Mục đích chính của bài nghiên cứu là
kiểm định sự tác động của thanh khoản đến
khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) của các
ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả
đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 16 ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-
2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các
thành phần của thanh khoản gồm: tỷ lệ tài sản
có tính thanh khoản trên tổng tài sản (LIQ),
tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách
hàng (LDE) có tác động đến khả năng sinh
lợi trên tài sản (ROA). Ngoài ra, tác giả cũng
tìm thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu
(CAP), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến
khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi trên tài sản của các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Mục đích chính của bài nghiên cứu là
kiểm định sự tác động của thanh khoản đến
khả nĕng sinh lợi trên tài sản (ROA) của các
ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả
đã sử dụng dữ liệu bảng gồm 16 ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-
2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các
thành phần của thanh khoản gồm: tỷ lệ tài sản
có tính thanh khoản trên tổng tài sản (LIQ),
tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách
hàng (LDE) có tác động đến khả nĕng sinh
lợi trên tài sản (ROA). Ngoài ra, tác giả cũng
tìm thấy tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu
(CAP), tỷ lệ tĕng trưởng kinh tế (GDP) đến
khả nĕng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Từ khóa: tỷ lệ thanh khoản, lợi nhuận
ngân hàng, mô hình hồi quy, ngân hàng
thương mại, Việt Nam.
TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRÊN TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bùi Ngọc Toản*
* ThS. GV. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM. Email: buingoctoan@iuh.edu.vn
EFFECTS OF LIQUIDITY ON RETURN ON ASSETS
OF COMMERCIAL BANKS
ABSTRACT
The main aim of this article is to examine
the effect of liquidity on return on assets
(ROA) of commercial banks in Vietnam. The
author used panel data of 16 commercial
banks in Vietnam during the period 2008-
2016. The results reveal that the components
of liquidity the number of liquid assets to
total assets (LIQ), rate loans on customer
deposits (LDE) have an impact on return on
assets (ROA). In addition, the author also
found out the effect of capital ratio (CAP)
and the rate of economic growth (GDP) on
return on assets (ROA).
Key words: liquidity ratio, bank proits,
regression model, commercial banks,
Vietnam.
1. GIỚI THIỆU
Thanh khoản ngân hàng là một vấn đề
được thảo luận rất nhiều khi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới diễn ra bắt đầu vào nĕm 2007.
Sở dĩ thanh khoản lại được nhắc đến nhiều
trong giai đoạn này là vì khi thanh khoản của
ngân hàng giảm sút sẽ kéo theo tình trạng bất
ổn về tài chính, làm giảm khả nĕng sinh lợi
của ngân hàng. Việc nắm giữ các tài sản có
tính thanh khoản sẽ giúp cho các ngân hàng
có thể vững vàng trước những cú sốc từ nền
kinh tế. Tuy nhiên, việc sở hữu quá nhiều tài
sản có tính thanh khoản sẽ có thể làm cho các
ngân hàng mất đi các cơ hội kinh doanh, dẫn
33
Tác động của thanh khoản ...
đến nguy cơ giảm lợi nhuận. Qua quá trình
lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả thấy
rằng có khá nhiều nghiên cứu đã tiến hành
đánh giá thực trạng về thanh khoản cũng như
về khả nĕng sinh lợi của ngân hàng, nhưng
lại có rất ít nghiên cứu thực nghiệm tiến hành
xác định sự tác động của thanh khoản đến
khả nĕng sinh lợi của ngân hàng. Do đó, tác
giả đã tiến hành nhận dạng và xác định mức
độ tác động của thanh khoản đến khả nĕng
sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các ngân
hàng thương mại Việt Nam nhằm đưa thêm
bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này. Đây
cũng là cơ sở để góp phần giúp các cơ quan
quản lý, các ngân hàng thương mại đưa ra
những chính sách điều hành phù hợp nhằm
gia tĕng khả nĕng sinh lợi.
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Thanh khoản là khả nĕng tiếp cận các
khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng
để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu
cầu vốn phát sinh. Thanh khoản đại diện cho
khả nĕng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh
toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền
mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng
lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện
nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng
thiếu thanh khoản.
Sự tác động của thanh khoản đến khả nĕng
sinh lợi của ngân hàng đã được khá nhiều tác
giả tiến hành nghiên cứu tại các nền kinh tế
và khu vực khác nhau, dưới đây là phần tóm
lược nội dung của một số nghiên cứu:
Bordeleau và Graham (2010) đã kiểm
định sự tác động của tài sản có tính thanh
khoản đến khả nĕng sinh lợi của các ngân
hàng ở Mỹ và Canada trong giai đoạn 1997-
2009. Kết quả nghiên cứu cho rằng, có sự
tác động của tài sản có tính thanh khoản đến
khả nĕng sinh lợi tại các ngân hàng. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng tìm thấy sự tác động của
biến kiểm soát tỷ lệ tĕng trưởng kinh tế và tỷ
lệ vốn chủ sở hữu đến khả nĕng sinh lợi.
Kumbirai và Webb (2010) khi nghiên cứu
dữ liệu của các ngân hàng thương mại ở Nam
Phi trong giai đoạn 2005- 2009 đã cho rằng
có sự tác động của tỷ lệ thanh khoản đến khả
nĕng sinh lợi ngân hàng. Tỷ lệ thanh khoản
được đo lường thông qua chỉ tiêu: tỷ lệ tài sản
có tính thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ lệ
dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng.
Gần đây, Rasul (2013) khi nghiên cứu sự
tác động của thanh khoản đến khả nĕng sinh
lợi tại các ngân hàng Hồi giáo trong giai đoạn
2001 - 2011 đã cho rằng tỷ lệ tài sản có tính
thanh khoản và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền
gửi của khách hàng có tác động đến khả nĕng
sinh lợi (ROA).
Nimer và các cộng sự (2013) đã tìm thấy
tác động có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ thanh
khoản lên khả nĕng sinh lợi (ROA) tại 15
ngân hàng của Jordan trong giai đoạn 2005-
2011.
Trong một nghiên cứu khác, Lartey và các
cộng sự (2013) đã nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tỷ lệ thanh khoản và khả nĕng sinh lợi
của các ngân hàng thương mại niêm yết trên
sở giao dịch chứng khoán Ghana trong thời
kỳ 2005-2010. Kết quả nghiên cứu cho rằng,
có sự tác động của tỷ lệ thanh khoản lên khả
nĕng sinh lợi của các ngân hàng thương mại
(cả tỷ lệ thanh khoản và khả nĕng sinh lợi đều
giảm trong giai đoạn này).
Ngoài ra, Ibe (2013) đã chọn ngẫu nhiên
ba ngân hàng ở Nigeria để nghiên cứu và
thấy rằng tỷ lệ thanh khoản có tác động đến
khả nĕng sinh lợi. Tỷ lệ thanh khoản được đo
lường thông qua chỉ tiêu tài sản có tính thanh
khoản và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của
khách hàng.
34
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Cĕn cứ vào các nghiên cứu trước ta thấy,
thanh khoản ngân hàng được đo lường thông
qua hai chỉ tiêu và có sự tác động đến khả
nĕng sinh lợi (ROA) của ngân hàng như sau:
- Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên
tổng tài sản được đo lường bằng cách lấy
tài sản có tính thanh khoản chia cho tổng
tài sản của ngân hàng. Tài sản có tính thanh
khoản bao gồm: tiền mặt và các khoản
tương đương tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng
nhà nước, tiền và vàng gửi tại các tổ chức
tín dụng khác, cho vay các tổ chức tín dụng
khác (Rasul, 2013). Bản chất của kinh doanh
trong ngân hàng là thường xuyên phải dùng
những khoản tiền gửi ngắn hạn của khách
hàng vào cho vay dài hạn. Vì vậy, ngân hàng
cần giữ đủ tài sản có tính thanh khoản để
đảm bảo an toàn, tránh các vấn đề có nguy
cơ phá sản. Bordeleau và Graham (2010),
Rasul (2013), Nimer và các cộng sự (2013),
Lartey và các cộng sự (2013), Ibe (2013) đã
tìm thấy tác động tích cực của tỷ lệ tài sản
có tính thanh khoản đến khả nĕng sinh lợi
(ROA). Sở dĩ có kết quả này vì các ngân
hàng có tỷ lệ thanh khoản ở mức vừa phải
có thể vừa chịu được các rủi ro tài chính,
vừa làm giảm chi phí vay mượn từ bên ngoài
để đảm bảo thanh khoản, điều này sẽ khiến
cho khả nĕng sinh lợi cao hơn, hay nói cách
khác là thanh khoản sẽ cải thiện khả nĕng
sinh lợi của ngân hàng.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của
khách hàng: chỉ tiêu này được đo lường bằng
cách lấy dư nợ cho vay chia tiền gửi của
khách hàng, chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch
giữa nguồn thu nhập chính của ngân hàng và
chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động
vốn. Do đó, chênh lệch này càng lớn sẽ giúp
nâng cao khả nĕng sinh lợi của ngân hàng.
Rasul (2013), Ibe (2013) đã tìm thấy tác động
tích cực và có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ dư
nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng lên
khả nĕng sinh lợi ngân hàng (ROA).
Dựa vào kết quả của các nghiên cứu
trước, tác giả tiến hành xây dựng mô hình
nghiên cứu định lượng để nhận dạng sự tác
động của thanh khoản đến khả nĕng sinh
lợi (ROA) tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy,
các yếu tố phản ánh về thanh khoản có tác
động đến khả nĕng sinh lợi của ngân hàng
bao gồm: tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản,
tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách
hàng. Ngoài ra, tác giả đưa thêm biến tỷ lệ
tĕng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ vốn chủ
sở hữu vào nghiên cứu nhằm đóng vai trò là
biến kiểm soát của mô hình.
Mô hình nghiên cứu dự kiến có phương
trình như sau:
ROAit = β0 + β1 LIQit + β2 LDEit + β3 CAPit + β4 GDPt + εit
Trong đó:
Biến phụ thuộc: khả nĕng sinh lợi trên
tổng tài sản (ROAit).
Biến độc lập: tỷ lệ tài sản có tính thanh
khoản trên tổng tài sản (LIQit), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng (LDEit).
Biến kiểm soát: tỷ lệ vốn chủ sở hữu
(CAPit), tỷ lệ tĕng trưởng kinh tế (GDPt).
35
Tác động của thanh khoản ...
Bảng 1: Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Cách đo lường biến
Biến phụ thuộc
Khả nĕng sinh lợi trên tổng tài sản
(ROAit)
Lợi nhuận sau thuế ngân hàng i nĕm t / Tổng tài
sản ngân hàng i nĕm t
Các biến độc lập
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên
tổng tài sản (LIQit)
Tài sản có tính thanh khoản ngân hàng i nĕm t /
Tổng tài sản ngân hàng i nĕm t
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của
khách hàng (LDEit)
Doanh số cho vay ngân hàng i nĕm t / Tổng tiền
gửi của khách hàng ngân hàng i nĕm t
Biến kiểm soát
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn
vốn (CAPit)
Vốn chủ sở hữu ngân hàng i nĕm t / Tổng nguồn
vốn ngân hàng i nĕm t
Tỷ lệ tĕng trưởng kinh tế nĕm t
(GDPt)
Dữ liệu được thu thập từ website của World Bank
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ
LIỆU NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng
thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để
lượng hóa sự tác động của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc trong mô hình. Trước tiên,
nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình
thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương
sai (VIF), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng
10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh
giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003). Tiếp
theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định
hiện tượng tự tương quan và hiện tượng
phương sai của sai số thay đổi. Nếu không
có hiện tượng tự tương quan và phương sai
của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng
các phương pháp hồi quy thông thường trên
dữ liệu bảng. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng
tự tương quan và phương sai của sai số thay
đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương
pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi
(Feasible General Least Square – FGLS).
Wooldridge (2002) cho rằng, phương pháp
này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện
tượng tự tương quan và hiện tượng phương
sai của sai số thay đổi.
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các
báo cáo tài chính đã kiểm toán được công bố
trên website của 16 ngân hàng thương mại tại
Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016. Sau khi
dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước
tiếp theo là tính toán các biến dựa trên số liệu
thu thập được từ báo cáo tài chính.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
5.1. Thống kê mô tả
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 16
ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-
2016 với các biến số được mô tả trong bảng
2 sau đây:
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Biến Số quan sát Trung bình Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn
nhất
ROAit 144 0,0103 0,0001 0,0254
LIQit 144 0,2280 0,0455 0,5059
LDEit 144 0,8868 0,3719 1,4617
CAPit 144 0,1025 0,0426 0,3563
GDPt 144 0,0602 0,0525 0,0713
Bảng 2: Thống kê mô tả các biến
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Từ kết quả thống kê mô tả cho thấy,
các biến trong mô hình ước lượng đều thu đủ
dữ liệu với 144 quan sát. Khả nĕng sinh lợi
trên tổng tài sản cao nhất là Ngân Hàng TMCP
Xĕng Dầu Petrolimex (vào nĕm 2011), thấp
nhất là Ngân hàng TMCP Quốc dân (vào nĕm
2012). Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên
tổng tài sản cao nhất là Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam, thấp nhất là Ngân hàng
TMCP Quốc tế (đều vào nĕm 2008). Tỷ lệ
dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng
cao nhất là Ngân Hàng TMCP Xĕng Dầu
Petrolimex vào nĕm 2007, thấp nhất là Ngân
hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vào nĕm
2014. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn
vốn đạt giá trị cao nhất là Ngân hàng TMCP
Kiên Long (vào nĕm 2008), thấp nhất là Ngân
hàng TMCP Á Châu (vào nĕm 2011).
5.2. Phân tích tương quan
Hệ số tương quan giữa các biến trong mô
hình được mô tả ở bảng 3 sau đây:
Bảng 3: Hệ số tương quan giữa các biến
ROAit LIQit LDEit CAPit GDPt
ROAit 1,0000
LIQit 0,2457 1,0000
LDEit 0,1466 -0,1582 1,0000
CAPit 0,2294 -0,0485 0,3413 1,0000
GDPt 0,1455 0,0747 0,0557 -0,0224 1,0000
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Dựa vào bảng 3 ta thấy tất cả các biến
đều tác động cùng chiều lên khả nĕng sinh
lợi trên tổng tài sản của ngân hàng. Không
có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng
(tự tương quan giữa các biến độc lập trong
mô hình) do các hệ số tương quan có giá trị
khá thấp (giá trị cao nhất là 0.3413, chuẩn so
sánh theo Farrar và Glauber (1967) là 0.8).
Kết quả phân tích tương quan trên phù hợp
với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới
và phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai
đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.
37
Tác động của thanh khoản ...
5.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4: Kết quả kiểm định VIF, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan
Kiểm định VIF Kiểm định phương sai của sai số thay đổi Kiểm định tự tương quan
Biến VIF 1/VIF White’s test Wooldridge test
LDEit 1,17 0,8579
Chi2 (14) = 18,66 F (1, 15) = 35,521CAPit 1,13 0,8817LIQit 1,03 0,9679
GDPt 1,01 0,9878Giá trị trung bình = 1,09 Prob > chi2 = 0,1784 Prob > F = 0,0000*
Ghi chú: * có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
bằng hệ số nhân tử phóng đại phương sai cho
kết quả VIF < 10, do đó hiện tượng đa cộng
tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng.
Kiểm định White cho thấy mô hình nghiên
cứu không có hiện tượng phương sai của sai
số thay đổi với mức ý nghĩa 10%. Kiểm định
Wooldridge cho thấy mô hình nghiên cứu có
hiện tượng tự tương quan với mức ý nghĩa 1%.
5.4. Kết quả hồi quy và thảo luận
Tiếp theo, nghiên cứu áp dụng các
phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao
gồm: pooled regression (POLS), ixed effects
model (FEM) và random effects model
(REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương
pháp hồi quy random effects model (REM)
tỏ ra phù hợp hơn do kiểm định F(15, 124) =
7,16 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%,
kiểm định Hausman chi2(4) = 1,31 không có
ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Tuy
nhiên, mô hình nghiên cứu có hiện tượng tự
tương quan giữa các sai số, hiện tượng này có
thể được kiểm soát bằng phương pháp bình
phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS)
nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và
hiệu quả (Wooldridge, 2002). Kết quả các mô
hình nghiên cứu như sau:
Bảng 5: Kết quả mô hình nghiên cứu
ROAit
Hệ số hồi quy
POLS FEM REM FGLS
Hằng số -0,0044 -0,0109* -0,0086** -0,0058
LIQit 0,0138* 0,0188* 0,0180* 0,0136*
LDEit 0,0028 0,0076* 0,0059** 0,0044***
CAPit 0,0232** 0,0413* 0,0338* 0,0233**
GDPt 0,1105 0,0981*** 0,1010*** 0,1105**
R2 14,67% 33% 32,73%
38
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Với biến phụ thuộc là khả nĕng sinh
lợi trên tổng tài sản (ROAit), sau khi dùng phương pháp FGLS để khắc phục hiện
tượng tự tương quan giữa các sai số, ta
có kết quả nghiên cứu như sau: hai biến
độc lập đại diện cho thanh khoản là tỷ lệ
tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài
sản (LIQit) và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng (LDEit) tác động cùng chiều đến khả nĕng sinh lợi trên tổng tài
sản (ROAit). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy sự tác động cùng chiều của hai biến
kiểm soát (tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPit) và tỷ lệ tĕng trưởng kinh tế (GDPt)) đến khả nĕng sinh lợi trên tổng tài sản (ROAit).
Điều này có thể được giải thích như sau:
- Biến độc lập tỷ lệ tài sản có tính thanh
khoản trên tổng tài sản (LIQit)
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng
tài sản (LIQit) tác động tích cực lên khả nĕng sinh lợi trên tổng tài sản (ROAit) của các ngân hàng thương mại Việt Nam và có ý nghĩa với
mức ý nghĩa 1%. Kết quả này có thể được giải
thích: các ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản ở mức
hợp lý có thể vừa chịu được các rủi ro tài chính,
vừa làm giảm chi phí vay mượn từ bên ngoài
để đảm bảo thanh khoản, điều này sẽ khiến cho
lợi nhuận cao hơn, hay nói cách khác là tỷ lệ tài
sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản sẽ cải
thiện khả nĕng sinh lợi của ngân hàng. Kết quả
này cũng tìm thấy tương tự trong các nghiên
cứu của Bordeleau và Graham (2010), Rasul
(2013), Nimer và các cộng sự (2013), Lartey và
các cộng sự (2013), Ibe (2013).
- Biến độc lập tỷ lệ dư nợ cho vay trên
tiền gửi của khách hàng (LDEit)
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của
khách hàng (LDEit) tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên khả nĕng sinh lợi
trên tổng tài sản (ROAit) của các ngân hàng thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa 10%.
Kết quả này cho thấy rằng khi tỷ lệ cho vay
trên tổng tài sản gia tĕng hơn so với lượng
tiền huy động được sẽ tạo ra nguồn thu nhập
làm tĕng khả nĕng sinh lợi của các ngân
hàng thương mại. Điều này cũng tìm thấy
tương tự trong các nghiên cứu của Rasul
(2013), Ibe (2013).
- Biến kiểm soát tỷ lệ vốn chủ sở hữu
(CAPit)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAPit) tác động có ý nghĩa lên khả nĕng sinh lợi của các ngân hàng
thương mại Việt Nam với mức ý nghĩa 5%.
CAPit tác động tích cực lên ROAit vì trong giai đoạn này nền kinh tế gặp khó khĕn, các ngân
hàng thương mại có xu hướng nâng cao tỷ lệ
vốn chủ sở hữu để tĕng khả nĕng chịu đựng
trước các rủi ro tài chính, các ngân hàng sẽ chủ
động trong các hoạt động hơn, điều này giúp
cho khả nĕng sinh lợi của các ngân hàng sẽ gia
tĕng. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
của Bordeleau và Graham (2010).
- Biến kiểm soát tỷ lệ tĕng trưởng kinh
tế (GDPt)
Tỷ lệ tĕng trưởng kinh tế (GDPt) tác động
tích cực và có ý nghĩa đến khả nĕng sinh lợi
trên tổng tài sản (ROAit) của các ngân hàng
F-test
F(4, 139)
= 5,97
Prob > F =
0,0000*
F(4, 124)
= 15,27
Prob > F
= 0,0000*
Wald chi2(4)
= 51,32
Prob > chi2
= 0,0000*
Wald chi2(4)
= 25,16
Prob > chi2
= 0,0000*
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
39
Tác động của thanh khoản ...
thương mại Việt Nam. Kết quả này có thể
được giải thích rằng: trong giai đoạn này tỷ
lệ tĕng trường kinh tế ở Việt Nam giảm sút,
việc cho vay giảm, tốc độ tĕng của khả nĕng
sinh lợi ngân hàng không cao (thậm chí còn
giảm mạnh vào nĕm 2012 – 2013). Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Bordeleau
và Graham (2010).
6. KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu kiểm định sự tác động của
thanh khoản đến khả nĕng sinh lợi trên tổng
tài sản (ROA) tại 16 ngân hàng thương mại
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016. Tác giả đã
áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu
bảng, bao gồm: pooled regression (POLS),
ixed effects model (FEM), random effects
model (REM), tiếp đó là phương pháp bình
phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS)
nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và
hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai
biến độc lập đại diện cho thanh khoản là tỷ lệ
tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản
(LIQ), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của
khách hàng (LDE) và hai biến kiểm soát tỷ
lệ vốn chủ sở hữu (CAP) và tỷ lệ tĕng trưởng
kinh tế (GDP) đều tác động cùng chiều đến
khả nĕng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để góp phần giúp
các cơ quan quản lý, ngân hàng thương mại,
nhà đầu tư nhận định một cách rõ hơn về sự
tác động của thanh khoản đến khả nĕng sinh
lợi (ROA). Kết quả này là bằng chứng thực
nghiệm của các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam, do đó mang lại giá trị thiết thực đối
với ngành ngân