BÀI 1: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY HỒ TIÊU
I. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY TIÊU
1. Mối
a) Đặc điểm hình thái.
Mối có kích thước nhỏ. Mối thợ có màu trắng, đầu tròn, màu vàng nhạt và có hàm trên nhỏ, dài khoảng 4mm. Mối lính lớn hơn, dài 5mm, đầu màu nâu, hàm trên màu đen. Mối trưởng thành có màu vàng cam, chiều dài khoảng 8mm, có cánh dài, trong suốt.
b) Triệu chứng và tác hại.
- Mối sống thành quần thể trong tổ dưới mặt đất, một số bộ phận mối thợ và mối lính đi kiếm ăn, khi đi chúng tạo thành mui đất trên dây tiêu, rễ tiêu, choái tiêu.
- Mối gặm dây tiêu, rễ tiêu làm cây còi cọc, chết dần
- Mối phá hại trụ trồng tiêu
- Mối tạo điều kiện cho nấm bệnh và côn trùng xâm nhập
c) Biện pháp phòng trừ.
- Trước khi trồng cần làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật, phá tổ mối
- Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, không để lá cây, cành cây mục trong vườn tiêu.
35 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật phòng trừ bệnh cây công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH
CÂY CÔNG NGHIỆP
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
Đơn vị biên tập:
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
Năm 2013
BÀI 1: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY HỒ TIÊU
I. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN CÂY TIÊU
1. Mối
a) Đặc điểm hình thái.
Mối có kích thước nhỏ. Mối thợ có màu trắng, đầu tròn, màu vàng nhạt và có hàm trên nhỏ, dài khoảng 4mm. Mối lính lớn hơn, dài 5mm, đầu màu nâu, hàm trên màu đen. Mối trưởng thành có màu vàng cam, chiều dài khoảng 8mm, có cánh dài, trong suốt.
b) Triệu chứng và tác hại.
- Mối sống thành quần thể trong tổ dưới mặt đất, một số bộ phận mối thợ và mối lính đi kiếm ăn, khi đi chúng tạo thành mui đất trên dây tiêu, rễ tiêu, choái tiêu.
- Mối gặm dây tiêu, rễ tiêu làm cây còi cọc, chết dần
- Mối phá hại trụ trồng tiêu
- Mối tạo điều kiện cho nấm bệnh và côn trùng xâm nhập
c) Biện pháp phòng trừ.
- Trước khi trồng cần làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật, phá tổ mối
- Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, không để lá cây, cành cây mục trong vườn tiêu.
- Xử lý hố trồng với 20- 30g thuốc Lorsban 15 G/ hố
- Xới quanh nọc tiêu sâu 10cm, rải hoặc tưới một trong các loại thuốc chứa các hoạt chất sau: Chlorpyrifos Ethyl- min 94% (Lorsban 15GR, 30EC, 40EC, 75WG); Chlorpyrifos Ethyl 50% + Cypermethrin 5% (Clothion 5EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 30EC, 41EC, 55EC, 60EC) lấp đất và tưới nước.
- Cạo bỏ đường mui trên dây tiêu và phun kỹ dung dịch một trong các loại thuốc trên.
2. Rệp sáp
a) Đặc điểm gây hại
Rệp sáp chích hút rễ, thân, lá, chùm hoa, chùm quả tiêu.
b) Tác hại của rệp sáp
− Làm cho lá tiêu vàng.
Vườn tiêu chậm lớn.
Tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại.
− Chết cây Tiêu, chết toàn bộ vườn tiêu.
c) Biện pháp phòng trừ.
- Dọn sạch cỏ dại thường xuyên, nhất là trong mùa mưa và phát quang bụi dậu xung quanh vườn.
- Thường xuyên cắt tỉa tạo tán làm cho trụ thoáng mát, tỉa bớt cành của choái sống trong mùa mưa để đảm bảo độ thong thoáng cho vườn
- Bón phân cân đối NPK và phân hữu cơ tạo điều kiện cho cây tiêu khỏe
- Bảo tồn các loài thiên địch trong vườn tiêu như nhện các loại, ong các loại, kiến vàng, chim sâu, bọ rùa đỏ, chuồn chuồn các loại
- Khi rệp phát triển ở mật độ cao nên dùng các loại thuốc như: Abamectin (Dibamec 1.8 EC, 3.6 EC, 5 WG; Reasgant 1.8 EC, 2 WG, 3.6 EC, 5 EC, 5 WG); Acephate- min 97%; Alpha- Cypermethrin- min 90%; Benfuracard- min 92%; Buprofexin- min 98%; Imidacloprid- min 96%; để trừ.
3. Tuyến trùng
a) Hình thái
Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm.
b) Triệu chứng gây hại
- Tuyến trùng sống trong đất, đục lổ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây và tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém, đen từng đoạn và thối dần từ dưới lên.
- Cây tiêu bị tuyến trùng hại các lá phía dưới chuyển màu vàng, dần dần tới các lá phía trên, nhưng lá không có các đốm màu nâu như các bệnh do nấm. Triệu chứng vàng lá giống như thiếu đạm nhưng khác với tình trạng thiếu đạm là không vàng nguyên đám mà chỉ vàng rải rác từng khoảng của cây bị bệnh mà thôi. Cây tiêu sinh trưởng kém, lá bị vàng khô, xơ xác và cuối cùng cả cây bị chết khô, nhổ lên dễ dàng do bộ rễ đã bị phá hủy. Vào mùa nắng, cây tiêu bị khô héo rất nhanh.
- Sau khi bị tuyến trùng tấn công, cây tiêu thường dễ bị nhiễm các nấm bệnh tấn công như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium gây chết cây nhanh hơn.
c) Phòng trừ
- Chọn giống tiêu có khả năng chống chịu được tuyến trùng hoặc nhiễm nhẹ như giống tiêu Lada Belangtung đã được trồng nhiều năm ở nước ta có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Không lấy hom giống để trồng từ những vườn bị bệnh.
- Diệt sạch cỏ dại, giữ cho vườn tiêu thông thoáng.
- Tưới nước đầy đủ nhưng tuyệt đối tránh ngập úng, nhanh chóng tiêu nước khi mưa to.
- Tăng cường phân chuồng và phân hữu cơ hoai mục, có bón thêm vôi bột để làm đất bớt chua.
- Trồng cúc vạn thọ ở xung quanh gốc tiêu và giữa hai hàng tiêu, khi cây cúc ra hoa nhổ cây băm nhỏ rồi vùi lấp xung quanh gốc tiêu cũng có tác dụng hạn chế tuyến trùng.
- Nhổ bỏ cây bệnh nặng tiêu hủy, thu gom hết rễ, rắc vôi và thuốc trừ tuyến trùng.
Sử dụng một số loại thuốc như: Cacbosulfan; Clinoptilolite; Diazinon; Ethoprophos; Paecilomyces lilacinus;liều lượng dùng như khuyến cáo, rắc hoặc tưới vào đất xung quanh gốc cây.
II. PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TRÊN CÂY TIÊU
1. Bệnh vàng lá- chết chậm
a) Đặc điểm nhận dạng:
− Cây tiêu chậm lớn.
− Cành, lá thưa thớt dần.
− Lá tiêu vàng, xuất hiện ở lá già trước.
− Rụng lá, rụng đốt khi bệnh nặng.
− Rễ bị thối, trên rễ có nốt sần hoặc bị rệp sáp phá hại.
− Bệnh lây lan nhanh.
b) Tác nhân gây hại:
− Do tuyến trùng và nấm gây hại. Lúc đầu tuyến trùng xâm nhập vào rễ, gây vết thương, tạo nốt sần, sau đó là nấm tấn công
− Do rệp sáp phá hại dưới gốc rễ.
− Do xới xáo làm đứt rễ.
c) Tác hại:
− Vườn tiêu chậm lớn (sinh trưởng, phát triển chậm)
− Rụng lá, rụng đốt.
− Giảm năng suất và chất lượng tiêu.
− Cây tiêu chết, không còn thu hoạch
d) Biện pháp phòng bệnh:
Là biện pháp được coi là quan trọng nhất, vì khi xảy ra bệnh thì tác hại rất lớn. Phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:
− Không trồng ngay lại tiêu trên vườn tiêu đã bị bệnh trước đó. Nên trồng cây họ đậu một vài vụ rồi mới trồng lại tiêu.
− Dọn sạch tàn dư thực vật và cỏ dại và đốt để tiêu hủy.
− Cày và phơi đất trong mùa nắng.
− Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
− Hạn chế sử dụng phân hóa học.
− Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục cùng với các nấm đối kháng bệnh.
− Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục, gây tác hại bộ rễ và là nguồn thức ăn cho mối.
− Không tưới tràn cho vườn tiêu.
− Tuyệt đối không xới xáo, làm đứt rễ tiêu trong mùa mưa, tạo vết thương cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại tiêu.
− Xử lý thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh khi chuẩn bị trồng mới.
e) Biện pháp trừ bệnh:
− Đối với cây bị bệnh nặng thì loại bỏ và tiêu hủy.
− Đối với cây bị bệnh nhẹ cần phải xác định được đối tượng gây hại là rệp sáp hay tuyến trùng. Moi đất trong gốc sâu khoảng một gang tay để xác định đối tượng gây hại.
− Thuốc trừ nấm: những thuốc có cùng hoạt chất Benomyl hoặc Metalaxyl như Viben50BTN; Benlate 50WP; Bendazol 50WP; Ben 50WP; Bemyl 50WP, Alfamil 25WP, Foraxyl 25WP.
− Thuốc trừ tuyến trùng: Mocap 10H hoặc Vimoca 20ND
− Cách xử lý:
+ Tưới thuốc vào gốc, 5-7 lít/gốc(thuốc đã pha nước), dùng que chọc lỗ sâu 10-30 cm vào phần gốc để tưới đạt hiệu quả hơn.
+ Thuốc dạng hạt thì vùi vào khu vực rễ tiêu, sâu khoảng 10-15cm.
− Số lần xử lý: 2-4 lần trong điều kiện đủ ẩm, vào mùa mưa, cách nhau 1 tháng 1 lần.
2. Bệnh chết nhanh
a) Đặc điểm nhận dạng:
− Cây tiêu héo rất nhanh, héo mà lá vẫn còn xanh, không kịp chuyển vàng.
− Trên thân, cành và lá bị thối đen, ướt sũng, nhất là phần sát với mặt đất.
− Quả, gié quả bị thối đen và rụng gié quả.
b) Tác nhân gây hại
− Do nấm gây hại (có tên là Phytopthora).
Nấm sống trong đất.
− Nấm lây lan qua nước mưa.
c) Tác hại của bệnh chết nhanh:
− Thối lá, thối thân, thối rễ, thối quả.
Chết từng trụ tiêu.
− Bệnh lây lan rất nhanh làm chết cả vườn tiêu trong thời gian ngắn.
d) Phòng bệnh
Bệnh này thường chữa trị không có hiệu quả nên phòng bệnh là quan trọng. Các cách để phòng được bệnh chết nhanh:
Tạo hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.
Không dùng giống từ vườn tiêu có nhiễm bệnh chết nhanh.
Xử lý hom giống bằng thuốc Alliette 80WP hoặc các thuốc có hoạt chất Mataxyl như: Ridomil 240EC, Ridomil 5G, Rampart 35SD, Mataxyl 25WP, Ridomil MZ 72WP, Vimonyl 72BTN,...
Không gây vết thương cho tiêu trong mùa mưa, đặc biệt là bộ rễ.
Vệ sinh cành nhánh cho vườn tiêu thông thoáng, chú ý làm trước mùa mưa.
Làm sạch cành gốc cách đất 30cm.
Chắn gió tốt cho vườn tiêu.
− Phun phòng bằng thuốc Aliette 80WP hoặc thuốc có hoạt chất Mataxyl. Phun vào giai đoạn mưa nhiều ngày và sau đó có nắng, đặc biệt là sau những trận mưa có gió mạnh làm lay gốc tiêu.
e) Trị bệnh.
− Loại thuốc:
+ Thuốc Aliette 80WP
+ Thuốc có chứa hoạt chất Metalaxyl như: Alfamil 25WP Foraxyl 25WP Ridomil 240EC, 5G Binhtaxyl 25EC, No mildew 25WP
Cách xử lý:
+ Phun lên cây
+ Tưới vào đất, phần gốc rễ tiêu.
− Số lần xử lý: 2-3 lần, cách nhau 15 ngày
3. Bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá).
a) Tác nhân gây hại
Bệnh này do một số loại nấm gây hại.
b) Tác hại
− Lá bị cháy đen
Lá bị rụng
− Hoa, quả tiêu cũng bị thối đen và rụng
c) Biện pháp phòng bệnh
− Vệ sinh sạch sẽ vườn tiêu
Rong tỉa cách cành lươn, cành sát đất.
Không dùng vòi nước có áp lực mạnh tưới thẳng vào cây và gốc tiêu, bồn tiêu.
− Phun phòng Bốc đô 1% vào đầu mùa mưa, phun 2-3 lần trong mùa mưa, phun cách nhau 25-30 ngày.
d) Biện pháp trừ bệnh
− Phun Bóc đô 1% khi tiêu bị cháy lá hoặc các loại thuốc khác có tác dụng tương tự như Bóc đo.
Phun thuốc có tác dụng tương tự như Bốc đô như: Champion 77WP, Fuguran-OH 50WP, Cocide 61.4DF, COC 85WP.
− Phun các loại thuốc khác có chứa hoạt chất Carbendazim như: Vicarben 50BTN, Ticarben 50WP. Benomyl, Ben 50WP, Benlate 50WP, Viben 50BTN.
− Thuốc có hỗn hợp với Đồng như: Benlat-C 50WP, Viben-C 50BTN.
4. Bệnh tiêu điên
a) Đặc điểm nhận dạng:
− Bệnh gây hại trên tiêu mới trồng, từ 1-2 năm đầu.
− Lá tiêu nhỏ lại.
− Lá tiêu biến dạng, mép là tiêu gợn sóng.
− Mặt lá gồ lên.
− Lá dày và giòn.
− Lá mất màu xanh, có những vùng xanh đậm xen lẫn với vùng xanh nhạc.
− Ngọn tiêu xoăn lại.
− Các lóng tiêu ngắn lại.
− Cây sinh trưởng chậm.
b) Tác nhân gây hại
Do virus gây hại.
c) Tác hại của bệnh tiêu điên
− Cành nhánh ít và ngắn.
− Cây ra hoa, quả ít hơn.
− Không có quả khi bệnh nặng.
d) Phòng bệnh
− Chọn giống trên vườn tiêu không có bệnh “tiêu điên”.
− Tiêu diệt rầy, rệp trên vườn tiêu để tránh lây lan.
− Không dùng dao cắt trên cây bị bệnh chung với cây không bệnh.
− Tiệt trùng dao cắt bằng cồn. Dùng bông tẩm cồn và vuốt (rà) qua lưỡi dao. Sau mỗi lần cắt xong một cây giống.
e) Trị bệnh.
− Bệnh này không có thuốc đặc trị.
− Cây bệnh nhẹ thì chăm sóc bình thường, tuy nhiên năng suất thấp.
− Cây bị bệnh nặng nên tiêu hủy sớm để tránh lây lan sang cây khác.
BÀI 2: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY CAO SU
I. BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CAO SU
a. Triệu chứng gây hại của bệnh phấn trắng
Nấm tấn công ở lá, sau khi bị nấm tấn công 7-10 ngày nhiều bào tử được hình thành trên vết bệnh có mầu bột trắng ở hai mặt lá. Lá bị thiệt hại nhiều nhất là các lá non còn màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt khiến lá bị xoăn lại, khô héo trở màu đen và rụng từng lá chét sau đó rụng luôn cuống lá. Bệnh thường chỉ tấn công các lá non dưới hai tuần tuần tuổi và các chồi non mọc lại sau khi qua đông.
Nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù thì lá bị rụng hàng loạt, sau giai đoạn này lá không bị rụng thì lá sẽ bị biến dạng và đốm bệnh có màu vàng nhạt.
b. Phòng trị bệnh phấn trắng
- Căt bỏ cành bệnh, quét đốt lá bệnh rụng trên các lô cao su về mùa đông, hạn chế tược đông phát triển.
- Dùng Carbendazim, Hexaconazoleđể trừ
- Phun lần đầu vào mùa xuân, khi có lá non màu đồng tím chiếm đa số và tỷ lệ bệnh thấp dưới 15- 25 % hay khi có lá xanh chiếm đa số và tỷ lệ bệnh 25- 40%. Các lần phun sau vào lúc tỷ lệ bệnh đạt 40- 70%, cần chú ý bón Kali để nâng cao tính chống bệnh cho cây cao su
- Trồng các giống cao su có khả năng chống chịu bệnh
2. BỆNH HÉO ĐEN ĐẦU LÁ
a. Triệu chứng gây hại của bệnh héo đen đầu lá
Lá cao su non là giai đoạn mẫn cảm, đầu tiên trên lá non có đốm mầu nâu nhạt và thường xuất hiện ở đầu lá, sau đó vết bệnh lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng cả cuống lá bị rụng.
Lá già hơn một chút bệnh không gây rụng lá mà để lại những đốm u lồi trên phiến lá. Ngoài ra nấm còn gây hại cho trái và chồi non, vết bệnh có mầu nâu đến nâu đậm, gây chết chồi và khô trái.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhất là khi mưa và nắng xen kẽ nhau, ngày mưa, ngày nắng, bệnh xuất hiện nhiều.
Khi quan sát trên vườn có 10% số cây bị bệnh (khoảng 40 – 50 cây/ha) cần phun thuốc đồng loạt trên tất cả các cây trên vườn.
Đặc biệt, khi trồng cây giống bằng cây stump trần hay bầu cắt ngọn, khi chồi ghép vừa nhú ra cỡ 5 – 10 mm, vào lúc thời tiết mưa nhiều, liên tục cần phun thuốc phòng trị bệnh héo đen ngay lập tức để tránh bệnh làm chết chồi ghép hay cây cao su sau này.
b. Phòng trị bệnh héo đen đầu lá hại cây cao su
Hiện nay thuốc có gốc đồng hoặc gốc Cacbendazim được xem là loại thuốc trừ bệnh héo đen đầu lá hiệu quả nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc khác như thuốc có gốc đồng như: Boocdo...
Pha thuốc theo khuyến cáo trên bao bì của thuốc, phun 3 lần với chu kỳ 7 – 10ngày/lần vào buổi sáng ít gió.
Thuốc trừ bệnh Carban, có chứa hoạt chất carbendazim. Đây là loại thuốc trị bệnh héo đen đầu lá hiệu quả nhất hiện nay.
Phun thuốc phòng trị bệnh héo đên đầu lá trên vườn cây cao su KTCB. Phun ướt đều mặt trên và mặt dưới của lá, toàn bộ tầng lá mới.
3. BỆNH LOÉT SỌC MẶT CẠO
a. Triệu chứng gây hại của bệnh loét sọc mặt cạo
Triệu chứng đầu tiên không rõ rệt với những sọc nhỏ hơi lỏm vào, có mầu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây. Sau đó, chúng liên kết lại thành từng mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn và có mủ cũng như dịch màu vàng rỉ ra từ vết thương, có mùi hôi thối.
Dưới vết bệnh thường có đệm mủ và những sọc đen trên gỗ, lúc này tượng tầng bị hủy hoại và để lộ gỗ. Khi cây bị bệnh nặng vết bệnh có thể phá hủy toàn bộ mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc khai thác sau này.
Triệu chứng bệnh nhẹ, đó là những sọc nhỏ hơi lỏm vào, có màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây
Triệu chứng bệnh nặng trên thân cây, vỏ thối thành những mảng lớn, chết vỏ, phá vỡ mạch mủ của vỏ thân.
b. Phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo
Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su.
Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón. Gắn máng che mưa, không cạo mủ khi mặt cạo còn ướt.
Khi thời tiết mưa tập trung, liên tục, bôi thuốc phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo với chu kỳ 7– 15 ngày/lần bôi. Dùng Ridomil MZ 72WP 3%, pha trong nước vào quét một băng rộng 2-3 cm trên miệng cạo. Thêm chất bám dính thích hợp vào thuốc có thể giảm chu kỳ xử lý.
Thuốc Ridomil MZ 72WP, có chứa hỗn hợp 2 hoạt chất là metalaxyl và mancozeb.Pha 300 g/100 lít nước, bôi lên mặt cạo cây cao su
Bôi thuốc phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo trên miệng cạo ngửa (cạo kéo) và miệng cạo úp (cạo đẩy).
Gắn máng che mưa phòng bệnh loét sọc mặt cạo.
4. BỆNH NẤM HỒNG HẠI CAO SU
a. Triệu chứng gây hại của bệnh nấm hồng
Khi bệnh nhẹ, vỏ có giọt mủ chảy ra, tiếp theo những khuẩn ty giống như mạng nhện phát triển xung quanh.
Gặp điều kiện, thuận lợi vết bệnh chuyển sang hồng nhạt và lan rộng, khuẩn ty phân bố dày đặc và nấm xâm nhập sâu vào vỏ, mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen.
Nếu gặp điều kiện bất lợi nấm sẽ ngừng phát triển và sẽ hoạt động trở lại vào mùa mưa năm tới.
Đây là thời đểm phòng trị hiệu quả nhất khi phát hiện các triệu chứng này trên vườn cây cao su.
Khi bệnh nặng, vết bệnh chuyển sang mầu hồng đậm, phần tán lá phía trên chuyển qua vàng và héo rũ sau đó chết khô. Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại và nứt từng mảng.
Thời điểm này phun thuốc bệnh không bị tiêu diệt mà chúng bị ngừng phát sinh phát triển, tạm thời không phát bệnh ra mà ẩn vào trong thân cây, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh lại xuất hiện trở lại.
Bệnh nhẹ thường phổ biến vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) và bệnh nặng vào những tháng mưa dầm (tháng 9-10).
b. Phòng trị bệnh nấm hồng
Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su, kéo các cành cây cao su bị bệnh ra ngoài bìa lô đem đốt.Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón. Sử dụng thuốc Validacin 5L nồng độ 2%, hoặc Anvil 5SC nồng độ 0,5% phun thuốc phủ trùm lên vết bệnh, rộng 20-30 cm, với chu kỳ 7-10 ngày/lần cho đến khi vết bệnh không phát triển. Phát hiện và xử lý khi vết bệnh còn nhẹ sẽ đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, cũng như tránh lây lan. Thuốc Validan 5DD, có chứa hoạt chất Validamycine A.
5. BỆNH XÌ MỦ TRÊN CÂY CAO SU
Do nấm phytophthora palmivora Bull. Trong điều kiện có nước, nhiệt độ thấp, nấm xâm nhiễm lây bệnh qua miệng cắt mặt cạo, qua vết thương cơ giới và qua lỗ hở tự nhiên của cây, sợi nấm xuyên sâu vào các mô tế bào và gây hại.
* Triệu chứng gây hại
- Trên cây con: Bệnh thường hại thân cành và cuống lá. Tại vị trí bị hại, nhựa chảy ra từng giọt hay từng dòng. Nếu bệnh nặng, vết bệnh ăn sâu vào lõi gỗ, dùng dao cạo lớp vỏ chỗ bị bệnh sẽ thấy các sọc màu đen sẫm trên bề mặt gỗ thân, trong điều kiện ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh xuất hiện lớp nấm trắng, khiến cây khô chết.
- Trên cây trưởng thành đã khai thác nhựa: Bệnh hại chủ yếu ở cành non, cuống lá. Triệu chứng bệnh như cao su non, đặc biệt mô bị bệnh cũng chảy nhựa nhưng lớp vỏ thường phồng lên. Khi cắt lớp vỏ che ngoài thấy phiến nhựa và bề mặt lõi gỗ phần bị bệnh thâm đen có mùi hôi khó chịu.
Tóm lại, triệu chứng của bệnh xì mủ cao su là làm cho các vị trí bị bệnh trên thân cành ứ nhựa, đen thâm mặt lõi gỗ, phá hoại các ống mủ sơ cấp, có thể làm giảm năng suất mủ tới 40%.
* Biện pháp phòng trừ
Bệnh xì mủ hại cao su có thể phòng bệnh và trị bệnh theo các phương pháp sau:
- Trên các cây đã bị bệnh, nếu ở giai đoạn sọc đen quét các loại hoạt chất như Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Ridomil MZ 72; Mexyl MZ 72; Vimonyl 72 WP); Mancozeb 640 g/kg= Metalaxyl- M 40 g/kg (Ridomin Gold 68 WG); Metalaxyl (Metaxyl 25 WP, 500WG, 500WP); Agrifos 400; Fosetyl- aluminium(Alpine 80WP, 80WG, Aliitette 80WP)
- Trên các cây bị bệnh nặng, nơi vỏ bị phồng rộp, xì mủ, phải nạo bỏ lớp vỏ bị phồng, lấy mỏ đệm bên dưới, nạo nhệ lớp gỗ bị thâm đen và bôi thuốc Ridomin hay Agrifos 400 lên vết nạo và lớp vỏ bên trong. Lưu ý, khi nạo vết bệnh, bờ vết nạo phải thoai thoải nghiêng ra phía ngoài để lớp vỏ tái sinh vết sau ít bị u bướu.
- Khi bệnh xuất hiện phải lấy dao sắc cạo mô bị bệnh và bôi quét thuốc kịp thời, cần phát hiện bệnh sớm khi vết bệnh còn nhỏ và nhẹ (chiều dài dưới 20cm, rộng 3- 4cm) trừ bệnh mới có hiệu quả.
6. HIỆN TƯỢNG CÂY BỊ CHÁY NẮNG
Do cây con đột ngột trong bóng râm đưa ra nắng hoặc tưới nước ít, nhất là lúc trời nắng gắt. Hiện tượng cây bị cháy nắng cũng xảy ra nơi mặt đất quá nóng tủ sát gốc cây, cỏ tranh dày đặc.
* Phân bố: Thường xảy ra ở đất sỏi, đất xấu.
* Tác hại: Thường xảy ra trên cây con và cây ở thời kỳ KTCB.
* Triệu chứng: Cây chết hoặc thối đồng loạt cùng một phía ở đoạn thân gần mặt đất, ở trên mặt lá thì bị cháy loang lổ.
* Biện pháp xử lý: Tưới nước đầy đủ và liên tục vào lúc trời mát. Tủ gốc phải cách xa gốc Cao su 10cm và phủ một lớp đất mỏng,tạo bồn cho cây mới trồng, diệt sạch cỏ trên hàng cây.
Nơi thường xảy ra cháy nắng thường dùng vôi đặc 5-10% quét lên đoạn thân đã hoá nâu gần mặt đất.
BÀI 3: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ PHÊ
I. SÂU HẠI CÀ PHÊ.
1. Rệp sáp
Thân hình bầu dục, trên thân phủ sáp trắng, quanh thân có các tua sáp trắng dài. Rệp không di động, di chuyển đi nơi khác nhờ kiến. Sống tập trung ở kẽ lá, chồi non,cuống hoa, cuống quả. Muà khô chuyển xuống gốc cây sinh sống.Ở rễ nấm Bornetinia corinum phát triển thành tổ bao bọc, che chắn cho rệp. Gây hại quanh năm, xuất hiện nhiều vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 6).
Rệp chích hút nhựa ở vùng cuống quả làm trái nhỏ kém phát triển, nặng làm khô cả chùm quả hoặc chết cả cành. Chích hút ở rễ làm cây phát triễn k