Mục tiêu: Khảo sát tần suất nhiễm C. pneumoniae mạn ở bệnh nhân bệnh động mạch vành.
Phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng
Kết quả: Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành ở 113 đối tượng chia làm 2 nhóm, nhóm bệnh gồm : 52
bệnh nhân và nhóm chứng có 61. Các đối tượng trên được chụp mạch và xét nghiệm Immunoglobulin G (IgG),
và kháng thể IgM với kháng nguyên C. pneumoniae định tính trong các mẫu huyết thanh với phương pháp
ELISA. Tuổi trung bình là 61 (60,9±12,98), nam giới mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) nhiều hơn nữ giới với
tỷ lệ 2,05:1. Nhiễm C.pn mạn có liên quan đến: Tăng hs‐CRP với p= 0,001, Tăng nguy cơ mắc bệnh với OR =
7,09. Tỷ lệ nhiễm C.pn mạn: nhóm BN bệnh động mạch vành mạn (ĐMVM): 75,86%, nhóm BN bệnh nhồi máu
cơ tim cấp (NMCTC): 38,89%.
Kết luận: Có mối liên hệ giữa nhiễm Chlamydia pneumoniae mạn và bệnh động mạch vành và tỷ lệ nhiễm
Chlamydia pneumoniae tăng dần theo số lượng ĐMV bị tổn thương
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất nhiễm Chlamydia Pneumoniae mạn ở bệnh nhân bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 50
TẦN SUẤT NHIỄM CHLAMYDIA PNEUMONIAE MẠN
Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Võ Văn Tân*, Hoàng Quốc Hòa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tần suất nhiễm C. pneumoniae mạn ở bệnh nhân bệnh động mạch vành.
Phương pháp: nghiên cứu bệnh chứng
Kết quả: Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành ở 113 đối tượng chia làm 2 nhóm, nhóm bệnh gồm : 52
bệnh nhân và nhóm chứng có 61. Các đối tượng trên được chụp mạch và xét nghiệm Immunoglobulin G (IgG),
và kháng thể IgM với kháng nguyên C. pneumoniae định tính trong các mẫu huyết thanh với phương pháp
ELISA. Tuổi trung bình là 61 (60,9±12,98), nam giới mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) nhiều hơn nữ giới với
tỷ lệ 2,05:1. Nhiễm C.pn mạn có liên quan đến: Tăng hs‐CRP với p= 0,001, Tăng nguy cơ mắc bệnh với OR =
7,09. Tỷ lệ nhiễm C.pn mạn: nhóm BN bệnh động mạch vành mạn (ĐMVM): 75,86%, nhóm BN bệnh nhồi máu
cơ tim cấp (NMCTC): 38,89%.
Kết luận: Có mối liên hệ giữa nhiễm Chlamydia pneumoniae mạn và bệnh động mạch vành và tỷ lệ nhiễm
Chlamydia pneumoniae tăng dần theo số lượng ĐMV bị tổn thương.
Từ khóa: Nhiễm Chlamydia pneumoniae mạn, bệnh động mạch vành mạn
ABSTRACT
PREVALENCE OF CHRONIC INFECTION CHLAMYDIA PNEUMONIAE
IN PATIENTS CORORNARY ARTERY DISEASE
Vo Van Tan, Hoang Quoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 50 ‐ 58
Objective: To explore the prevalence of Chlamydia pneumoniae in patients with chronic coronary artery
disease.
Methods: case‐control study
Results: Case‐control study was conducted in 113 subjects divided into 2 groups: 52 patients and 61
controls. Who underwent coronary angiography and test Immunoglobulin G (IgG), and IgM antibodies to C.
pneumoniae antigen by ELISA method. Age = 61 (60.9±12.98), CAD: Male: female = 2.05:1 ratio. C.pn chronic
infections related to: Increased hs‐CRP with p = 0.001, Increased risk with OR = 7:09. Prevalence of chronic
infections C.pn: CAD patients group: 75.86%, acute myocardial infarction patients group: 38.89%.
Conclusion: There is related between Chlamydia pneumoniae chronic infection and chronic coronary artery
disease, Chlamydia pneumoniae chronic infection rate increases with the number of CAD injury.
Key word: Chlamydia pneumoniae chronic infection, chronic coronary artery disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong và tàn phế. Các yếu tố nguy cơ đã
biết như tuổi, giới tính, tiền căn gia đình, hút
thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái
tháo đường, béo phì, thói quen ăn uống đã
được chứng minh liên quan đến dịch tể học
mắc bệnh. Trong hai thập kỷ trước, những
nghiên cứu lớn đã đưa ra thêm yếu tố nguy cơ
bao gồm cả tình trạng nhiễm trùng và đáp ứng
miễn dịch của cơ thể(7).
* Khoa Nội Thần kinh ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS.Võ Văn Tân ĐT 0918762645 Email : drvantan@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 51
Chlamydia pneumonia là vi khuẩn Gram âm
nội bào, là nguyên nhân chính gây bệnh lý
đường hô hấp ở người, đầu tiên được tìm thấy ở
bệnh lý màng trong trẻ em tại Đài Loan năm
1965 và đến năm 1983 được chứng minh là tác
nhân gây viêm phổi nặng, chiếm 10% tác nhân
gây viêm phổi cộng đồng, 5% viêm hầu họng,
phế quản và viêm xoang(6). Với những hiểu biết
rõ ràng hơn về sinh bệnh học của nhiễm trùng
C.pneumonia xuất phát từ những nghiên cứu
huyết thanh chuyên biệt C.pneumonia. Nhiễm
C.pneumonia rất thường gặp. Hầu hết mọi người
đã bị nhiễm ở một vài thời điểm trong cuộc
sống, và tái nhiễm thường xảy ra. Kháng thể
chống C.pneumonia hiếm gặp ở trẻ em nhỏ hơn 5
tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển và các
nước vùng nhiệt đới. Kháng thể lưu hành tăng
nhanh từ độ tuổi 5 đến 14, khoảng 50% ở tuổi
20, tiếp tục tăng chậm lại 70 đến 80 % ở tuổi 60,
70(6).
C.pneumonia có liên quan đến bệnh lý đường
hô hấp cấp và mạn tính (như: viêm tai giữa,
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ phổi, hen phế
quản, ) cũng như những hội chứng lâm sàng
khác (như: ban đỏ, hội chứng Reiter, và
sarcoidosis). Sự liên quan này đã được xác định
bởi sự theo dõi miễn dịch ‐ dịch tể học, báo cáo
ca, khám phá trực tiếp trên sinh vật thực
nghiệm, đáp ứng tốt với kháng sinh diệt
C.pneumonia
Nhiễm khuẩn C. pneumonia tác động đến xơ
vữa mạch máu và liên quan đến bệnh mạch
vành, hẹp động mạch cảnh, phình động mạch
chủ, và đột quỵ. Với cơ chế làm xơ vữa mạch
máu được giải thích theo sơ đồ:
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm:
Khảo sát đặc điểm nhóm bệnh nhân bệnh
ĐMV.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhiễm C.pn mạn
với các YTNC bệnh ĐMV.
Khảo sát tần suất nhiễm C.pn ở bệnh nhân
bệnh ĐMVM, NMCT, số nhánh mạch vành bị
tổn thương.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
113 bệnh nhân có chỉ định chụp mạch vành
qua da, điều trị tại khoa tim mạch BV.Nhân Dân
Gia Định.
Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2010 đến
tháng 4/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: ‐ Nhóm bệnh: gồm
những bệnh nhân chụp mạch vành qua da có
tổn thương hẹp ít nhất ≥ 50% một hoặc nhiều
nhánh động mạch vành(5).( n= 61).
Nhóm chứng không có tổn thương mạch
vành, là những người có kết quả chụp ĐMV
bình thường hoặc ĐMV bị hẹp dưới 50% đường
kính (n=52).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng cắt ngang
Cách tiến hành: bệnh nhân có chỉ định chụp
mạch vành được khám lâm sàng, tầm soát các
yếu tố nguy cơ tim mạch, làm xét nghiệm huyết
thanh chẩn đoán Chlamydia pneumonia gồm:
IgM và IgG. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm
có bệnh lý mạch vành và không bệnh lý mạch
vành và tiến hành phân tích trên 2 nhóm, từ đó
khảo sát các đặc điểm về: đặc điểm dân số, các
yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, đặc điểm
hs_CRP, đặc điểm tổn thương mạch vành trên
hai nhóm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 52
Gọi là nhiễm Chlamydia pneumonia khi test
huyết thanh Chlamydia pneumonia IgG dương
tính.
Các tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ
Rối loạn lipid máu: Phân loại theo Adult
Treatment Panel III (ATP III) của National
Cholesterol Education Program 2001.
Chẩn đoán đái tháo đường: Dựa theo tiêu
chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường theo
khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
2010.
Phân độ THA theo JNC VII 2003 (Joint
National Committee), ( người lớn ≥ 18 tuổi)(1).
Kiểm định thống kê với phép kiểm chi bình
phương, đánh giá mối tương quan bằng chỉ số
chênh OR, có ý nghĩa khi p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mẫu : n=113, nhóm bệnh:61, nhóm chứng:52
Đặc điểm nhóm không bệnh mạch vành
(nhóm chứng).
Bảng 1: Đặc điểm nhóm chứng
Tuổi 55,3 ± 9,1
Giới Nam: 44,23%
Tăng huyết áp 48,08%
Hút thuốc lá 19,23%
BMI 22,39 ±1,9 kg/m2
ĐTĐ 11,54%
hs-CRP 3,72 ± 2, 8 mg/L
Ở bảng 1 thể hiện đặc điểm dân số ở nhóm
chứng với: tuổi trung bình là 55 tuổi, nam chiếm
44%, tăng huyết áp 48%, hút thuốc lá 19%, chỉ số
khối cơ thể trung bình 22 kg/m2, đái tháo đường
chiếm: 11% và chỉ số hs‐CRP: 3,72 mg/L.
Đặc điểm nhóm bệnh nhân bệnh mạch
vành (nhóm bệnh).
Bảng 2: đặc điểm nhóm bệnh phân bố theo tuổi
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy tỷ lệ bệnh
mạch vành tăng theo tuổi đặc biệt là tuổi 55 trở
lên, tần suất thường gặp nhóm tuổi này trong
các nghiên cứu thường từ 60% trở lên, trong
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 67,25%,
cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Ng
Hữu K Nguyên(11), F. Javier Nieto(4) lần lượt là
68,6% và 62,8%.
Bảng 3: đặc điểm nhóm bệnh phân bố theo giới
Qua đó có thể nhận xét rằng: tỉ lệ nam giới bị
bệnh động mạch vành cao hơn hẳn so với nữ
giới, gấp khoảng 2 – 4 lần. Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ nam/nữ là 2. Tỷ lệ này cũng phù
hợp với các tác giả trong nước và trên thế giới.
Bảng 4: đặc điểm tăng huyết áp, hút thuốc lá nhóm
bệnh
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính
đã được xác định của bệnh động mạch vành.
Tăng huyết áp và đái tháo đường cùng nằm
trong hội chứng chuyển hoá, có mối quan hệ căn
nguyên giữa tình trạng tăng huyết áp và đề
kháng Insulin. Khi tăng huyết áp cùng phối hợp
với đái tháo đường thì nguy cơ bệnh động mạch
vành sẽ tăng gấp đôi(8). Nguy cơ tim mạch của
người hút thuốc lá tương quan tuyến tính với số
điếu thuốc tiêu thụ. So với người không hút
thuốc lá, người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ
chết do nguyên nhân tim mạch cao gấp 5,5 lần.
Tuy nhiên, nếu bỏ thuốc lá, nguy cơ này giảm
ngay từ những tháng đầu, giảm 1 nửa sau 1
năm, đặc biệt nguy cơ này trở về gần giống
người không hút thuốc lá sau khoảng 5 năm.
Đây là một yếu tố quan trong để thuyết phục
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 53
người bệnh bỏ hút thuốc lá.
Một loạt nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy,
người có cân nặng cao hơn sẽ có tỷ lệ tử vong do
nguyên nhân tim mạch cao hơn so với người có
cân nặng thấp. Nên khuyến khích đạt và duy trì
cân nặng ở mức lý tưởng (từ 18,5 đến 24,9 kg/m‐
2) ở mọi người trưởng thành. Bệnh tim thiếu
máu cục bộ có liên quan chặt chẽ đối với
Trigliceride hơn là Cholesterol.
Bảng 5: đặc điểm thừa cân, rối loạn lipid máu trên
nhóm bệnh
Bảng 6: tỷ lệ đái tháo đường nhóm bệnh nhân bệnh
mạch vành
Tỷ lệ đái tháo đường kèm với bệnh động
mạch vành theo nghiên cứu của chúng tôi là
52,46%, trong mẫu của chúng tôi toàn bộ bệnh
nhân là đái tháo đường típ 2. Các số liệu trên gợi
ý rằng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 ở
bệnh nhân bệnh động mạch vành có xu hướng
ngày càng tăng, hay nói cách khác đái tháo
đường ngày càng là một yếu tố nguy cơ quan
trọng của bệnh động mạch vành.
Bảng 7: HS_CRP (mg/L)
Trong nghiên cứu của chúng tôi trị số trung
bình hs‐CRP nhóm bệnh nhân bệnh động mạch
vành là 9,16mg/L, sự khác biệt có ý nghĩa về trị
số hs‐CRP giữa nhóm bệnh nhân có bệnh động
vạch vành và nhóm động mạch vành bình
thường. Theo tác giả Trần Thị Kim Thanh (2008)
trị số hs‐CRP 8,96mg/L. Theo tác giả Lê Thị Bích
Thuận (2005) 11,34 mg/L. Vai trò của viêm trong
bệnh mạch vành đã được đề cập đến trong thời
gian gần đây và Protein phản ứng C (CRP) được
đánh giá là một ʺchỉ điểm vàngʺ của quá trình
viêm liên quan đến bệnh mạch vành. Sự gia tăng
của Protein phản ứng C có ý nghĩa tiên đoán và
dự hậu bệnh mạch vành từ đó thái độ xử trí
cũng phải có những thay đổi thích hợp(3).
Bảng 8: Yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch trên
nhóm bệnh nhân bệnh ĐMV
Số lượng yếu tố nguy cơ trên từng bệnh
nhân, số bệnh nhân có 3 yếu tố nguy cơ chiếm
nhiều nhất 37,7%, kế đến là 2 yếu tố nguy cơ
32,79%, và 4 yếu tố nguy cơ chiếm 18,03%. Kết
quả này phù hợp với kết quả của tác giả Lê Thị
Thủy Tùng(10).
Tóm lại đặc điểm nhóm bệnh nhân bệnh mạch vành
Tuổi trung bình là 61 (60,9±12,98).
Tỷ lệ nam gấp 2 lần nữ.
Số bệnh nhân bệnh ĐMV < 40 tuổi chiếm:
4,92%.
Bệnh ĐMV thường có 2 YTNC trở lên.
Các YTNC thường gặp: thừa cân, THA, hút
thuốc lá, RLLM, ĐTĐ.
Mối liên hệ giữa nhiễm C. pneumoniae mạn và
các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành:
Bảng 9: Tần suất bệnh nhân có IgG
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 54
C.pneumoniae(+) theo nhóm tuổi trong nhóm bệnh
động mạch vành và nhóm động mạch vành bình
thường.
Nhóm tuổi Nhóm bệnh Nhóm chứng
< 40 0/3 (0,00%) 0/2 (0,00%)
40-49 6/9 (66,67%) 2/14 (14,29%)
50-59 10/20 (50,00%) 2/20 (10,00%)
60-69 8/13 (61,54%) 2/13 (15,38%)
70-79 5/8 (62,50%) 1/3 (33,33%)
≥ 80 3/8 (37,50%) 0 (0,00%)
Tỷ lệ nhiễm C.pneumoniae mạn tăng theo
tuổi, ở nhóm tuổi trên 40 tỷ lệ này khác biệt so
với nhóm tuổi nhỏ hơn 40.
Bảng 10: Tần suất bệnh nhân IgG có C.pneumoniae
(+) theo giới.
IgG C.pneumoniae (+)
Giới Tổng
Nam Nữ
CÓ 23 16 39
KHÔNG 42 32 74
TỔNG 65 48 113
Không có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae
(+) giữa giới nam và nữ (p = 0,82).
Bảng 11: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm hút thuốc lá và không hút thuốc lá
IgG C.pneumoniae
(+)
HÚT THUỐC LÁ TỔNG
CÓ KHÔNG
CÓ 15 24 39
KHÔNG 23 51 74
TỔNG 38 75 113
Không có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae
(+) giữa nhóm hút thuốc lá và không hút thuốc
lá (p=0,43).
Bảng 12: Tần suất bệnh nhân có IgG
C.pneumoniae (+) theo nhóm có tăng huyết áp và
không tăng huyết áp
IgG C.pneumoniae
(+)
tăng huyết áp tổng
có không
có 20 19 39
không 36 38 74
tổng 56 57 113
Không có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae
(+) giữa nhóm có tăng huyết áp và không tăng
huyết áp (p=0,79).
Bảng 13: Tần suất bệnh nhân có IgG
C.pneumoniae (+) theo nhóm có đái tháo đường và
không đái tháo đường
IgG C.pneumoniae
(+)
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TỔNG
CÓ KHÔNG
CÓ 3 36 39
KHÔNG 10 64 74
TỔNG 13 100 113
Không có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae
(+) giữa nhóm có đái tháo đường và không đái
tháo đường (p=0,35).
Bảng 14: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm có thừa cân và không thừa cân.
IgG C.pneumoniae
(+)
THỪA CÂN TỔNG
CÓ KHÔNG
CÓ 20 19 39
KHÔNG 30 44 74
TỔNG 50 63 113
Không có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae
(+) giữa nhóm có thừa cân và không thừa cân
(p=0,27).
Bảng 15: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm có tăng triglycerid và không tăng
triglycerid
IgG C.pneumoniae
(+)
tăng triglycerid tổng
có không
có 23 16 39
không 38 36 74
tổng 61 52 113
Không có sự khác biệt về IgG
C.pneumoniae(+) giữa nhóm có tăng triglycerid
và không tăng triglyceride (p=0,44).
Bảng 16: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm có tăng cholesterol và không tăng
cholesterol
IgG
C.pneumoniae (+)
tăng cholesterol tổng
có không
có 20 19 39
không 30 44 74
tổng 50 63 113
Không có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae
(+) giữa nhóm có tăng cholesterol và không tăng
cholesterol (p=0,27).
Bảng 17: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm có tăng hs‐CRP và không tăng hs‐CRP
IgG C.pneumoniae
(+)
Tăng hs-CRP tổng
có không
CÓ 27 11 38
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 55
KHÔNG 27s 45 72
TỔNG 54 56 110
Có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae (+) giữa
nhóm có tăng hs‐CRP và không tăng hs‐CRP,
với p= 0,001.
Liên hệ giữa nhiễm C. pneumoniae mạn và
các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành:
Nhiễm C. pneumoniae mạn không liên quan
với các tố nguy cơ tim mạch như: tuổi, giới, hút
thuốc lá, THA, ĐTĐ, thừa cân, RLLM, tăng
fibrinogen.
Nhiễm C. pneumoniae mạn có liên quan đến
tăng hs‐CRP.
Mối liên hệ giữa nhiễm C.pneumoniae mạn
với bệnh động mạch vành
Bảng 18: C. pneumoniae và bệnh động mạch vành
IgG
C. pneumoniae (+)
bệnh động mạch vành tổng
có không
CÓ 32 7 39
không 29 45 74
tổng 61 52 113
Pearson chi2(1) = 18,8881 Pr = 0,000
52.46%
13.46%
47.54%
86.54%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
IgG C.pn (+) IgG C.pn (‐)
BMV(+)
BMV(‐)
Biểu đồ 1: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm bệnh và nhóm chứng.
Có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae (+) giữa
nhóm có bệnh động mạch vành và nhóm chứng
(p=0,000), OR = 7,09.
Bảng 19: C. pneumoniae và biến cố bệnh mạch vành
mạn
IgG C.pneumoniae (+) tổng
có không
NMCT cấp 14 22 36
BĐMVM 18 7 25
tổng 32 29 61
Pearson chi2(1) = 6,4859 P = 0,011
38.89%
72%
61.11%
28%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
IgG C.pn (+) IgG C.pn (‐)
NMCTC
BĐMVM
Biểu đồ 2: Tần suất bệnh nhân có IgG C.pneumoniae
(+) theo nhóm bệnh nhân bệnh nhồi máu cơ tim cấp
và nhóm bệnh động mạch mạn.
Có sự khác biệt về IgG C.pneumoniae (+) giữa
nhóm bệnh nhân bệnh nhồi máu cơ tim cấp và
nhóm bệnh động mạch mạn (với p= 0,011). Vì
vậy nhiễm C.pneumoniae mạn tính chủ yếu liên
quan đến biến cố bệnh mạch vành mạn.
Dabiri H và cộng sự(2), xem xét mối tương
quan giữa tình trạng lâm sàng và sự hiện diện
của vi khuẩn C. pneumoniae ở nhóm bệnh nhân
Iran. Nhóm nghiên cứu bao gồm 33 mẫu mảng
xơ vữa động mạch từ động mạch (26 động mạch
vành và 7 động mạch chủ bụng) của bệnh nhân.
Nhóm kiểm soát bao gồm 31 mẫu: 12 từ mẫu
sinh thiết của các mô lành mạnh của động mạch
chủ lên ở những bệnh nhân đã trải qua phẫu
thuật và 19 mẫu khám nghiệm tử thi của các
động mạch vành bình thường. C. pneumoniae
DNA và kháng nguyên được tìm thấy trong 6
(18%) và 7 (21%) của 33 mẫu nhóm bệnh, tương
ứng. C. pneumoniae không được phát hiện trong
nhóm chứng. Sự hiện diện của C. pneumoniae
trong các mảng xơ vữa động mạch và sự vắng
mặt của nó trong nhóm chứng hỗ trợ ý tưởng
rằng C. pneumoniae có thể có một vai trò quan
trọng trong sự phát triển của xơ vữa động mạch.
Trong nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận,
tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể IgG C.pneumoniae
(+) trong nhóm bệnh nhân bệnh động vành mạn
72% cao hơn nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp 38,89%, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p=0,011.
Mối liên hệ giữa nhiễm C.pneumoniae mạn
với số nhánh động mạch vành bị tổn thương.
Bảng 20
số nhánh mạch vành tổn tổng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 56
thương
1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh
IgG C.pneumoniae (+) 8 (61,54%)
5
(62,25%) 4 (100%) 17
IgG C.pneumoniae (-) 5 3 0 8
Tổng 13 8 4 25
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
1 Nhánh 2 Nhánh 3 Nhánh
IgG C.pn (+)
IgG C.pn (‐)
Biểu đồ 3: Tần suất IgG C.pneumoniae (+) theo
nhánh động mạch vành bị tổn thương.
Tỷ lệ bệnh nhân có IgG C.pneumoniae (+)
tăng theo số nhánh mạch vành bị tổn thương.
Tóm lại, qua quá trình khảo sát, chúng tôi ghi
nhận một số đặc điểm mối liên hệ giữa nhiễm
C.pneumoniae mạn với bệnh động mạch vành:
‐ Tỷ lệ nhiễm C.pneumoniae mạn trên nhóm
bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn: 72%.
‐ Tỷ lệ nhiễm C.pneumoniae mạn trên nhóm
bệnh nhân bệnh nhồi máu cơ tim cấp: 38,89%.
‐ Tỷ lệ nhiễm C.pneumoniae mạn trên nhóm
bệnh nhân bệnh 1,2 nhánh động mạch vành: 62%.
‐ Tỷ lệ nhiễm C.pneumoniae mạn trên nhóm
bệnh nhân bệnh 3 nhánh động mạch vành gần
100%.
Những đặc điểm vừa nêu trên ở những đối
tượng nhiễm C.pneumoniae mạn trong nghiên
cứu chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài
KẾT LUẬN
Với mục tiêu khảo sát tần suất nhiễm
Chlamydia pneumonia mạn ở bệnh nhân bệnh
động mạch vành, qua nghiên cứu bệnh chứng
trên 113 bệnh nhân được chụp động mạch vành
bao gồm: 61 bệnh nhân có bệnh động mạch
vành và 52 bệnh nhân có động mạch vành bình
thường, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
Tuổi trung bình là 61 (60,9±12,98), nam giới
mắc bệnh ĐMV nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 2,05:1.
Nhiễm C.pn mạn có liên quan đến:
Tăng hs‐CRP với p= 0,001.
Tăng nguy cơ mắc bệnh với OR = 7,09.
Tỷ lệ nhiễm C.pn mạn
Nhóm BN bệnh ĐMVM: 75,86%.
Nhóm BN bệnh NMCTC: 38,89%.
Nhóm BN bệnh <3 nhánh ĐMV: 62%.
Nhóm BN bệnh 3 nhánh ĐMV:100%.
Kiến nghị
Nhìn chung nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với nhiều kết quả nghiên cứu trong và
ngoài n