40505. Hệ sinh thái và đánh giá
nguồn lợi thuỷ sản
TTH.2014-KC.06. Nghiên cứu sự bồi
lắng đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên
Huế/ TS. Nguyễn Lê Tuấn - UBND
Tỉnh Thừa Thiên–Huế, (Đề tài cấp
Tỉnh/ Thành phố)
Có được các cơ sở khoa học cụ thể về
nguyên nhân bồi lắng đầm Lập An và
các yếu tố tác động đến biến động hình
thái đáy đầm Lập An; Có được các kết
quả đánh giá tác động của sự bồi lắng
đến môi trường, sinh thái của đầm và
dân sinh khu vực xung quanh đầm; Đề
xuất được các giải pháp khoa học và
công nghệ cụ thể, khả thi nhằm phòng
chống bồi lắng, phục hồi và duy trì độ
sâu nước và diện tích mặt đầm, góp
phần phát triển bền vững đầm Lập An.
53 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ - Số 12 năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859 – 1000
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
SỐ 12
2019
(12 SỐ/NĂM)
i
THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Định kỳ 1số/tháng)
BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban: ThS. VŨ ANH TUẤN
Phó Trưởng ban: ThS. Trần Thị Hoàng Hạnh
Uỷ viên thư ký: CN. Nguyễn Thị Thúy Diệu
CN. Nguyễn Thu Hà
ThS. Nguyễn Thị Thưa
MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu ii
Giải thích các yếu tố mô tả Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN iii
Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực nghiên
cứu
4
Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thông tin thư
mục
6
Phụ lục: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 50
ii
LỜI GIỚI THIỆU
Triển khai thực hiện việc thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số
11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin khoa
học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin
về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu
giữ, phổ biến thông tin KQNC, biên soạn và phát hành xuất bản phẩm: “Thông báo kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.
Xuất bản phẩm "Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công
nghệ" giới thiệu với bạn đọc thông tin thư mục cơ bản về kết quả thực hiện các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ các cấp từ cấp quốc gia (cấp nhà nước), cấp bộ/ngành, cấp
tỉnh/thành và cấp cơ sở trên cả nước, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ
được đăng ký và lưu giữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tin
trong xuất bản phẩm này được rút ra từ CSDL về nhiệm vụ KH&CN do xây dựng và có
thể tra cứu trực tuyến trên mạng VISTA của Cục theo địa chỉ:
Định kỳ xuất bản xuất bản phẩm là 1 số/tháng nhằm thông báo kịp thời thông tin các kết
quả nghiên cứu các cấp đã đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia.
Mọi thông tin phản hồi về Xuất bản phẩm, xin liên hệ theo địa chỉ:
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (024) 39349116- Fax: (024) 39349127- E-mail: quanly@vista.gov.vn
Website:
iii
102.04-2013.21. Suy diễn tự động trong logic có miền giá trị ngôn ngữ/ TS. Trần Đức
Khánh - Trường Đại học Việt Đức. (Đề tài cấp Quốc gia)
Nghiên cứu về đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử min hóa, xây dựng các miền giá trị
chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia từ mịn hóa cho logic ngôn ngữ. Xây
dựng logic mệnh đề có miền giá trị chân lý dự trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia
tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic vị từ có miền giá trị
chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ
nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic mờ ngôn ngữ có miền chân lý dựa trên đại số gia tử
tuyến tính, đơn điệu bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Các phưng pháp suy diễn
trong logic ngôn ngữ như suy diễn hợp giải, suy diễn modus ponens, chứng minh bảng,
lập trình logic...
Số đăng ký hồ sơ: 2018-52-989/KQNC
GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ MÔ TẢ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN
Giải thích:
Mã số nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ
Chủ nhiệm nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
Cấp nhiệm vụ
Số đăng ký kết quả nhiệm vụ tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia
Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 12-2019
4
BẢNG TRA KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KH&CN THEO LĨNH VỰC
40505. Hệ sinh thái và đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ............................................................ 6
40506. Quản lý và khai thác thuỷ sản .................................................................................. 6
40507. Bảo quản và chế biến thủy sản ................................................................................ 6
40601. Công nghệ gen (cây trồng và động vật nuôi); nhân dòng vật nuôi; ........................ 7
40602. Các công nghệ tế bào trong nông nghiệp ................................................................ 7
40604. Các công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp ......................................................... 8
40699. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp khác .......................................................... 9
499. Khoa học nông nghiệp khác ........................................................................................ 9
5. Khoa học xã hội ............................................................................................................. 10
502. Kinh tế và kinh doanh ................................................................................................ 11
50201. Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh ..................... 12
50202. Kinh doanh và quản lý ........................................................................................... 16
50301. Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo
dục,.. ................................................................................................................................... 20
50401. Xã hội học nói chung ............................................................................................. 23
50404. Dân tộc học ............................................................................................................ 24
50405. Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên
cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội ............................................................................ 25
50499. Xã hội học khác ..................................................................................................... 30
50501. Luật học ................................................................................................................. 31
50502. Tội phạm học ......................................................................................................... 32
50601. Khoa học chính trị ................................................................................................. 32
50602. Hành chính công và quản lý hành chính ............................................................... 33
50603. Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị .......................................... 35
50701. Khoa học môi trường - các khía cạnh xã hội ......................................................... 37
50702. Địa lý kinh tế và văn hoá ....................................................................................... 38
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 12-2019
5
50703. Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị ............................................................... 39
50704. Quy hoạch giao thông và các khía cạnh xã hội của giao thông vận tải ................. 40
50801. Báo chí ................................................................................................................... 40
50804. Thông tin đại chúng và truyền thông văn hoá - xã hội .......................................... 41
6. Khoa học nhân văn ........................................................................................................ 41
60101. Lịch sử Việt Nam................................................................................................... 41
60199. Các vấn đề lịch sử và khảo cổ học khác ................................................................ 43
60201. Nghiên cứu chung về ngôn ngữ ............................................................................. 44
60207. Lý luận văn hoá; Nghiên cứu văn hoá nói chung .................................................. 45
60208. Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam .............. 47
60301. Triết học ................................................................................................................. 47
60302. Lịch sử và triết học của khoa học và công nghệ .................................................... 48
60405. Nghệ thuật dân gian ............................................................................................... 49
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 12-2019
6
BẢNG TRA KẾT QUẢ
THỰC HIỆN NHIỆM KH&CN
THEO THÔNG TIN THƯ MỤC
40505. Hệ sinh thái và đánh giá
nguồn lợi thuỷ sản
TTH.2014-KC.06. Nghiên cứu sự bồi
lắng đầm Lập An, tỉnh Thừa Thiên
Huế/ TS. Nguyễn Lê Tuấn - UBND
Tỉnh Thừa Thiên–Huế, (Đề tài cấp
Tỉnh/ Thành phố)
Có được các cơ sở khoa học cụ thể về
nguyên nhân bồi lắng đầm Lập An và
các yếu tố tác động đến biến động hình
thái đáy đầm Lập An; Có được các kết
quả đánh giá tác động của sự bồi lắng
đến môi trường, sinh thái của đầm và
dân sinh khu vực xung quanh đầm; Đề
xuất được các giải pháp khoa học và
công nghệ cụ thể, khả thi nhằm phòng
chống bồi lắng, phục hồi và duy trì độ
sâu nước và diện tích mặt đầm, góp
phần phát triển bền vững đầm Lập An.
40506. Quản lý và khai thác thuỷ sản
. Điều tra đánh giá chất lượng, số
lượng tôm sú (Panaeus monodon) bố
mẹ khai thác trên vùng biển tỉnh Cà
Mau, đề xuất các biện pháp khai
thác, sử dụng và quản lý phù hợp/
ThS. Tiết Tiến Dũng - UBND Tỉnh Cà
Mau, (Đề tài cấp Tỉnh/ Thành phố)
Điều tra thu thập thông tin về khai thác
và vận chuyển tôm sú bố mẹ ở vùng
biển Cà Mau. Điều tra thu thập thông
tin sử dụng tôm sú bố mẹ khai thác tại
cùng biển Cà Mau vào sản xuất giống
trên toàn tỉnh. Đánh giá chất lượng tôm
sú bố mẹ khai thác tại vùng biển Cà
Mau bằng phương pháp xét nghiệm
PCR. Đề xuất giải pháp, quản lý, khai
thác, bảo vệ, sử dụng nguồn tôm sú bố
mẹ ở Cà Mau.
. Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ
đoàn kết khai thác hải sản trên biển
phù hợp với nghề cá tỉnh Bình
Thuận/ PGS. TS. Trần Gia Thái -
UBND Tỉnh Bình Thuận, (Đề tài cấp
Tỉnh/ Thành phố)
Điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ
liệu thực tế tổng thể về nghề cá Bình
Thuận từ đặc điểm ngư trường, mùa vụ,
đội tàu, cơ sở dịch vụ hậu cần, tổ đội
sản xuất, cho đến công tác thu mua hải
sản, cũng như công tác cứu hộ, cứu nạn
và đảm bảo an ninh và an toàn kỹ thuật
tàu cá. Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết
toán tối ưu xây dựng mô hình quy
hoạch đội tàu khai thác và mô hình tổ
đội đoàn kết sản xuất phù hợp hiện
trạng nghề cá cụ thể. Từ đó xây dựng
thuật toán và lập trình giải bài toán quy
hoạch tối ưu để xác định quy mô của
đội tàu (số lượng, cơ cấu nghề) và của
tổ đội tàu mẹ - con (số lượng, kích cỡ
các tàu, thời gian chuyến biển) phù hợp
với nghề cá cụ thể nói chung và của
tỉnh Bình Thuận nói riêng. Xây dựng
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động nhằm duy trì và phát triển bền
vững các tổ đội khai thác hải sản trên
biển của tỉnh Bình Thuận.
40507. Bảo quản và chế biến thủy sản
. Chế biến và bảo quản sản phẩm có
độ hoạt động của nước (aw) thấp từ
nguyên liệu cá lóc nuôi của tỉnh Vĩnh
Long./ PGS. TS. Nguyễn Văn Mười -
UBND Tỉnh Vĩnh Long, (Đề tài cấp
Tỉnh/ Thành phố)
Nghiên cứu ứng dụng quy trình chế
biến các sản phẩm từ nguyên liệu cá lóc
nuôi (khô, chà bông và chả cá lóc) đạt
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tổ chức ứng dụng thực tế quy
trình tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh (hộ
dân/tổ hợp tác/HTX/doanh nghiệp). Đề
xuất giải pháp duy trì và phát
triển. Khảo sát thực trạng nuôi và tiêu
thụ cá lóc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Tiến hành điều tra thực tế quy trình sản
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 12-2019
7
xuất các sản phẩm từ cá lóc hay sản
phẩm tương tự trên thị trường và phân
tích chất lượng các dòng sản phẩm
này. Điều tra thị hiếu người tiêu dùng
và đánh giá khả năng phát triển các sản
phẩm từ cá lóc, xác định các tính chất
cơ bản của nguồn nguyên liệu cá lóc tại
tỉnh, làm cơ sở phân nhóm nguyên liệu
cho từng mục đích chế biến. Xác định
các thông số kỹ thuật của quy trình chế
biến và bảo quản khô cá lóc theo
phương pháp điều khiển độ hoạt động
của nước. Đề xuất quy trình chế biến và
bảo quản chà bông cá lóc hoàn chỉnh từ
nguồn cá loại 2 và bị khuyết tật hình
thể xương sống (cá lóc gù lưng). Hoàn
thiện quy trình chế biến 3 sản phẩm từ
cá lóc ở quy mô thực tế. Ứng dụng và
chuyển giao quy trình chế biến và bảo
quản 3 sản phẩm từ cá lóc ở điều kiện
chế biến thực tế. Hạch toán, đánh giá
hiệu quả kinh tế của 3 dòng sản phẩm
từ cá lóc. Hội thảo triển khai quy trình
chế biến và bảo quản các sản phẩm từ
cá lóc.
40601. Công nghệ gen (cây trồng và
động vật nuôi); nhân dòng vật nuôi;
106-NN.02-2013.37. Ngiên cứu đặc
điểm hệ gen và xác định genotype
(genotyping) một số virus RNA gây
bệnh truyền nhiễm ở gia cầm tại Việt
Nam/ TS. Lê Thị Kim Xuyến - Viện
Công nghệ Sinh học, (Đề tài cấp Quốc
gia)
Thu mẫu và bước đầu giám định mẫu
nghiên cứu. Nghiên cứu gen học, định
type và dịch tễ phân tử virus Gumboro
(IBDV). Nghiên cứu gen học, định type
và dịch tễ phân tử virus Newcastle
(NDV). Nghiên cứu gen học, định type
và dịch tễ phân tử virus viêm phế quản
truyền nhiễm (IBV).
Số hồ sơ lưu: 2019-48-696/KQNC
106-NN.05-2014.66. Xác định và
phân tích hoàn chỉnh trình tự hệ gen
ty thể của ba giống lợn bản địa (lợn Ỉ,
lợn Móng Cái, lợn đen Mường Lay)
tại Việt Nam/ TS. Võ Thị Bích Thủy -
Viện Nghiên cứu hệ gen, (Đề tài cấp
Quốc gia)
Thu thập mẫu máu của 6 giống lợn,
gồm lợn ỉ, lợn Móng Cái, lợn đen
Mường Lay, lợn Mường Khương, lợn
Hương và lợn Hạ Lang. Chuẩn bị mẫu
DNA và sản phẩm PCR đạt chuẩn theo
yêu cầu của kỹ thuật giải trình tự. Giải
trình tự toàn bộ hệ gen ty thể của 6
giống lợn bản địa và lắp ráp và chú giải
hệ gen ty thể của 6 giống lợn bản địa.
Nghiên cứu mối quan hệ nguồn gốc
phát sinh chủng loại của 6 giống lợn
bản địa. Xây dựng cơ sở dữ liệu
(database) hệ gen ty thể của 6 giống lợn
bản địa tại Việt Nam và đăng ký trình
tự hệ gen ty thể hoàn chỉnh của 6 giống
lợn bản địa Việt Nam này vào ngân
hàng gen quốc tế GenBank/ NCBI.
Số hồ sơ lưu: 2019-48-690/KQNC
40602. Các công nghệ tế bào trong
nông nghiệp
DAUD.NN.2016.756. Xây dựng mô
hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy
mô tế bào thực vật nhân giống loài
lan dược liệu (lan Kim Tuyến)
(Anoectochilus setaceus) và lan
Thạch Hộc Tía (Dendrobium
officinale Kimura et Migo) tại Hải
Phòng/ CN. Bùi Thị Hồng - UBND TP.
Hải Phòng, (Đề tài cấp Tỉnh/ Thành
phố)
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ
nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống
2 loài lan dược liệu lan Kim Tuyến
(Anoectochilus setaceus) và Lan Thạch
Hộc Tía (Dendrobium officinale
Kimura et Migo) và trồng thực nghiệm
tại Hải Phòng. Cụ thể: Xây dựng mô
hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô
tế bào thực vật nhân giống lan Kim
Tuyến và lan Thạch Hộc Tía. Quy mô
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 12-2019
8
8.000 cây giống in -vitro - Xây dựng
mô hình trồng thử nghiệm lan Kim
Tuyến và lan Thạch Hộc Tía có nguồn
gốc nuôi cấy mô tế bào thực vật tại
VQG Cát Bà. Nghiên cứu tổng quan về
tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu
thụ cây dược liệu nói chung, 2 loài lan
dược liệu nói riêng: lan Kim Tuyến và
lan Thạch Hộc Tía. Thu thập thông tin,
tài liệu, đánh giá các điều kiện liên
quan đến triển khai dự án: thổ nhưỡng,
kinh tế xã hội...tại điểm triển khai mô
hình. Xây dựng và triển khai thực hiện
các mô hình: Chuẩn bị cơ sở vật chất
phục vụ dự án; Tiếp nhận chuyển giao
02 quy trình công nghệ: Quy trình nhân
giống nuôi cấy mô tế bào thực vật lan
Kim Tuyến; Quy trình nhân giống nuôi
cấy mô tế bào thực vật lan Thạch Hộc
Tía; Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật, tập
huấn 50 lượt người; Thực hiện nuôi cấy
mô tế bào thực vật nhân giống lan Kim
Tuyến và lan Thạch Hộc Tía. Quy mô:
8.000 cây giống đạt tiêu chuẩn ra cây
bồn mạ; Trồng thực nghiệm lan Kim
Tuyến và lan Thạch Hộc Tía từ giống
nuôi cấy mô tế bào thực vật tại vườn
quốc gia Cát bà. Quy mô 150m2 nhà
lưới tại vườn quốc gia Cát Bà.
40604. Các công nghệ vi sinh vật
trong nông nghiệp
. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ trong việc sử dụng
hiệu quả khí Biogas tại các trang trại
chăn nuôi tập trung trên địa bàn Hà
Tĩnh/ TS. Trần Hòa Duân - UBND
Tỉnh Thừa Thiên–Huế, (Đề tài cấp
Tỉnh/ Thành phố)
Tổng quan về khí sinh học - biogas,
tình hình nghiên cứu và sử dụng biogas
trong nước và quốc tế. Chế phẩm vi
sinh tăng chất lượng khí biogas được
ứng dụng trong đề tài chứa 44 chủng vi
khuẩn kỵ khí tham gia vào tất cả các
quá trình chuyển hóa chất thải chăn
nuôi bao gồm 5 chủng vi khuẩn chuyển
hóa protein; 7 chủng vi khuẩn kỵ khí
chuyển hóa cellulose; 8 chủng chuyển
hóa amylase; 5 chủng lipase; 3 chủng
chuyển hóa cả H2S và NO3- ; 6 chủng
sinh acid acetic và 10 chủng vi khuẩn
kỵ khí sinh methane. Sự bổ sung chế
phẩm vi sinh đã làm tăng hiệu quả sinh
khí lên khoảng 30% đối với gia trại và
trên 40% đối với trang trại cho cả mùa
đông lẫn mùa hè. Bên cạnh đó, chế
phẩm vi sinh kỵ khí đã chứng minh
trong việc làm giảm mùi hôi và giảm
tạo váng, kết tảng của hầm chứa nước
thải sau biogas của cả trang trại và gia
trại. Kết quả phân tích các thông số môi
trường đã chứng minh rằng chế phẩm
vi sinh bổ sung đã cải thiện chất lượng
nước thải sau biogas cụ thể làm giảm
BOD5 khoảng 380 mg/L; COD 648
mg/L; T-N 299 mg/L; TSS 244 mg/L;
T-coliform 4,3. 106 CFU/100mL.
KQ016078. Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ sinh học xử lý phế thải chế
biến và phụ phẩm rau quả nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
tạo khí sinh học/ TS. Nguyễn Thúy
Nga - Viện Khoa học năng lượng, (Đề
tài cấp Quốc gia)
Đánh giá tiềm năng tạo khí sinh học từ
nguồn phế thải chế biến và phế phụ
phẩm rau quả Việt Nam, các công nghệ
sản xuất và sử dụng khí có triển vọng.
Chuyển hóa phế thải chế biến rau quả
từ hợp chất cao phân tử sang hợp chất
phân tử thấp dễ tan làm nguyên liệu sản
xuất khí sinh học. Nâng cao hiệu suất
sinh khí metan sử dụng bã thải từ chế
biến rau quả đã được phân huỷ thành
hợp chất phân tử thấp dễ tan. Xây dựng
quy trình công nghệ tạo khí sinh học từ
dịch thủy phân hợp chất phân tử thấp
dễ tan của phế thải chế biến và phụ
phẩm rau quả quy mô pilot.
Số hồ sơ lưu: 2019-48-621/KQNC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 12-2019
9
ĐTĐLCN.14/14. Nghiên cứu
metagenome của vi sinh vật đất vùng
rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây
thuốc có củ (cây nghệ), cây công
nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất
và chất lượng cây trồng/ PGS.TS. Lê
Mai Hương - Viện Hóa học các Hợp
chất thiên nhiên, (Đề tài cấp Quốc gia)
Tổng quan nghiên cứu về cây nghệ, cây
cà phê và tỏng quan nghiên cứu về vi
sinh vật đất vùng rễ. Công nghệ
metagenomics và ứng dụng nghiên cứu
đa dạng di truyền của các hệ vi sinh vật
đất. Nghiên cứu metagenomics của vi
sinh vật đất vùng rễ cây nghệ và rễ cây
cà phê. Kết quả giải trình tự và phân
tích dữ liệu sau giải trình tự shotgun
metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ
cây nghệ. Đánh giá đa dạng vi khuẩn
vùng rễ cây cà phê bằng phân tích dữ
liệu metagenome 16S.
Số hồ sơ lưu: 2019-48-724/KQNC
40699. Công nghệ sinh học trong
nông nghiệp khác
ĐTĐLCN.17/14. Nghiên cứu
Metagenome của vi sinh vật liên kết
hải miên tại biển miền Trung Việt
Nam nhằm phát hiện và sàng lọc các
chất hoạt tính sinh học mới/ PGS. TS.
Nguyễn Thị Kim Cúc - Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (Đề
tài cấp Quốc gia)
Sử dụng kỹ thuật metagenomics để
đánh giá sự đa dạng vi sinh vật liên kết
với một số loài hải miên biển tại Việt
Nam, đồng thời phát hiện các gen mã
hóa cho các sản phẩm tự nhiên có hoạt
tính sinh học và tìm hiểu khả năng khai
thác các gen này. Bên cạnh đó, thu
nhận một số hợp chất có hoạt tính