Mở đầu: Hít khí nitrít oxít (NO) trong điều trị bệnh lý ở trẻ sơ sinh và sinh non đã được biết đến từ nhiều
năm nay. Tuy nhiên ảnh hưởng của hít NO trên sự phát triển của phổi vẫn chưa được nghiên cứu.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của hít NO liều thấp và liều cao trên sự phát triển của phổi chuột mới đẻ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột con Sprague-Dawley mới đẻ được cho hít NO trong vòng
7 ngày. Phổi chuột được mổ lấy vào ngày thứ 7 và thứ 14 để đo trọng lượng, mật độ mạch máu (biểu hiện của
CD34) đếm số lượng và kích thước phế nang.
Kết quả: Hít NO không làm thay đổi có ý nghĩa trọng lượng phổi và tỷ lệ trọng lượng phổi/trọng lượng cơ
thể. Hít NO liều thấp (5 ppm) và liều cao (20 ppm) đều có tác dụng làm tăng mật độ mạch máu phổi (P<0,05).
Tuy nhiên chỉ có hít NO liều cao mới có tác dụng làm tăng sự tạo phế nang. Tác dụng của hít NO mất đi sau khi
ngưng sử dụng.
Kết luận: Tác dụng của hít NO trên sự phát triển của phổi tùy thuộc vào liều dùng và thời gian dùng. Tuy
nhiên, cơ chế tác dụng của hít NO trên sự phát triển phổi rất phức tạp và cần phải được nghiên cứu thêm.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng của hít nitrít oxít (NO) trên sự phát triển của phổi chuột sau đẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
85
mẫu qui mô hơn để rút ra những kết luận thuyết
phục hơn.
Chân thành cám ơn Ban Giám Đốc và các Bác sĩ, các anh chị Cử
nhân, Điều dưỡng khoa Xét nghiệm Ký sinh-Vi nấm, Nhiễm E,
Nghiên cứu Sốt rét đã hỗ trợ tạo điều kiện cho nghiên cứu này
được thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diamond R. D., and Bennett, J. E. (1974) Prognostic factors in
cryptococcal meningitis: a study of 111 cases. Ann. Intern. Med.,
80:176 – 181.
2. Kwon – Chung KJ, and Bennett JE (1984). Epidemiologic
differences between the two varieties of C. neoformans. Am. J.
Epidemiol. 120:123 – 130.
3. Lê Hà Vân Anh. (1986) Tổng luận về Cryptococcosis nhân 3
trường hợp VMN do Cr. neoformans tại bệnh viện Chợ Quán
TPHCM. Luận văn Tốt nghiệp Phó Trợ Lý, khóa 1982 – 1985,
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4. Lê Minh (1995). VNMN do C. neoformans. Đặc điểm dịch tễ học,
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị qua khảo sát hồi cứu 12
trường hợp tại TPHCM. Luận văn chuyên khoa cấp II chuyên
ngành thần kinh. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
5. Mitchell DH, Sorrell TC, Allworth AM, Health CH, McGregor
AR, Papahaoum K, M. J. Richards and T. Gottlieb (1995).
Cryptococcal disease of the CNS in immunocompetent hosts:
influence of cryptococcal variety on clinical manifestations and
outcome. Clin. Infect. Dis. 20:611 – 616.
6. Nguyễn Quang Trung (2005). VMN nấm C. neoformans ở bệnh
nhân AIDS tại bệnh viện Nhiệt Đới 2004. Luận Văn tốt nghiệp
Bác sĩ Nội trú. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Trần Chính, Nguyễn Hữu Chí, Võ Minh Quang & cs.
(2004). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng nhiễm HIV/AIDS tại bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới năm 2003. Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
TPHCM. Báo cáo tổng kết về tình hình nhiễm trùng cơ hội trên
bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM
năm 2003.
8. Nhữ Thị Hoa (2002). Phân bố Cr. neoformans var. neoformans và
Cr. neoformans var. gattii trên 35 bệnh nhân điều trị tại TP.HCM
1996-1997. Tuyển tập Công trình Khoa học Chuyên đề Ký Sinh
Trùng., trường Đại Học Y Hà Nội, tập 1, tr. 80 – 84.
9. Powerly WG. (1993). Cryptococcal meningitis and AIDS Clinical
Infectious Diseases. 17:837 – 842.
10. Speed B., and Dunt D. (1995). Clinical and host differences
between infections with the two varieties of Cryptococcus
neoformans. Clin. Infect. Dis. 21:28 – 34.
11. Swinne D, Nkurikiyinfura JB, and Muyembe TL (1986). Clinical
isolates of C. neoformans from Zaire. Eur. J. Clin. Microbiol. 5:50 –
51.
TÁC DỤNG CỦA HÍT NITRÍT OXÍT (NO) TRÊN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA PHỔI CHUỘT SAU ĐẺ
Dương Qúy Sỹ*,**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hít khí nitrít oxít (NO) trong điều trị bệnh lý ở trẻ sơ sinh và sinh non đã được biết đến từ nhiều
năm nay. Tuy nhiên ảnh hưởng của hít NO trên sự phát triển của phổi vẫn chưa được nghiên cứu.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của hít NO liều thấp và liều cao trên sự phát triển của phổi chuột mới đẻ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột con Sprague-Dawley mới đẻ được cho hít NO trong vòng
7 ngày. Phổi chuột được mổ lấy vào ngày thứ 7 và thứ 14 để đo trọng lượng, mật độ mạch máu (biểu hiện của
CD34) đếm số lượng và kích thước phế nang.
Kết quả: Hít NO không làm thay đổi có ý nghĩa trọng lượng phổi và tỷ lệ trọng lượng phổi/trọng lượng cơ
thể. Hít NO liều thấp (5 ppm) và liều cao (20 ppm) đều có tác dụng làm tăng mật độ mạch máu phổi (P<0,05).
Tuy nhiên chỉ có hít NO liều cao mới có tác dụng làm tăng sự tạo phế nang. Tác dụng của hít NO mất đi sau khi
ngưng sử dụng.
Kết luận: Tác dụng của hít NO trên sự phát triển của phổi tùy thuộc vào liều dùng và thời gian dùng. Tuy
nhiên, cơ chế tác dụng của hít NO trên sự phát triển phổi rất phức tạp và cần phải được nghiên cứu thêm.
Từ khóa: NO, hít NO, CD34, tạo mạch máu, tạo phế nang
* Trung tâm nghiên cứu Bệnh lý Hô hấp-UPRES 2511 - Đại học Paris Descartes.– CH Pháp
** Trường Cao Đẳng Y tế Lâm Đồng.
Tác giả liên lạc: TS.BS Dương Quý Sỹ ĐT: 0918.413813 Email: sduongquy.jfvp@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
86
ABSTRACT
EFFECT OF INHALED NITRIC OXIDE (NO) ON POSTNATAL LUNG GROWTH IN NEWBORN RATS
Duong-Quy Sy * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 85 - 91
Introduction: Inhaled nitric oxide (NO) has been used since many years in the treatment of pathologies of
newborns and premature-newborns.
Objective: Evaluate the effect of inhaled NO with low and high doses on lung growth of newborn rats.
Material and methods: Inhaled NO had been introduced to newborn Sprague-Dawley rats after birth
during 7 days. Rat lungs had been taken at day 7th and 14th to measure its weights, vascular densities (expression
of CD34), and radial alveolar counts and mean linear intercepts.
Results: Lung weights and lung weights/body weights ratios have not been changed in newborn rats with
inhaled NO. Inhaled NO with low (5 ppm) and high (20 ppm) doses increased pulmonary vascular densities
(P<0.05). Inhaled NO with high dose also increased the alveolarization. The effect of inhaled NO has been
abolished after inhaled NO withdrawal.
Conclusion: The effect of inhaled NO on lung growth has been depended on the dose and exposure time of
NO. However, the mechanism by which inhaled NO having the effect on lung growth is still complex and needed
further studies to elucidate.
Key-words: NO, inhaled NO, CD34, vascularization, alveolarization
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng chất khí nitrít oxít (NO)
trong điều trị bệnh lý sau sanh ở trẻ nhủ nhi
đã được thực hiện gần 20 năm nay. Ban đầu,
NO được dùng trong điều trị tăng áp động
mạch phổi ở trẻ sơ sinh(8). Những nghiên cứu
gần đây cho thấy hít NO có hiệu quả trong
điều trị nhiều bệnh lý khác nhau ỏ trẻ sơ sinh,
đặc biệt là ở trẻ sinh non.
Thật vậy, dùng chất NO bằng đường hít có
thể làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện bệnh lý
hô hấp liên quan đến sự chưa trưởng thành của
phổi trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh
như là bệnh loạn sản phế quản - phổi. Trong các
nghiên cứu in vivo về mô hình loạn sản phế
quản - phổi, hít NO có tác dụng trực tiếp trên sự
phát triển của phổi ngay từ những ngày đầu sau
sanh, khi mà sự tạo thành phế nang vẫn chưa
kết thúc(9). Sự tham gia NO vào giai đoạn này
liên quan đến một số cơ chế sinh học phân tử,
đặc biệt là sự tương tác giữa NO và các yếu tố
tăng trưởng. Ở người, hệ thống tín hiệu VEGF
(Vascular Endothelial Growth Factor: yếu tố
tăng trưởng nội mô mạch máu) và eNOS
(endothelial Nitric Oxide Synthase: men sản
xuất NO phụ thuộc tế bào nội mô) có vai trò
quan trọng trong sự hình thành mạch máu và sự
tạo phế nang trong qúa trình phát triển của phổi
bình thường và bệnh lý.
Tuy nhiên ngoài những tác dụng có lợi của
việc hít NO trong điều trị những bệnh lý hô hấp
ở trẻ sơ sinh, một số nghiên cứu cho rằng hít
NO có thể sẽ gây ra những tổn thương ở phổi
do bởi sự tạo ra các gốc oxít hóa có tác dụng ức
chế hoạt tính của chất surfactant hoặc gây ra các
phản ứng viêm. Do vậy sự lo ngại liên quan đến
liều dùng và hiệu quả của hít NO trong điều trị
bệnh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh luôn là mối quan
tâm của các bác sĩ lâm sàng. Ở trẻ sơ sinh, liều
hít NO trong điều trị là từ 5 – 80 ppm (parts per
million: phần triệu phân tử)(7). Liều ban đầu
thường là tùy theo kinh nghiệm (liều thấp hoặc
liều cao) nhằm đạt được tác dụng điều trị và sau
đó điều chỉnh liều tùy theo diễn tiến lâm sàng.
Trong quá trình phát triển của phổi, tác
dụng của việc hít NO với liều dùng khác nhau ở
trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định. Mục đích
của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác dụng
của việc hít NO trên sự phát triển của phổi ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
87
loài chuột mới đẻ ra với liều hít NO thấp (5
ppm) và cao (20 ppm).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác dụng của hít NO liều thấp và
liều cao trên sự phát triển của phổi chuột mới đẻ
thông qua: 1) Sự thay đổi trọng lượng phổi theo
trọng lượng cơ thể; 2) Sự hình thành mạch máu
đánh giá bởi đo mật độ mạch máu phổi; 3) Sự
tạo phế nang đánh giá qua đếm số lượng và
đường kính phế nang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Loài chuột Sprague-Dawley đang mang thai
được nuôi dưỡng theo quy định chuẩn động vật
nghiên cứu. Điều kiện nhiệt độ duy trì ở 24°C
với chu kỳ ngày đêm là 24 giờ và chuột nuôi có
khả năng tự do tiếp cận nguồn thức ăn và nước
uống. Nguồn khí NO trong môi trường nuôi
được duy trì nhờ vào máy (BioSpherix, Redfield,
IL, USA) gồm một nguồn cung cấp NO với lưu
lượng thay đổi và một buồng kín có bộ phận
giúp theo dõi được thành phần các khí (N2, O2,
NO, CO2).
Chuột mẹ mang thai được chia làm 3 nhóm:
nhóm chứng, nhóm hít NO liều thấp (5 ppb),
nhóm hít NO liều cao (20 ppm). Chúng được
nuôi dưỡng trong điều kiện như nhau cho đến
ngày đẻ con và việc hít NO được bắt đầu vào
thời gian chuột chuẩn bị đẻ nhằm đảm bảo cho
chuột con vừa được sanh ra đã hít ngay NO.
Chuột con sinh ra được nuôi dưỡng bởi chuột
mẹ trong cùng điều kiện môi trường trong vòng
7 ngày, 14 ngày và chỉ được hít NO trong vòng 7
ngày đầu sau đẻ ra.
Nghiên cứu được thực hiện với sự cho phép
của Hội đồng đạo đức Viện Nghiên cứu Quốc
gia về Sức khỏe và Nghiên cứu Y học Pháp.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu Bệnh lý Hô hấp - UPRES2511- Đại
học Paris Descartes.
Phương pháp nghiên cứu
Phổi chuột con của các nhóm nghiên cứu
được mổ lấy vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 và
được giữ trong dung dịch para-formaldéhyde
4% trong vòng 48 giờ trước khi đóng khối vào
paraffin. Mẫu mô phổi sau đó được cắt theo
những lát mỏng 5 µm và được cố định trên
tiêu bản (SuperFrost Ultra Plus®,
Braunschweig, Đức) để thực hiện việc nghiên
cứu về hình thể học.
Nghiên cứu về mật độ mạch máu
Sự hình thành mạch máu ở chuột sơ sinh
được đánh giá qua sự tạo thành những mạch
máu mới nhờ vào việc sử dụng chất chỉ điểm
cho tiền thân của tế bào nội mô (CD34). Chất chỉ
điểm hoá miễn dịch đặc hiệu của protêin này
cho phép đếm các mạch máu mới hình thành
nhằm so sánh mật độ mạch máu giữa các nhóm
chuột nghiên cứu.
Tiêu bản mô phổi được khử parraffin trong
dung dịch xylen và ethanol với nồng độ giảm
dần (100%, 95%, 80% và 50%). Để làm lộ rõ
kháng nguyên đặc hiệu, tiêu bản mô phổi sau
đó được đun nóng (750 watt) trong dung dịch
citrat với pH = 6 trong vòng 5 phút; sau đó làm
lạnh trong vòng 20 phút. Mô phổi được ủ với
kháng thể đơn dòng kháng CD34 của chuột (sc-
52478, Santa Cruz, Issy-les-Moulineaux, Pháp)
với độ pha loãng là 1/100 trong vòng 30 phút ở
nhiệt độ phòng. Kháng thể hóa miễn dịch được
phát hiện nhờ vào bộ nhuộm màu ABC (Avidin-
Biotin Chromogen, sc-2019, Santa Cruz, Issy-les-
Moulineaux, Pháp) sau khi đã được ủ với kháng
thể thứ cấp. Sau khi các kháng thể đặc hiệu
nhuộm màu (màu nâu; Hình 1), mẫu mô được
nhuộm đối kháng với Hematoxylin và sau đó
được làm khô bằng dung dịch alcool và xylen
trước khi được cố định với lamelle.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
88
Hình 1. Các mạch máu nhỏ nhuộm hoá miễn dịch
dương tính vói CD34 (x10).
Nghiên cứu về sự tạo phế nang
Sự phế nang hóa được đánh giá nhờ vào
nhuộm tiêu bản mô phổi với Hematoxylin –
Eosin và sau đó đếm số lượng phế nang trung
bình từ các tiểu phế quản tận và đường kính
trung bình của phế nang trên các hình ảnh tiêu
bản mô chụp qua camera kính hiển vi và lưu lại
trên máy tính.
* Đếm số lượng phế nang từ phế quản tận
được thực hiện theo phương pháp được mô tả
bởi Emery và Mital(3). Kỹ thuật đếm được thực
hiện bằng cách kẻ một đường thẳng từ trung
tâm của tiểu phế quản tận vuông góc với màng
phổi tạng trên mô phổi ở vị trí gần nhất. Sau đó
đếm số phế nang được cắt ngang trên đường
thẳng này (Hình 2). Trung bình khoảng 10
đường thằng như vậy được thực hiện để đếm số
phế nang trung bình trên một tiêu bản.
* Đo kích thước trung bình của phế nang
được thực hiện theo phương pháp mô tả bởi
Dunnil(2). Dựa trên hình ảnh ghi nhận được vi
tính hoá, một bản giấy trong gồm những đường
kẻ ngang và dọc có chiều dài cho sẵn được đặt
chồng lên hình ảnh mô phổi thu được và số phế
nang trên các đường thẳng này được đếm. Kích
thước trung bình của phế nang là thương số
giữa chiều dài các đường kẻ và số phế nang đếm
được trên đường kẻ đó (Hình 3). Hình ảnh các
phế quản, các tiểu phế quản lớn hoặc mạch máu
nằm trên những đường kẻ sẽ bị loại ra. Trung
bình mỗi mô phổi sẽ có 10 hình ảnh được chọn.
Hình 2. Phương pháp đếm số lượng phế nang bắt
nguồn từ trung tâm tiểu phế quản tận (x10)
Hình 3. Phương pháp đo kích thước trung bình của
phế nang (x10)
Phân tích thống kê
Phân tích thống kê được thực hiện nhờ vào
phần mềm SPSS, phiên bản 16.0. Các thông số
định lượng được biểu diễn dưới dạng: trung
bình ± độ lệch. So sánh thống kê được thực hiện
nhờ vào phép kiểm t-Student. Giá trị P < 0,05
được xem như có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Phân nhóm chuột nghiên cứu
Tổng cộng có 30 chuột mới đẻ được chọn
vào nghiên cứu và chia làm 6 nhóm; mỗi nhóm
có 5 chuột con được chọn ngẫu nhiên: Nhóm 1:
nhóm chứng; Nhóm 2: chuột hít NO với liều 5
ppm; Nhóm 3: chuột hít NO với liều 20 ppm.
Mô phổi của nhóm 1, 2 và 3 được nghiên cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
89
vào ngày thứ 7. Nhóm 4, 5 và 6 tương ứng với
nhóm chứng, nhóm hít NO với liều 5 ppm và 20
ppm, mô phổi được nghiên cứu vào ngày thứ
14.
Đặc điểm trọng lượng các nhóm chuột
nghiên cứu
Trọng lượng chuột và tỷ lệ trọng lượng
phổi/trọng lượng chuột được trình bày ở Bảng 1.
Trọng lượng chuột tăng nhẹ ở nhóm hít NO
nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Tỷ lệ trọng lượng phổi/trọng lượng chuột thì
như nhau giữa các nhóm.
Bảng 1. So sánh trọng lượng cơ thể và tỷ lệ trọng
lượng phổi/cơ thể chuột nghiên cứu
Trọng lượng
chuột (gram)
Tỷ lệ
Phổi/Cơ thể
P (so với
chứng)
Nhóm
chứng 15,9 ± 0,3 0,019 ± 0,001
Hít NO –
5 ppm 16,4 ± 0,2 0,019 ± 0,001 > 0,05
Chuột 7
ngày
Hít NO –
20 ppm 16,9 ± 0,5 0,020 ± 0,003 > 0,05
Nhóm
chứng 34,9 ± 1,4 0,014 ± 0,001
Hít NO –
5 ppm 34,6 ± 2,2 0,014 ± 0,002 > 0,05
Chuột
14 ngày
Hít NO –
20 ppm 37,2 ± 2,5 0,014 ± 0,001 > 0,05
Đo mật độ mạch máu phổi
Mạch máu được nhận diện và đếm là những
cấu trúc mạch máu có lòng mạch rỏ ràng có
chứa hồng cầu hoặc không và có biểu hiện bắt
màu nhuộm CD34 (màu nâu). Mật độ mạch
máu được thể hiện bởi số lượng mạch máu
trung bình quan sát được trên 1mm2 của mô
phổi.
Kết quả so sánh mật độ mạch máu phổi giữa
các nhóm ở ngày thứ 7 và thứ 14 được trình bày
tại Bảng 2. Mật độ mạch máu phổi tăng có ý
nghĩa ở các nhóm chuột hít NO vào ngày thứ 7
so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa 3 nhóm ở ngày thứ 14.
Bảng 2. Đánh giá mật độ mạch máu qua biểu hiện
của CD34
Mật độ mạch
máu (số mạch
máu/mm²)
P (so với
chứng)
Nhóm chứng 10,0 ± 4,3
Hít NO – 5 ppm 13,2 ± 5,4 < 0,01 Chuột 7 ngày
Hít NO – 20 ppm 13,7 ± 5,7 < 0,01
Nhóm chứng 15,2 ± 5,6
Hít NO – 5 ppm 15,2 ± 6,7 > 0,05 Chuột 14 ngày
Hít NO – 20 ppm 14,7 ± 7,1 > 0,05
Đánh giá sự phế nang hóa
Sự gia tăng khả năng tạo phế nang trong qúa
trình phát triển của phổi được khẳng định khi
co sự gia tăng số lượng phế nang và giảm kích
thước phế nang. Số lượng phế nang trung bình
đo được tính từ trung tâm tiểu phế quản tận ra
đến ngoại vi gần nhất. Kết quả cho thấy có sự
gia tăng có ý nghĩa số lượng phế nang trên
nhóm chuột hít NO với liều 20 ppm so với
nhóm chứng vào ngày thứ 7. Không có sự khác
biệt giữa nhóm chuột hít NO với liều 5 ppm so
với nhóm chứng (Bảng 3). Ở ngày thứ 14, không
có sự khác biệt giữa 3 nhóm về số phế nang
trung bình đo được (Bảng 3).
* Kích thước trung bình của phế nang:
Kết quả cho thấy kích thước phế nang nhỏ
hơn ở nhóm chuột hít NO với liều 20 ppm so
với nhóm chứng ở ngày thứ 7 và thứ 14. Ngoài
ra không có sự khác biệt giữa nhóm hít NO với
liều 5 ppm so với nhóm chứng ở ngày thứ 7 và
thứ 14 (Bảng 3).
Bảng 3. Đánh giá sự tạo phế nang qua đếm số phế
nang ngoại vi và kích thước trung bình phế nang
RAC MLI (µm)
Nhóm chứng 3,7 ± 0,9 60,4 ± 5,1
Hít NO – 5 ppm 3,8 ± 0,7 58,8 ± 3,6
Chuột
7 ngày
Hít NO – 20 ppm 4,4 ± 0,9* 54,9 ± 4,1**
Nhóm chứng 5,5 ± 1,2 54,7 ± 4,0
Hít NO – 5 ppm 5,4 ± 1,3 53,6 ± 4,2
Chuột
14 ngày
Hít NO – 20 ppm 6,0 ± 1,2 50,2 ± 3,1
P (so với nhóm chứng) (*): < 0,05 (**): < 0,001
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: 1) Hít NO
với liều thấp (5 ppm) và liều cao (20 ppm) trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
90
vòng 7 ngày không làm thay đổi trọng lượng
phổi và trọng lượng cơ thể của chuột mới đẻ; 2)
Hít NO (5 ppm và 20 ppm) làm tăng một cách có
ý nghĩa mật độ mạch máu phổi ở chuột 7 ngày
tuổi; 3) Hít NO với liều cao (20 ppm) làm tăng
một cách có ý nghĩa quá trình tạo phế nang vào
ngày thứ 7; 4) Tác dụng của hít NO trên sự hình
thành mạch máu và sự tạo phế nang xảy ra ở
giai đoạn sớm (tuần đầu sau sanh) và mất đi sau
khi ngưng hít NO.
Tương tự như các nghiên cứu trước đây, kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng với liều điều trị (5
– 20 ppm), hít NO không có tác dụng trên sự
thay đổi trọng lượng của phổi và đặc biệt là
trọng lượng cơ thể (Bảng 1). Kết quả này cho
thấy hít NO không có tác dụng gây phản ứng
viêm làm thay đổi tính thấm của mạch máu và
gây ra tình trạng phù phổi do tổn thương với
hậu quả là làm tăng trọng lượng phổi. Dù rằng
trọng lượng phổi không thay đổi giữa các nhóm
chuột nghiên cứu, việc đánh giá mật độ mạch
máu phổi bằng chất đánh dấu CD34 đã cho thấy
có sự gia tăng có ý nghĩa về số lượng các vi
mạch máu ở chuột con hít NO với các liều khác
nhau (Bảng 2). Tuy nhiên tác dụng này chỉ tồn
tại trong khi hít NO (ngày thứ 7) và mất đi sau
khi ngưng hít NO (ngày thứ 14). Điều rất thú vị
là ở ngày thứ 14, mật độ mạch máu thì như
nhau giữa 3 nhóm chuột nghiên cứu.
Sự gia tăng mật độ mạch máu dưới tác dụng
của việc hít NO đã dược chứng minh bởi nhiều
nghiên cứu trước đó (4, 5). Thật vậy, trong qúa
trình phát triển của phổi, chất NO nội sinh có
nguồn gốc từ tế bào nội mô hoặc biểu mô, cũng
như là NO ngoại sinh (hít NO) có vai trò quan
trọng trong sự hình thành mạch máu phổi. Kết
quả các nghiên cứu in vivo cho thấy rằng sự
hình thành mạch máu giảm đi rất mạnh ở chuột
bị làm mất men NOS phụ thuộc tế bào nội mô
(eNOS: endothelial nitride oxide synthase) có tác
dụng sản xuất ra NO vào giai đoạn bào thai và
cũng như sau khi sanh. Ở người, vai trò của NO
trong sự hình thành mạch máu chịu sự kiểm
soát của chất VEGF (Vascular Endothelial
Growth Factor: yếu tố tăng trưởng nội mô mạch
máu) thông qua thụ thể VEGF-2 (flk-1). Tuy
nhiên cơ chế kiểm soát sự hình thành mạch máu
trong qúa trình phát triển của phổi thì rất phức
tạp với sự tham gia của rất nhiều hệ thống tín
hiệu khác nhau như là PDGF (Platelet Derived
Growth Factor: yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu),
EGF (Epithelial Growth Factor: yếu tố tăng
trưởng biểu mô) và nhiều yếu tố tạo máu khác
(9). Cơ chế sinh học phân tử tham gia vào qúa
trình hình thành các mạch máu tân tạo dưới tác
dụng của hít NO là chủ đề của một nghiên cứu
khác sẽ được thực hiện.
Trong qúa trình phát triển của phổi sau
sanh, sự gia tăng qúa trình hình thành mạch
máu là nguồn gốc của sự gia tăng việc tạo phế
nang để đảm bảo qúa trình trao đổi khí (9).
Trong nghiên cứu này, sự tạo phế nang được
đánh giá bằng phương pháp chuẩn được mô tả
bởi Emery và Dunnill, có cải biên bởi Cooney và
Thurlbeck (1), dựa trên việc đếm số lượng phế
nang và kích thước trung bình của phế nang. Sự
gia tăng qúa trình phế nang hoá được đặc trưng
bởi sự gia tăng số lượng phế nang đ