Tác dụng chống oxy hóa in vitro và in vivo của các phân đoạn từ cao chiết vỏ chôm chôm

Mở đầu: Vỏ chôm chôm chứa hàm lượng lớn các polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bắt giữ gốc tự do, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do độc hại. Cao chiết toàn phần vỏ chôm chôm làm giảm chỉ số AST, ALT, trên vi phẫu thể hiện sự phục hồi tổn thương tế bào gan do độc tính của CCl4 mà không ảnh hưởng đến các thông số sinh hóa, huyết học cũng như gan, thận về đại thể và vi thể khi sử dụng trong thời gian dài. Mục tiêu: Nhằm khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bắt giữ gốc tự do in vitro và in vivo của các phân đoạn chiết từ vỏ chôm chôm. Phương pháp: Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao toàn phần và các phân đoạn được khảo sát bằng phương pháp với DPPH và β-caroten-acid linoleic, có đối chiếu với 2 chất chống oxy hóa là vitamin C và BHT. Hoạt tính chống oxy hóa in vivo được khảo sát qua việc xác định hàm lượng MDA và hàm lượng GSH trong gan sau khi gây độc bằng CCl4 0,2%, định lượng enzym gan AST và ALT trong huyết thanh, có so sánh đối chiếu với silymarin. Kết quả: Cao toàn phần với liều 0,3g/kg thể hiện tốt tác dụng chống oxy hóa, bắt giữ gốc tự do, bảo vệ gan. Kết luận: Kết quả này làm cơ sở cho việc nghiên cứu cao toàn phần vỏ chôm chôm như phân tích thành phần hóa học để định danh hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa chính, nghiên cứu độc tính, tác dụng trên gan của các chất này

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng chống oxy hóa in vitro và in vivo của các phân đoạn từ cao chiết vỏ chôm chôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 334 TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO VÀ IN VIVO CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN TỪ CAO CHIẾT VỎ CHÔM CHÔM Lê Huy Thông*, Huỳnh Thị Ngọc Hạnh*, Nguyễn Ngọc Khôi* TÓM TẮT Mở đầu: Vỏ chôm chôm chứa hàm lượng lớn các polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bắt giữ gốc tự do, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do độc hại. Cao chiết toàn phần vỏ chôm chôm làm giảm chỉ số AST, ALT, trên vi phẫu thể hiện sự phục hồi tổn thương tế bào gan do độc tính của CCl4 mà không ảnh hưởng đến các thông số sinh hóa, huyết học cũng như gan, thận về đại thể và vi thể khi sử dụng trong thời gian dài. Mục tiêu: Nhằm khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bắt giữ gốc tự do in vitro và in vivo của các phân đoạn chiết từ vỏ chôm chôm. Phương pháp: Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao toàn phần và các phân đoạn được khảo sát bằng phương pháp với DPPH và β-caroten-acid linoleic, có đối chiếu với 2 chất chống oxy hóa là vitamin C và BHT. Hoạt tính chống oxy hóa in vivo được khảo sát qua việc xác định hàm lượng MDA và hàm lượng GSH trong gan sau khi gây độc bằng CCl4 0,2%, định lượng enzym gan AST và ALT trong huyết thanh, có so sánh đối chiếu với silymarin. Kết quả: Cao toàn phần với liều 0,3g/kg thể hiện tốt tác dụng chống oxy hóa, bắt giữ gốc tự do, bảo vệ gan. Kết luận: Kết quả này làm cơ sở cho việc nghiên cứu cao toàn phần vỏ chôm chôm như phân tích thành phần hóa học để định danh hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa chính, nghiên cứu độc tính, tác dụng trên gan của các chất này. Từ khóa: Chôm chôm, Nephelium lappaceum, hợp chất polyphenol, tác động chống oxy hóa, sự peroxid tế bào. ABSTRACT ANTIOXIDANT ACTIVITIES OF RAMBUTAN RIND EXTRACT (NEPHELIUM LAPPACEUM L.) Le Huy Thong, Huynh Thi Ngoc Hanh, Nguyen Ngoc Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh* Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 334 - 342 Background: The rind of rambutan is considered potentially useful as a source of natural antioxidants because of its high antioxidant activity and non-toxic property to normal cells. It is also showed a low subchronic toxicity and is potent hepatoprotective agent that could protect liver against the acute injury. Objectives: Aim of the present study was to assess the in vitro and in vivo antioxidant effects of different fractions from rambutan rind extracts Method:The antioxidant potency of different rambutan rind extracts were investigated by employing different assays, including thiobarbituric acid reactive species (TBARS), and 2,2-diphenlyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) radical. The hepatoprotective activity was studied against CCl4-induced hepatotoxicity in mice by monitoring biochemical parameters. Results: The extracts showed significant free radical scavenging activity and could protect the hepatocytes *Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: DS. Lê Huy Thông ĐT: 01228922947 Email: dsthong@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 335 from CCl4- induced liver damage perhaps, by their anti-oxidative effect on hepatocytes, hence eliminating the deleterious effects of toxic metabolites from CCl4. Total phenol contents of these fractions were also analyzed. Conclusion: The results indicate that this plant possesses potential antioxidant and hepatoprotective properties and has therapeutic potential for the treatment of liver diseases. Keywords: Rambutan; Nephelium lappaceum, phenolic compounds, antioxidant activity, lipid peroxidation ĐẶT VẤN ĐỀ Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loài cây ăn trái thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae). Vỏ chôm chôm chứa hàm lượng lớn các hợp chất phenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bắt giữ gốc tự do, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do độc hại, cải thiện khoảng 60% số lượng tế bào chuột chết theo chu trình tự nhiên (apoptosis) và không độc đối với tế bào(2). Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của vỏ chôm chôm trong việc bảo vệ gan cho thấy cao chiết toàn phần vỏ chôm chôm làm giảm chỉ số AST, ALT, trên vi phẫu thể hiện sự phục hồi tổn thương tế bào gan do độc tính của CCl4. Hơn nữa cao vỏ chôm chôm không ảnh hưởng đến các thông số sinh hóa, huyết học cũng như gan, thận về đại thể và vi thể khi sử dụng trong thời gian dài(6). Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu vỏ chôm chôm, đề tài được tiến hành nhằm nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của cao chiết từ vỏ chôm chôm qua việc khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bắt giữ gốc tự do in vitro và in vivo của các phân đoạn chiết từ vỏ chôm chôm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dược liệu Vỏ chôm chôm được thu mua ở Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tháng 7/2008, mẫu nghiên cứu có lưu tại Ban Nghiên Cứu Khoa Học, Khoa Dược, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Động vật thí nghiệm Chuột nhắt đực chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình từ 18-22 g, do Viện Văcxin và sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Chuột được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Sau thời gian 7 ngày để chuột thích nghi, tất cả chuột được đưa vào thử nghiệm. Hóa chất và thuốc thử Dung môi sử dụng là loại dược dụng, dung môi và hóa chất dùng trong phân tích, định lượng dùng loại PA (Pure Analysis) hoặc AR (Analysis Reagent) bao gồm: acid linoleic, acid thiobarbituric, β-caroten, DPPH, EDTA, glutathione reduced, 1,1,3,3- tetramethoxypropan (Sigma-Aldrich, Đức); acid tricloroacetic, BHT, pyrogallol (Merck, Đức); carbon tetraclorid (Prolabo, Pháp); chloroform, KCl, KH2PO4, methanol, Tris HCl (Trung Quốc). Chiết xuất và phân lập các phân đoạn Từ cao toàn phần chiết bằng cồn 95% theo phương pháp ngấm kiệt(2), các phân đoạn cao vỏ chôm chôm từ cao toàn phần bằng cách triển khai qua cột Diaion HP-20 lần lượt với hệ dung môi có độ phân cực giảm dần: nước, MeOH 50 %, MeOH 100%, chloroform, các phân đoạn được kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng trước khi chuyển hệ dung môi. Định lượng hợp chất phenol toàn phần(4) Định lượng hợp chất phenol của cao toàn phần và cao các phân đoạn bằng phương pháp đo quang với thuốc thử Folin-Ciocalteu. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và lượng hợp chất phenol toàn phần được biểu diễn theo pyrogallol. Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa in vitro Phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH(5) Dùng 1ml dung dịch DPPH (0,1mmol/L trong MeOH) cho vào 3ml dung dịch thử có nồng độ khác nhau (0,2-100µg/ml). Hỗn hợp được lắc đều và để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút và đo độ hấp thu ở bước sóng 517nm. Mẫu chứng có 1ml dung dịch DPPH và 3 ml MeOH. Thí nghiệm được lăp lại 3 lần. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 336 Phương pháp thử nghiệm β-caroten-acid linoleic(3) Dùng 10ml dung dịch β-caroten/chloroform (1mg/ml) cho phản ứng với 0,2ml acid linoleic và 2ml Tween 20. Bay hơi hết chloroform dưới áp suất giảm. Cho thêm vừa đủ 500ml nước cất (đã bão hòa với oxygen trong vòng 15 phút) thu được hỗn hợp nhũ tương. Lấy 5ml nhũ tương cho vào ống nghiệm chứa 0,2ml dung dịch thử có nồng độ xác định. Hỗn hợp phản ứng được ủ ở 500C trong 3 giờ. Đo độ hấp thu ở bước sóng 470nm, lập lại mỗi 15 phút (trong thời gian 3 giờ trên). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa in vivo Mô hình thử nghiệm Chuột được chia thành 11 lô, mỗi lô 12 con Lô 1: lô chứng (uống nước cất) Lô 2: lô gây bệnh lý (với CCl4)(uống nước cất). Lô 3: lô thử (uống cao toàn phần liều 0,3g/kg). Lô 4: lô thử (uống cao toàn phần liều 0,12g/kg). Lô 5: lô thử (uống cao phân đoạn nước liều 0,3g/kg). Lô 6: lô thử (uống cao phân đoạn nước liều 0,12g/kg) Lô 7: lô thử (uống cao phân đoạn MeOH 50 liều 0,3g/kg). Lô 8: lô thử (uống cao phân đoạn MeOH 50 liều 0,12g/kg). Lô 9: lô thử (uống cao phân đoạn MeOH 100 liều 0,3g/kg). Lô 10: lô thử (uống cao phân đoạn MeOH 100 liều 0,12g/kg). Lô 11: lô đối chiếu [uống silymarin (Legalon) liều 100mg/kg]. Ở các lô thử, cao vỏ chôm chôm được cho uống liên tục suốt 7 ngày trước khi tiêm CCl4, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Vào ngày thứ 8, chuột được tiêm phúc mô CCl4/dầu oliu 0,2% liều duy nhất (0,1ml/10 g). 24 giờ sau khi tiêm CCl4 giết chuột. Tách gan xác định hàm lượng MDA, GSH. Lấy máu để định lượng ALT, AST. Phương pháp xác định hàm lượng MDA(1) Nghiền đồng thể gan chuột trong dung dịch KCl 1,15% (1:10) ở nhiệt độ 0-5 0C. Dùng 2ml dịch đồng thể phản ứng với 1ml đệm Tris HCl, ủ ở 37 0C trong 60 phút. Thêm 1ml acid tricloacetic 10%, ly tâm lấy dịch trong. Lấy 2ml dịch trong phản ứng với 1ml acid thiobarbituric 0,8% ở 100 0C trong 15 phút. Để nguội đến nhiệt độ phòng và đo quang ở bước sóng 532nm. Hàm lượng MDA (nmol/ml dịch đồng thể) được tính dựa theo phương trình đường chuẩn, từ đó suy ra hàm lượng MDA gan (nmol/g gan). Phương pháp xác định hàm lượng GSH(1) Nghiền đồng thể gan chuột trong dung dịch KCl 1,15% (1:10) ở nhiệt độ 0-5 0C. Dùng 1ml dịch đồng thể phản ứng với 2ml đệm Tris HCL, ủ ở 37 0C trong 60 phút. Thêm 1ml acid tricloacetic 10%, ly tâm lấy dịch trong. Lấy 1ml dịch trong phản ứng với 2,8ml đệm EDTA- Phosphat và 0,2ml thuốc thử Ellman. Để yên 3 phút ở nhiệt độ phòng và đo quang ở bước sóng 412nm. Hàm lượng GSH (nmol/ml dịch đồng thể) được tính dựa theo phương trình đường chuẩn trên, từ đó suy ra hàm lượng GSH gan (nmol/g gan). Định lượng hoạt tính men gan AST, ALT Lấy máu chuột để định lượng men gan AST, ALT. Xét nghiệm được tiến hành tại khoa xét nghiệm, bệnh viện Chợ Rẫy, Thành Phố Hồ Chí Minh. Xử lý thống kê Các dữ liệu được biểu thị dưới dạng Mean ± SEM (trung bình ± sai số chuẩn của trung bình). Xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab phiên bản 15, dùng phép kiểm t-test nếu dãy số liệu là phân phối chuẩn và dùng phép kiểm Mann- Whitney nếu dãy số liệu không phải là phân phối chuẩn. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 337 KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Kết quả chiết xuất Kết quả chiết xuất các phân đoạn từ 110 gam cao toàn phần có độ ẩm 12,15% qua cột Diaion HP-20 được trình bày ở Bảng 3.1 Bảng 1. Kết quả chiết xuất cao các phân đoạn Phân đoạn Hình thức Khối lượng(g) Độ ẩm (%) Hiệu suất (%) Nước Cao đặc, màu nâu 38,37 9,62 35,89 MeOH 50 Cao khô, màu nâu đen 30,96 4,96 30,45 MeOH 100 Cao khô, màu nâu 8,83 4,06 8,76 Chloroform Cao mềm, màu xanh 0,51 * 0,52 *: Lượng cao thu được quá ít, không đủ khảo sát độ ẩm. Kết quả này phù hợp với tính tan của hoạt chất chính là tanin trong các dung môi triển khai. Kết quả định lượng các cao thử Bảng 2. Hàm lượng hợp chất phenol toàn phần của các mẫu cao thử Cao thử Hàm lượng hợp chất phenol (mg pyrogallol/ g cao) Hàm lượng (%) Toàn phần 265,5 ± 0,63 26,55 Pđ nước 406,34 ± 0,74 40,63 Pđ MeOH 50 328,55 ± 1,03 32,85 Pđ MeOH 100 60,15 ± 0,1 6,01 Pđ chloroform 25,87 ± 0,11 2,58 Kết quả cho thấy cao toàn phần và các phân đoạn đều có chứa hợp chất phenol, đặc biệt là cao phân đoạn nước, cao phân đoạn MeOH 50 và cao toàn phần có hàm lượng rất cao theo thứ tự 40,64%; 32,85% và 26,55%. Kết quả này phù hợp với qui trình chiết xuất qua cột Diaion với dung môi có độ phân cực giảm dần là nước, MeOH 50, MeOH 100 và chloroform. Do tanin có tính phân cực mạnh nên sẽ tan nhiều trong dịch chiết nước và MeOH 50, từ đó hàm lượng phenol toàn phần trong hai phân đoạn này rất cao. Kết quả thử nghiệm đánh bắt gốc tự do DPPH Tên mẫu thử Nồng độ khảo sát (µg/ml) Phương trình hồi quy giữa nồng độ và HTCO R 2 IC50 (µg/ml) Cao toàn phần 0,2-2 yˆ = 33, 613x + 5,026 0,981 1,34 Pđ nước 0,2-2 yˆ = 34,1x + 5,963 0,987 1,29 Pđ MeOH 50 0,2-2 yˆ = 44,396x 0,986 1,13 Pđ MeOH 100 0,2-4 yˆ = 16,165x + 3,098 0,991 2,9 Pđ chloroform 0,2-100 yˆ = 0,894x + 3,335 0,981 52,2 Vitamin C 0,2-6 yˆ = 12,221x - 3,07 0,99 4,34 BHT 0,2-6 yˆ = 9,389x + 8,642 0,951 4,4 DPPH là chất sản sinh ra gốc tự do, tạo ra một loạt các phản ứng chuỗi gây tổn thương mô, tế bào dẫn đến thoái hóa mô, lão hóa cơ thể và các bệnh lý nguy hiểm khác. Kết quả thử nghiệm cho thấy cao toàn phần cũng như cao các phân đoạn đều làm mất màu DPPH, tức là có tác dụng bắt gốc tự do ở nồng độ rất thấp, chứng tỏ các phân đoạn cao vỏ chôm chôm đều có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 338 Kết quả thử nghiệm β-caroten-acid linoleic Hình 1. Đồ thị so sánh hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) của các mẫu cao thử và mẫu đối chiếu theo thời gian trong thử nghiệm β-caroten-acid linoleic Kết quả trên chứng tỏ các mẫu cao thử đều có khả năng chống oxy bảo vệ β-caroten rất tốt, đặc biệt là các phân đoạn MeOH 50, phân đoạn nước và cao toàn phần. Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa in vivo Xác định hàm lượng MDA(4) CCl4 sản sinh ra các dẫn xuất gốc tự do như: CCl3•, CCl3OO•, dẫn đến quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, một trong những nguyên nhân chính gây ra tổn thương tế bào gan. Sự tổn thương tế bào gan thể hiện qua việc tăng các sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid như: MDA, lượng MDA tăng càng cao tế bào gan bị tổn thương càng nặng. Hàm lượng MDA lô gây độc tăng gấp 2,16 lần so với lô chứng tiêm dầu oliu (p < 0,05), chứng tỏ độc tính CCl4 đã làm tăng lượng MDA So với lô gây độc, hàm lượng MDA ở lô uống cao toàn phần liều 0,3g/kg thấp hơn 3,3 lần có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); lô uống cao toàn phần liều 0,12g/kg thấp hơn 2,5 lần có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và so với lô chứng lượng MDA của 2 lô uống cao toàn phần trên khác không ý nghĩa thống kê chứng tỏ cao toàn phần chẳng những đã ngăn cản sự tăng lượng MDA so với lô gây bệnh lý (với CCl4) mà còn giúp giữ lượng MDA ở mức thấp như lô chứng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 339 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Loâ chöùng Loâ beänh lyù Loâ cao toaøn phaàn 0,3g/kg Loâ cao toaøn phaàn 0,12g/kg Loâ pñ nöôùc 0,3g/kg Loâ pñ nöôùc 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,12g/kg Loâpñ MeOH 100 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,12g/kg Loâ silymarin n=10 n=10 n=10 n=10 n=9 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 ** * H aøm lö ôïn g M D A (n m ol /g g an ) # Hình 2. Đồ thị so sánh hàm lượng MDA gan chuột các lô thử nghiệm #: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô chứng p < 0,05; *: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,05; **: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,01 Kết quả xác định hàm lượng GSH 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 H aøm lö ôïn g G SH (n m ol /g g an ) * # ## ## ## ## & ## n=10 n=10 n=10 n=10 n=9 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 Loâ chöùng Loâ beänh lyù Loâ cao toaøn phaàn 0,3g/kg Loâ cao toaøn phaàn 0,12g/kg Loâ pñ nöôùc 0,3g/kg Loâ pñ nöôùc 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,3g/kg Loâ MeOH 50 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,12g/kg Loâ silymarin Hình 3. Đồ thị so sánh hàm lượng GSH trong gan chuột các lô thử nghiệm *: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,05; #: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô chứng p < 0,05; ##: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô chứng p < 0,01; &: khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô đối chiếu p < 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Dược Khoa 340 Glutathion là thành phần quan trọng của hệ thống phòng vệ chống oxy hóa, có hoạt tính chống oxy hóa cũng như chống độc cao. Hàm lượng glutathion nội bào được xem như là một chỉ tiêu đánh giá sự khỏe mạnh cũng như khả năng chống độc của tế bào. Trong mô hình gây viêm gan cấp bằng CCl4, glutathion khử độc nhờ nhóm -SH phản ứng trực tiếp với các chất độc chuyển hóa của CCl4 như: CCl3•, đồng thời gián tiếp ngăn cản sự hư hỏng tế bào do quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào của các gốc tự do như: CCl3•, CCl3OO•. Sự tổn thương tế bào gan thể hiện qua sự suy yếu hàm lượng glutathion nội bào Ta thấy hàm lượng GSH lô gây bệnh lý (với CCl4) giảm 1,99 lần có ý nghĩa thống kê so với lô chứng tiêm dầu oliu (p < 0,01), chứng tỏ độc tính của CCl4 đã làm tổn thương đến gan, làm giảm lượng GSH nội sinh có sẵn trong gan. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa, bắt gốc tự do, bảo vệ gan thông qua việc ngăn chặn có ý nghĩa sự suy giảm lượng GSH trong gan. Hàm lượng GSH ở lô uống cao toàn phần liều 0,3g/kg cao hơn 1,88 lần có ý nghĩa thống kê so với lô gây bệnh lý (với CCl4) (p < 0,05), cao gấp 1,72 lần có ý nghĩa thống kê so với lô đối chiếu silymarin (p < 0,05) và khác không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, chứng tỏ cao toàn phần liều 0,3g/kg đã có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan theo hướng duy trì lượng GSH nội sinh sẵn có trong tế bào gan không bị giảm trước độc tính của CCl4. Kết quả định lượng men gan AST, ALT 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Loâ chöùng Loâ beänh lyù Loâ cao toaøn phaàn 0,3g/kg Loâ cao toaøn phaàn 0,12g/kg Loâ pñ nöôùc 0,3g/kg Loâ pñ nöôùc 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,12g/kg Loâ silymarin ** ** * * * ### ### ### ### ### ### ### ### ### C hæ so á A ST (U /L ) ### n=10 n=10 n=10 n=10 n=9 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 Hình 4. Đồ thị so sánh chỉ số AST trong gan chuột các lô thử nghiệm *: khác có ý nghĩa khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,05; **: khác có ý nghĩa khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,01; ###: khác có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng p < 0,001 Kết quả thử nghiệm này cho thấy nồng độ AST huyết thanh của lô gây bệnh lý (với CCl4) tăng gấp 50 lần có ý nghĩa thống kê so với lô chứng tiêm dầu oliu (p < 0,001). Kết quả này phù hợp với mô hình gây viêm gan cấp bằng CCl4 Nồng độ AST tăng cao chứng tỏ tế bào gan bị tổn thương làm tăng tính thấm enzym qua màng tế bào, làm tăng nồng độ các enzym này trong máu. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa bảo vệ tế bào gan gián tiếp qua việc theo dõi khả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược Khoa 341 năng làm giảm nồng độ AST huyết thanh ở các lô uống cao thử nghiệm. Các lô thử uống cao toàn phần liều 0,3g/kg và liều 0,12g/kg làm giảm chỉ số AST lần lượt là 4,2 lần và 4,6 lần có ý nghĩa thống kê so với lô gây bệnh lý (với CCl4)(p < 0,01). Các lô uống cao phân đoạn nước liều 0,12g/kg, lô uống cao phân đoạn MeOH 50 liều 0,12g/kg và lô uống cao phân đoạn MeOH 100 liều 0,12g/kg làm giảm nồng độ AST huyết thanh lần lượt là 3,8 lần; 2,3 lần và 2,5 lần có ý nghĩa thống kê so với lô gây bệnh lý (với CCl4) (p < 0,05). Kết quả này chứng tỏ các cao thử trên đã có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan thể hiện qua việc làm giảm chỉ số AST. 0 2000 4000 6000 8000 Loâ chöùng Loâ beänh lyù Loâ cao toaøn phaàn 0,3g/kg Loâ cao toaøn phaàn 0,12g/kg Loâ pñ nöôùc 0,3g/kg Loâ pñ nöôùc 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 50 0,12g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,3g/kg Loâ pñ MeOH 100 0,12g/kg Loâ silymarin ### ### ### ### ### ### ### ### ### ** ** ** * * C hæ so á A LT (U /L ) ### n=10 n=10 n=10 n=10 n=9 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 n=10 Hình 5. Đồ thị so sánh chỉ số ALT trong gan chuột các lô thử nghiệm *: khác có ý nghĩa khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,05; **: khác có ý nghĩa khi so sánh với lô bệnh lý p < 0,01; ###: khác có ý nghĩa khi so sánh với lô chứng p < 0,001 ALT cũng là một enzym nội bào, có chủ yếu trong tế bào gan. Do đó sự xuất hiện trong huyết thanh phản ánh trước hết một tổn thương ở gan, đặ