đo vùng mặt, nam lớn hơn nữ
nhưng ít trong thời thơ ấu. Nhưng theo Farkas
(1981)(5), có sự khác biệt giới tính đáng kể trong
thời thơ ấu, giảm đến khoảng 12 tuổi, sau đó gia
tăng trở lại.
Theo Klein (1994)(10), sự khác biệt giới tính
của trẻ trước tuổi dậy thì phụ thuộc vào nồng
độ estrogen ở nữ nhiều hơn đáng kể so với
nam, nồng độ estrogen trẻ nữ trước tuổi dậy
thì cao hơn 8 lần so với trẻ nam trước tuổi dậy
thì. Nồng độ estrogen trẻ nữ cao hơn góp
phần vào việc lý giải tỷ lệ trưởng thành
xương cao hơn, dậy thì sớm hơn và chấm dứt
tăng trưởng sớm hơn ở trẻ nữ.
Các kích thước vùng mặt gia tăng liên tục
có ý nghĩa trong từng giai đoạn tuổi mỗi năm
liên tiếp. Kết quả này giống kết quả của các
nghiên cứu trước đây Basyouni (2000)(1),
Cleidy Arbodela (2010)(3), Farkas (1981)(5), tuy
nhiên các kích thước có mức tăng trưởng khác
nhau tùy thuộc vào tiềm năng tăng trưởng
của từng vùng và một số kích thước có xu
hướng trưởng thành sớm hơn Baughan
(1979)(2).
Mức độ thay đổi các kích thước vùng mặt
của nam, nữ và chung cho hai giới theo tuổi
được đánh giá qua mức gia tăng hàng năm và
toàn thể, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và toàn thể,
so sánh khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả được
trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: Mức gia tăng và tỷ lệ tăng trưởng các kích thước vùng mặt.
Mức độ thay đổi
Tuổi
6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 6-12
Chiều
rộng mặt
Mức gia
tăng (mm)
Nam 1,90±1,0 2,34±2,2 2,61±2,4 2,86±2,3 1,80±2,3 4,05±2,4 15,56±3,2
Nữ 1,53±1,4 1,16±1,6 3,56±2,3 2,02±2,3 2,58±2,2 4,55±2,2 15,40±2,7
Chung 1,72±1,3 1,75±2,0 3,08±2,4 2,45±2,3 2,20±2,3 4,30±2,3 15,49±2,9
Giá trị p
1
NS * NS NS NS NS NS
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
Nam 1,60±0,9 1,93±1,8 2,13±2,0 2,27±1,9 1,40±1,9 3,11±1,9 13,01±2,8
Nữ 1,32±1,2 0,97±1,3 2,99±2,0 1,66±1,9 2,11±1,8 3,58±1,7 13,21±2,5
Chung 1,46±1,1 1,45±1,7 2,56±2,0 1,96±1,9 1,75±1,9 3,34±1,8 13,11±2,6
Giá trị p
1
NS * NS NS NS NS NS
Chiều
rộng hàm
dưới
Mức gia
tăng (mm)
Nam 1,97±2,0 1,75±2,1 3,69±3,4 1,19±2,2 2,53±2,6 3,80±3,9 15,42±5,0
Nữ 1,44±1,6 1,79±2,3 3,33±4,2 2,41±3,0 1,90±3,1 3,08±3,4 13,94±6,0
Chung 1,70±1,8 1,77±2,2 3,51±3,8 2,05±2,6 2,21±2,9 3,44±3,6 14,68±5,5
Giá trị p1 NS NS NS NS NS NS NS
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
Nam 2,19±2,2 1,88±2,2 3,85±3,5 1,75±2,2 2,55±2,6 3,78±4,0 16,94±5,6
Nữ 1,64±1,9 2,03±2,6 3,60±4,5 2,61±3,4 2,00±3,3 3,10±3,4 15,80±6,9
Chung 1,91±2,1 1,95±2,4 3,72±4,0 2,18±3,9 2,28±4,0 3,44±3,7 16,37±6,2
Giá trị p
1
NS NS NS NS NS NS NS
Chiều cao
mặt
Mức gia
tăng (mm)
Nam 2,28±3,3 2,88±3,3 2,65±3,2 3,95±3,5 3,35±3,1 2,33±2,5 17,44±5,6
Nữ 2,17±2,0 1,94±2,6 3,46±3,5 2,52±3,5 3,37±3,0 1,93±2,1 15,40±5,1
Chung 2,23±2,7 2,41±2,9 3,05±3,4 2,23±3,6 3,36±3,0 2,13±2,2 16,42±5,4
Giá trị p1 NS NS NS NS NS NS NS
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
Nam 2,35±3,4 2,89±3,3 2,53±3,1 3,75±3,4 3,03±2,8 2,07±2,2 17,66±6,1
Nữ 2,27±2,1 1,96±2,5 3,49±3,6 2,44±3,4 3,17±2,9 1,78±1,9 15,96±5,5
Chung 2,31±2,8 2,42±3,0 3,01±3,3 3,09±3,4 3,10±2,8 1,93±2,0 16,81±5,8
Giá trị p1 NS NS NS NS NS NS NS
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 73
Mức độ thay đổi
Tuổi
6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 6-12
Chiều cao
mặt trên
Mức gia
tăng (mm)
Nam 1,23±1,6 1,01±1,2 1,43±2,5 2,08±2,3 1,75±1,8 2,30±3,5 9,80±4,3
Nữ 1,24±1,2 1,34±1,5 2,03±2,0 1,70±2,2 1,19±1,9 1,84±1,9 9,33±4,2
Chung 1,24±1,4 1,17±1,4 1,73±2,3 1,89±2,2 1,47±1,9 2,07±2,8 9,56±4,2
Giá trị p
1
NS NS NS NS NS NS NS
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
Nam 2,05±2,6 1,66±2,0 2,31±4,1 3,30±3,8 2,63±2,6 3,40±5,1 16,11±7,3
Nữ 2,11±2,1 2,25±2,5 3,40±3,6 2,69±3,4 1,83±3,0 2,78±3,0 16,00±7,8
Chung 2,08±2,3 1,93±2,3 2,85±3,9 2,99±3,6 2,23±2,8 3,09±4,1 16,06±7,5
Giá trị p
1
NS NS NS NS NS NS NS
Chiều cao
mặt dưới
Mức gia
tăng (mm)
Nam 1,63±1,7 1,69±1,5 1,47±1,6 1,96±1,8 1,35±1,5 3,01±2,8 11,13±4,8
Nữ 1,47±2,9 1,87±2,1 1,84±1,9 1,91±2,1 1,16±1,8 2,40±2,1 10,66±3,2
Chung 1,55±2,4 1,78±1,8 1,66±1,8 1,94±2,0 1,26±1,7 2,71±2,5 10,89±4,1
Giá trị p1 NS NS NS NS NS NS NS
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
Nam 3,00±3,1 2,98±2,6 2,55±2,9 3,30±3,1 2,18±2,4 4,70±4,3 20,23±9,3
Nữ 2,92±5,8 3,67±4,5 3,37±3,5 3,38±3,8 2,05±3,1 3,97±3,5 20,62±6,7
Chung 2,96±4,6 3,32±3,6 2,96±3,2 3,34±3,5 2,11±2,8 4,33±3,9 20,42±8,0
Giá trị p1 NS NS NS NS NS NS NS
Giá trị p1: So sánh giữa nam và nữ (Kiểm định t cho hai mẫu độc lập).
Không có sự khác biệt mức gia tăng hàng
năm, gia tăng toàn thể cũng như tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm và toàn thể giữa nam và nữ
cùng độ tuổi (p>0,05) ngoại trừ giai đoạn 7-8
tuổi của chiều rộng mặt.
Gia tăng toàn thể chiều cao mặt lớn nhất
trong các kích thước theo chiều đứng và lớn hơn
các kích thước theo chiều ngang của mặt làm
mặt bớt ngắn. Nghiên cứu của Goldstein (1936)(8)
cho kết quả tương tự.
Trong các kích thước theo chiều ngang thì
gia tăng toàn thể chiều rộng mặt nhiều hơn
chiều rộng hàm dưới. Kết quả này được sự đồng
thuận từ các nghiên cứu của Basyouni (2000)(1),
Coklica (1997)(4), Little (2006)(13). Năm 1990, Korn
và Baumrind (1990)(11) lý giải sự khác nhau này
là do tiềm năng tăng trưởng theo chiều ngang ở
hàm trên lớn hơn hàm dưới.
Tỷ lệ tăng trưởng từ 6 đến 12 tuổi cao nhất là
chiều cao mặt dưới (20,42%) và thấp nhất là ở
chiều rộng mặt (13,11%). Nghĩa là sự gia tăng
kích thước lúc 12 tuổi so với lúc 6 tuổi của chiều
cao mặt dưới là nhiều nhất và của chiều rộng
mặt là ít nhất. Trong các kích thước theo chiều
đứng của mặt, tỷ lệ tăng trưởng nhanh lần lượt
là chiều cao mặt dưới, chiều cao mặt và chiều
cao mặt trên. Trong các kích thước theo chiều
ngang, chiều rộng hàm dưới có tỷ lệ tăng trưởng
mạnh hơn chiều rộng mặt. Kết quả này tương tự
kết quả của Basyouni (2000)(1), Coklica (1997)(4),
Lux (2004)(14). Theo Goldstein (1936)(8), không có
sự khác nhau về tỷ lệ tăng trưởng giữa chiều
rộng mặt và chiều rộng hàm dưới.
Thời kỳ có tỷ lệ tăng trưởng rõ rệt quan sát
được cho hầu hết các số đo vùng mặt xảy ra ở
nữ lúc 8-9 tuổi ngoại trừ số đo chiều cao mặt
dưới xảy ra sớm hơn, lúc 7-8 tuổi; nam thường
trễ hơn một năm (9-10 tuổi) ngoại trừ chiều rộng
hàm dưới lúc 8-9 tuổi. Điều này chứng tỏ nữ có
xu hướng tăng trưởng sớm hơn nam. Nghiên
cứu của Coklica (1997)(4) cho thấy tăng trưởng rõ
rệt các kích thước vùng mặt quan sát được trong
giai đoạn 9,8-10,7 tuổi ở nam và tăng trưởng rõ
rệt chiều cao mặt trong giai đoạn 8,5-10,7 tuổi ở
nữ. Theo Marshall và Tanner (1970)(15), sự khác
nhau về thời điểm tăng trưởng rõ rệt giữa nam
và nữ phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu đỉnh
tăng trưởng trước tuổi dậy thì.
So sánh với trẻ Việt trong các nghiên cứu
trên trẻ 3-5,5 tuổi(16) và 12-15 tuổi(12), chúng tôi
nhận thấy: trẻ 3-5,5 tuổi có mức gia tăng toàn thể
chiều cao mặt và chiều rộng mặt tương đương
nhau, trong khi trẻ 6-12 tuổi và trẻ 12-15 tuổi có
gia tăng toàn thể chiều cao mặt lớn hơn các kích
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 74
thước theo chiều ngang mặt. Trẻ 3-5,5 tuổi có gia
tăng toàn thể chiều cao mặt trên nhiều hơn
chiều cao mặt dưới, trong khi trẻ 6-12 tuổi và 12-
15 tuổi thì ngược lại. Tỷ lệ tăng trưởng cao nhất
ở trẻ từ 3-5,5 tuổi là chiều cao mặt trên và thấp
nhất là chiều cao mặt dưới; cao nhất ở trẻ 6-12
tuổi là chiều cao mặt dưới và thấp nhất ở chiều
rộng mặt; trẻ 12-15 tuổi có tỷ lệ tăng trưởng thấp
nhất ở chiều rộng mặt.
Khung mặt được thể hiện bởi các chỉ số trên
khuôn mặt, các chỉ số này chỉ ra một khung
tương ứng trên khuôn mặt, chúng tôi xác định
dạng mặt của trẻ trong nghiên cứu này dựa trên
các chỉ số của vùng mặt.
Giá trị trung bình các chỉ số vùng mặt của
nam, nữ và chung cho hai giới theo tuổi được
trình bày trong Bảng 5. So sánh giữa nam và nữ
dựa trên giá trị p1. Đánh giá sự thay đổi các chỉ
số vùng mặt theo thời gian mỗi năm liên tiếp và
từ 6 đến 12 tuổi dựa trên giá trị p2.
Bảng 5: Giá trị các chỉ số vùng mặt (đơn vị chỉ số).
Chỉ số vùng mặt
Tuổi
6 7 8 9 10 11 12
CS mặt
Nam 83,3±4,9 83,9±4,7 84,7±5,3 85,0±5,1 86,2±4,7 87,6±5,2 86,6±4,6
Giá trị p2 p6-7=0,271, p7-8=0,126, p8-9=0,568, p9-10=0,012, p10-11=0,008, p11-12=0,039, p6-12<0,001
Nữ 82,8±4,0 83,6±4,4 84,4±5,0 84,8±4,9 85,5±5,3 86,3±5,7 84,8±5,2
Giá trị p2 p6-7=0,052, p7-8=0,041, p8-9=0,528, p9-10=0,306, p10-11=0,109, p11-12=0,001, p6-12=0,006
Giá trị p1 NS NS NS NS NS NS NS
Chung 83,1±4,4 83,7±4,5 84,6±5,1 84,9±5,0 85,8±5,0 86,9±5,5 85,7±5,0
Giá trị p
2
p6-7=0,037, p7-8=0,013, p8-9=0,389, p9-10=0,019, p10-11=0,003, p11-12=0,001, p6-12 < 0,001
CS mặt trên
Nam 51,5±3,5 51,7±3,6 51,5±3,7 51,6±3,3 52,1±3,1 52,7±3,2 52,8±3,4
Giá trị p
2
p6-7=0,371, p7-8=0,556, p8-9=0,934, p9-10=0,194, p10-11=0,058, p11-12=0,822, p6-12=0,041
Nữ 50,8±3,7 51,2±3,6 51,8±3,6 52,0±3,2 52,5±3,7 52,4±3,9 52,0±4,0
Giá trị p
2
p6-7=0,076, p7-8=0,017, p8-9=0,598, p9-10=0,165, p10-11=0,685, p11-12=0,199, p6-12=0,047
Giá trị p
1
NS NS NS NS NS NS NS
Chung 51,1±3,6 51,4±3,6 51,7±3,6 51,8±3,3 52,3±3,4 52,5±3,5 52,4±3,7
Giá trị p
2
p6-7=0,063, p7-8=0,1