Mục tiêu: Nghiên cứu tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của sản phẩm Tai Nấm Vàng (TNV) – sản phẩm
từ sự kết hợp bốn loại nấm Linh chi, Vân chi, Thái dương và Hầu thủ.
Phương pháp: Tác động chống oxy hóa và bảo vệ gan được nghiên cứu trên mô hình gây tổn thương gan
chuột nhắt cấp tính bằng CCl4. Chuột được cho uống TNV dự phòng 7 hoặc 14 ngày với liều 1,4 g/kg thể trọng
x 2 lần/ngày trước khi chuột được gây viêm gan cấp bằng tetraclorua carbon (CCl4) tiêm phúc mô 0,25%, 10
mL/Kg. Các chỉ số sinh hóa ALT, AST, bilirubin huyết thanh và malondialdehyd (MDA), protein carbonyl (PC)
mô được xác định để đánh giá tác động của TNV. Giải phẫu bệnh học gan chuột cũng được xem xét.
Kết quả: CCl4 gây tăng các men transaminase, bilirubin huyết thanh, MDA và protein carbonyl mô gan ở
chuột. Các tác động này bị giảm khi được dùng trước TNV. Các kết quả về xét nghiệm mô bệnh học hỗ trợ thêm
cho các kết quả sinh hóa.
Kết luận: Tai Nấm Vàng có tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan ở chuột ở liều cho uống 1,4 g/kg thể trọng,
2 lần/ngày trong 7 và 14 ngày.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của chế phẩm tai nấm vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 487
TÁC ĐỘNG CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CHẾ PHẨM
TAI NẤM VÀNG
Nguyễn Thị Thùy Linh*, Võ Phùng Nguyên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của sản phẩm Tai Nấm Vàng (TNV) – sản phẩm
từ sự kết hợp bốn loại nấm Linh chi, Vân chi, Thái dương và Hầu thủ.
Phương pháp: Tác động chống oxy hóa và bảo vệ gan được nghiên cứu trên mô hình gây tổn thương gan
chuột nhắt cấp tính bằng CCl4. Chuột được cho uống TNV dự phòng 7 hoặc 14 ngày với liều 1,4 g/kg thể trọng
x 2 lần/ngày trước khi chuột được gây viêm gan cấp bằng tetraclorua carbon (CCl4) tiêm phúc mô 0,25%, 10
mL/Kg. Các chỉ số sinh hóa ALT, AST, bilirubin huyết thanh và malondialdehyd (MDA), protein carbonyl (PC)
mô được xác định để đánh giá tác động của TNV. Giải phẫu bệnh học gan chuột cũng được xem xét.
Kết quả: CCl4 gây tăng các men transaminase, bilirubin huyết thanh, MDA và protein carbonyl mô gan ở
chuột. Các tác động này bị giảm khi được dùng trước TNV. Các kết quả về xét nghiệm mô bệnh học hỗ trợ thêm
cho các kết quả sinh hóa.
Kết luận: Tai Nấm Vàng có tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan ở chuột ở liều cho uống 1,4 g/kg thể trọng,
2 lần/ngày trong 7 và 14 ngày.
Từ khóa: Tai nấm vàng TNV, Linh chi, Vân chi, Thái dương, Hầu thủ, chống oxy hóa, bảo vệ gan,
malondialdehyde (MDA), protein carbonyl (PC), carbon tetraclorua (CCl4), chuột nhắt
ANTIOXIDANT, HEPATOPROTECTIVE ACTIVITY OF “TAI NAM VANG”
Nguyen Thi Thuy Linh, Vo Phung Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 487 - 493
ABSTRACT
Objective: Evaluate the antioxidant, hepatoprotective activity of TAI NAM VANG – a product of the
combination of four mushrooms: Ganoderma lucidum (GL), Trametes versicolor (TV), Agaricus blazei (AB) and
Hericium erinaceus (HE).
Method: Antioxidant and hepatoprotective activity of TNV were studied on the model of acute carbon
tetraclorua – induced liver damage in mice. Mice were orally administered TNV at the dose 1.4 g/kg b.w, twice a
day for 7 or 14 days as prophylaxis treatment before given intraperitoneally injection of single dose CCl4 0.25%,
10 mL/Kg. Biochemical parameters such as serum ALT, AST, bilirubin; liver tissue malondialdehyde (MDA)
and protein carbonyl (PC) were measured to evaluate antioxidant and hepatoprotective activity of TNV. Liver
sections of mice were also histopathological examined.
Result: CCl4 treatment induced an increase in serum transaminase, bilirubin and tissue MDA, PC in mice.
These effects were reduced by pretreatment with TNV. These biochemical results were supported by
histopathological results
Conclusion: The study confirms the antioxidant and hepatoprotective activity of TNV given 1,4 g/kg twice
for 7 and 14 days in mice.
Keywords: Ganoderma lucidum (GL), Trametes versicolor (TV), Agaricus blazei (AB) and Hericium
*Khoa Dược, ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Nguyễn Thị Thùy Linh ĐT: 0984454133 Email: linhviky@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 488
erinaceus (HE), antioxidant, hepatoprotective, malondialdehyde (MDA), protein carbonyl (PC), carbon
tetraclorua (CCl4), mice.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Oxy hóa là một quá trình sinh lý bình
thường trong cơ thể, nhưng khi có sự mất cân
bằng giữa gốc tự do sinh ra trong quá trình
này và các yếu tố bảo vệ nội sinh có thể là
nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh khác
nhau như: bệnh về thần kinh, ung thư, huyết
áp, Chính vì vậy, việc tìm kiếm thêm các
nguồn chất chống oxy hóa đang thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho tới
hiện nay đã có nhiều dược liệu được chứng
minh là có khả năng phòng ngừa, ngăn chặn
sự oxy hóa, bảo vệ gan như sữa ong chúa, trà
xanh, atiso, các loại nấm Linh chi, Vân chi,
Thái dương, Hầu thủ(2,5)
Tai Nấm Vàng (TNV) là một chế phẩm bao
gồm 4 loại nấm quý: Linh chi, Vân chi, Thái
dương, Hầu thủ hứa hẹn đây là một chế phẩm
có nhiều công dụng quý, trong đó có khả năng
chống oxy hóa và bảo vệ gan. Việc nghiên cứu
tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của viên
TNV sẽ góp phần làm rõ cơ chế tác động của
thuốc cũng như đóng góp cho sự phát triển nền
y học dân tộc và nhu cầu sử dụng của nhân dân.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Động vật thử nghiệm:
Chuột nhắt trắng (đực) giống Swiss albino,
trọng lượng 22 g ± 2 g, do viện vắc-xin và sinh
phẩm Nha trang cung cấp. Chuột được nuôi ổn
định trong hộp nhựa (28x25x15cm) 2 ngày trước
khi thử nghiệm và được cung cấp đầy đủ thức
ăn và nước uống.
Nguyên liệu:
Chế phẩm viên nang Tai Nấm Vàng do
công ty trách nhiệm hữu hạn Giai Cảnh sản xuất
và cung cấp với thành phần:
Cao khô nấm Thái Dương 17,57 mg
Cao khô nấm Vân Chi 17,57 mg
Cao khô nấm Hầu Thủ 17,57 mg
Cao khô nấm Linh Chi 122,99 mg
Tá dược: Magnesi carbonat nhẹ, Aerosil, bột
Talc, Magnestearat vừa đủ 460 mg.
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát khả năng bảo vệ của viên TNV sử
dụng uống dự phòng 7 ngày và 14 ngày liều 1,4
g/kg x 2 lần/ngày trước khi gây độc gan chuột
bằng cách tiêm phúc mô CCl4 0,25% 10 mL/Kg
khi pha trong dầu olive. Ở mỗi thử nghiệm
chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10
con, gồm lô trắng (uống nước cất ED); lô chứng
(uống nước cất, tiêm olive); lô uống TNV, tiêm
olive; lô gây độc (uống nước cất ED, tiêm CCl4)
và lô thử (uống TNV, tiêm CCl4).
Đánh giá
Hoạt tính chống oxy hóa (HTCO): được
đánh giá thông qua hàm lượng
malondialdehyde (MDA) và protein carbonyl
(PC) mô gan.
Tác động bảo vệ gan được khảo sát ở mức
độ mô học và thông qua chỉ số sinh hóa gan men
gan ALT, AST và bilirubin huyết thanh.
Xác định hàm lượng MDA
MDA là một trong các sản phẩm cuối cùng
của quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, một
phân tử MDA phản ứng với hai phân tử
thiobarbituric ở môi trường pH 2-3, nhiệt độ 90-
100 oC trong 60 phút tạo phức màu hồng hấp
thu cực đại ở bước sóng 532 nm. Đo cường độ
màu của phức suy ra lượng MDA có trong mẫu.
Nếu lượng MDA ở mẫu thử giảm có ý nghĩa
thống kê so với mẫu gây mô hình, mẫu thử
được xác định là có hoạt tính chống oxy hóa. (2)
Tiến hành: Mô gan được nghiền tạo dịch
đồng thể 5% trong dung dịch phosphat buffer
saline (PBS, pH 7,4). Lấy 200 µl dịch sau ly tâm
(9500 vòng/phút x15 phút) thêm 500 µl nước
cất, và 100 µl SDS 10% rồi ủ ở 37 oC trong 30
phút. Thêm 500 µl HCl 0,1N, lắc kỹ 15 phút.
Ly tâm lấy 1 ml dịch, thêm vào 250 µl TBA
0,5%. Đun cách thủy ở 95 oC trong 60 phút rồi
để nguội đến nhiệt độ phòng. Đo quang ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 489
bước sóng 532 nm. Tất cả các giai đoạn từ lấy
mẫu gan, cân cho đến nghiền mẫu đều được
tiến hành ở nhiệt độ 0-4 0C.
Xác định hàm lượng protein carbonyl
Protein carbonyl, một sản phẩm được tạo ra
trong quá trình oxy hóa protein, khi cho phản
ứng với 2,4-dinitrophenylhydrazin tạo tủa. Hòa
tan tủa trong guanidinchlorid cho dung dịch
màu vàng, đo quang ở bước sóng 370 nm (3).
Tiến hành: nghiền mẫu gan tạo dịch đồng
thể 6,7% trong dung dịch đệm PBS pH 6,5. Ly
tâm lấy dịch. Tất cả các giai đoạn từ lấy mẫu,
cân cho đến nghiền mẫu đều được tiến hành ở
nhiệt độ 0-4 0C.
Bảng 1. Hỗn hợp phản ứng định lượng protein
carbonyl
Thành phần Ống chứng
(μl)
Ống thử (μl)
100 mM PBS (pH 7,2)
80mM FeSO4.7H2O
8 mM FeCl3.6H2O
4 M KCl
0,4 M MgCl2.2H2O
Mẫu thử
320
20
20
20
20
200
320
20
20
20
20
200
Nước cất 120 120
Tổng cộng 720 720
Ủ hỗn hợp ở 30 oC trong 30 phút, cho vào
hỗn hợp 720 µl TCA 20%, ly tâm lấy cắn. Thêm
vào ống chứng 720 µl HCl 2 N, ống thử 720 µl
2,4- DNPH 0,2%, lắc nhẹ trong 60 phút. Thêm
vào mỗi mẫu 720 µl TCA 20%, vortex 10 giây, ly
tâm (3000 vòng x 15 phút), lấy cắn. Rửa cắn 3 lần
với 1,5 ml dung dịch ethanol/ethyl acetat (1:1),
để khô. Hòa tan trong 1,8 ml guanidinchloride 6
M, ly tâm, lấy dịch đo quang ở bước sóng 370
nm.
Xác định hàm lượng protein toàn phần (Phương
pháp Bradford)
Tiến hành: Phản ứng tạo màu của protein và
Coomassie(1). Pha mẫu đo quang theo bảng 2 ở
bước sóng 595 nm.
Bảng 2. Thành phần hỗn hợp phản ứng định lượng
protein toàn phần
Thành phần Ống trắng Ống thử
Nước
Coomassie
Dịch gan
500 μl
500 μl
0 μl
498 μl
500 μl
2 μl
Tổng cộng 1ml 1ml
Khảo sát mô học:
Mẫu mô gan ở các lô được xử lý nhuộm theo
phương pháp Hematoxylin-eosin tại Bộ môn
giải phẫu bệnh - Đại học Y dược TP. Hồ Chí
Minh.
Xét nghiệm sinh hóa:
Mẫu máu đựng trong ống không có chất
chống đông dùng để xét nghiệm các thông số
thuộc chức năng của gan tại phòng xét nghiệm
sinh hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh
trên máy xét nghiệm sinh hoá Hitachi 717, thuốc
thử của hãng Biolabo (Pháp).
Phân tích thống kê:
Dữ liệu được trình bày dưới dạng Mean (Số
trung bình) ± SEM (sai số chuẩn của số trung
bình). Sự khác biệt giữa các nhóm được phân
tích bằng phương pháp Mann-Whitney với
phần mềm Minitab 14. P<0,05 được xem là khác
nhau có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 490
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tác động chống oxy hóa
Haøm löôïng protein toaøn phaàn (mg/ml)
0 5 10 15 20 25
A
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
y=
0,0
391
x +
0,0
65
R
2 = 0
,99
88
A Haøm löôïng MDA (nmol/ml)
0 20 40 60 80
A
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
y =
0,
032
3x
R
2 =
0,9
995
B
Hình 1. Đường chuẩn protein toàn phần (A) và MDA (B)
Thử nghiệm 7 ngày
Bảng 3. Hàm lượng MDA và PC trong thử nghiệm 7 ngày với CCl4 0,25%
Lô MDA (nmol/mg protein) HTCO (%) PC (nmol/mg protein) HTCO (%)
Nước cất, dầu olive (n=7) 1,206 ± 0,049 1,701 ± 0,162
Nước cất, CCl4/olive 0,25% (n=6) 2,895 ** ± 0,158 0 4,378
## ± 0,169 0
TNV, dầu olive (n=6) 1,198 ± 0,114 1,917 ± 0,094
TNV, CCl4/olive 0,25% (n=8) 1,709 **
± 0,122 41 3,123 ## ± 0,107 28,7
Trắng (n=6) 1,102 ± 0,069 1,889 ± 0,062
Thử nghiệm 14 ngày
Bảng 4. Hàm lượng MDA và PC trong thử nghiệm 14 ngày
Lô MDA (nmol/mg protein) HTCO (%) PC (nmol/mg protein) HTCO (%)
Nước cất, dầu olive (n=7) 1,109 ± 0,220 2,201 ± 0,495
Nước cất, CCl4/olive 0,25% (n=7) 2,307 ** ± 0,042 0 4,784 * ± 0,377 0
TNV, dầu olive (n=7) 0,897 ± 0,044 2,134 ± 0,214
TNV, CCl4/olive 0,25% (n=8) 1,171
## ± 0,158 49,2 3,356 # ± 0,385 29,8
Trắng (n=6) 0,925 ± 0,062 2,372 ± 0,127
Hoạt tính chống oxy hóa của lô thử được so
với lô gây độc, nếu coi HTCO ở lô gây độc là 0%
thì HTCO ở lô thử là:
Sau 7 ngày dùng TNV bảo vệ, HTCO ở
MDA là 41%, HTCO ở PC là 28,7%, (p<0,01).
Sau 14 ngày dùng TNV bảo vệ, HTCO ở
MDA là 49,2% (p<0,01), HTCO ở PC là 29,8%
(p<0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 491
LoâH
aøm
lö
ôïn
g
M
D
A
(n
m
ol
/m
g
pr
ot
ei
n)
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
##
**
ED
olive
n= 7
TNV
olive
n= 7
TNV
CCl4/olive
n= 8
traéng
n= 6
ED
CCl4/olive
n=7 A
Loâ
H
aøm
lö
ôïn
g
PC
(n
m
ol
/m
g
pr
ot
ei
n)
0
1
2
3
4
5
6
*
#
ED
olive
n= 7
TNV
olive
n= 7
TNV
CCl4/olive
n= 8
traéng
n= 6
ED
CCl4/olive
n=7 B
Hình 2. Hàm lượng MDA (A), PC (B) trong thử nghiệm 14 ngày
*: p<0,05; **: p<0,01: khác biệt có ý nghĩa so với lô nước cất, olive
#: p<0,05; ##: p<0,01: khác biệt có ý nghĩa so với lô nước cất, CCl4/olive 0,25%.
Từ các kết quả thực nghiệm cho thấy chế
phẩm Tai Nấm Vàng đã thể hiện khả năng
chống oxy hóa sau 7 ngày sử dụng và càng rõ
khi sử dụng kéo dài trong 14 ngày.
Tác động bảo vệ gan
Xét nghiệm sinh hóa
Thử nghiệm 7 ngày
Bảng 5. Kết quả xét nghiệm chức năng gan trong thử nghiệm 7 ngày
Men gan (U/L) Bilirubin (mg/dL)
Lô
ALT AST TP TT GT
Nước cất, dầu olive (n=7) 54,29 ± 4,02 183,29 ± 9,15 0,271 ± 0,029 0,157 ± 0,020 0,114 ± 0,014
Nước cất, CCl4/olive 0,25% (n=6) 2364
## ± 548 1901** ± 441 0,333 ± 0,03 0,217 ± 0,031 0,117 ± 0,017
TNV, dầu olive (n=6) 48,7 ±3,55 161 ± 9,67 0,300 ± 0,026 0,183 ± 0,017 0,117 ± 0,017
TNV, CCl4/olive 0,25% (n=8) 335
$ ± 82,7 353,8 & ± 77,5 0,313 ± 0,023 0,175 ± 0,016 0,138 ± 0,018
Trắng (n=6) 57,86 ± 4,49 164,6 ± 12,5 0,271 ± 0,018 0,157 ± 0,020 0,114 ± 0,014
Thử nghiệm 14 ngày
Bảng 6. Kết quả xét nghiệm chức năng gan trong thử nghiệm 14 ngày
Men gan (U/L) Bilirubin (mg/dL)
Lô
ALT AST TP TT GT
Nước cất, dầu olive(n=7) 60 ± 12 167,14 ± 6,06 0,371 ± 0,029 0,186±0,014 0,186±0,026
Nước cất, CCl4/olive 0,25% (n=7) 4884
## ± 689 3947 ** ± 610 0,442 ± 0,020 0,243±0,020 0,200± 0,031
TNV, dầu olive(n=7) 62,86 ± 9,18 170 ± 10,5 0,400 ± 0,022 0,200 ± 0 0,200 ± 0,022
TNV, CCl4/olive 0,25% (n=8) 422
&& ± 75,4 446,3 $$ ± 66,4 0,413± 0,044 0,225± 0,016 0,188 ± 0,035
Trắng (n=6) 58,67 ± 5,33 174,5 ± 13,2 0,333 ±0,042 0,150 ± 0,022 0,183 ± 0,040
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 492
Loâ
H
aøm
lö
ôïn
g
m
en
g
an
(U
/L
)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
ALT
AST
$$
**
&&
##
ED
olive
n= 7
TNV
olive
n= 7
TNV
CCl4/olive
n= 8
traéng
n= 6
ED
CCl4/olive
n=7
^^ @@
A
Loâ
H
aøm
lö
ôïn
g
bi
lir
ub
in
(m
g/
dL
)
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
bilirubin TP
bilirubin TT
bilirubin GT
ED
olive
n= 7
TNV
olive
n= 7
TNV
CCl4/olive
n= 8
traéng
n= 6
ED
CCl4/olive
n=7 B
Hình 3. Hàm lượng men gan (A) và bilirubin (B) trong thử nghiệm 14 ngày với CCl4 0,25%
##, **, ^^, @@: p<0,01 khác biệt có ý nghĩa so với lô nước cất, olive
&&, $$: p<0,01 khác biệt có ý nghĩa so với lô nước cất, CCl4/olive 0,25%
Sau 7 ngày dùng TNV bảo vệ, men gan lô
thử đã giảm xuống 5 – 7 lần so với lô gây độc
(p<0,05). Sau 14 ngày dùng TNV bảo vệ, men
gan lô thử đã giảm xuống 9 – 11 lần so với lô gây
độc (p<0,01). Hàm lượng bilirubin trong huyết
thanh không bị ảnh hưởng bởi CCl4 0,25%.
Kết quả giải phẫu bệnh gan chuột
Hình 4. Kết quả giải phẫu bệnh mô gan chuột
Ở lô gây độc, gan bị viêm hiện diện nhiều ổ
hoại tử quanh các tĩnh mạch trung tâm tiểu
thùy, một số nơi khoảng cửa thấm nhập nhiều tế
bào viêm và hoại tử. Sử dụng TNV bảo vệ trong
7 và 14 ngày đều làm giảm tình trạng viêm, hoại
tử, số lượng ổ viêm ít hơn và các ổ viêm thu nhỏ
hơn so với lô gây độc, mức độ cải thiện tình
trạng viêm, hoại tử ở thử nghiệm 14 ngày tốt
hơn thử nghiệm 7 ngày.
Kết quả xét nghiệm sinh hóa và giải phẫu
vi thể hoàn toàn phù hợp với kết quả của hai
thử nghiệm chống oxy hóa đo MDA và PC.
Khả năng bảo vệ tế bào gan của chế phẩm đã
thể hiện hiệu quả cao trong việc chống lại quá
trình oxy hóa gây tổn thương tế bào gan. Thời
gian thử nghiệm càng dài thì kết quả bảo vệ
càng rõ, có lẽ TNV có nguồn gốc từ dược liệu
nên cần thời gian đủ dài để thể hiện được tác
động tốt nhất.
Lô nước cất, CCl4 0,25%
(tế bào gan hoại tử )
Lô TNV, CCl4 0,25%
(tế bào gan hoại tử điểm)
Lô nước cất, tiêm olive
Lô TNV, tiêm olive
Lô trắng
(tế bào gan bình thường)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 493
KẾT LUẬN
Chế phẩm viên nang Tai Nấm Vàng thể hiện
tác động bảo vệ tế bào gan chống lại các gốc tự
do sinh ra từ CCl4 gây tổn thương tế bào gan.
Thông qua kết quả các thử nghiệm chống oxy
hóa và bảo vệ gan trên mô hình gây viêm bằng
CCl4 0,25%, viên nang Tai Nấm Vàng đã thể
hiện khả năng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào
gan sau 7 ngày với liều 1,4 g/kg thể trọng chuột
x 2 lần/ngày. Kết quả nghiên cứu này hi vọng sẽ
đóng góp một phần nhỏ trong quá trình phát
triển nền y học dân tộc cũng như trong việc cải
thiện, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bradford MM. (1976.) A rapid and sensitive for the
quantitation of microgram quantitites of protein utilizing the
principle of protein-dye binding. Analytical Biochemistry, pp.
95, 248-254.
2. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
tr. 831-833. NXB Y Học, Hà Nội.
3. Levine R. L., Garland D., Oliver C. N., Amici A., Climent I.,
Lenz A., Ahn B., Shaltiel S., and Stadtman E. R. (1990),
Determination of carbonyl content in oxidatively modified
proteins, Methods Enzymol, pp. 186, 464-478.
4. Lê Xuân Thám (1996), Nấm Linh chi - cây thuốc quí, tr. 12-20.
NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
5. Okhawa H, Oheshi N, Yagi K. (1979), Assay for lipid
peroxides in animal tissue with thiobarbituric acid reaction,
Anal Biochem, pp. 351-354..