Chương 1: Những vấn đề lý luận về văn hoá doanh nghiệp.
1. Bản chất, vai trò của vấn đề văn hoá:
Các định nghĩa văn hoá:
Văn hoá là một cái gì đó thật mênh mông vô tận, đến mức hầu như mỗi nhà văn hoá đều có một định nghĩa riêng về văn hoá.
Sau đây là một số trong những định nghĩa đó.
E. Heriôt:
“Cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi - cái đó chính là văn hoá”
Hồ Chí Minh:
“Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn” (Hồ Chí Minh tuyển tập, nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1995 T3, trang 431)
Unesco:
“Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên mọi hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc đã khẳng định bản sắc riêng của nước mình”.
Edward B.Taylor (1924):
“Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quán và tất cả những khả năng và tập tục khác cần thiết cho con người trong một xã hội”.
1.2. Những đặc trưng của văn hoá: Từ những định nghĩa về văn hoá có thể rút ra được những đặc trưng sau đây của văn hoá.
1. Văn hoá là sản phẩm của con người, nhằm đáp ứng yêu cầu của con người trong một xã hội nhất định.
Với đặc trưng này, Herskovits đã nêu lên định nghĩa: Văn hoá là một bộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc con người. Tất cả những gì không thuộc về tự nhiên đều là văn hoá.
2. Văn hoá là một hệ thống các giá được chấp nhận, chia sẻ và đề cao bởi một nhóm người, một cộng đồng hoặc một đất nước mà qua đó cộng đồng người có được bản sắc của mình (làm cho cộng đồng người này khác với cộng đồng người khác)
Về bản sắc văn hoá, R. Targo đã nêu rõ: “Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới. Nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong, và sẽ không được lịch sử loài người người tha thứ”.
Hệ thống văn hoá được một cộng đồng người chấp nhận, chia sẻ và đề cao trong đời sống cộng đồng, nên nó đã biến thành các chuẩn mực xã hội, thâm nhập và chi phối các quan niệm tập quán, trở thành nền tảng cho phong cách ứng xử của cộng đồng đó, và từ đó, nó có khả năng liên kết các thành viên của cộng đồng và có khả năng điều tiết hoạt động của các thành viên trong cộng đồng ấy.
Hệ thống các giá trị được thể hiện ở tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin, chủ thuyết, đạo đức, giáo dục, văn hoá, luật pháp, triết học, nghệ thuật, những thành tựu về khoa học, công nghệ, sản phẩm của công nghệ, công nghệ thủ công.
3. Văn hoá có thể học hỏi và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nhờ đặc tính này mà văn hoá của một cộng đồng, một bộ tộc, hoặc một quốc gia không bị mai một mà ngược lại, được phát triển nâng cao, thời đại sau phong phú đa dạng hơn thời đại trước.
25 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Nghệ thuật kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật kinh doanhLỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ hiện nay, vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong một quốc gia phải kể tên đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phát triển mạnh, mở rộng mối quan hệ giao lưu buôn bán, tạo ra thật nhiều những sản phẩm, dịch vụ thoả mãn nhu cầu xã hội ngày càng cao, thu được hiệu quả tốt góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Nước ta đang ở giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của nhà nước, tiến tới hội nhập WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự có sức mạnh để có thể cạnh tranh tồn tại và phát triển, chịu đựng sự điều tiết của quy luật cung cầu không chỉ trong nước mà còn phải vươn ra thị trường nước ngoài.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải củng cố, xây dựng và phát huy mọi nguồn lực và thế mạnh của mình. Một trong những yếu tố tạo nên sự ổn định bền vững cũng như ngày càng nâng cao chất lượng cung cho thị trường đó là nhân tố văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò như thế nào, tại sao lại cần thiết phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, những bài học quý giá từ các doanh nghiệp tên tuổi trên thế giới hình thành như thế nào... đó là những điều về văn hoá doanh nghiệp mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này thông qua bài giảng của các thày, các giáo sư truyền đạt trong khoá học “Bồi dưỡng kiến thức giám đốc khoá 4”.
Xin giới thiệu bài viết của tôi.
ĐỀ CƯƠNG:
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: Những vấn đề lý luận về văn hoá doanh nghiệp
Bản chất, vai trò của vấn đề văn hoá
1.1. Các định nghĩa văn hoá
1.2. Những đặc trưng của văn hoá
1.3. Phân loại văn hoá: Vật thể, phi vật thể
Những nội dung cơ bản của vấn đề văn hoá doanh nghiệp
2.1. Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
2.2. Đòi hỏi khách quan trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nghiệp
3.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp
3.2. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
3.3. Hệ thống sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.
3.4. Phương thức tổ chức hoạt động.
3.5. Phương thức giao tiếp với khách hàng.
CHƯƠNG II: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Chứng khoán Hải Phòng.
1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Công ty Chứng khoán Hải Phòng
Mục tiêu kinh doanh
Cơ cấu tổ chức
Hệ thống sản phẩm dịch vụ
Hệ thống thị trường.
Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Chứng khoán Hải Phòng.
Phương hướng phát triển văn hoá doanh nghiệp ở Công ty Chứng khoán Hải Phòng.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về văn hoá doanh nghiệp.
Bản chất, vai trò của vấn đề văn hoá:
Các định nghĩa văn hoá:
Văn hoá là một cái gì đó thật mênh mông vô tận, đến mức hầu như mỗi nhà văn hoá đều có một định nghĩa riêng về văn hoá.
Sau đây là một số trong những định nghĩa đó.
E. Heriôt:
“Cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi - cái đó chính là văn hoá”
Hồ Chí Minh:
“Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sinh tồn” (Hồ Chí Minh tuyển tập, nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1995 T3, trang 431)
Unesco:
“Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên mọi hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc đã khẳng định bản sắc riêng của nước mình”.
Edward B.Taylor (1924):
“Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quán và tất cả những khả năng và tập tục khác cần thiết cho con người trong một xã hội”.
1.2. Những đặc trưng của văn hoá: Từ những định nghĩa về văn hoá có thể rút ra được những đặc trưng sau đây của văn hoá.
Văn hoá là sản phẩm của con người, nhằm đáp ứng yêu cầu của con người trong một xã hội nhất định.
Với đặc trưng này, Herskovits đã nêu lên định nghĩa: Văn hoá là một bộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc con người. Tất cả những gì không thuộc về tự nhiên đều là văn hoá.
Văn hoá là một hệ thống các giá được chấp nhận, chia sẻ và đề cao bởi một nhóm người, một cộng đồng hoặc một đất nước mà qua đó cộng đồng người có được bản sắc của mình (làm cho cộng đồng người này khác với cộng đồng người khác)
Về bản sắc văn hoá, R. Targo đã nêu rõ: “Trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới. Nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong, và sẽ không được lịch sử loài người người tha thứ”.
Hệ thống văn hoá được một cộng đồng người chấp nhận, chia sẻ và đề cao trong đời sống cộng đồng, nên nó đã biến thành các chuẩn mực xã hội, thâm nhập và chi phối các quan niệm tập quán, trở thành nền tảng cho phong cách ứng xử của cộng đồng đó, và từ đó, nó có khả năng liên kết các thành viên của cộng đồng và có khả năng điều tiết hoạt động của các thành viên trong cộng đồng ấy.
Hệ thống các giá trị được thể hiện ở tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin, chủ thuyết, đạo đức, giáo dục, văn hoá, luật pháp, triết học, nghệ thuật, những thành tựu về khoa học, công nghệ, sản phẩm của công nghệ, công nghệ thủ công...
Văn hoá có thể học hỏi và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nhờ đặc tính này mà văn hoá của một cộng đồng, một bộ tộc, hoặc một quốc gia không bị mai một mà ngược lại, được phát triển nâng cao, thời đại sau phong phú đa dạng hơn thời đại trước.
1.3. Phân loại văn hoá.
Có nhiều cách phân loại văn hoá, mà sau đây là 2 cách phân loại phù hợp với chủ đề này.
Thứ nhất: Văn hoá được chia thành văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể:
Văn hoá vật thể: đó là những yếu tố vật chất tạo nên ngôi đình, ngôi nhà, làm ra chiếc xe, công nghệ xây cái cầu, những thứ tổng hợp lại để có một phi thuyền con thoi phóng vào vũ trụ, để có một doanh nghiệp hoạt động sinh lãi...
Văn hoá phi vật thể là trí tuệ, kĩ thuật để xây dựng nên ngôi đình, ngôi nhà, làm ra chiếc xe, công nghệ xây cái cầu, những thứ tổng hợp lại để có một phi thuyền con thoi phóng vào vũ trụ, để có một doanh nghiệp hoạt động sinh lãi...
Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể quyện lẫn vào nhau, gắn bó với nhau.
Thứ hai: Người ta còn chia nền văn hoá bối cảnh yếu và nền văn hoá bối cảnh mạnh.
Nền văn hoá bối cảnh yếu (Văn hoá phương Tây):
Nét đặc trưng là luật pháp và văn bản được coi trọng.
Tiêu biểu là các nước Bắc Âu và Hoa Kỳ.
Nền văn hoa bối cảnh mạnh (Văn hoá phương Đông):
Nét đặc trưng là lệ được coi trọng (thí dụ: ở Nhật Bản và Hàn Quốc, người mua có quyền lực hơn người bán)
Tiêu biểu là: Trung Quốc, Đài Loan.
Văn hoá doanh nghiệp
Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
Doanh nghiệp (Cơ sở kinh doanh) là một chế định xã hội - một bộ phận cấu thành văn hoá.
Một doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố, từ cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, nhà văn phòng, trang thiết bị đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động, cách thức quản lý tài chính nhân viên, nghệ thuật lãnh đạo và điều hành, cách thức tổ chức nơi làm việc, điều kiện và các chế độ về an toàn lao động, chế độ phúc lợi và hưu trí, các tổ chức xã hội trong doanh nghiệp...
Thực tiễn của thế giới cho thấy bản sắc văn hoá đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp . Chẳng hạn sự thành công của nhiều doanh nghiệp ở các nước Châu á phần lớn dựa trên quan hệ cá nhân của người lãnh đạo đó, trong lúc đó, tại các nước phương Tây, sự thành công của các doanh nghiệp phần lớn dựa trên yếu tố tổng hợp như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của các nhân viên, lãi suất của công ty, các quy định kích thích cạnh tranh, khả năng hoàn thành kế hoạch, uy tín của Công ty...
Văn hoá doanh nghiệp
Hiện nay đã có rất nhiều phát biểu khác nhau về văn hoá doanh nghiệp từ phía các nhà nghiên cứu và các hoạt động thực tiễn.
Chẳng hạn, có thể xem phát biểu về văn hoá doanh nghiệp của ông Hồ Huy, Tổng Giám đốc Công ty taxi Mai Linh (Xem báo Đại đoàn kết số 87, ngày 29/10/2002), hay tham khảo định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp của Công ty “Phát triển phụ gia ... phẩm dầu mỏ” trong phần V thoả thuận tập thể ký ngày 23/3/2000 giữa đại diện tập thể người lao động - Giám đốc Công ty.
Xét tổng quát, có thể nêu lên 2 khái niệm về văn hoá doanh nghiệp:
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là sử dụng các nhân tố văn hoá (các đặc điểm, y niệm bản chát của văn hoá và các bộ phận hợp thanh văn hoá) vào việc hình thành và tổ chức vận hành một doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị đặc trưng được xây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếu suy nghĩ và các mỗi quan hệ, thái độ hành vi ứng xử của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Theo ông Akihikô Urata, huyên viên kinh tế thuộc công ty TNHH dịch vụ phát triển Nhật Bản, văn hoá doanh nghiệp có thể như nét đặc trưng của giá trị văn hoá hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà các thành viên của doanh nghiệp cung chia sẻ và gìn giữ. Nó có thể được coi như những tiêu chuẩn và cách ứng xử phổ biến của doanh nghiệp đó.
Các đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp
Qua những trình bày trên, có thể thấy rằng, cũng như văn hoá nói chung của một cộng đồng, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng sau:
Nó là một sản phẩm của chính những con người cùng làm việc trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp (của bản thân doanh nghiệp và chính những thành viên của doanh nghiệp).
Nó xác lập nên một hệ thống các giá trị (dưới dạng vật thể và phi vật thể) được toàn thể những người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống giá trị này trở thành động lực chủ yếu nhất để thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp và xã hội.
văn hoá doanh nghiệp phải tạo được nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, và chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp được xã hội chấp nhận, mà doanh nghiệp có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh.
Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được duy trì qua nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp.
Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hoá của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các Công ty thành công đều duy trì giữ gìn nền văn hoá doanh nghiệp của mình.
2.2. Những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Sự đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay của việc tạo lập thị trường văn minh.
Sau thời gian bắt đầu, những nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường như nước Nga đã khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh. Những yếu tố ngẫu nhiên của bước giao thời đã qua đi, quan điểm kinh doanh ngắn hạn gắn với biện pháp kinh doanh nhất thời không còn chỗ đứng, phải nhường chỗ cho quan điểm kinh doanh có tính chiến lược dài hạn với nền tảng văn hoá sâu xa.
Sự đòi hỏi khách quan của việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả mọi người thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc mua và tiêu dùng các loại sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) của doanh nghiệp, và vì vậy, người tiêu dùng là cả xã hội.
Lợi ích của người tiêu dùng phải được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật và lương tâm, đạo đức của các nhà doanh nghiệp gắn với văn hoá doanh nghiệp.
Ngày 9/5/1985, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 39/248 về “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, trong đó công bố những quyền của người tiêu dùng, đó là:
Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản.
Quyền được cung cấp thông tin
Quyền được lựa chọn
Quyền được lắng nghe hay đại diện
Quyền được giáo dục về tiêu dùng
Quyền được sống trong một môi trường trong sạch và bền vững
Yêu cầu khách quan của quá trình nền kinh tế nước ta, một mặt phải thể hiện được bản sắc văn hoá của mình, đồng thời thích ứng với các nền văn hoá khác.
Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp
Alvin Tofler, trong cuốn sách “Thăng trầm quyền lực” đã viết: “Bất kỳ doanh nghiệp nào mà thiếu văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu thông tin, nói chung là tri thức thì không sao có thể đứng vững được”.
Học thuyết cơ sở nguồn lực (Resource-Based theory) dựa trên quan điểm cho rằng vị thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp thường được quyết định bởi tổng hợp những nguồn lực mà doanh nghiệp có được. Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh có được đối với cơ sở nguồn lực lớn nhất, nhưng không phải nhất thiết phải là những nguồn lực vật chất.
Trong điều kiện hiện nay, nguồn lực tạo nên vị thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp gồm các loại sau đây:
Các nguồn vật chất
Các nguồn tài chính
Các nguồn nhân lực
Các nguồn mang tính tổ chức
Đó là tất cả các mối quan hệ chính thức và phi chính thức tồn tại bên trong doanh nghiệp, lẫn những mối quan hệ của doanh nghiệp đó với những đối tượng bên ngoài có lợi ích liên quan.
3. Các bộ phận cấu thành của văn hoá doanh nghiệp
Việc xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi xác định được các bộ phận cấu thành của nó. Văn hoá doanh nghiệp gồm:
3.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp
1. Khái niệm
Triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lý và những người lao động trong doanh nghiệp.
Thực tế của một số nước (thí dụ: Nhật Bản), mà ở đó đã hình thành rõ nét văn hoá doanh nghiệp, cho thấy mỗi doanh nghiệp thường đề xuất triết lý kinh doanh riêng của mình. Cách thể hiện triết lý kinh doanh của từng doanh nghiệp có thể khác nhau, xong nhìn chung, triết lý hoạt động của doanh nghiệp có thể bao hàm trong nó:
Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.
Định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách hàng.
Đề cao giá trị con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
2. Những thí dụ cụ thể:
Triết lý của Công ty HITACHI
Triết lý kinh doanh của HITACHI dựa trên triết lý của người sáng lập Công ty gồm:
Tính dung hoà: Luôn tôn trọng ý kiến của mọi người và thảo luận với họ với thái độ chân thành, công bằng và vô tư, sau cùng là làm việc với nhau để đạt mục đích chung.
Sự chân thành: Các thành viên trong công ty tránh chỉ trích lẫn nhau.
Tinh thần tiên phong: Điểm xuất phát là sáng kiến có khát vọng, đam mê trở thành quân tiên phong trong trong công nghệ và đạt đỉnh cao trong kinh doanh.
Triết lý kinh doanh của Suzuki: “Trao sản phẩm hoàn thiện đến người tiêu dùng” , đó chính là triết lý của Suzuki.
Suzuki tin tưởng rằng sản phẩm hoàn thiện được tạo ra từ sự thấu hiểu người tiêu dùng ngày càng đa dạng, và Suzuki luôn nỗ lực không ngừng bằng chính sự sáng tạo không mệt mỏi nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn thiện cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Triết lý kinh doanh của Taylor Woodrow – một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xây dựng bất động sản và thương mại:
Trong phần “Khách hàng của chúng tôi”, Taylor Woodrow khẳng định: “Khách hàng là trên hết”.
Với nhân viên mình, Taylor Woodrow cho rằng: Tài sản lớn nhất của chúng tôi là các thành viên. Chính kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động và sáng tạo của họ đã đem lại thành công cho các dự án.”
Triết lý kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam:
“Sự thịnh vượng và lớn mạnh của khách hàng là lợi ích của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn”
Triết lý kinh doanh của Bảo Việt: “Phục vụ khách hàng là một cách tốt nhất để phát triển”
3.2. Đạo đức kinh doanh
1. Khái niệm về đạo đức
Từ hàng nghìn năm, người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Tuy nhiên cần mang một định nghĩa mang tính chất thiết thực, vì nhờ nó mà chúng ta có một khung tổng quát để định rõ các vấn đề đạo đức kinh doanh.
Tiến sĩ Albert Schweitzer đã đưa ra một định nghĩa thực tiễn về đạo đức: “Xét tổng thể, đạo đức là cái tên mà chúng ta đặt cho những hành vi đúng đắn. Chúng ta cảm thấy bắt buộc phải xem xét cái có lợi cho người khác và cho loài người nói chung”.
Theo định nghĩa này, nếu doanh nghiệp hoạt động có lợi cho mình, đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho xã hội thì hành động đó là có đạo đức.
Về vấn đề này, cụ Lương Văn Can, một nhà giáo dục mở trường Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỉ XX đã dạy trong cuốn “Kim cổ cách ngôn” như sau: “Của cải lấy được từ trời đất, song phải được làm nên bởi tâm sức của mình. Như đấng quân tử phải lao tâm mà được bổng lộc, kẻ nông phu phải đổ sức ra cấy lúa, trồng dâu, người thợ thủ công làm bách nghệ, kẻ gồng gánh bán buôn mà thu được tiền của thì ấy đếu là nghĩa cả...” (Nguồn: “Muốn làm ăn phải có chữ tín”, nhà sử học Dương Trung Quốc)
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Đạo đức đòi hỏi cao hơn Luật pháp. Đó là điểm rất cơ bản của đạo đức kinh doanh. Đơn thuần tuân thủ luật pháp thì không đủ để đảm bảo có những hành vi đạo đức trong kinh doanh.
Lep Tolstoi, nhà văn Nga nổi tiếng, đã nói: “Trong xã hội, giỏi lắm cũng chỉ có 10% các hành vi được chi phối và kiểm soát bằng luật pháp, 90% còn lại phụ thuộc vào đạo đức và văn hoá”.
Các quy tắc đạo đức đòi hỏi các nhà kinh doanh và các doanh nghiệp đặt ra những chuẩn mực cao hơn yêu cầu của Luật pháp.
3. Các khía cạnh cụ thể của đạo đức kinh doanh
Xuất phát từ định nghĩa nêu trên về đạo đức và từ việc xem xét mối quan hệ giữa đạo đức và Luật pháp, có thể nêu lên các mặt cụ thể của đạo đức kinh doanh như sau:
a. Xác định rõ mục tiêu kinh doanh.
Mọi người đều biết, kinh doanh trước hết là theo đuổi lợi nhuận, nhà kinh doanh làm việc vì lợi ích của mình để làm giàu. Nhưng đạo đức kinh doanh nói rằng kinh doanh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của người khác, của xã hội.
Từ đó có thể khẳng định, mục tiêu kinh doanh là làm giàu thông qua phục vụ xã hội, chỉ có thể trên cơ sở đóng góp cho xã hội phát triển, thì doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển bền vững.
b. Xác định rõ quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp và của khách hàng
Đạo đức kinh doanh đòi hỏi nhà kinh doanh thay đổi suy nghĩ, từ bỏ quan điểm ngắn hạn, quan điểm thiển cận (đôi khi chop giật) để chấp nhận quan điểm dài hạn mang tính chất chiến lược, mà theo quan điểm này thì doanh nghiệp phải giữ uy tín với khách hàng, vì chính uy tín mới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Về chữ tín, bà Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội đã có công đóng góp với cách mạng từ những ngày đầu dựng nước, đã tâm sự rằng: “Tôi là một phụ nữ xuất thân trong gia đình nhà buôn. Là nhà buôn chứ không phải con buôn. Đã là nhà buôn phải có uy tín làm ăn. Chẳng dại gì mà mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. (Nguồn:như trên)
Bỏ qua chữ tín, có thể giàu có nhưng sự giàu có ấy không bền.
Trong kinh doanh, có rủi ro. Khi gặp trục trặc, phải biết nhận phần thiệt về mình để lấy chữ tín. Ở đây tưởng là bị thiệt, nhưng một khi làm ăn có hậu thì doanh nghiệp sẽ giàu có, giữ được chữ tín cộng với tài năng, nhất định doanh nghiệp sẽ trụ được và sẽ trường tồn.
Về điều này, một gương mặt đáng chú ý trong đội ngũ các doanh nhân trẻ hiện nay ở nước ta, chị Bùi Thị Thu Thuỷ (tỉnh Quảng Nam – một trong 300 nhà doanh nghiệp trẻ gặp thủ tướng Phan Văn Khản trong năm 2002), đã nói: “Mình có thể chịu thiệt thòi một chút, nhưng không thể để khách hàng bị phiền hà. Lúc nào cũng tâm niệm phảI giữ uy tín thì mới mong làm ăn lâu dài được.”
c. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp và các nhà kinh doanh đảm bảo lợi ích của nhà nước, cụ thể là thực hiện các nghhĩa vụ của nhà nước theo luật.
d. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm đảm bảo lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ, tạo điều kiện