Đặt vấn đề và mục tiêu: Rối loạn cương (RLC) ngày càng được phát hiện nhiều hơn đặc biệt ở nam giới
lớn tuổi. Bên cạnh đó, bướu lành tuyến tiền liệt (TTL) cũng là một bệnh rất phổ biến trên các đối tượng này. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về mối tương quan của hai bệnh trên. Công trình nghiên cứu của chúng tôi
nhằm xác định tần suất RLC ở những bệnh nhân nam bị bướu lành TTL trước khi cắt đốt nội soi TTL qua ngã
niệu đạo.
Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012 tại khoa Ngoại Tiết
Niệu bệnh viện Chợ Rẫy có 258 bệnh nhân nam bị bướu lành TTL có chỉ định cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu
đạo. Trước khi phẫu thuật, chúng tôi tiến hành thăm khám tổng quát, thăm khám trực tràng và các xét nghiệm
cận lâm sàng khác để đánh giá yếu tố nguy cơ của RLC như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, tăng
huyết áp Đặc biệt, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi IPSS và IIEF‐15 để đánh giá về triệu chứng đường tiết niệu
dưới cũng như chức năng cương của bệnh nhân. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận về mối liên quan giữa RLC và
bướu lành TTL cũng như các yếu tố nguy cơ khác.
Kết quả: Nghiên cứu trên 358 bệnh nhân bị bướu lành TTL, tuổi trung bình là 74,8. Tần suất RLC là
93,4%, trong đó RLC nhẹ là 22,9%, RLC trung bình là 37,2% và RLC nặng là 33,3%. Theo thang điểm đánh
giá IPSS thì mức độ rối loạn trong IPSS tỉ lệ thuận với mức độ RLC. Ngoài ra, các yếu tố khác như bệnh tiểu
đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy thận cũng có liên quan đáng kể đến RLC.
Kết luận: Bướu lành TTL và RLC có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ rối loạn của thang điểm IPSS
càng cao thì mức độ RLC càng cao. Bên cạnh đó, các bệnh kèm theo cũng góp phần làm tăng tần suất của bệnh
RLC.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất rối loạn cương ở những bệnh nhân nam bị bướu lành tuyến tiền liệt trước khi cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 345
TẦN SUẤT RỐI LOẠN CƯƠNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN NAM BỊ BƯỚU LÀNH
TUYẾN TIỀN LIỆT TRƯỚC KHI CẮT ĐỐT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT
QUA NGÃ NIỆU ĐẠO
Cao Hữu Triều Giang*, Đàm Văn Cương**, Vũ Hồng Thịnh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Rối loạn cương (RLC) ngày càng được phát hiện nhiều hơn đặc biệt ở nam giới
lớn tuổi. Bên cạnh đó, bướu lành tuyến tiền liệt (TTL) cũng là một bệnh rất phổ biến trên các đối tượng này. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về mối tương quan của hai bệnh trên. Công trình nghiên cứu của chúng tôi
nhằm xác định tần suất RLC ở những bệnh nhân nam bị bướu lành TTL trước khi cắt đốt nội soi TTL qua ngã
niệu đạo.
Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012 tại khoa Ngoại Tiết
Niệu bệnh viện Chợ Rẫy có 258 bệnh nhân nam bị bướu lành TTL có chỉ định cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu
đạo. Trước khi phẫu thuật, chúng tôi tiến hành thăm khám tổng quát, thăm khám trực tràng và các xét nghiệm
cận lâm sàng khác để đánh giá yếu tố nguy cơ của RLC như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, tăng
huyết ápĐặc biệt, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi IPSS và IIEF‐15 để đánh giá về triệu chứng đường tiết niệu
dưới cũng như chức năng cương của bệnh nhân. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận về mối liên quan giữa RLC và
bướu lành TTL cũng như các yếu tố nguy cơ khác.
Kết quả: Nghiên cứu trên 358 bệnh nhân bị bướu lành TTL, tuổi trung bình là 74,8. Tần suất RLC là
93,4%, trong đó RLC nhẹ là 22,9%, RLC trung bình là 37,2% và RLC nặng là 33,3%. Theo thang điểm đánh
giá IPSS thì mức độ rối loạn trong IPSS tỉ lệ thuận với mức độ RLC. Ngoài ra, các yếu tố khác như bệnh tiểu
đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy thậncũng có liên quan đáng kể đến RLC.
Kết luận: Bướu lành TTL và RLC có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ rối loạn của thang điểm IPSS
càng cao thì mức độ RLC càng cao. Bên cạnh đó, các bệnh kèm theo cũng góp phần làm tăng tần suất của bệnh
RLC.
Từ khóa: Bướu lành tuyến tiền liệt, rối loạn cương, thang điểm IPSS, thang điểm IIEF, cắt đốt nội soi
tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo.
ABSTRACT
THE INCIDENCE OF ERECTILE DYSFUNCTION IN PATIENTS WITH BENIGN PROSTATIC
HYPERPLASIA BEFORE TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE
Cao Huu Trieu Giang, Dam Van Cuong, Vu Hong Thinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 345 ‐ 350
Introduction and objective: To determine the incidence of erectile dysfunction, urinary symptoms and risk
factors in patients with benign prostatic hyperplasia (BPH) before Transurethral Resection of the Prostate
(TURP), using the International Index of Erectile Function (IIEF‐15) and the International Prostate Symptom
Score (IPSS) questionnaires.
Patients and methods: Between September 2009 and December 2012, 258 BPH patients in Department of
Urology in Cho Ray hospital underwent total examination, digial rectal examination. In addition, urinary
symptoms and erectile function were evaluated by IPSS and IIEF‐15 questionnaires before TURP. These patients
* Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ ** Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
*** Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Cao Hữu Triều Giang ĐT:0989237073 Email: trieugiang75@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 346
were also identified potential risk factors for erectile dysfunction (ED) such as coronary heart disease, diabetes
mellitus, renal failure, hypertension
Result: The analysis included 258 BPH men with mean age of 74.8 years. The incidence of ED was 93.4%.
Of the patients, 22.9% had mild ED, 37.2% had moderate ED and 33.3% had severe ED. Logistic regression
analysis showed that greater age, hypertension, diabetes mellitus, renal failure were significantly associated
with ED.
Conclusion: BPH is associated with ED. The results of this study highlight the importance of assessing the
sexual health of men presenting with BPH.
Keywords: Benign Prostatic Hyperplasia, Erectile dysfunction, International Prostate Symptom Score,
Transurethral Resection of the Prostate, International Index of Erectile Function.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS)
đặc biệt do nguyên nhân bướu lành tuyến tiền
liệt (TTL) có liên quan mật thiết với chức năng
cương ở những bệnh nhân (BN) lớn tuổi (12).
LUST và rối loạn cương đều ảnh hưởng nặng nề
đến chất lượng sống của nam giới cũng như gia
đình của họ(8,11).
Cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu đạo
(TURP) đến nay vẫn là phẫu thuật được lựa
chọn hàng đầu cho những BN có chỉ định phẫu
thuật vì tính hiệu quả, tính an toàn cũng như chi
phí điều trị của nó (9,17).
Đa số các BN bị bướu lành TTL thường lớn
tuổi, nhiều bệnh kết hợp, chất lượng cuộc sống
giảm và chức năng cương bị rối loạn ở các mức
độ khác nhau(9).
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung
nghiên cứu về tần suất rối loạn cương (RLC)
trên những BN nam bị bướu lành TTL trước khi
được CĐNS TTL qua ngã niệu đạo.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là tất cả BN nam bị bướu lành TTL có chỉ
định CĐNS qua ngã niệu đạo.
Loại trừ: Những BN bị ung thư TTL, BN
chống chỉ định CĐNS và những BN không đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
BN nằm trong nhóm đối tượng nghiên cứu
sẽ được đánh giá trước phẫu thuật bằng các
bảng IPSS, IIEF‐15, các bệnh kèm theo cũng như
thuốc đã sử dụng trước khi phẫu thuật.
Phân loại BN dựa theo các mức độ nhẹ, vừa,
nặng của bảng IPSS và IIEF‐15. Cụ thể: bảng
IPSS có 7 câu hỏi, mỗi câu hỏi thấp nhất là 0
điểm, nhiều nhất là 5 điểm. Tổng số điểm dưới 8
điểm là rối loạn nhẹ, 8‐19 điểm là rối loạn trung
bình, từ 20 điểm trở lên là rối loạn nặng. Bảng
IIEF‐15 gồm có 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có điểm
từ 0‐5. Tổng số điểm từ 20 trở xuống là RLC
nặng, 21‐30 là RLC trung bình, 31‐59 là RLC nhẹ
và từ 60 trở lên là không RLC.
Đánh giá mối tương quan giữa IPSS, IIEF‐15,
thuốc sử dụng cũng như các bệnh kèm theo.
Phần mềm thống kê được sử dụng: SPSS
16.0.
KẾT QUẢ
Từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2012, ở khoa
Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy có 258 bệnh
nhân nam bị bướu lành TTL có chỉ định phẫu
thuật CĐNS TTL qua ngã niệu đạo và đồng ý
tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân này được
chúng tiến hành phỏng vấn đánh giá theo thang
điểm IPSS và IIEF‐15 cũng như các thăm khám
lâm sàng và cận lâm sàng khác. Kết quả là:
Tuổi bệnh nhân
Tổng số BN: 258.
Tuổi nhỏ nhất: 55.
Tuổi lớn nhất: 95.
Tuổi trung bình: 74,8.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 347
Tuổi trên 80: 67 BN (26%).
Tuổi từ 71‐ 80: 102 BN (40%).
Tuổi từ 61‐70: 70 BN (27%).
Tuổi từ 60 trở xuống: 19 BN (7%).
Biểu đồ 1. Số lượng bệnh nhân.
Rối loạn cương (đánh giá theo bảng IIEF‐
15)
Tổng số BN bị RLC: 241/258 BN chiếm
93,4%.
Không bị RLC: 17 BN chiếm 6,6%.
RLC nhẹ: 59 BN chiếm 22,9%.
RLC trung bình: 96 BN chiếm 37,2%.
RLC nặng: 86 BN chiếm 33,3%.
Biểu đồ 2. Tỉ lệ các mứa độ RLC theo IIEF‐15.
Đánh giá theo thang điểm IPSS
Rối loạn nhẹ: 37 BN chiếm 14,3%.
Rối loạn TB: 96 BN chiếm 37,2%.
Rối loạn nặng: 125 BN chiếm 48,5%.
Biểu đồ 3. Tỉ lệ các mứa độ RL đi tiểu theo IPSS.
Bệnh kèm theo
Trong 258 BN bị bướu lành TTL có chỉ định
CĐNS TTL qua ngã niệu đạo thì 219 BN có bệnh
khác kèm theo chiếm 85%. Cụ thể là: Bệnh tim
mạch: 62 BN (24%), bệnh tiểu đường: 96 BN
(37,2%), tăng huyết áp: 74 BN (28,7%), suy thận:
27 BN (10,5%), bệnh tiết niệu khác: 57 BN
(22,1%), các bệnh khác: 35 BN (13,6%).
Biểu đồ 4. Các bệnh kèm theo
Thuốc đã sử dụng
57 BN sử dụng thuốc tim mạch.
73 BN sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.
122 BN sử dụng thuốc ức chế α.
34 BN sử dụng thuốc ức chế 5α‐reductase.
54 BN sử dụng Tadenan.
Bảng 1. Liên quan giữa mức độ RLC và tuổi.
P<0,05 RLC
Nhẹ (59) TB (96) Nặng (86)
Tuổi
<= 60 (10) 5 (8,5%) 3 (3,1%) 2 (2,3%)
61- 70 (64) 20 (33,9%) 34 (35,4%) 10 (11,6%)
71- 80 (100) 32 (54,2%) 49 (51%) 19 (22,1%)
>80 (67) 2 (3,4%) 10 (10,5%) 55 (64%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 348
Bảng 2. Liên quan giữa mức độ RLC và thang điểm
IPSS.
P<0,05 IPSS
Nhẹ TB Nặng
RLC
Nhẹ (59) 12 (20,3%) 16 (27,2%) 31 (52,5%)
TB (96) 16 (16,7%) 28 (29,2%) 52 (54,1%)
Nặng (86) 5 (5,9%) 25 (29,1%) 56 (65%)
Bảng 3. Liên quan giữa mức độ RLC các bệnh kèm
theo.
RLC
P
Nhẹ (59) TB (96) Nặng (86)
Tiểu
đường
Có 15 (25,4%) 32 (33,3%) 49 (57%) <0,0
5 Không 44 (74,6%) 64 (66,7%) 37 (43%)
Tim
mạch
Có 9 (15,3%) 17 (17,7%) 29 (33,7%) <0,0
5 Không 50 (84,7%) 79 (82,3%) 57 (66,3%)
THA
Có 8 (13,6%) 25 (26%) 41 (47,7%) <0,0
5 Không 51 (86,4%) 71 (74%) 45 (42,3%)
Suy
thận
Có 5 (9,3%) 10 (10,4%) 14 (14%) <0,0
5 Không 54 (90,7%) 86 (89,6%) 72(86%)
BÀN LUẬN
Bướu lành TTL là bệnh rất phổ biến ở nam
giới cao tuổi và có liên quan đến chức năng
cương cũng như chức năng tình dục của BN.
Điều trị nội khoa hay điều trị phẫu thuật bướu
lành TTL cũng ảnh hưởng đến chức năng tình
dục đặc biệt là rối loạn xuất tinh của BN (1,3,9).
Tuổi và RLC
Tần suất RLC ở những BN nam theo tuổi
được báo cáo rất khác nhau nhưng đều có một
điểm chung là tuổi càng cao thì tần suất RLC
càng tăng(4). Đều này càng thể hiện rõ khi BN có
thêm bướu lành TTL(5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ RLC ở
BN có tuổi dưới 60 là 10/19 BN chiếm 52,6%. Tỉ
lệ này tăng lên đến 100% (67/67 BN) khi BN trên
80 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với các y văn
trong và ngoài nước (4,5,6). Kết quả của chúng tôi
cao hơn các kết quả khác có lẽ do các triệu chứng
đường tiểu dưới (LUTS) ảnh hưởng nặng nề đến
chất lượng cuộc sống của BN.
IPSS và RLC
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy
có mối liên quan mật thiết giữa mức độ RLC và
mức độ rối loạn theo thang điểm IPSS. Trong
nhóm RLC nhẹ, IPSS rối loạn nhẹ chỉ có 20,3%
nhưng tăng dần theo đến IPSS rối loạn nặng là
52,5%. Tương tự, trong nhóm RLC trung bình và
RLC nặng thì tỉ lệ cũng tăng dần khi IPSS rối
loạn nặng dần.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
các kết quả khác đã được báo cáo như Vassilis
Poulakis báo cáo trên 522 BN bị bướu lành
TTL có chỉ định phẫu thuật (17,18). Nghiên cứu
Alf‐One của Hartung R và cs trên 3230 BN ở
Nga, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh và Châu Á
cũng có kết quả tương tự (7). Trong nghiên cứu
‘Cologne Male Survey’ trên 8000 nam giới,
Braun M báo cáo tỉ lệ LUST ở những BN RLC
là 72,2% trong khi tỉ lệ LUTS ở những người
không bị RLC chỉ có 37,7%(2).
Kết quả này cho thấy RLC tỉ lệ thuận với
mức độ rối loạn đánh giá theo thang điểm
IPSS(13).
RLC và bệnh tiểu đường
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN
bị RLC nhẹ có tiểu đường chỉ có 25,4% nhưng tỉ
lệ này tăng lên đáng kể ở nhóm RLC trung bình
có tiểu đường là 33,3% và ở nhóm RLC nặng có
tiểu đường thì tỉ lệ này là 57%. Điều này cho
thấy mức độ liên quan tỉ lệ thuận giữa hai bệnh
này.
Theo nghiên cứu của Vũ Lê Chuyên trên 211
BN bị RLC thì trong bệnh nội khoa phối hợp có
12% tiểu đường. Tiểu đường chỉ gặp ở nhóm
trên 40 tuổi, cao nhất ở nhóm 51‐60 tuổi là
30%(20). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi
trung bình của BN cao hơn (74,8), có nhiều bệnh
phối hợp hơn nên tỉ lệ cao hơn là hợp lí.
Theo nghiên cứu của Felman (4), RLC xảy ra
ít nhất là 50% những BN đã được chẩn đoán là
tiểu đường trong 10 năm.
Theo báo cáo của Nguyễn Thành Như(10)
trong chuyên đề hội nghị khoa học kỹ thuật
bệnh viện Bình Dân 2004 thì RLC có thể xảy ra
trên ít nhất là 50% BN tiểu đường và tới 12% BN
đến khám đầu tiên vì RLC được phát hiện có bị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 349
tiểu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỉ
lệ tương tự với các báo cáo này(18).
RLC và suy thận
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm RLC
nhẹ có suy thận là 9,3%, trong nhóm RLC trung
bình là 10.4% và nhóm RLC nặng là 14%. Mặc
dù tỉ lệ thấp (27/258 BN) nhưng cũng phản ánh
được mối liên quan tỉ lệ thuận giữa RLC và suy
thận.
Theo Trần Quán Anh (16) thì suy giảm chức
năng cương dương vật chiếm 45% trên những
nam giới bị suy thận mạn.
Theo Nguyễn Thành Như(10) thì khoảng
50% BN suy thận cần lọc máu bị RLC nhưng
nhiều BN có chức năng cương cải thiện sau khi
ghép thận.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ
thấp hơn vì chúng tôi nghiên cứu tỉ lệ suy thận
trong nhóm BN bị RLC trong khi các báo cáo
trên thì nghiên cứu tỉ lệ BN bị RLC trong nhóm
BN suy thận. Mặc dù kết quả khác biệt nhưng
cũng phản ánh được sự tương quan giữa RLC
và suy thận(18).
RLC và bệnh tim mạch
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
nhóm BN bị RLC nhẹ có bệnh tim mạch là
15,3%, trong nhóm RLC trung bình là 17,7% và
trong nhóm RLC nặng là 33,7%. Kết quả này cho
thấy mối liên quan của hai loại bệnh này. Tỉ lệ
tăng dần từ nhóm RLC nhẹ đến RLC nặng. Tỉ lệ
này cũng phù hợp với các báo cáo và y văn đã
được công bố.
Theo Trần Quán Anh(16), các bệnh tim mạch
có liên quan đến nguyên nhân gây RLC. Những
cản trỡ cơ giới từ thành mạch hoặc từ những
thay đổi áp lực động mạch làm cho lượng máu
tưới vào dương vật không đủ. Bệnh xơ vữa
thành mạch là nguyên nhân của khoảng 40% các
trường hợp RLC ở nam giới trên 50 tuổi.
Theo Felman(4), có tới 39% nam giới đang
điều trị bệnh tim, 15% đang điều trị THA, 9,6%
đang điều trị các bệnh tim mạch khác bị RLC.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỉ lệ
tương tự như các báo cáo này.
KẾT LUẬN
RLC là một bệnh ngày càng gặp nhiều hơn.
Từ trước đến nay, chúng ta thường chú ý về
RLC ở những nam giới trẻ để tiến hành điều trị
mà bỏ quên một đối tượng khác là những nam
giới lớn tuổi có LUTS đặc biệt là bướu lành TTL.
Trong những thập niên gần đây, đã có nhiều
báo cáo về mối liên hệ giữa RLC và bướu lành
TTL trong đó bướu lành TTL được xem là yếu tố
nguy cơ cao của RLC.
Kết quả nghiên cứu được báo cáo trong bài
này cho thấy tần suất RLC ở những BN nam bị
bướu lành TTL rất cao. Cụ thể là trong tổng số
258 BN, tỉ lệ RLC là 93,4%, trong đó RLC nhẹ là
22,9%, RLC trung bình là 37,2% và RLC nặng là
33,3%. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác
như bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thậncũng
làm tăng tần suất của RLC. Bướu lành TTL
không chỉ ảnh hưởng đến chức năng cương của
BN mà còn ảnh hưởng đến chức năng tình dục
khác như xuất tinh, giảm ham muốn, rối loạn
khoái cảm
Kết quả báo cáo của bài báo này góp phần
làm rõ thêm về mối liên hệ của hai bệnh trên từ
đó có chính sách chăm sóc và điều trị hợp lí cho
những BN này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boyle P.(2003), The association between lower urinary tract
symptoms and erectile dysfunction in four centres: the UrEpik
study. BJU Int:234‐87.
2. Braun MH. (2003), Lower urinary tract symptoms and erectile
dysfunction: co‐morbidity or typical “Cologne Male Survey.
Eur Urol: 145‐65.
3. Chung WS. (2004), Lower urinary tract symptoms and sexual
dysfunction in community‐dwelling men. Mayo Clin Proc:245‐
67.
4. Feldman HA. (1994), Impotence and its medical and
psychosocial correlates: result of the Massachusetts Male Aging
Study. J Urol 1994:236‐48
5. Frankel SJ. (1998), Sexual dysfunction in men with lower
urinary tract symptoms. J Clin Epidemiol.
6. Jeroen van Moorselaar.,(2003), LUST and sexual dysfunction:
Implications for managament of BPH. Eur Urol Supplements 2:
347‐78
7. Hartung R. (2003), Sexual dysfunction in 3,230 men with LUST
suggestive of BPH in Europe, Russia, the Middle East, Latinh
American and Asia.: 346‐57.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 350
8. McVary K (2006), Lower urinary tract symptoms and sexual
dysfunction: epidemiology and pathophysiology. BJU Int.:467‐
78.
9. Michael Muntener. (2007), Sexual function after transurethral
resection of the prostate (TURP): Results of an Independent
prospective Multicentre Assessment of outcome. EAU: 345‐67.
10. Nguyễn Thành Như (2004), “Một số đặc điểm dịch tễ học ở
những bệnh nhân bị rối loạn được điều trị tại bệnh viện Bình
Dân trong ba năm (2000‐2001‐2002)”, Chuyên đề hội nghị khoa
học bệnh viện Bình Dân, tr. 176‐179
11. Rosen R. (2005), Sexual dysfunction and lower urinary tract
symptoms (LUST) associated with benign prostatic hyperplasia
(BPH). Eur Urol.: 589‐91.
12. Rosen R et al. (2003), Lower urinary tract symptoms and male
sexual dysfunction: the multinational survey of the aging male
(MSAM‐7). Eur Urol.:124‐35.
13. Rosen R. (2006), Update on the relationship between sexual
dysfuction and lower urinary tract symptoms/ benign prostatic
hyperplasia. Curr Opin Urol.: 125‐36.
14. Rosen R. (2005), Lower urinary tract symptoms severity and
International Prostate Symptom Score bother question correlate
with measures of erectile and ejaculation in benign prostatic
hyperplasia. J Urol:321‐34.
15. Rosen RC. (2008), Validated questionnaires for assesing sexual
dysfunction and BPH/LUST: solidifying the common
pathophysiologic link. Int J of Impotence Reseach.: 234‐46.
16. Trần Quán Anh (2002), Rối loạn cương, Bệnh học giới tính nam,
Nhà xuất bản Y học, tr. 379‐449.
17. Vassilis P. (2006), Erectile dysfunction after transurethral
prostatectomy for lower urinary tract symptoms: result from a
center with over 500 patients. Asian J Androl.:133‐ 36.
18. Vallancien G (2003), Sexual dysfunction in 1,274 European men
suffering from lower urinary tract symptoms. J Urol.: 122‐125.
19. Van Dijk M. (2005), The association between lower tract
symptoms and sexual dysfunction: fact or fiction?. Curr Opin
Urol.: 145‐49.
20. Vũ Lê Chuyên (2000), “Khảo sát tình hình bệnh nhân rối loạn
cương ở TP HCM”, Y học TP HCM, tr. 263‐269.
Ngày nhận bài báo 16‐05‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10‐06‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15‐07‐2013