Đặt vấn đề: Streptococcus feacalis thuộc nhóm vi khuẩn có lợi ở ruột người thường được sử dụng trong các
chế phẩm probiotic trị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Vi khuẩn này rất nhạy cảm với một số yếu tố tác động
tại dịch tiêu hóa như dịch bao tử, dịch ruột. Khi sử dụng các loại tá dược tan trong ruột để bao vi khuẩn này dưới
dạng vi nang sẽ cải thiện rất đáng kể các tác động có hại đến vi khuẩn trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Mục tiêu: phân lập vi khuẩn Streptococcus feacalis từ ruột người, nuôi cấy thu sinh khối và tạo vi nang
chứa vi khuẩn sử dụng làm probiotic điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn.
Phương pháp: Vi khuẩn được bao vi nang với Eudragit L3055 trên máy bao tầng sôi FDBG-5 của công ty
chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn. Khảo sát khả năng chịu đựng acid, muối mật ở những nồng độ khác nhau
của các vi khuẩn ở dạng vi nang sau những khoảng thời gian xác định. Khảo sát khả năng trị tiêu chảy do loạn
khuẩn trên chuột.
Kết quả: Đã tạo được dạng vi nang chứa vi khuẩn với máy bao tầng sôi FDBG-5. Vi khuẩn dạng vi nang
cho thấy khả năng chịu đựng acid tốt hơn hẳn dạng vi khuẩn trần. Có 14,5 % vi khuẩn sống sót trong điều kiện
pH1 sau 3 giờ trong khi ở vi khuẩn trần chỉ có 0,001 %. Khả năng chịu đựng muối mật cũng có những cải thiện
đáng kể so vớí dạng vi khuẩn trần. Trong dịch muối mật 2%, chỉ có 5,07 % vi khuẩn trần sống sót trong khi vi
khuẩn dạng vi nang là 165 %. Kết quả điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn trên chuột cho thấy kết quả khả quan với
100 % chuột khỏi tiêu chảy trong khi lô thử còn 40 %. tiêu chảy.
Kết luận: Đã chế tạo thành công vi nang chứa vi khuẩn Streptococcus feacalis sử dụng cho điều trị tiêu
chảy do loạn khuẩn ở ruột
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo vi nang chứa vi khuẩn Streptococcus feacalis dùng cho điều trị loạn khuẩn đường ruột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 545
TẠO VI NANG CHỨA VI KHUẨN STREPTOCOCCUS FEACALIS
DÙNG CHO ĐIỀU TRỊ LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
Huỳnh Thị Ngọc Lan*, Hồ Thị Yến Linh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Streptococcus feacalis thuộc nhóm vi khuẩn có lợi ở ruột người thường được sử dụng trong các
chế phẩm probiotic trị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Vi khuẩn này rất nhạy cảm với một số yếu tố tác động
tại dịch tiêu hóa như dịch bao tử, dịch ruột. Khi sử dụng các loại tá dược tan trong ruột để bao vi khuẩn này dưới
dạng vi nang sẽ cải thiện rất đáng kể các tác động có hại đến vi khuẩn trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Mục tiêu: phân lập vi khuẩn Streptococcus feacalis từ ruột người, nuôi cấy thu sinh khối và tạo vi nang
chứa vi khuẩn sử dụng làm probiotic điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn.
Phương pháp: Vi khuẩn được bao vi nang với Eudragit L3055 trên máy bao tầng sôi FDBG-5 của công ty
chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn. Khảo sát khả năng chịu đựng acid, muối mật ở những nồng độ khác nhau
của các vi khuẩn ở dạng vi nang sau những khoảng thời gian xác định. Khảo sát khả năng trị tiêu chảy do loạn
khuẩn trên chuột.
Kết quả: Đã tạo được dạng vi nang chứa vi khuẩn với máy bao tầng sôi FDBG-5. Vi khuẩn dạng vi nang
cho thấy khả năng chịu đựng acid tốt hơn hẳn dạng vi khuẩn trần. Có 14,5 % vi khuẩn sống sót trong điều kiện
pH1 sau 3 giờ trong khi ở vi khuẩn trần chỉ có 0,001 %. Khả năng chịu đựng muối mật cũng có những cải thiện
đáng kể so vớí dạng vi khuẩn trần. Trong dịch muối mật 2%, chỉ có 5,07 % vi khuẩn trần sống sót trong khi vi
khuẩn dạng vi nang là 165 %. Kết quả điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn trên chuột cho thấy kết quả khả quan với
100 % chuột khỏi tiêu chảy trong khi lô thử còn 40 %. tiêu chảy.
Kết luận: Đã chế tạo thành công vi nang chứa vi khuẩn Streptococcus feacalis sử dụng cho điều trị tiêu
chảy do loạn khuẩn ở ruột.
Từ khóa: Loạn khuẩn đường ruột, vi nang, probiotic.
ABSTRACT
PREPARING THE MICROCAPSULE CONTAINING STREPTOCOCCUS FEACALIS FOR TREATING
INTESTINAL DYSMICROBIA
Huynh Thi Ngoc Lan, Ho Thi Yen Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 545 - 550
Background: Streptococcus feacalis is a bacterium inhabiting the gastrointestinal tracts of humans. It is
among the main constituents of some probiotic products. Streptococcus feacalis is very vulnerable to moisture,
temperature, gastric juice and bile acid. Preparing microencapsulated Streptococcus feacalis with enteric polymer
Eudragit to improve those problems.
Objective: Preparing the microcapsule containing Streptococcus feacalis by Eudragit L3055. To examine
the stability and acid and bile salt tolerance of those microcapsules. To assess the microcapsule containing
Streptococcus feacalis for treating intestinal dysmicrobia.
Methods: The microcapsulating process was carried out by using a fluidized bed granulator, (FDBG-5,
Tientuan Pharmaceutical Machinery co.,Vietnam). Investigating the viability, acid and bile salt tolerance of
*Bộ môn Vi sinh- Ký sinh Khoa Dược, ĐH Y Dược TP HCM, TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Thị Ngọc Lan ĐT: 0907123548 Email: tshuynhngoclan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 546
microcapsulated Streptococcus feacalis.
Results: Results show that Eudragit L3055 microcapsules can be prepared for bacterial cell encapsulation
and are stable in conditions FDBG-5, Tientuan Pharmaceutical Machinery co.,Vietnam. Eudragit coated
microcasule containing Streptococcus feacalis enhanced acid tolerance of 14.5 %, but naked Streptococcus feacalis
show low acid tolerance of 0.001 %. In bile salt of 2%, Streptococcus feacalis in enteric coated microcapsules, the
survival rate was 165 % whereas naked only 5.07 %. Resuls of microcapsule containing Streptococcus feacalis
treating intestinal dysmycrobia show that the survival rate was 100 % compaire with 40 % in the control group.
Conclusion: This study successfully prepared microencapsulated Streptococcus feacalis for treating intestial
dysmicrobia.
Key words: intestinal dysmicrobia, microcapsule, probiotic.
MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới việc nghiên cứu sử
dụng các vi sinh vật sống như là một dạng dược
phẩm (probiotic) đang phát triển rất mạnh đặc
biệt là các vi khuẩn lactic vì những ưu điểm
vượt trội của chúng có lợi cho sức khỏe con
người. Streptococcus feacalis là một vi khuẩn
thường được phối hợp với các vi khuẩn lactic
khác sử dụng làm probiotic rất rộng rãi trong
điều trị loạn khuẩn tiêu hóa do nhiều nguyên
nhân khác nhau(2). Hiệu quả điều trị của chế
phẩm probiotic phụ thuộc rất nhiều vào số
lượng vi khuẩn sống đưa vào nơi cần có tác
dụng điều trị. Streptococcus feacalis là một vi
khuẩn có thể bị một số tác động của các yếu tố
môi trường như: oxi, độ ẩm, dịch tiêu hóa dẫn
đến số lượng tế bào sống bị giảm trong quá trình
sản xuất, bảo quản và sử dụng. Do đó một trong
những hướng mới trong bào chế sản phẩm
probiotic là nghiên cứu bào chế vi nang
(microencapsulated) để bảo vệ vi khuẩn trước
tác dụng của các yếu tố bất lợi bên ngoài và tăng
tác dụng điều trị của chế phẩm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Mẫu phân người: 100 mẫu phân trẻ em trong
độ tuổi sơ sinh, 100 mẫu phân người trưởng
thành, không phân biệt nam, nữ, trong tình
trạng sức khỏe bình thường, không mắc bệnh
đường tiêu hóa, không sử dụng kháng sinh.
Các loại tá dược bao vi nang: protein,
Eudragit® L3055 của Đức
Máy tạo bao tầng sôi FDBG-5.của Công ty chế
tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn.
Kính hiển vi điện tử SEM JOEL-JSM 5500 của
Nhật.
Môi trường phân lập và nuôi cấy vi khuẩn: Môi
trường SF (viết tắt từ Streptococcus faecalis), môi
trường NB (Nutrient Broth) bổ sung yeast
extract ngoại nhập (môi trường số 1), môi
trường chứa dịch chiết nấm men tự chế bổ sung
sữa (môi trường số 2).
Thú thử nghiệm: chuột nhắt trắng chủng
Swiss, khoẻ mạnh, không dị tật, phái tính ngẫu
nhiên. Trọng lượng từ 18- 20 gam. Các lô được
nuôi trong cùng điều kiện.
Số lượng thú thử nghiệm: thử nghiệm trên 40
chuột, chia làm 2 lô: lô thử và lô chứng, mỗi lô
20 con để thử nghiệm khả năng điều trị tiêu
chảy của vi nang chứa Streptococcus faecalis.
Chế phẩm Lactomin® của Han quốc được
sử dụng đối chứng.
Phương pháp
Phân lập và tinh khiết hóa các chủng
Streptococcus faecalis từ ruột người
Các chủng vi khuẩn từ phân được phân lập
nhiều lần trên môi trường chọn lọc SF. Trên môi
trường SF, chỉ có cầu khuẩn Gram dương mới
được lựa chọn để định danh. Tiếp tục phân lập
nhiều lần để có vi khuẩn tinh khiết, định danh
bằng các phản ứng sinh hóa để chọn lọc những
chủng Streptococcus faecalis.
Nuôi cấy thu sinh khối vi khuẩn: sử dụng
những chủng vi khuẩn Streptococcus faecalis đã
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 547
phân lập và định danh bằng các phản ứng sinh
hóa. Khảo sát môi trường thích hợp và các điều
kiện nuôi cấy vi khuẩn Streptococcus faecalis thu
sinh khối để làm nguyên liệu tạo vi nang chứa vi
khuẩn.
Tạo vi nang(1,3): Sơ đồ cấu tạo vi nang chứa vi
khuẩn:
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo vi nang chứa vi khuẩn.
Tạo vi nang bằng máy bao tầng sôi FDBG-5.
Chúng tôi đã sử dụng các dịch bao protein,
Eudragit L3055. Xây dựng qui trình bao với các
thông số như: công thức và lượng dịch bao, tốc
độ phun dịch bao, nhiệt độ cốm làm việc, tốc độ
quạt hút, độ ẩm.
Phương pháp đếm vi khuẩn sống: sử dụng
phương pháp đếm sống trong môi trường NB
(Nutrient Broth) để xác định số lượng vi khuẩn
trong 1 gam chế phẩm.
Khảo sát khả năng kháng acid của vi khuẩn đã vi
nang hóa(4): khảo sát khả năng chịu đựng của vi
khuẩn dạng vi nang hóa trong các môi trường
pH1 sau các khoảng thời gian từ 1h-3h, sau đó ly
tâm tách vi khuẩn khỏi dịch acid, cho vào 100ml
dung dịch đệm pH 8, lắc kỹ trong 30 phút. Đếm
vi khuẩn sống sót sau các khoảng thời gian trên.
Khảo sát khả năng chịu đựng muối mật của vi
khuẩn đã vi nang hóa(4): khảo sát khả năng sống
sót của vi khuẩn dạng vi nang ở nồng độ muối
mật 2%. Sau những khoảng thời gian 2h, 4h, 8h,
12h, 24h ly tâm bỏ dịch mật và cho cắn vi khuẩn
vào100 ml đệm pH8. Lắc kỹ trong 30 phút để
giải phóng vi khuẩn khỏi vi nang. Xác định tỷ lệ
vi khuẩn sống sót bằng phương pháp đếm sống.
Các kết quả trên được so sánh với vi khuẩn
trần và chế phẩm thương mại Lactomin®.
Thử nghiệm tác dụng trị tiêu chảy in vivo của
vi khuẩn S. faecalis dạng vi nang
Xây dựng mô hình gây tiêu chảy trên chuột nhắt
trắng: xây dựng mô hình này để đánh giá khả
năng điều trị tiêu chảy của chế phẩm thử
nghiệm do loạn khuẩn ruột trên chuột nhắt. Gây
tiêu chảy trên chuột nhắt bằng hỗn hợp hai
kháng sinh với liều sử dụng là 20 mg
Streptomycin + 30 mg Lincomycin / 10 g chuột, 2
lần / ngày. Sau khi toàn bộ chuột đã bị tiêu chảy
chuyển qua uống kháng sinh liều duy trì bằng
1/10 liều kháng sinh trên để hạn chế khả năng tự
phục hồi.
Gây tiêu chảy các chuột thử nghiệm như mô
hình trên, sau đó chia chuột ra làm 02 lô, mỗi lô
20 con
KẾT QUẢ
Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn
Streptococcus faecalis
Từ 100 mẫu phân su trẻ em và 100 mẫu phân
người lớn, phân lập trên môi trường chuyên biệt
đã thu được 140 chủng cầu khuẩn có những đặc
tính như: khóm nhỏ dưới 1mm, cầu khuẩn Gram
dương, sắp xếp dạng chuỗi, catalase (-).Tiếp tục
định danh mức độ loài cho kết quả lên men
đường và các tính chất khác như: sự nhạy cảm
của vi khuẩn đối với Bacitracin và Bactrim trên
môi trường thạch máu, phản ứng với Bile
esculine, khả năng tăng trưởng ở dung dịch NaCl
6,5%, khả năng tồn tại ở 10 oC, 45 oC, chúng tôi
nhận thấy có 34 chủng có đặc điểm giống như mô
tả Streptococcus faecalis của sách phân loại vi
khuẩn Bergey. Vì vậy các chủng này được tiếp tục
nuôi cấy để chọn lọc chủng có khả năng tăng
trưởng tốt trong các môi trường nuôi cấy do
chúng tôi chế tạo, từ đó nuôi cấy thu sinh khối để
sử dụng làm probiotic.
Nuôi cấy thu sinh khối
thử nghiệm thực hiện trên 8 chủng S. faecalis
được chọn lọc từ các chủng có khả năng tăng
trưởng tốt trên môi trường tiêu chuẩn.
Kết quả: sử dụng môi trường từ dịch chiết
nấm men sổ sung sữa để nuôi cấy S. faecalis cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 548
kết quả khá tốt, hiệu suất nuôi cấy cao gần
tương đương với môi trường sử dụng yeast
extract ngoại nhập và pepton. Ngoài ra do
không phải bổ sung Yeast extract và pepton
ngoại nhập nên giá thành thấp hơn rất nhiều.
Đây là môi trường có triển vọng và thích hợp
cho việc nuôi cấy S. faecalis để thu sinh khối
dùng làm nguyên liệu cho sản xuất probiotic.
Kết quả cho thấy trong số các chủng thử
nghiệm, chủng E92 có khả năng tăng trưởng tốt
nhất được sử dụng nuôi cấy thu sinh khối với
khả năng tăng trưởng 1500 lần.
Bảng 1. Kết quả nuôi cấy S. faecalis trên những môi
trường khác nhau
MT số 1 MT số 2
Mẫu Số VK ban đầu CFU/ ml Số lần gia tăng CFU/ ml
Số lần gia
tăng
E02 1,2.107 1,48.1010 1233 1,39.1010 1158
E05 1,2.107 1,57.1010 1308 1,49. 1010 1241
E06 1,2.107 1,71.1010 1425 1,61.1010 1341
MT số 1 MT số 2
Mẫu Số VK ban đầu CFU/ ml Số lần gia tăng CFU/ ml
Số lần gia
tăng
E28 1,2.107 1,54.1010 1283 1,44.1010 1200
E47 1,2.107 1,6.1010 1333 1,53.1010 1275
E71 1,2.107 1,64.1010 1366 1,62.1010 1350
E92 1,2.107 1,82.1010 1516 1,8.1010 1508
E109 1,2.107 1,58.1010 1316 1,52.1010 1266
Tạo vi nang chứa vi khuẩn
Sinh khối vi khuẩn thu được sau quá trình
nuôi cấy được đông khô thu bột vi khuẩn với
hàm lượng khoảng 10 9 CFU/ g. Chúng tôi đã
xây dựng qui trình bao vi nang bột vi khuẩn với
các tá dược bao là protein và Eudragit L3055.
Thử nghiệm với các dịch bao chứa protein và
Eudragit L3055 khác nhau.(Bảng 2, 3) Các vi
nang tạo thành được khảo sát dưới kính hiển vi
quang học và kính hiển vi điện tử. (Hình 2, hình
3, hình 4).
Hình 2. Vi nang dưới Hình 3. Hạt vi nang Hình 4. Bề mặt t vi nang
KHV (x 400) dưới KHV điện tử quét (x100) dưới KHV điện tử quét (x1500)
Bảng 2. Ảnh hưởng của lượng dịch bao protein đến
quá trình tạo vi nang
Tỷ lệ protein/
khối lượng
bột
Hình thức cảm quan của bột
Tỷ lệ vi
khuẩn
sống sót
0,5%
Quan sát dưới kính hiển vi thấy
có nhiều hạt còn rải rác trong thị
trường.
90 %
1%
Thể tích khối bột tăng lên, dưới
kính hiển vi thấy ít hạt riêng lẻ
trong thị trường.
83 %
1,5 %
Dưới kính hiển vi thấy có ít hạt
bám trên thị trường, những hạt
xốp, không vón cục
80 %
Nhận xét: với tỷ lệ chất bao và bột vi khuẩn
từ 0,5% đến 1 % cho tỷ lệ vi khuẩn sống sót cao
hơn ở tỷ lệ 1,5 % tuy nhiên khi quan sát dưới
kính hiển vi cho thấy còn nhiều tiểu phân chưa
được bao. Tuy nhiên nếu tăng nồng độ này cao
hơn sẽ dẫn đến tình trạng vón cục và tăng tỷ lệ
vi khuẩn chết vì vậy nồng độ 1,5% được lựa
chọn cho quá trình bao lớp 1.
Bảng 3. Tỷ lệ sống sót của vi khuẩn ở các nhiệt độ
cốm làm việc và công thức lớp thứ 2 dịch bảo vệ khác
nhau
Các thông số Lô G Lô H Lô I
Nhiệt độ cốm làm việc 33 33 34
Tốc độ phun dịch bao bảo
vệ 17 17 17
Tỷ lệ Eudragit® / bột(kl/kl) 1,5 % 2 % 2,5 %
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 549
Các thông số Lô G Lô H Lô I
Tình trạng vi nang tạo
thành
những hạt
xốp, không
vón cục
những hạt
xốp, không
vón cục
Dễ bị dính,
vón cục
Số lượng vi khuẩn ban
đầu (CFU/g) 8,5.10
10 9,2.109 8,2.109
Số lượng vi khuẩn sau
quá trình tạo vi nang 1,6.10
9 3,2.109 2,5.109
Tỷ lệ sống sót của vi
khuẩn 39% 38% 35%
Nhận xét: nhiệt độ cốm làm việc trong khoảng 33
oC -35 oC không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ vi khuẩn
sống sót sau quá trình tạo vi nang. Các công thức
dịch bao lớp thứ 2 có ảnh hưởng đến tỷ lệ vi khuẩn
sống sót do nồng độ chất tan trong dịch bao có ảnh
hưởng đến thời gian bốc hơi của dịch bao trong quá
trình phun. Ở tỷ lệ chất bao/ khối lượng vi khuẩn 1,5
%, khả năng sống sau quá trình bao cao hơn so với ở
tỷ lệ cao (2,5 %) do thời gian bao ít hơn. Tuy nhiên
dựa vào kết quả khảo sát về khả năng chịu đựng các
tác động của môi trường của vi nang để đánh giá
hiệu quả lớp bao sẽ là căn cứ để chọn tỷ lệ thích hợp,
chúng tôi chọn tỷ lệ 2% là tỷ lệ cho cấu trúc vi nang
có khả năng bảo vệ vi khuẩn dưới tác động của acid
và muối mật trong môi trường.
Khảo sát kích thước hạt vi nang
Bảng 4. Kích thước của vi nang chứa vi khuẩn
Kích thước vi
nang (µm) 710-1400 355-710180-355 125-180 <125
Tỷ lệ % 0,4 4,9 74 6,7 14
Khảo sát khả năng chịu đựng dịch acid của
vi khuẩn dạng vi nang
Kết quả khảo sát khả năng sống sót của vi
khuẩn S. faecalis ở pH acid
Kết quả Bảng 3 cho thấy dạng vi nang hóa có
khả năng bảo vệ vi khuẩn tốt hơn cho số vi
khuẩn sống sót cao hơn hẳn so với vi khuẩn
trần. Ở pH 1, sau 3 giờ chỉ còn 0,001 % vi khuẩn
trần sống sót, trong khi lô S. faecalis được bao vi
nang là 14,5%. So sánh khả năng chịu đựng tác
động của môi trường acid của S.faecalis dạng vi
nang đang khảo sát và chế phẩm Lactomin®
trên thị trường cho thấy khả năng sống sót của
vi khuẩn S. faecalis trong mẫu bao vi nang tương
đương so với S. faecalis dạng vi nang của
Lactomin®.
Bảng 5. Khả năng sống sót của vi khuẩn ở pH 1,0
Thời gian
Vi khuẩn
0 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ
Số lượng
vi khuẩn 1,5 10
10 1,9 5 108 5,5 107 1,5 105 S. faecalis
trần
Tỉ lệ % 100 1,3 0,37 0,001
Số lượng
vi khuẩn 6.10
9 1,03.109 8,9.108 8,7. 108S. faecalis
bao vi
nang Tỉ lệ % 100 17,2 14,8 14,5
Số lượng
vi khuẩn 1,1x 10
8 1,98.107 1,8.107 1,5.107
Lactomin®
Tỉ lệ % 100 18 15,7 13,6
Khả năng chịu đựng muối mật của vi khuẩn S. faecalis dạng vi nang
Bảng 6. Khả năng sống sót và tăng trưởng của vi khuẩn ở nồng độ muối mật 2 %
Thời gian
Vi khuẩn
0 giờ 2 giờ 4 giờ 8 giờ 12 giờ 24 giờ
Số lượng vi khuẩn 1,5.1010 1,64.109 1,36.109 9,6.108 8,9.108 7,6.108
S.faecalis trần
Tỉ lệ % 100 10,9 9,1 6,8 5,93 5,07
Số lượng vi khuẩn 6.106 7,5.105 4,7.105 8,1.105 9,6.105 9,9.105 S.faecalis bao vi
nang Tỉ lệ % 100 25 37 % 83,5 96 165
Số lượng vi khuẩn 1,14.108 6,3.107 9.107 1,9.108 2,13.108 4,4.108
Lactomin®
Tỉ lệ % 100 55,26 78,9 167,5 187 386
Nhận xét: ở nồng độ muối mật cao tỷ lệ vi
khuẩn trần sống sót rất thấp, ở nồng độ 2 % tỷ lệ
sống sót của vi khuẩn dạng vi nang cũng giảm
sau 2 giờ đến 4 giờ tiếp nhưng tỷ lệ này lại bắt
đầu tăng lên sau 8 giờ đến 24 giờ. Vi khuẩn bao
vi nang có tỷ lệ sống sót tăng cao gấp hơn 30 lần
sau 8 giờ tiếp xúc với nồng độ muối mật 2 % so
với vi khuẩn trần. So với Lactomin® tỷ lệ này
bắt đầu tăng cao sau 4 giờ tiếp xúc dịch muối
mật. Như vậy vi nang có khả năng chống lại tác
động của muối mật có thể là do tác động hạn
chế khả năng thấm của muối mật qua lớp màng
bảo vệ và những vi khuẩn sống sót đã tiếp tục
tăng sinh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 550
Đánh giá khả năng điều trị tiêu chảy của vi
nang chứa S. faecalis
Gây tiêu chảy các chuột thử nghiệm, sau đó
chia chuột ra làm 2 lô, mỗi lô 20 con.
- Lô 1: chuột uống S.faecalis dạng vi nang liều
106 CFU / 10 g chuột x 2 lần / ngày.
Lô 2: lô chứng, chỉ cho chuột uống nước
muối NaCl 9 ‰.
Mỗi lần cho uống kháng sinh và uống vi
khuẩn cách nhau 3 giờ. Khảo sát kết quả dựa
vào ba yếu tố: tỉ lệ chuột khỏi tiêu chảy, tỉ lệ
chuột bị chết ở các lô thử nghiệm.
Bảng 7. Tỉ lệ chuột khỏi tiêu chảy sau 4 ngày điều trị
Lô chuột
% chuột hết
tiêu chảy
sau 1 ngày
% chuột
hết tiêu
chảy sau 2
ngày
% chuột
hết tiêu
chảy sau 3
ngày
% chuột
hết tiêu
chảy sau
4 ngày
1 0% 70% 95% 100%
2 0% 5% 20% 40%
Bảng 6. Tỷ lệ chuột chết ở các lô thử nghiệm
Lô 1 2
Số chuột ban đầu 20 20
Số chuột sống 20 16
Số chuột chết 0 4
Tỷ lệ chuột bị chết 0% 20%
Nhận xét: khả năng trị tiêu chảy của vi nang
chứa vi khuẩn S. faecalis khá tốt trong trường
hợp loạn khuẩn ruột do sử dụng kháng sinh liều
cao. Điều này thể hiện ở mức độ hết tiêu chảy và
thời gian phục hồi của chuột ở lô thử nhanh hơn
lô chứng, đồng thời không có chuột nào bị chết.
KẾT LUẬN
Sử dụng probiotic chứa vi khuẩn sống dạng
đông khô bằng đường uống để trị bệnh đường
ruột, khi vi khuẩn đi qua dạ dày có khoảng hơn
90% vi khuẩn có thể bị chết bởi dịch vị tùy theo
uống vào lúc đói hay no, chỉ còn khoảng 1% -
10% vi khuẩn sống sót tiếp tục đi xuống ruột(5)
Vì vậy, trong thực tế điều trị trên người, hiệu
quả điều trị không hoàn toàn ổn định. Một vấn
đề quan trọng nữa là một lượng lớn vi khuẩn có
thể chết trong thời gian bảo quản. Vì vậy cần có
những kỹ thuật đặc biệt ngoài kỹ thuật đông
khô thông thường để giúp vi khuẩn bền hơn
trong bảo quản và sử dụng. Kỹ thuật bao vi
nang vi khuẩn lactic đã được một số nước áp
dụng vào sản xuất Theo chúng tôi, ở Việt nam,
có thể tạo vi nang chứa vi khuẩn lactic với thiết
bị máy bao tầng sôi FDBG-5 của Công ty chế tạo
máy Dược phẩm Tiến Tuấn. Khảo sát khả năng
chịu đựng của sản phẩm vi khuẩn dạng vi nang
hóa vi khuẩn dưới tác dụng của dịch tiêu hóa
cho thấy các tá dược bảo vệ sử dụng có tác dụng
bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác động của dịch tiêu
hóa tốt hơn hẳn so với vi khuẩn dạng trần. Vi
khuẩn dạng vi nang cho khả năng điều trị tiêu
chảy tốt trên mô hình tiêu chảy do loạn khuẩn ớ
chuột do sử dụng kháng sinh liều cao trên chuột
nhắt trắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bakan J. A. Microencapsulation.(1986) In: The theory and practice
of industrial pharmacy, 3 th edition Lea & Feriger Philadelphia,
pp. 412 – 429.
2. Jang T, Saviano D.A., (2001) Invitro fermentation by human
colonic bacteria modified by L. acidophilus supplementation. J
nutr metab.
3. Kwon K.S. (1999) Compressed tablet formulat