Tác động của FTA thế hệ mới đến sự phát triển ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, con người cũng phải đối mặt với những nguy hại của môi trường do tác động của các hoạt động kinh tế. Với m c tiêu phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường, phát triển kinh tế bền vững đã trở thành đường lối hoạt động của các quốc gia trên thế giới và được đưa vào trở thành một trong những nội dung quan trọng các của Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới. Tại Việt Nam, công nghiệp môi trường mới chỉ là một ngành còn non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong khi những vấn đề iên quan đến môi trường lại xuất hiện ngày càng nhiều, hàng hóa bị nhiều thị trường lớn trên thế giới hạn chế nhập khẩu do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Để đảm bảo thực hiện đ ng các cam kết về môi trường và phát triển bền vững theo quy định của các FTA thế hệ mới, nắm bắt cơ hội và hạn chế những thách thức từ các hiệp định này, đòi hỏi bản thân ngành công nghiệp môi trường và cả Chính phủ cần phải nhanh chóng có những giải pháp và hướng đi c thể.

pdf18 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của FTA thế hệ mới đến sự phát triển ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
680 TÁC ĐỘNG CỦA FTA THẾ HỆ MỚI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƢỜNG CỦA VIỆT NAM Ths. Lƣơng Nguyệt Ánh Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, con người cũng phải đối mặt với những nguy hại của môi trường do tác động của các hoạt động kinh tế. Với m c tiêu phát triển kinh tế nhưng không đánh đổi môi trường, phát triển kinh tế bền vững đã trở thành đường lối hoạt động của các quốc gia trên thế giới và được đưa vào trở thành một trong những nội dung quan trọng các của Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới. Tại Việt Nam, công nghiệp môi trường mới chỉ là một ngành còn non trẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong khi những vấn đề iên quan đến môi trường lại xuất hiện ngày càng nhiều, hàng hóa bị nhiều thị trường lớn trên thế giới hạn chế nhập khẩu do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Để đảm bảo thực hiện đ ng các cam kết về môi trường và phát triển bền vững theo quy định của các FTA thế hệ mới, nắm bắt cơ hội và hạn chế những thách thức từ các hiệp định này, đòi hỏi bản thân ngành công nghiệp môi trường và cả Chính phủ cần phải nhanh chóng có những giải pháp và hướng đi c thể. Từ khóa: FTA thế hệ mới, công nghiệp môi trường, phát triển bền vững. 1. Khái niệm ngành công nghiệp môi trƣờng Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về ―công nghiệp môi trường‖ (CNMT). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ―Công nghiệp môi trường bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm quan trắc, ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu tác hại môi trường tới nước, không khí và đất cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái‖. Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa K (USEPA) đưa ra một khái niệm rõ ràng hơn: ―Ngành công nghiệp môi trường bao gồm tất cả các hoạt động mang lại thu nhập gắn liền với (1) sự tuân thủ các quy định luật pháp về môi trường; (2) đánh giá, phân tích và bảo vệ môi trường; (3) kiểm soát ô nhiễm, quản l chất thải và phục sinh các tài sản đã bị ô nhiễm; (4) cung cấp và vận chuyển các tài nguyên môi trường như nước, các vật liệu được thu hồi và nguồn năng lượng sạch; và (5) các công nghệ và các hoạt động góp phần tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất sản xuất và tăng trưởng kinh tế bền vững (có khả năng ngăn ngừa ô nhiễm)‖. Như vậy, cũng giống như tất cả các ngành nghề khác, công nghiệp môi trường cũng là một ngành kinh tế trong lĩnh vực môi trường hoạt động với mục tiêu lợi nhuận. Nó bao gồm hai hoạt động chính là sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường. Trong đó, hàng hóa môi trường là những sản phẩm trực tiếp góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, góp phần vào hoạt động quan trắc, xử l những vấn đề ô nhiễm phát sinh. 681 Dịch vụ môi trường được chia thành 4 nhóm chính bao gồm: dịch vụ về nước thải, dịch vụ về rác thải, dịch vụ vệ sinh và dịch vụ môi trường khác (theo WTO). Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã giao Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chỉ đạo phát triển ngành Công nghiệp môi trường nhưng tại thời điểm đó khái niệm ―Công nghiệp môi trường‖ vẫn chưa được đưa ra trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ làm nảy sinh nhiều bất cập về việc thống nhất phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của ngành này. Năm 2010, mặc dù vẫn chưa có khái niệm chính thức về công nghiệp môi trường nhưng trong quyết định số 39/2010/QĐ – TTg ngày 11 tháng 05 năm 2010 của Chính Phủ đã nêu rõ: hàng hóa và dịch vụ môi trường được quy định trong mã ngành E bao gồm: E16 – nước tự nhiên khai thác; E37 – dịch vụ thoát nước và xử l nước thải; E38 – dịch vụ thu gom, xử l và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu; E39 – dịch vụ xử l ô nhiễm và hoạt động quản l chất thải. Đến năm 2014, thuật ngữ ―Công nghiệp môi trường‖ mới chính thức được Luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường với nghĩa là ―một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường‖ và phát triển Công nghiệp môi trường (Điều 153, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) được quy định là ―đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật xử l và tái chế chất thải; hình thành và phát triển các khu xử l chất thải tập trung; sản xuất, cung cấp thiết bị, sản phẩm phục vụ các yêu cầu bảo vệ môi trường‖. 2. Một vài hái quát về FTA thế hệ mới 2.1. Tổng quan về FTA thế hệ mới Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA ―truyền thống‖ là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA), Thuật ngữ ―thế hệ mới‖ hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP);các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia- Hoa K (AUSFTA); Các FTA nói trên được coi là ―mới‖ vì 3 lý do sau đây: Thứ nhất, một số FTA thế hệ mới nêu trên bao gồm cả các nội dung vốn được coi là ―phi thương mại‖ như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt, Thực tế cho thấy: trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế, nên trước hết họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Đây là cách tiếp cận của các FTA thế hệ mới và đang trở thành 682 một xu thế trong những năm gần đây trên thế giới. Việc đưa nội dung về lao động vào các FTA còn nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Nếu một nước duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng, thì được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện những tiêu chuẩn lao động cao, dẫn tới cạnh tranh không bình đẳng dựa trên ―quyền lao động r ‖. Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường lao động trên toàn thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, buộc cả các nước phát triển và các nước đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những ―chuẩn mực thương mại mới‖ trong các FTA thế hệ mới. Các FTA thế hệ mới không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động và môi trường, mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), và các tiêu chuẩn môi trường và phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN). Thứ hai, nếu so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, thì các FTA thế hệ mới bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyển đổi hợp l để nước đi sau có thể điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của mình, Thứ ba, các FTA thế hệ mới xử lý sâu hơn các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO như: thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khỏe động vật và thực vật trong thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (IPR) (với ―TRIPS cộng‖ và ―TRIPS siêu cộng‖), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng, giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS), Như vậy, nếu so sánh với các hiệp định của WTO, thì các FTA thế hệ mới chính là các hiệp định ―WTO cộng‖, với những nội dung trước đây từng bị từ chối, thì nay lại cần thiết phải chấp nhận. 2.2. Qu định của FTA thế hệ mới về môi trường và phát triển bền vững Thời gian gần đây, trong các đàm phán và k kết các FTA song phương và đa phương có một xu hướng mới là đưa nội dung môi trường hay phát triển bền vững vào thành một trong các nội dung đàm phán chính thức, là một chương trong các FTA. Xu hướng này đã được hiện thực hóa trong một số FTA đã được k kết hoặc đang trong quá trình đàm phán dựa trên quan điểm cho rằng các hoạt động kinh doanh thương mại và bảo vệ môi trường, duy trì phát triển bền vững có tính chất tương hỗ không thể tách rời và thúc đẩy lẫn nhau. Một số quốc gia trong quá trình tham vấn để đàm phán FTA đã coi nội dung môi trường là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu trong đàm phán FTA. Do vậy, có thể nói rằng nội dung đàm phán liên quan đến môi trường trong các FTA đã và đang dần trở thành một xu hướng trên thế giới hiện nay và trong tương lai, theo đó đã xuất hiện một dạng FTA thế hệ mới, trong đó các nội dung không chỉ giới hạn ở thương mại và dịch vụ mà còn đề cập đến các lĩnh vực khác, trong đó có môi trường và phát triển bền vững. Nội dung môi trường hay phát triển bền vững được 683 đề cập trong các FTA được xây dựng dựa trên mối quan tâm, lợi ích cũng như điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của hai hay nhiều quốc gia tham gia đàm phán và k kết. Trong một số FTA, mục tiêu của các nội dung môi trường hay phát triển bền vững nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể về thương mại có liên quan đến môi trường mà hai hay nhiều nước thành viên có chung lợi ích và mối quan tâm. Với một số FTA thế hệ mới khác, nội dung về môi trường và phát triển bền vững có yêu cầu và tiêu chuẩn cao hơn thể hiện qua mức độ cam kết cao hơn và các nghĩa vụ nặng nề hơn, thậm chí một số FTA còn sử dụng công cụ kinh tế như áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp có trừng phạt hoặc bồi thường về thương mại nếu xảy ra tranh chấp về thương mại có liên quan đến môi trường. Đối với Hiệp định TPP, trong 30 chương của Hiệp định thì Chương 20 về môi trường bao gồm 23 điều, chia làm 4 nội dung chính: Nhóm điều khoản chung liên quan đến các định nghĩa, mục tiêu và các tuyên bố chung của Hiệp định, gồm 3 điều (1,2 và 3). Nhóm điều khoản liên quan đến các quy định về tính minh bạch và sự tham gia của công chúng, gồm 3 điều (7, 8 và 9). Nhóm điều khoản liên quan đến các hoạt động tổ chức bộ máy, các cơ quan chịu trách nhiệm và cơ chế phối hợp thực hiện, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan giữa các bên tham gia, gồm 6 điều (12, 19, 20, 21, 22 và 23). Nhóm quan trọng nhất bao gồm các điều khoản riêng về các vấn đề môi trường, với 11 điều khoản: Hàng hóa và dịch vụ môi trường; Các hiệp định môi trường đa phương; Bảo vệ tầng ô zôn; Bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm do vận tải biển; Thương mại và đa dạng sinh học; Thương mại và bảo tồn (động thực vật hoang dã); Các loài ngoại lai xâm lấn; Chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp và tự cường; Ngành thủy sản đánh bắt cá trên biển; Các cơ chế tự nguyện để thúc đẩy thực thi môi trường và Hợp tác trách nhiệm xã hội. bao gồm 23 điều, chia làm 4 nội dung chính: Nhóm điều khoản chung liên quan đến các định nghĩa, mục tiêu và các tuyên bố chung của Hiệp định, gồm 3 điều (1,2 và 3). Nhóm điều khoản liên quan đến các quy định về tính minh bạch và sự tham gia của công chúng, gồm 3 điều (7, 8 và 9). Nhóm điều khoản liên quan đến các hoạt động tổ chức bộ máy, các cơ quan chịu trách nhiệm và cơ chế phối hợp thực hiện, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan giữa các bên tham gia, gồm 6 điều (12, 19, 20, 21, 22 và 23). Nhóm quan trọng nhất bao gồm các điều khoản riêng về các vấn đề môi trường, với 11 điều khoản: Hàng hóa và dịch vụ môi trường; Các hiệp định môi trường đa phương; Bảo vệ tầng ô zôn; Bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm do vận tải biển; Thương mại và đa dạng sinh học; Thương mại và bảo tồn (động thực vật hoang dã); Các loài ngoại lai xâm lấn; Chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp và tự cường; Ngành thủy sản đánh bắt cá trên biển; Các cơ chế tự nguyện để thúc đẩy thực thi môi trường và Hợp tác trách nhiệm xã hội. Nội dung của các điều khoản về môi trường chia thành 2 nhóm: Thứ nhất, gồm các hàng hóa, dịch vụ có hỗ trợ, đóng góp cho việc thực hiện tăng trưởng xanh và nền kinh tế các bon thấp, được quy định tại điều 15, điều 18 với các chủ trương về giảm thuế, rào cản thương mại, hợp tác thông qua các dự án song phương và đa phương, thúc đẩy đầu tư giữa các bên. Chưa có các cam kết sâu hơn về cắt giảm thuế hay các cam kết khác. Thứ hai, bao gồm các 684 nội dung về hạn chế ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên do các hoạt động thương mại. Nhóm này tập trung vào đa dạng sinh học, bảo tồn, cơ chế thực thi môi trường tự nguyện, bảo vệ tầng ô zôn, sinh vật ngoại lai. Nội dung chủ yếu là kêu gọi hợp tác bảo vệ, hạn chế, đặc biệt là ngăn cấm các hoạt động thương mại đối với các hoạt động này. Có 4 vấn đề mới nổi bật lần đầu tiên chính thức được đưa vào trong các cam kết thương mại đa phương, gồm: Các cam kết về hàng hóa và dịch vụ môi trường; Các cam kết về chuyển đổi sang nền kinh tế cácbon thấp; Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm đại dương và suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản trên biển do hoạt động đánh bắt cá; Thành lập Ủy ban Môi trường, Điểm liên lạc quốc gia và cơ chế giải quyết các vấn đề thương mại - môi trường giữa các quốc gia. Đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), tương tự như Chương Môi trường của Hiệp định TPP, Chương Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA cũng có chung mục tiêu là thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và môi trường và hướng tới việc tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao thông qua thực thi hiệu quả luật pháp trong nước về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Chương Phát triển bền vững cũng hướng đến mục tiêu tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến thương mại thông qua các giải pháp, trong đó có cả giải pháp mang tính hợp tác. Chương Phát triển bền vững bao gồm hai nội dung chính liên quan đến lao động và môi trường với 17 Điều khoản, trong đó mỗi Điều khoản được chia thành nhiều đoạn văn đề cập các vấn đề liên quan tới các cam kết, nghĩa vụ cụ thể khác nhau. Các cam kết và nghĩa vụ về môi trường của Hiệp định EVFTA cũng có thể chia làm 5 nhóm: (1) Chính sách và các quy định pháp luật môi trường trong nước; (2) Cam kết quốc tế về môi trường; (3) Công khai, minh bạch; (4) Nghĩa vụ đối với một số lĩnh vực cụ thể về môi trường; và (5) Cơ chế tham vấn, giải quyết tranh chấp. Nhóm 1 nêu rõ các nghĩa vụ bao gồm việc đảm bảo đầy đủ luật pháp và chính sách môi trường, khuyến khích việc bảo vệ môi trường ở mức cao và tiếp tục nâng cao các mức độ bảo vệ môi trường; thực thi hiệu quả và nghiêm túc pháp luật về môi trường của mình mà không gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên; không được làm giảm nhẹ hiệu lực pháp l của các đạo luật và quy định môi trường của mình nhằm khuyến khích thương mại hay đầu tư giữa các Bên. Nhóm 2 đưa ra quy định cụ thể các cam kết về môi trường như sau: Tái khẳng định việc thực thi hiệu quả các cam kết liên quan đến môi trường trong các Hiệp định đa phương liên quan đến môi trường (MEAs) mà các quốc gia là thành viên; Trao đổi, chia s thông tin, kinh nghiệm liên quan đến việc thực thi và những sửa đổi về các chính sách trong nước liên quan đến các MEAs. Trong Chương Phát triển bền vững, nhóm các nghĩa vụ về công khai và minh bạch cũng được phân tán rải rác trong các Điều khoản và liên quan đến các nội dung khác nhau, nghĩa vụ bao gồm: Đảm bảo công khai và minh bạch quá trình xây dựng và thực thi pháp luật và các biện pháp liên quan đến bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư; việc xây dựng pháp luật và các biện pháp bảo vệ môi trường cần phải được thông báo trước và cho ph p các bên liên quan được tham gia đóng góp kiến; Đối thoại, trao đổi và chia s thông tin liên quan đến quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách và quy định pháp luật về MEAs, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, lâm nghiệp (gỗ và các 685 sản phẩm từ gỗ), thủy sản và tài nguyên biển; Đảm bảo sử dụng một cách thích hợp các thông tin và bằng chứng khoa học, các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường. Nhóm 4 quy định rõ nghĩa vụ đối với 1 số lĩnh vực môi trường như Biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, thương mại và lâm nghiệp, tài nguyên biển và thủy sản. Tại nhóm 5 đã nêu rõ, Đối với các vấn đề tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường phát sinh trong quá trình thực hiện, Chương Phát triển bền vững của Hiệp định EVFTA chỉ thiết lập cơ chế tham vấn ở cấp chính phủ và giải quyết tranh chấp thông qua Ban chuyên gia (Panel of Experts) gồm 03 thành viên. Các bước giải quyết tranh chấp cũng được nêu rõ tại nhóm 5 này. 3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng tại Việt Nam Trên thế giới, ngành công nghiệp môi trường đã hình thành và phát triển cách đây hơn 4 thập niên, tập trung tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU. Tại châu Á cũng đã có nhiều nước thành công trong phát triển công nghiệp môi trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam đã được sớm hình thành từ những năm 60 ở các thành phố lớn với tiền thân là các công ty môi trường đô thị. Đó là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ chuyên thu gom, vận chuyển xử l chất thải và vệ sinh đô thị. Cho đến nay hệ thống các công ty này đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động môi trường hiện nay không ngừng được mở rộng không chỉ môi trường đô thị, mà còn phát triển rất nhanh sang khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản l tài nguyên, sản xuất thiết bị, công nghệ. Vì vậy, ngoài các công ty môi trường đô thị còn có các doanh nghiệp tư nhân cả trong nước và nước ngoài với các hình thức liên doanh, liên kết. Có thể nói, ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đã có những bước đi ban đầu. Tuy nhiên, phải đến khi Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ra đời thì ngành công nghiệp môi trường mới được đặt nền gạch cho sự hình thành và phát triển một cách chính thức. Năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường ra đời nhưng phải đến năm 2014 mới có khái niệm chính thức về ―Công nghiệp môi trường‖. Trong suốt giai đoạn này, nhiều chính sách vẫn được vận dụng để phát triển ngành công nghiệp môi trường như: Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực môi trường; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được ban hành để thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp môi trường như: Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 phê duyệt ―Đề án phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025‖, Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10/2/2010 phê duyệt ―Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020‖, Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 phê duyệt ―Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020‖, Quyết định số 1292/QĐ-TTg ngày 1/8/2014 phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành Công nghiệp môi trường và tiết 686 kiệm năng lượng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo quy định tại Khoản 5, Điều 121, Luật Bảo v
Tài liệu liên quan