Thoát vị não - Màng não (nhân hai trường hợp được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Các tác giả trình bày hai trường hợp thoát vị não - màng não được phẫu thuật thành công, trong đó xảy ra một trường hợp có khối thoát vị khổng lồ. Điều đó chứng tỏ, việc phẫu thuật hiện nay ngày càng trở nên an toàn hơn, đem lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh, ngay cả đối với những trường hợp đặc biệt. Từ khóa: thoát vị não - màng não

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thoát vị não - Màng não (nhân hai trường hợp được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 269 THOÁT VỊ NÃO - MÀNG NÃO (NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH Tôn Thất Quỳnh Út*, Tô Ngọc Trúc*, Nguyễn Xuân Tịnh* TÓM TẮT Các tác giả trình bày hai trường hợp thoát vị não - màng não được phẫu thuật thành công, trong đó xảy ra một trường hợp có khối thoát vị khổng lồ. Điều đó chứng tỏ, việc phẫu thuật hiện nay ngày càng trở nên an toàn hơn, đem lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh, ngay cả đối với những trường hợp đặc biệt. Từ khóa: thoát vị não - màng não SUMMARY ENCEPHALO-MENINGOCELE (2 CASES OPERATED AT BINH DINH HOSPITAL) Ton That Quynh Ut, To Ngoc Truc, Nguyen Xuan Tinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 269 - 272 The authors presents two cases of encephalo-meningocele which were operated successfully, with a case of huge hernia block. It is proved that the surgery is now increasingly safer and giving good results for patients, even though special cases. Key words: encephalo-meningocele MỞ ĐẦU Thoát vị não - màng não là một tình trạng thoát vị của tổ chức não, dịch não tủy ra ngoài tạo thành một túi thoát vị. Đây là một dị tật hiếm gặp mà cho đến nay người ta vẫn chư biết rõ nguyên nhân. Việc điều trị bệnh lý này chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị, tái tạo màng não, cân cơ Tuy nhiên, các bệnh nhi bị khuyết tật này thường có thể kèm theo một số dị tật khác, đặc biệt là tình trạng não úng thủy. Do đó, việc theo dõi hậu phẫu cần phải được chú ý đặc biệt. Sau đây chúng tôi trình bày hai trường hợp thoát vị não - màng não được phẫu thuật thành công trong thời gian gần đây tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP Trường hợp 1 - Bệnh nhi Trần Thiên Tr. Nữ 50 ngày tuổi, Bình Định - Vào viện ngày: 24/5/2012 - Lý do vào viện: U khổng lồ vùng đỉnh đầu. - Tiền sử: phẫu thuật lấy thai do siêu âm thai phát hiện khối thoát vị não màng não khổng lồ vùng đỉnh đầu. - Bệnh sử: Sau phẫu thuật lấy thai, bệnh nhi được điều trị tại khoa nhi sơ sinh 3 ngày với chẩn đoán là nhiễm trùng sơ sinh/thoát vị não màng não, bệnh nhi được người nhà xin cho xuất viện, đến ngày 24/5/2012 nhập viện tại Khoa ngoại thần kinh và cột sống. - Lâm sàng: Trẻ tỉnh, CCS 11/11 điểm, bú tốt, đầu không cân xứng và có khối thoát vị khổng lồ ở vùng đỉnh kích thước: 18 x 10 x 8cm - Cận lâm sàng: Kết quả chụp MRI có khối thoát vị não - màng não vùng đỉnh. - Bệnh nhi được phẫu cắt bỏ túi thoát vị ngày 28/5/2012 - Kết quả giải phẫu bệnh: Thoát vị não – màng não. - Hậu phẫu ổn định, kết quả CT Scan không * Khoa ngoại thần kinh bệnh viện tỉnh Bình Định Tác giả liên lạc: BS ckii Tôn Thất Quỳnh Út Điện thoại: 0944027799 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 270 có não úng thủy, bệnh nhi xuất viện ngày 20/6/2012 Hình 1: Hình ảnh bệnh nhi trước lúc phẫu thuật Hình 2: Hình ảnh MRI trước phẫu thuật và CT.Scan sau phẫu thuật Hình 3: Hình ảnh khối thoát vị được cắt ra khi phẫu thuật Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 271 Hình 4: Hình ảnh bệnh nhi sau khi phẫu thuật và khi ra viện Trường hợp 2: Số bệnh án 11926948 - Bệnh nhi Nguyễn Thị Thảo V. Nữ 1 tuổi, Bình Định - Vào viện ngày: 26/6/2012 - Lý do vào viện: khối thoát vị vùng đỉnh kích thước 1,5 x 2cm - Tiền sử: sinh thường - Bệnh sử: sau sinh trẻ được người nhà phát hiện có khối u nhỏ vùng đỉnh, u ngày càng lớn dần nên người nhà đưa cháu vào viện - Lâm sàng: Trẻ tỉnh, CCS 11/11 điểm, vùng đỉnh có khối u kích thước 1,5 x 2cm - Cận lâm sàng: Head CT.Scan có khối thoát vị nhỏ ở vùng đỉnh - Bệnh nhi được phẫu thuật ngày 29/6/2012 - Kết quả giải phẫu bệnh: Meningocele - Hậu phẫu ổn định, xuất viện ngày 3/7/2012 Hình 5: Hình ảnh CT.Scan của bệnh nhi trước lúc phẫu thuật BÀN LUẬN Thông thường các trường hợp bệnh nhi bị thoát vị não - màng não thường được phẫu thuật từ ngày thứ 2 đến tháng thứ 4(1). Sở dĩ người ta phải phẫu thuật trong giai đoạn này là để bệnh nhi có thời gian thích ứng với môi trường ngoài tử cung và phải phẫu thuật trước 4 tháng vì để càng lâu thì hộp sọ càng cứng nên càng khó phẫu thuật(1). Việc phẫu thuật thoát vị não - màng não nhằm mục đích loại bỏ khối thoát vị tái phục hồi cấu trúc giải phẫu bình thường của màng não, cân cơ, màng xương; giúp cho não bộ có thể phát triển ở điều kiện bình thường trong hộp sọ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 272 Ở trường hợp 1 Theo y văn, khối thoát vị ở vùng đỉnh như trường hợp này là rất hiếm gặp, đôi khi phối hợp với bất sản thể trai và tràn dịch não thất. Theo chúng tôi, trường hợp này càng hiếm hơn đó là khối thoát vị có kích thước rất lớn với trọng lượng đạt đến 1,4kg. Thời điểm phẫu thuật theo chúng tôi là hợp lý phù hợp với khuyến cáo của y văn. Mặt khác, tình trạng của khối thoát vị ở thời điểm phẫu thuật là rất căng, trên da đã bắt đầu xuất hiện các mảng hoại tử nên phẫu thuật là lựa chọn bắt buộc nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhi. Kết quả sau phẫu thuật, bệnh nhi không xuất hiện tình trạng não úng thủy, lâm sàng diễn biến tốt, đây có thể khẳng định là một thành công của quá trình phẫu thuật. Ở trường hợp 2 Bệnh nhi vào viện trong tình trạng tốt, chỉ với khối u có kích thước nhỏ là 1,5 x 2cm vùng đỉnh và không kèm bất kỳ dị dạng nào khác. Trong thời điểm phẫu thuật có chậm hơn so với khuyến cáo nhưng điều này không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tình trạng tri giác, vận động sau phẫu thuật là tốt. Qua hai trường hợp nêu trên, có thể thấy rằng dù tình trạng khối thoát vị có thể từ đơn giản hay phức tạp đến mấy và không có kèm theo các dị dạng khác nếu được phẫu thuật và điều trị hợp lý thì khả năng thành công cũng sẽ rất cao. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán, phương tiện hỗ trợ phẫu thuật, gây mê hồi sức đó là những yếu tố khiến cho cuộc phẫu thuật ngày càng trở nên an toàn hơn. KẾT LUẬN Do việc điều trị phẫu thuật thoát vị não màng não hiện nay ngày càng trở nên an toàn hơn, nên việc phẫu thuật có thể tiến hành bất cứ lúc nào nếu điều kiện bệnh nhi cho phép, tốt nhất là nên tiến hành sớm cho bệnh nhi để hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng tâm thần kinh. Các trường hợp thoát vị não - màng não dù kích thước có lớn đến mấy nhưng nếu không có các dị tật khác kèm theo thì khả năng thành công của phẫu thuật cũng sẽ rất cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thu Hương (2004), Dị dạng não, tủy và hộp sọ, Thần kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, tr.792-799.
Tài liệu liên quan