Thị trường chứng khoán Việt Nam 2017- Con số, sự kiện và khuyến nghị

Thị trường chứng khoán (TTCK) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước, là kênh huy động vốn hữu hiệu cho Chính phủ và doanh nghiệp, cung cấp môi trường đầu tư cho các chủ thể tham gia và là phong vũ biểu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và doanh nghiệp. Sau hơn 17 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và phát huy tốt chức năng và vai trò của mình. Năm 2017, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi1, TTCK đã có bước tăng trưởng vượt bậc, được xem là một năm đáng nhớ đối với TTCK Việt Nam. Bài viết giới thiệu đôi nét về sự phát triển TTCK Việt Nam thời gian qua, các hạn chế và nguyên nhân cũng như đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy sự phát triển TTCK.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường chứng khoán Việt Nam 2017- Con số, sự kiện và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Thị trường chứng khoán Việt Nam 2017- con số, sự kiện và khuyến nghị VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN Nguyễn Thanh Phương Ngày nhận: 02/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 01/02/2018 Ngày duyệt đăng: 06/02/2018 Thị trường chứng khoán (TTCK) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước, là kênh huy động vốn hữu hiệu cho Chính phủ và doanh nghiệp, cung cấp môi trường đầu tư cho các chủ thể tham gia và là phong vũ biểu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế và doanh nghiệp. Sau hơn 17 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và phát huy tốt chức năng và vai trò của mình. Năm 2017, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi1, TTCK đã có bước tăng trưởng vượt bậc, được xem là một năm đáng nhớ đối với TTCK Việt Nam. Bài viết giới thiệu đôi nét về sự phát triển TTCK Việt Nam thời gian qua, các hạn chế và nguyên nhân cũng như đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy sự phát triển TTCK. Từ khóa: thị trường chứng khoán, Việt Nam, năm 2017 1. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam rong bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước dần phục hồi kể từ sau đợt khủng hoảng năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt, theo đó TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng. Về quy mô vốn hóa thị trường: Với sự gia tăng về số lượng công ty niêm yết, số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung cũng như sự gia tăng của thị giá cổ phiếu đã giúp quy mô TTCK có sự tăng trưởng cao nhất kể từ khi TTCK Việt Nam hoạt động. Trong suốt thời kỳ từ 2000- 2005, vốn hóa TTCK chỉ đạt trên dưới 1% GDP, đến nay quy mô TTCK Việt Nam đã đạt gần 100% GDP. Trong đó, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt 1 Năm 2017, kinh tế thế giới tăng trưởng tốt ở mức 3,5%, tăng nhẹ so với mức 3,2% năm 2016 và tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt mức 3,6%, cao hơn mức tăng 1,3% của năm 2016 (WTO), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 đạt mức 6,8%, CPI được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4%; kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh; tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định; mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp; tín dụng được đẩy mạnh, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh 17 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Mức vốn hóa thị trường trái phiếu đạt tương đương 23% GDP với giá trị trái phiếu niêm yết đạt 1.015 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2016. Về chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch: Năm 2017 là năm khởi sắc của TTCK với giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt cao nhất trong giai đoạn 2011-2017. Thị trường cổ phiếu: Tổng giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 62% so với bình quân năm 2016. Thị trường trái phiếu: Tổng giá trị giao dịch bình quân trái phiếu đạt hơn 8.890 tỷ đồng/ phiên, tăng 38% so với bình quân năm 2016. Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục có bước phát triển mạnh về chiều sâu, giá trị giao dịch repo tăng 72% so với năm 2016 và chiếm 48% tổng giao dịch toàn thị trường trái phiếu. Thị trường chứng khoán phái sinh: Sau gần 04 tháng khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh (TTCKPS) đã có sự tăng trưởng về cả khối lượng hợp đồng, giá trị giao dịch. Quy mô giao dịch TTCKPS ngày càng tăng, thể hiện sức hút lớn của TTCKPS. Tổng khối lượng giao dịch đạt 946.326 hợp đồng, tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 80.899 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 10.399 hợp đồng/ngày và giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 889 tỷ đồng/phiên. Bình quân phiên mỗi tháng tăng 51% về khối lượng hợp đồng và 59% về giá trị giao dịch. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục tăng mạnh. Khối lượng OI của toàn thị trường đạt 6.796 hợp đồng, tăng gấp 3,14 lần so với cuối tháng 8/2017. Về chỉ số chứng khoán: Cùng với sự gia tăng của giá trị giao dịch, chỉ số chứng khoán có sự tăng trưởng khá mạnh trong thời gian qua. Năm 2017, chỉ số VN-Index đạt đỉnh cao 984,24 điểm (ngày 29/12/2017), tăng 48,03% so với năm 2016 và tiến sát gần với mức cao nhất tính Nguồn:hsx.vn; hnx.vn và báo cáo tổng kết của UBCKNN Hình 1. Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Hình 2. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên Nguồn:hsx.vn; hnx.vn và báo cáo tổng kết của UBCKNN 18 CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng từ khi TTCK Việt Nam hoạt động, chỉ số HN- index tăng 45,85% so với năm 2016, cả 2 chỉ số đều đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Về hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch: Số lượng công ty mới niêm yết và đăng ký giao dịch có xu hướng tăng mạnh. Năm 2017 tăng 54,7% so với năm 2016 và tăng 324% so với năm 2011 (Bảng 1). Điều này xuất phát từ chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch cũng như sự thuận lợi của TTCK thúc đẩy việc niêm yết và đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch mới đã góp phần giúp TTCK có quy mô vốn hóa lớn và số lượng doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch toàn thị trường cao nhất trong 5 năm qua (Bảng 1). Hiện có 731 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sàn và 679 cổ phiếu đăng ký giao dịch (ĐKGD) trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, ĐKGD đạt gần 959 nghìn tỷ đồng, tăng Hình 3. Biến động chỉ số VN Index và HN index Nguồn:hsx.vn và hnx.vn Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch mới Đơn vị: doanh nghiệp Sàn giao dịch Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 HSX HSX 30 15 4 10 19 24 25 HNX HNX 29 14 11 14 30 15 21 UPCoM 15 7 13 36 93 165 268 Toàn thị trường 74 36 28 60 142 204 314 Nguồn:hsx.vn và hnx.vn Bảng 2. Số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch và số lượng mã trái phiếu niêm yết Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cổ phiếu HSX 301 308 301 305 307 320 345 HNX HNX 393 397 377 365 377 376 386 UPCoM 131 134 142 169 256 417 679 Trái phiếu HSX 45 39 38 38 39 35 36 HNX 612 Chứng chỉ quỹ HSX 5 6 2 1 1 2 3 HNX 0 0 0 1 1 0 0 HĐTL HSX HNX 0 0 0 0 0 0 4 Nguồn: hsx.vn và hnx.vn 19 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 30% so với cuối năm 2016. Số lượng mã trái phiếu niêm yết hiện tại là 612 mã trái TPCP niêm yết ở HNX, 36 mã trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) niêm yết ở HSX. Một sự kiện khá nổi bật trong năm 2017 là sự kiện chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HSX của chứng chỉ quỹ E1SSHNX30 (ngày 24/10/2017, quỹ ETF SSIAM VNX 50 chính thức niêm yết với mã FUESSV50) và sự kiện niêm yết của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (ngày 10/8/2017 giao dịch 4 loại hợp đồng tương lai). Hoạt động huy động vốn: Vốn huy động trên TTCK năm 2017 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2014-2017. Tổng mức huy động trên TTCK đạt hơn 224 nghìn tỷ đồng (bằng 64% năm 2016, 57,4% năm 2014), trong đó đấu thầu TPCP đạt hơn 182 nghìn tỷ đồng, phát hành cổ phiếu, TPDN đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng và đấu giá cổ phần hóa qua 2 Sở đạt gần 2,2 nghìn tỷ đồng. Đối với hoạt động đấu giá cổ phần, thoái vốn và đấu thầu trái phiếu: 2 Sở Giao dịch chứng khoán đã tổ chức 68 phiên đấu giá với tổng giá trị gần 14,8 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 91%; trong đó 17 đợt đấu giá cổ phần hóa (IPO) với tổng giá trị đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 82%; 51 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị đạt hơn 12,6 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 92%. Hai sự kiện khá nổi bật trong năm 2017 là sự kiện bán vốn nhà nước của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk và Tổng Công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đã gây tiếng vang trên thế giới và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Số lượng vốn thu được khi bán bớt vốn Nhà nước tại 2 công ty này khá cao, đạt 109.000 tỷ đồng đối với trường hợp bán vốn tại Sabeco và 20.000 tỷ đồng đối với trường hợp bán vốn tại Vinamilk (Bảng 3). Đối với đấu thầu TPCP, năm 2017 tiếp tục chứng kiến những thành công trong huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu. Tổng khối lượng TPCP huy động được đạt 189 nghìn tỷ đồng, riêng Kho bạc Nhà nước huy động được 158 nghìn tỷ đồng. Mặc dù kế hoạch phát hành của các tổ chức phát hành đều giảm nhưng tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài tăng lên (kỳ hạn bình quân TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành là 14,02 năm, dài hơn 5,7 năm so với mức bình quân năm 2016) và lãi suất huy động tiếp tục giảm, trong đó các kỳ hạn dài từ 15- 30 năm có mức giảm mạnh nhất. Hoạt động của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán: Hoạt động tái cấu trúc TTCK của UBCKNN và của chính bản thân các công ty chứng khoán (CTCK) đã giúp các CTCK đã nâng cao hơn về quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật ngày càng tốt hơn, dịch vụ cho khách hàng ngày càng được cải thiện, đảm bảo các phiên giao dịch được vận hành suôn sẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng CTCK hoạt động bình thường là 76, giảm khá nhiều so với thời điểm năm 2011 (Hình 5). Tính đến hết Quý III/2017, tổng lợi nhuận sau thuế của các CTCK đạt 4.290 tỷ đồng (gấp 1,6 lần tổng giá trị lãi của cả năm 2016), trong đó 58 công ty lãi 4.401 tỷ đồng và 23 công ty lỗ 111 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 11/2017, thị trường có Hình 4. Vốn huy động qua TTCK Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo của UBCKNN Bảng 3. Thông tin về chào bán cổ phần của Vinamilk và Sabeco Công ty Thời điểm chào bán Số lượng cổ phần chào bán (triệu cổ phần) Giá bán thấp nhất (1.000 VNĐ) Tổng vốn huy động (tỷ VNĐ) Công ty Sabeco 18/12/17 343,3 320 109.000 Công ty Vinamilk 11/2017 (2 đợt) 126,7 144 và 186 20.000 Nguồn: Báo cáo kết qua chào báo của Vinamilk và Sabeco 20 CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 45 công ty quản lý quỹ đang hoạt động bình thường và 04 công ty đang trong diện tái cấu trúc (01 công ty chấm dứt hoạt động, 01 công ty đang giải thể, 01 công ty tạm ngừng hoạt động và 01 công ty kiểm soát đặc biệt). Bên cạnh đó, một số công ty quản lý quỹ vẫn đang tiếp tục tự tái cấu trúc nội bộ thông qua việc thay đổi cơ cấu cổ đông, ban quản trị, điều hành, nhân sự chủ chốt hoặc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tính đến hết Quý 3/2017, tổng lợi nhuận của cả ngành quản lý quỹ đạt 255 tỷ đồng, trong đó 27 công ty lãi 274 tỷ đồng và 19 công ty lỗ 18,7 tỷ đồng. Trong năm 2017, đã có 07 quỹ được thành lập mới (gồm 03 quỹ thành viên và 04 quỹ mở), nâng tổng số quỹ đầu tư đang hoạt động lên 35 quỹ (gồm 22 quỹ mở, 02 quỹ ETF, 01 quỹ bất động sản, 01 quỹ đóng, 09 quỹ thành viên). Cùng với sự phát triển thuận lợi của TTCK, các quỹ đầu tư cũng có những bước tăng trưởng khả quan trong thời gian qua. Tính đến ngày 30/11/2017, NAV của các quỹ đạt 13.699 tỷ đồng, tăng 76% so với thời điểm cuối năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân của một chứng chỉ quỹ trong năm 2017 so với cuối năm 2016 đạt 24%. Trong đó, có một số quỹ có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng đạt xấp xỉ 50%. Cơ cấu đầu tư của các quỹ chủ yếu vẫn tập trung vào các loại tài sản ít rủi ro và có tính thanh khoản như cổ phiếu niêm yết 44%, trái phiếu 19% và tiền 24%. Sự tham gia của nhà đầu tư: Sự khởi sắc của TTCK đã thu hút sự tham gia khá nhiều của nhà đầu tư (NĐT). Số lượng tài khoản của NĐT tiếp tục gia tăng, đạt 1,9 triệu tài khoản, tăng 11% so với cuối năm 2016 (trong đó tài khoản NĐT nước ngoài là 19.537, tăng 14,3%). Trong năm 2017, TTCK chứng kiến sự quay trở lại của NĐTNN với việc mua ròng gần 26 nghìn tỷ đồng cổ phiếu (năm 2016, NĐTNN bán ròng 6.821 tỷ đồng). Giá trị danh mục của NĐTNN tăng mạnh, tính đến cuối tháng 11/2017 tăng 81,3% so với cuối năm 2016. Nguồn:Báo cáo tổng kết của UBCKNN Hình 5. Số lượng CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam Hình 6. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư Nguồn:vsd.vn và tác giả tổng hợp từ các báo cáo của UBCKNN 21 XUÂN MẬU TUẤT Số 188+189- Tháng 1&2. 2018Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Riêng đối với TTCKPS, mặc dù mới hoạt động từ tháng 8/2017 nhưng số lượng tài khoản giao dịch liên tục tăng. Đến nay đã có 15.808 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh được mở, gấp đôi so với cuối tháng 8/2017. 2. Hạn chế trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và một số nguyên nhân Thứ nhất, quy mô vốn hóa của TTCK Việt Nam vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực. Mặc dù quy mô vốn hóa của thị trường tăng trưởng khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng giá trị vốn hóa của thị trường vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực như Singgapore (khoảng 664.2 tỷ USD), Thái Lan (412,5 tỷ USD), Hồng Kông (3.212 tỷ USD). Thứ hai, chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch có tăng trưởng mạnh nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều biến động và có thể gây rủi ro cho NĐT. Bên cạnh đó, thị trường TPCP tính thanh khoản chưa cao. Thứ ba, số lượng các sản phẩm phái sinh giao dịch trên thị trường chưa nhiều. Thị trường phái sinh mới có hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được niêm yết. Thứ tư, vốn huy động trên TTCK năm 2017 có xu hướng giảm. Giá trị TPDN phát hành chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5% GDP). Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều đợt đấu giá khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không thành công, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện thoái vốn theo kế hoạch đề ra. Thứ năm, mặc dù TTCK khởi sắc nhưng vẫn có hơn 30% CTCK thua lỗ. Thứ sáu, có nhiều NĐT mới tham gia thị trường (bao gồm cả TTCKPS) nhưng hiểu biết về thị trường và rủi ro chưa tốt, hiện tượng đầu tư theo trào lưu vẫn hiện hữu. Nguyên nhân của hạn chế trên phải kể đến là: Thứ nhất, quá trình cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch chưa đạt như kỳ vọng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo và đổi mới DNNN, nếu tính cả các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, các đơn vị sự nghiệp thì tính đến hết tháng 11/2017, cả nước đã cổ phần hoá 43 DNNN (năm 2016, số lượng DNNN cổ phần hóa là 55 doanh nghiệp). Hiện có trên 500 doanh nghiệp chưa đăng ký niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán theo quy định. Thứ hai, chỉ số chứng khoán có sự tăng trưởng mạnh là tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự kỳ vọng của NĐT đối với nền kinh tế, đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Sự kỳ vọng này là có cơ sở khi GDP tăng trưởng ngoạn mục với mức tăng 6,8% và dự báo duy trì tăng trưởng trên 6,3% trong 5 năm tiếp theo, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết có nhiều cải thiện: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết 9 tháng đầu năm 2017 có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái cả về doanh thu (tăng 18%), lợi nhuận (tăng 23%), ROA, ROE đều cao hơn so với cùng kỳ với giá trị lần lượt đạt 1,7% và 10,48%; và đặc biệt là dòng vốn ngoại vào thị trường khá lớn. Tuy nhiên, nếu sự kỳ vọng quá cao sẽ đẩy giá các cổ phiếu tăng nhanh và khi có thay đổi của các yếu tố vĩ mô và vi mô theo chiều hướng tiêu cực cũng như sự rút vốn của dòng vốn ngoại dễ gây hiện tượng bán tháo và giảm mạnh giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, hiện tượng thao túng giá, giao dịch của người có liên quan sẽ tác động không nhỏ đến xu thế biến động giá cổ phiếu. Thứ ba, nhằm đảm bảo cho TTCKPS hoạt động có hiệu quả, theo kinh nghiệm ở nhiều nước, trong giai đoạn đầu thị trường mới hoạt động, hàng hóa cho thị trường chỉ nên tập trung vào một số sản phẩm cơ bản nhằm tạo thói quen và hiểu biết cho nhà đầu tư cũng như các tổ chức có liên quan Do vậy, trong giai đoạn đầu TTCKPS, Việt Nam mới có sản phẩm là hợp đồng tương lai đối với chỉ số VN30. Thứ tư, một trong yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu là phải có dự án khả thi. Nếu thiếu dự án khả thi để thuyết phục NĐT mua cổ phiếu thì đợt phát hành khó thành công. Đây là một trong yếu tố dẫn đến sự cân nhắc của doanh nghiệp khi sử dụng công cụ phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Bên cạnh đó, việc phát hành TPDN chưa nhiều bởi sự hiểu biết và động cơ đầu tư của NĐT cá nhân đối với TPDN chưa cao, minh bạch thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế, các NĐT khó khăn trong đánh giá rủi ro của trái phiếu phát hành, chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và chưa có quy định 22 CHÚC MỪNG NĂM MỚI Số 188+189- Tháng 1&2. 2018 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có xếp hạng tín nhiệm nên NĐT khó có thể nhận diện rủi ro và so sánh các cơ hội đầu tư để ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, việc thoái vốn doanh nghiệp chậm so với kế hoạch ngoài lý do việc tìm đối tác phù hợp còn có lý do liên quan đến ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, của cơ quan chủ quản. Thứ năm, mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng hoạt động quản trị của CTCK, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của nhiều CTCK vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu và sự thay đổi của thị trường. Tuy số lượng CTCK đã giảm, nhưng so với quy mô TTCK một số quốc gia trong khu vực, thì số lượng CTCK ở Việt Nam vẫn khá lớn, trong khi giá trị vốn hóa chưa cao. Điều này dẫn đến sự thua lỗ của CTCK yếu kém là không thể tránh khỏi. 3. Một số khuyến nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch. Lộ trình và kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn DNNN cần được tiến hành bài bản và chuyên nghiệp. Việc định giá và tìm người mua cần phải thực hiện đồng thời và khéo léo, cách thức lựa chọn đơn vị tư vấn, lựa chọn địa điểm thực hiện giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và thông tin liên quan đến chào bán, phương thức cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư là những bài học giúp cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn thành công. Hy vọng rằng, các doanh nghiệp có thị phần và lợi nhuận lớn như Habeco, Petrolimex, ACV, VEAM, Vigacera, CC1, Lilama, Vinapharm, Hanel, Đài Truyền hình cáp Việt Nam, Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị sẽ thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn thành công trong năm 2018 với giá bán cao, thu hút NĐT là các đối tác có uy tín và tiềm lực mạnh. Thứ hai, tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và sự phát triển ổn định của TTCK. Để thực hiện điều này đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính sách khác, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp và tăng năng suất lao động. Chính phủ sớm phê duyệt và thực hiện đồng bộ tất cả các đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành, lĩnh vực trọng tâm nhằm đảm bảo sự phát triển hợp lý của các ngành và gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Bên cạnh đó, UBCKNN cần sớm hoàn thiện các góp ý về sửa đổi Luật Chứng khoán nhằm đảm bảo Luật Chứng khoán sửa đổi đồng bộ và thống nhất với các luật liên quan nhằm phát triển bền vững TTCK. Đồng thời ban hành đồng bộ các quy định mới về giao dịch, công bố thông tin, quản trị công ty, niêm yết và đăng ký giao dịch. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách (bao gồm cả chính sách tài chính, chính sách thuế) theo hướng hỗ trợ các thị trường bộ phận, phát triển hiệu quả thị trường TPDN, TTCKPS mà không vi phạm các cam kết hội nhập. Ngoài ra, UBCKNN cần đẩy mạnh quá trình thanh tra, giám sát và phát hiện kịp thời các hành vi thao túng thị trường nhằm đảm bảo TTCK phát triển lành mạnh1. Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) qui định đối với hành vi thao t
Tài liệu liên quan