Tạo hình mất mô mi dưới rộng sau chấn thương do tai nạn giao thông

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị tạo hình khuyết mô mí dưới rộng sau chấn thương. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả can thiệp lâm sàng hàng loạt ca cho 27 trường hợp (TH) tổn thương mất chất mô mi dưới nhiều hơn 1/2 chiều dài mi sau chấn thương do tai nạn giao thông xe hai bánh.Công trình thực hiện 4 năm từ tháng 1/2006 đến 6/2011 tại bệnh mắt TpHCM. Kết quả: Có 11 TH khuyết mi nông được tạo hình kiểu di thực vạt sụn kết mạc đơn giản (phương pháp Hughes) và 16 TH khuyết mi sâu tạo hình kiểu di thực vạt sụn kết mạc phức tạp (phương pháp Hughes cải tiến kết hợp ghép sụn tai rời phủ bên trên vạt da cơ vòng). Với thời gian theo dõi trung bình 9 tháng ± 12 (gần nhất 3 tháng,lâu nhất 36 tháng), kết quả được đánh giá tốt 26%, khá 74%, hài lòng 26% (không có trường hợp thất bại). Kết luận: Ngoài bất lợi mổ nhiều thì khiến người bệnh phải đi lại nhiều lần, phương pháp Hughes có các ưu điểm sau: Phẫu thuật nhỏ, ít chảy máu thực hiện dưới gây tê tại chỗ rất thích hợp vói thầy thuốc nhãn khoa, Phẫu thuật viên an tâm không sợ khiếm dưỡng thiếu máu gây hoại tử mô ghép. Phương pháp này có thể áp dụng tạo hình thỏa đáng cho mọi mức độ khuyết mi theo chiều dài và chiều rộng mi dưới.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo hình mất mô mi dưới rộng sau chấn thương do tai nạn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 289 TẠO HÌNH MẤT MÔ MI DƯỚI RỘNG SAU CHẤN THƯƠNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG Lê Minh Thông*, Trần Kế Tổ* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị tạo hình khuyết mô mí dưới rộng sau chấn thương. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả can thiệp lâm sàng hàng loạt ca cho 27 trường hợp (TH) tổn thương mất chất mô mi dưới nhiều hơn 1/2 chiều dài mi sau chấn thương do tai nạn giao thông xe hai bánh.Công trình thực hiện 4 năm từ tháng 1/2006 đến 6/2011 tại bệnh mắt TpHCM. Kết quả: Có 11 TH khuyết mi nông được tạo hình kiểu di thực vạt sụn kết mạc đơn giản (phương pháp Hughes) và 16 TH khuyết mi sâu tạo hình kiểu di thực vạt sụn kết mạc phức tạp (phương pháp Hughes cải tiến kết hợp ghép sụn tai rời phủ bên trên vạt da cơ vòng). Với thời gian theo dõi trung bình 9 tháng ± 12 (gần nhất 3 tháng,lâu nhất 36 tháng), kết quả được đánh giá tốt 26%, khá 74%, hài lòng 26% (không có trường hợp thất bại). Kết luận: Ngoài bất lợi mổ nhiều thì khiến người bệnh phải đi lại nhiều lần, phương pháp Hughes có các ưu điểm sau: Phẫu thuật nhỏ, ít chảy máu thực hiện dưới gây tê tại chỗ rất thích hợp vói thầy thuốc nhãn khoa, Phẫu thuật viên an tâm không sợ khiếm dưỡng thiếu máu gây hoại tử mô ghép. Phương pháp này có thể áp dụng tạo hình thỏa đáng cho mọi mức độ khuyết mi theo chiều dài và chiều rộng mi dưới. Từ khóa: Di thực vạt sụn kết mạc, phương pháp Hughes. ABSTRACT LOWER EYELID REPAIR FOR LARGE TISSUE LOSS AFTER TRAFFIC ACCIDENT TRAUMA Le Minh Thong, Tran Ke To * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 289 - 295 Purpose: To evaluate the results of lower eyelid repair for large tissue loss after traffic accident trauma Method: A descriptive case series study of 27 cases of large tissue loss more than half length of lower eyelid after two wheel traffic accident trauma were operated during 4 years from 1/2006 đến 6/2011 at HCM city eye hospital. Results: There were 11 cases of partial eyelid tissue loss repaired by simple tarsalconjunctival flab (Hughes procedure) and 16 cases of total eyelid tissue loss repaired by complex tarsalconjunctival flab (modified Hughes procedure combined with free auricular cartilage graft and skin-muscle flab). With the average of follow-up time about 9 months ± 12 (nearest 3 ms, longest 36 ms), the results that ranged into 3 levels were excelent (26%), good (48%), satisfied (26%). Conclusion: Besides a disavantage of taking time of patient for mutiple operations, the Hughes technique obtained some advantages: Small operation, little bleeding and local anesthesia is suitable for ophthalmologist surgeon. The surgeon will be assure not to get complications of graft tissue necrosis. This procedure can be applied properly for any eyelid tissue loss in length and height of lower eyelid. Key words: Tarsalconjunctival flab, Hughes procedure. ĐẶT VẤN ĐỀ Mất mô mi đặc biệt mô mi dưới rất thường gặp sau chấn thương do tai nạn giao thông đặt ra một thách thức điều trị cho thầy thuốc nhãn khoa. Sự mất mô mi gây tổn hại không chỉ chức  Bộ Môn Mắt, Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Kế Tổ ĐT: 0908453685 Email: bstkto@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 289 năng bảo vệ nhãn cầu ảnh hưởng chức năng thị giác mà còn thẩm mỹ khuôn mặt làm người bệnh mất tự tin trong công việc giao tế. Tổn thương mất chất trên phân nửa mô mi dưới, không thể nối tận tận(6), đặt ra nhiều khó khăn phải khắc phục(1,5) vấn đề tạo hình phức tạp vì phải ghép mô bao gồm cả da, cơ vòng, sụn, kết mạc,(2) vấn đề khiếm dưỡng mô ghép,(3) vấn đề tạo hình góc mi trong và ngoài. Kinh điển có 2 nhóm kỹ thuật: phương pháp Hughes mổ 2 thì(2) và phương pháp Mustardé mổ một thì(7). Chúng tôi nghiên cứu áp dụng kỹ thuật Hughes với một số cải biên để tăng hiệu quả tạo hình. Báo cáo này nhằm đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm điều trị của kỹ thuật đã áp dụng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đây là công trình tiến cứu, cắt dọc, hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Trong 4 năm từ tháng 1/2006 đến 6/2011 chúng tôi đã phẫu thuật cho 27 trường hợp (TH) các tổn thương mất chất mô mi dưới nhiều hơn 1/2 mi, có nghĩa không cho phép nối tận tận phần mi còn lại (theo nguyên tắc của Converse(6)). Căn cứ trên chiều dài trải từ 2 góc mi và bề cao trải từ bờ mi đến bờ dưới xương hốc mắt, mức độ khuyết mi được gọi tên như sau: Khuyết tòan bộ khi mất mô tới tận 2 góc mi phải tạo vạt màng xương cho góc mi ngòai và vạt dây chằng mi trong cho góc mi trong. Đối với chiều cao của mi trải từ bờ mi tới bờ xương hốc mắt dưới, khuyết toàn bộ gọi là nông khi sự khuyết chỉ giới hạn phần sụn mi, gọi là sâu khi khuyết vượt khỏi sụn mi phơi bày kết mạc cùng đồ. Khuyết không toàn bộ khi khuyết về phía trong hoặc phía ngoài còn chừa lại một tí sụn mi của góc mi còn lại. Tương tự như trên cũng chia ra khuyết không toàn bộ nông và không toàn bộ sâu. Kỹ thuật mổ Phẫu thuật gồm nhiều thì (2 thì trở lên) và gây tê tại chỗ: Thì 1, tái tạo mô mi bị khuyết: bóc tách làm sạch gọn mép mô khuyết và tạo vạt sụn kết mạc (S-KM) từ mi trên (H1B).Tạo hình khuyết mô có 2 cách: (1) Đối với khuyết mô mi toàn bộ hay không toàn bộ nông, vạt S-KM khâu trực tiếp vào mép mô khuyết, sau đó phủ mặt trước vạt S- KM bằng vạt da kiểu trượt từ mi dưới hay da rời (2) Đối với khuyết mô mi sâu, vạt S-KM mi trên khâu vào mảnh sụn tai ghép rời (kích thước tùy độ rộng khuyết mi) mà được cố định phía ngoài bởi vạt màng xương và phía trong bởi vạt tạo bởi ½ trên của dây chằng mi trong (khuyết mi toàn bộ) hoặc một trong 2 vạt này với mép sụn mi còn lại (khuyết không toàn bộ).Tiếp theo toàn bộ mô mi dưới từ bờ khuyết được bóc tách bằng dao điện xa về phía dưới xương gò má cho tới màng xương và toàn bộ khối mô này (vạt cơ da) được kéo lên trên bằng chỉ không tan 4.0 cố định vào màng xương bờ hốc mắt ngoài để phủ mặt trên sụn tai ghép rời. Trường hợp vẫn còn thiếu mô phủ sụn của vạt S-KM thì ghép thêm da rời lấy từ da sụn tai hay da mi trên. Thì 2, tái tạo lại khe mi: Tiến hành 1 tháng sau thì 1 nhằm tái tạo lại bờ tự do của mi, khâu sắp xếp lại các cấu trúc của mi theo lớp lang giải phẫu học. Thì 3, chỉnh sửa mảnh ghép thay thế mô khuyết nhằm đạt yêu cầu thẩm mỹ: Tiến hành 1 tháng sau thì 2 bằng cách (1) cắt gọn bớt nếu mô ghép lỏng lẻo không đủ căng để áp vào mặt trước nhãn cầu, hoặc (2) gia cố thêm góc mi trong và ngoài nếu mô ghép thiếu hụt bằng vạt da kiểu xoay từ 2 góc mi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 290 H1. Kỹ thuật tạo hình vạt sụn kết mạc đơn thuần cho mi dưới.(A) Khuyết mô mi dưới sau cắt bỏ ung thư.(B) Bóc tách vạt S-KM từ mi trên cách bờ tự do 3 mm.(C) Vạt S-KM được bóc tách cho tới dây chằng ngang Whitnall.(D) Khâu vạt S-KM vào chỗ khuyết mô mi dưới. Đối với khuyết mô rộng gần toàn bộ mi dưới, vạt S- KM mi trên khâu vào mảnh sụn tai ghép rời (kích thước 25x4mm) được cố định phía ngoài bởi vạt màng xương và phía trong bởi vạt tạo bởi ½ trên của dây chằng mi trong.(E) Nếu chỉ khuyết bờ mi thì chuyễn vạt da kiểu trợt từ dưới lên để phủ vạt sụn bắc cầu. Nếu khuyết mi toàn bộ thì chuyễn toàn bộ vạt da cơ được tách sâu tới màng xương hốc mắt và được kéo lên trên bằng chỉ không tan 4.0 cố định vào màng xương bờ hốc mắt ngoài để phủ lên mảnh sụn tai. Trường hợp vẫn còn thiếu mô thì ghép thêm da rời lấy từ da sụn tai hay da mi trên.(F) Một tháng sau, mổ thì 2 để mở lại khe mi, cắt vạt S-KM với sự bảo vệ của sonde crenellee chịu bên dưới. (G). Khâu chỉnh sửa lại vạt sụn kết mạc còn lại sau khi đã chuyễn một phần cho mi dưới(2). Đánh giá kết quả Căn cứ trên 2 tiêu chuẩn chức năng và thẩm mỹ trong đó tiêu chuẩn đầu là chính, tiêu chuẩn sau là phụ.Có 3 mức độ đánh giá:(7) Tốt: Đạt yêu cầu bảo vệ nhãn cầu và yêu cầu thẩm mỹ.Yêu cầu che chở có 2 tiêu chuẩn (1) mi dưới áp vào mặt trước giác mạc (2) Hết kích ứng mắt trong sinh hoạt.Yêu cầu thẩm mỹ cũng có 2 tiêu chuẩn phụ (1) bề cao và bề dài khe mi đạt kích thước bình thường so với mắt bên lành (2) góc trong và ngoài khe mi không bị biến dạng. Khá: đảm bảo yêu cầu che chở giác kết mạc.Yêu cầu thẩm mỹ chỉ đạt 1 hoặc không đạt tiêu chuẩn nào. Hài lòng: Chỉ đảm bảo yêu cầu bảo vệ giác mạc, không hở giác kết mạc khi nhắm mắt. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của 27 TH được mổ. N 0 % Độ tuổi 49± 21(24-85) < 45 tuổi > 45 tuổi 19 8 70 30 Phái: Nam Nữ 23 4 85 15 Nghề nghiệp: Lao động trí óc Lao động chân tay 10 17 37 63 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 291 N 0 % Thời gian bị tai nạn trong ngày Ban ngày (từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối) Ban đêm 12 15 44 56 Nguyên nhân tai nạn giao thông Do va quẹt lẫn nhau Tự té 21 6 78 22 Thời gian đến điều trị sau chấn thương Sớm < 1 tháng Muộn > 1 tháng 10 17 37 63 Tổn thương kèm theo Gãy xương gò má Tổn thương lệ quản dưới Xây xát vùng mặt Lật mi dưới do sẹo co kéo Tổn thương mi trên 3 15 20 7 2 11 55 74 26 7 Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng. Mức độ khuyết mi Toàn bộ Không toàn bộ Nông 10 4 Sâu 8 5 Bảng 3: Kết quả điều trị của 2 lô với thời gian theo dõi trung bình 9 tháng ± 12 (gần nhất 3 tháng, lâu nhất 36 tháng). Khuyết mô mi toàn bộ Khuyết mô mi không toàn bộ Nông Sâu Chung Nông Sâu Chung Tổng 2 nhóm n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) Tốt 2(29) 1(17) 3(23) 2(29) 2(29) 4(28,5) 7(26) Khá 2(29) 4(66) 6(46) 3(42) 4(57) 7(50) 13(48) Hài lòng 3(42) 1(17) 4(31) 2(29) 1(14) 3(21,5) 7(26) Sau đây xin báo cáo vài trường hợp minh hoạ kết quả cụ thể: Khuyết mi dưới toàn bộ Trường hợp 1 (BN 2) Nguyễn V H. 34 tuổi bị tai nạn giao thông té xe 2 bánh trước đó 1 tháng. Đến xin điều trị vì mắt kích ứng khi ra gió và mong muốn được sửa chửa những biến dạng ở mắt. Khám thấy tổn thương khuyết mi dưới toàn bộ với mất mô sâu bộc lộ kết mạc cùng đồ. Vạt da mi dưới bị khâu lệch lên vết thương mi trên (Hình 1A). Phương pháp tạo hình: ghép sụn tai rời (25x5mm) vào mép góc mi dưới trong và ngoài, toàn bộ mô mi dưới từ bờ khuyết được bóc tách bằng dao điện xa về phía dưới xương gò má cho tới màng xương và toàn bộ khối mô này được kéo lên trên bằng chỉ không tan 4.0 cố định vào màng xương bờ hốc mắt ngoài để phủ mặt trên sụn tai ghép rời, phủ thêm mặt trước sụn bằng cách chuyễn xuống vạt da khâu lệch lên trên.Tăng cường dinh dưỡng sụn tai ghép rời bằng cách tạo vạt sụn kết mạc mi trên khâu vào bờ sụn này. Một tháng sau đó, tạo lại khe mi bằng cách mở vạt sụn kết mạc tại đường nối với sụn tai (Hình 1B). Kết quả đánh giá tốt (Hình 1C). A B C Hình 1. A: trước mổ. B: Kết quả mổ sau nhập viện 2 tháng. C: kết quả mổ sau nhập viện 5 tháng. Trường hợp 2 (BN7) Trần quốc N. 45 tuổi, bị tai nạn giao thông té xe 2 bánh trước đó 1 tháng. Đến xin điều trị vì mắt kích ứng gây trở ngại trong sinh hoạt và mong muốn được sửa chửa những biến dạng ở mắt. Khám thấy tổn thương khuyết mi dưới toàn bộ nông nhưng kết mạc bị bộc lộ do sẹo co kéo, thị lực 8/10 (Hình 2A). Phương pháp tạo hình: ghép rời da sau tai (25x5mm) để khắc phục lật mi do co kéo (Hình 2B), nhưng kết quả còn hạn chế (Hình 2C). Bệnh nhân được di thực vạt sụn kết mạc mi trên khâu trực tiếp vào mép mô khuyết kết hợp cố định 2 cạnh sụn của vạt vào vạt màng xương ngoài và vạt dây chằng mi trong và mặt trước được phủ bằng ghép da rời sau tai. Khe mi được tái tạo sau đó 1 tháng. Kết Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 292 quả được giá tốt (H2D& H2E). A B C D E Hình 2. A: Trước mổ. B: Ghép rời da sau tai (25x5mm) để khắc phục lật mi do co kéo. C: Kết quả mổ sau ghép da tai còn hạn chế. D: Bệnh nhân được di thực vạt sụn kết mạc mi trên khâu trực tiếp vào mép mô khuyết kết hợp cố định 2 cạnh sụn của vạt vào vạt màng xương ngoài và vạt dây chằng mi trong và mặt trước được phủ bằng ghép da rời sau tai. Khe mi được tái tạo sau đó 1 tháng. E: Không còn hở mi khi nhắm mắt. Kết quả được đánh giá tốt. Trường hợp 3 (BN 2) Đào Đuc T. 45 tuổi bị tai nạn giao thông té xe 2 bánh trước đó 1 tháng. Đến xin điều trị vì mắt kích ứng gây trở ngại trong sinh hoạt và mong muốn được sửa chửa những biến dạng ở mắt. Khám thấy tổn thương khuyết mi dưới toàn bộ nông nhưng kết mạc bị bộc lộ do sẹo co kéo, thị lực 8/10 (Hình 3A). Phương pháp tạo hình: ghép sụn tai rời (25x5mm) vào mép góc mi dưới trong và ngoài, toàn bộ mô mi dưới từ bờ khuyết được bóc tách bằng dao điện xa về phía dưới xương gò má cho tới màng xương và toàn bộ khối mô này được kéo lên trên bằng chỉ không tan 4.0 cố định vào màng xương bờ hốc mắt ngoài để khắc phục sẹo co kéo, phủ thêm mặt trước sụn bằng cách ghép da rời sau tai.Tăng cường dinh dưỡng sụn tai ghép rời bằng cách tạo vạt sụn kết mạc mi trên khâu vào bờ sụn này. Một tháng sau đó, tạo lại khe mi bằng cách mở vạt sụn kết mạc tại đường nối với sụn tai,nhưng mô ghép có xu hướng lật ra (Hình 3B). BN được tạo hình tiếp thì 3 bằng cách cố định 2 cạnh mô ghép này vào vạt màng xương và vạt dây chằng mi trong. Kết quả đánh giá khá (Hình 3C). A B C Hình3. A: trước mổ. B: kết quả ghép sụn tai. C: kết quả mổ sau tạo hình 2 cạnh mô ghép vào vạt màng xương và vạt dây chằng mi trong. Khuyết mi dưới không toàn bộ Trường hợp 4 (BN 5) Lê V L. 30 tuổi, đến khám và xin điều trị khuyết và biến dạng mi dưới sau chấn thương do tai nạn giao thông 5 tháng. Tình trạng giác mạc trong, thị lực 10/10. Khuyết mi dưới không toàn bộ nông phía ngoài, phần mi còn sót lại bị viêm dày (Hình 6A). Phương pháp tạo hình: Chuyễn vạt sụn kết mạc mi trên cố định vào mép khuyết mi dưới, phủ mặt trước vạt này bằng mảnh da sau tai ghép rời. Tái tạo lại khe mi 1 tháng sau (Hình 4B). Kết quả đánh giá tốt (Hình 4C). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 293 A B C Hình4. A:Ttrước mổ. B: Kết quả mổ sau nhập viện 2 tháng. C: Kết quả mổ sau nhập viện 9 tháng. Trường hợp 5 (BN 18) L. V M. 33 tuổi, nhập viện xin điều trị tổn thương khuyết mi do tai nạn giao thông trước đó 3 tháng. Tình trạng giác mạc trong tốt,thị lực 8/10. Mi dưới bị khuyết không toàn bộ nông phía trong, kết hợp lật phần mi nhỏ còn lại do sẹo co kéo (Hình 5C). Phương pháp tạo hình: Chuyễn vạt sụn kết mạc mi trên cố định vào mép khuyết mi dưới, phủ mặt trước vạt này bằng ghép rời da sau tai. Tái tạo lại khe mi 1 tháng sau (Hình 5B). Kết quả đánh giá tốt (Hình 5C). A B C Hình 5. A: Trước mổ. B: Kết quả 1 tuần sau tái tao khe mi của kỹ thuật chuyễn vạt sụn kết mạc trước đó. C: Kết quả mổ sau 3 tháng mở khe mi. Trường hợp 6 (BN 25) Trịnh T. B. 35 tuổi, nhập viện xin điều trị tổn thương khuyết mi do tai nạn giao thông trước đó 2 tuần. Thị lực 10/10 hai mắt. Mi dưới mắt phải bị khuyết không toàn bộ nông phía trong, kết hợp lật phần mi nhỏ còn lại do sẹo co kéo (Hình 6A). Phương pháp tạo hình: Chuyển vạt sụn kết mạc mi trên cố định vào mép khuyết mi dưới, phủ mặt trước vạt này bằng cách ghép da kiểu xoay từ gò má. Trước tạo hình khe mi thì 2 cho thấy vạt sụn kết mạc còn dính vào mi dưới và vạt da ghép xoay tại chỗ có màu đen nhưng thực tế sống tốt không bị hoại tử (Hình 6B). Kết quả sau mở khe mi 1 tháng được đánh gía khá (Hình 6C). A B C Hình 6. A: Trước mổ. B: Hình minh họa di thực sụn kết mạc và ghép da chuyễn vạt tại chỗ. C: Kết quả mổ sau mở khe mi 1 tháng. BÀN LUẬN Về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng Bảng 1 cho thấy tỉ lệ tuổi < 45 bị tai nan giao thông mất mô mi dưới cao hơn tuổi > 45, nam bị nhiều hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giải thích điều này có lẻ người trẻ và giới nam có xu hướng phóng xe nhanh hơn người có tuổi và người nữ. Không có sự khác biệt ý nghĩa thông kê giữa người lao động trí óc và lao động chân tay cũng như giữa lái xe ban ngày và ban đêm. Nguyên nhân tai nạn giao thông do va quẹt lẫn nhau cao hơn tự té (P<0,05), đối tượng tự té gặp chủ yếu ở người nữ và có tuổi. Thời gian đến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 294 điều trị sớm trước một tháng thường gặp ở nhóm bị khuyết mi dưới toàn bộ sâu chủ yếu do những khó chịu gây ra bởi sự bộc lộ kết giác mạc. Nhóm đến điều trị muộn chủ yếu vì lý do thẩm mỹ và do người bệnh mất thì giờ tìm kiếm đia chỉ nào có thể điều trị được.Về các tổn thương kèm theo, có 3 trường hợp gãy xương gò má không di lệch, có 15 TH đứt lệ quản dưới tất cả đều không sửa chửa phục hình được vì mất điểm lệ. Có 20 TH bị xây xát vùng mặt kèm theo gây trở ngại cho việc tạo hình, đặc biệt biến chứng lật mi do sẹo co kéo (7 TH) làm phức tạp thêm việc điều trị. Các tổn thương mất mô mi dưới thường do chó cắn(3). Khó tìm những báo cáo nước ngoài nào liên quan tổn thương mất chất mi dưới do tai nạn giao thông như ở nước ta để so sánh có lẻ do họ đi xe hơi nhiều hơn và nếu có đi xe 2 bánh học cũng đi đúng luật và đội nón bảo hiểm đúng chất lượng. Về kết quả phẫu thuật Bảng 3 cho thấy kết quả điều trị của 2 nhóm khuyết mi toàn bộ và không toàn bộ không khác biệt có ý nghĩa thông kê (P>0,05) và riêng trong mỗi nhóm khuyết mi nông so với sâu kết quả điều trị cũng không khác biệt (p>0,05 với tét chính xác Fisher). Kết quả này cho thấy mức độ khuyết mi toàn bộ hay không toàn bộ, nông hay sâu không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các trường hợp hài lòng chủ yếu do người bệnh không muốn can thiệp thêm có thể vì lý do kinh tế hoặc do có tuổi cảm thấy không cần thiết làm đẹp hơn. Bảng 3 cũng cho thấy có 11 TH khuyết mi nông được tạo hình kiểu di thực vạt sụn kết mạc đơn giản và 16 TH khuyết mi sâu tạo hình kiểu di thực vạt sụn kết mạc phức tạp (kết hợp ghép sụn tai với phủ vạt da cơ vòng). Tỉ lệ thành công (tốt và khá) chung cả 2 nhóm 74%, hài lòng 26% (không có trường hợp thất bại) hoàn toàn chấp nhận được, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nếu người bệnh đồng ý để can thiệp thêm thì 3. Về kỹ thuật mổ Để tạo hình tổn thương mất mô mi dưới có 2 kỹ thuật kinh điển: di thực sụn kết mạc từ mi trên (phương pháp Hughes) và chuyễn vạt xoay tại chỗ (phương pháp Mustardé). Phương pháp Mustardé chỉ phù hợp cho những trường hợp khuyết mi toàn bộ hoặc không toàn bộ sâu mà thôi (Hình 1A), đặc biệt thích hợp cho trường hợp ung thư mi dưới cần cắt bỏ toàn bộ mi(5). Trường hợp khuyết mi toàn bộ hoặc không toàn bộ nông người ta áp dụng vạt xoay Tenzel(9) hay Tessier(6). Tuy nhiên trong khuyết mi chấn thương toàn bộ hoặc không toàn bộ thường có kèm xây xát mô da lân cận việc chuyễn vạt sẽ khó khăn vì sẹo co kéo, mô dính chắc vào xương, chảy máu nhiều (Hình 5A)(1). Ngược lại, phương pháp Hughes lại rất phù hợp cho khuyết mi nông (toàn bộ hay không toàn bộ) nhưng đối với khuyết mi sâu thì không đủ mô. Để có thể áp dụng phương pháp Hughes cho mọi dạng khuyết mi đặc biệt khuyết mi sâu chúng tôi áp dụng thêm 2 sáng kiến bổ sung: (1) ghép thêm sụn tai kích thước 25x5mm để tạo khung chịu lực cho phiến sau của mi tạo hình (2) tịnh tiến toàn bộ vạt da- cơ vòng còn lại phủ lên trên mảnh sụn tai tạo phiến trước của mi tạo hình, tương tự kỹ thuật nâng gò má (cheeklift)(4). Hai sáng kiến này biến khuyết mi thể sâu thành thể nông và tiếp theo chỉ việc chuyễn vạt S-KM mi trên khâu vào bờ sụn tai và phủ phía trước vạt này bằng cách ghép da rời hay chuyễn vạt da xoay tại chỗ mà không sợ bị
Tài liệu liên quan