Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ - Số 7 năm 2019

104.99.2016.29. Tổng hợp và biến tính tantan nitrua nhằm ứng dụng làm chất xúc tác quang cho phản ứng khử CO2 trong vùng ánh sáng khả kiến tạo nhiên liệu tái sinh/ PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Cẩm - Trường Đại học Quy Nhơn, (Đề tài cấp Quốc gia) Tổng hợp và biến tính nitrua tantan nhằm ứng dụng làm chất xúc tác quang cho phản ứng khử CO2 trong vùng ánh sáng khả kiến tạo nhiên liệu tái sinh. Số hồ sơ lưu: 2019-52-0140/KQNC 106-NN.02-2015.13. Nghiên cứu tổng hợp keo dán sinh học có khả năng kháng khuẩn từ tinh bột và chitosan trong hệ nước/ TS. Lê Hoàng Sinh - Trường Đại học Duy Tân, (Đề tài cấp Quốc gia) Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu phát triển loại keo dán sinh học mới từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên là tinh bột và chitosan có độ kết dính cao, tương thích sinh học tốt, và có khả năng kháng khuẩn. Những mục tiêu cụ thể của đề tài như sau: -Phát triển các phương pháp chiết xuất tinh bột và chitin có chất lượng cao từ ngũ cốc và vỏ giáp xác thải trong quá trình chế biến hải sản. -Thiết lập các phương pháp điều chế tinh bột oxi hóa và chitosan oligomer tan trong nước. - Điều chế thành công keo dán sinh học có thể tiêm được trong môi trường nước.

pdf60 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ - Số 7 năm 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859 – 1000 THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7 2019 (12 SỐ/NĂM) i THÔNG BÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Định kỳ 1số/tháng) BAN BIÊN TẬP Trưởng ban: ThS. VŨ ANH TUẤN Phó Trưởng ban: ThS. Trần Thị Hoàng Hạnh Uỷ viên thư ký: CN. Nguyễn Thị Thúy Diệu CN. Nguyễn Thu Hà ThS. Nguyễn Thị Thưa MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu ii Giải thích các yếu tố mô tả Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN iii Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo lĩnh vực nghiên cứu 4 Bảng tra kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo thông tin thư mục 6 Phụ lục: Thủ tục đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN 56 ii LỜI GIỚI THIỆU Triển khai thực hiện việc thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ; Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký, lưu giữ, phổ biến thông tin KQNC, biên soạn và phát hành xuất bản phẩm: “Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”. Xuất bản phẩm "Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ" giới thiệu với bạn đọc thông tin thư mục cơ bản về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp từ cấp quốc gia (cấp nhà nước), cấp bộ/ngành, cấp tỉnh/thành và cấp cơ sở trên cả nước, thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ được đăng ký và lưu giữ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia. Thông tin trong xuất bản phẩm này được rút ra từ CSDL về nhiệm vụ KH&CN do xây dựng và có thể tra cứu trực tuyến trên mạng VISTA của Cục theo địa chỉ: Định kỳ xuất bản xuất bản phẩm là 1 số/tháng nhằm thông báo kịp thời thông tin các kết quả nghiên cứu các cấp đã đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Mọi thông tin phản hồi về Xuất bản phẩm, xin liên hệ theo địa chỉ: CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: (024) 39349116- Fax: (024) 39349127- E-mail: quanly@vista.gov.vn Website: iii 102.04-2013.21. Suy diễn tự động trong logic có miền giá trị ngôn ngữ/ TS. Trần Đức Khánh - Trường Đại học Việt Đức. (Đề tài cấp Quốc gia)   Nghiên cứu về đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử min hóa, xây dựng các miền giá trị chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia từ mịn hóa cho logic ngôn ngữ. Xây dựng logic mệnh đề có miền giá trị chân lý dự trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic vị từ có miền giá trị chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính và đại số gia tử mịn hóa, bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Xây dựng logic mờ ngôn ngữ có miền chân lý dựa trên đại số gia tử tuyến tính, đơn điệu bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và suy diễn. Các phưng pháp suy diễn trong logic ngôn ngữ như suy diễn hợp giải, suy diễn modus ponens, chứng minh bảng, lập trình logic... Số đăng ký hồ sơ: 2018-52-989/KQNC   GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ MÔ TẢ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN    Giải thích:  Mã số nhiệm vụ  Tên nhiệm vụ  Chủ nhiệm nhiệm vụ  Cơ quan chủ trì nhiệm vụ  Cấp nhiệm vụ  Số đăng ký kết quả nhiệm vụ tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia  Tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7-2019 4 BẢNG TRA KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KH&CN THEO LĨNH VỰC 1. Khoa học tự nhiên ............................................................................................................ 6 10101. Toán học cơ bản .................................................................................................... 10 10102. Toán học ứng dụng ................................................................................................ 11 10103. Thống kê ................................................................................................................ 12 10201. Khoa học máy tính ................................................................................................. 13 10202. Khoa học thông tin ................................................................................................ 15 10203. Sinh tin học ............................................................................................................ 16 103. Vật lý ......................................................................................................................... 17 10302. Vật lý các chất cô đặc ............................................................................................ 17 10303. Vật lý hạt và trường ............................................................................................... 18 10306. Quang học .............................................................................................................. 18 10405. Điện hóa (pin khô, pin, pin nhiên liệu, ăn mòn kim loại, điện phân) .................... 19 10501. Địa chất học ........................................................................................................... 19 10502. Khoáng vật học ...................................................................................................... 20 10504. Địa vật lý ............................................................................................................... 20 10506. Địa lý tự nhiên ....................................................................................................... 21 10508. Trắc địa học và bản đồ học .................................................................................... 21 10509. Các khoa học môi trường ...................................................................................... 23 10510. Khí tượng học và các khoa học khí quyển ............................................................ 25 10511. Khí hậu học ............................................................................................................ 26 10512. Hải dương học ....................................................................................................... 29 10513. Thuỷ văn; Tài nguyên nước ................................................................................... 29 106. Sinh học ..................................................................................................................... 33 10603. Vi sinh vật học ....................................................................................................... 33 10608. Lý sinh ................................................................................................................... 34 KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7-2019 5 10609. Di truyền học ......................................................................................................... 35 10611. Thực vật học .......................................................................................................... 35 10612. Động vật học .......................................................................................................... 36 10615. Đa dạng sinh học ................................................................................................... 36 10616. Công nghệ sinh học ............................................................................................... 37 2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ................................................................................... 37 20102. Kỹ thuật xây dựng ................................................................................................. 41 20103. Kỹ thuật kết cấu và đô thị ...................................................................................... 43 20104. Kỹ thuật giao thông vận tải ................................................................................... 43 20105. Kỹ thuật thuỷ lợi .................................................................................................... 45 20106. Kỹ thuật địa chất công trình .................................................................................. 46 202. Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin .................................................... 46 20201. Kỹ thuật điện và điện tử ........................................................................................ 47 20202. Người máy và điều khiển tự động ......................................................................... 50 20203. Tự động hoá (CAD/CAM, v.v..) và các hệ thống điểu khiển, giám sát; công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC),.. ............................................................................... 50 KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7-2019 6 BẢNG TRA KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM KH&CN THEO THÔNG TIN THƯ MỤC 1. Khoa học tự nhiên 104.99.2016.29. Tổng hợp và biến tính tantan nitrua nhằm ứng dụng làm chất xúc tác quang cho phản ứng khử CO2 trong vùng ánh sáng khả kiến tạo nhiên liệu tái sinh/ PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Cẩm - Trường Đại học Quy Nhơn, (Đề tài cấp Quốc gia) Tổng hợp và biến tính nitrua tantan nhằm ứng dụng làm chất xúc tác quang cho phản ứng khử CO2 trong vùng ánh sáng khả kiến tạo nhiên liệu tái sinh. Số hồ sơ lưu: 2019-52-0140/KQNC 106-NN.02-2015.13. Nghiên cứu tổng hợp keo dán sinh học có khả năng kháng khuẩn từ tinh bột và chitosan trong hệ nước/ TS. Lê Hoàng Sinh - Trường Đại học Duy Tân, (Đề tài cấp Quốc gia) Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu phát triển loại keo dán sinh học mới từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên là tinh bột và chitosan có độ kết dính cao, tương thích sinh học tốt, và có khả năng kháng khuẩn. Những mục tiêu cụ thể của đề tài như sau: -Phát triển các phương pháp chiết xuất tinh bột và chitin có chất lượng cao từ ngũ cốc và vỏ giáp xác thải trong quá trình chế biến hải sản. -Thiết lập các phương pháp điều chế tinh bột oxi hóa và chitosan oligomer tan trong nước. - Điều chế thành công keo dán sinh học có thể tiêm được trong môi trường nước. Số hồ sơ lưu: 2019-52-0134/KQNC 104.01-2015.29. Đánh giá tác dụng ức chế hoạt tính α-glucosidase và α- amylase của một số hoạt chất và nấm Ganodermataceae Việt Nam/ PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt - Trung tâm nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ, (Đề tài cấp Quốc gia) -amylase của các hoạt chất phân lập được bao gồm động học ức chế tác dụng hiệp đồng với acarbose khả năng hạ đường huyết trên động vật thực nghiệm.-glucosidase và -amylase. Trên cơ sở đề tài ―Nghiên cứu phân lập các hợp chất có tác dụng ức chế hoạt tính alpha-glucosidase và alpha- amylase từ nguồn dược liệu Việt Nam‖ mã số 104.01-2011.54 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ thực hiện từ 6/2012-06/2015 đề tài này tiếp tục tìm kiếm phân lập các hoạt chất mới từ một số loài nấm Ganoderma thể hiện hoạt tính mạnh theo kết quả sàng lọc ban đầu. Ngoài ra đề tài tập trung đánh giá sâu hơn về tác dụng ức chế -glucosidase và - amylase. Một số loại thuốc hiện nay được sử dụng điều trị tiểu đường theo cách này gồm có acarbose miglitol và voglibose. Mã số hồ sơ Ngày nhận báo cáo (Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi) Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú và nền y học cổ truyền lâu đời trong số đó có nhiều bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết chữa tiểu đường hiệu quả. Tác dụng của những dược liệu này có thể do khả năng ức chế sự hoạt động của enzyme -glucosidase và Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có tốc độ gia tăng rất nhanh. Bệnh này nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng người bệnh như các tổn thương thần kinh tim mạch thị giác nguy cơ nhiễm trùngMột trong những phương pháp điều trị tiểu đường là làm giảm lượng đường huyết bằng cách ức chế các enzyme đóng vai trò thủy phân carbohydrate như Số hồ sơ lưu: 2019-48-0150/KQNC KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7-2019 7 103.02-2016.20. Tổng hợp các hyđrôxít/ôxít có cấu trúc nano của đồng, nikel và sắt trực tiếp trên bề mặt kim loại và khảo sát các đặc tính nhạy khí của chúng/ TS. Vũ Xuân Hiền - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc gia) Tổng hợp được một số cấu trúc nano của vật liệu đồng, nikel và sắt dạng hyđrôxít hoặc ôxít trên bề mặt các lá hoặc màng kim loại tương ứng bằng kỹ thuật tiền xử lý bề mặt và ôxi hóa nhiệt. Hiểu và xây dựng được cơ chế hình thành các vật liệu nano sau khi chế tạo thành các mô hình ba chiều. Cuối cùng, khảo sát và so sánh được sự khác biệt giữa đặc tính nhạy khí của các vật liệu nano sau chế tạo với các vật liệu nano tương tự được chế tạo bằng phương pháp khác. Số hồ sơ lưu: 2019-52-0148/KQNC 103.02-2015.05. Chế tạo cảm biến nhạy khí trên cơ sở sử dụng cấu trúc nano 1 chiều (ống nano cácbon và dây nano silic)/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Lâm - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc gia) Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chế tạo ống nano cácbon và dây nano silic tích hợp trên điện cực kim loại sử dụng làm cảm biến nhạy khí. Khả năng tăng độ nhạy khí và tính chất chọn lọc khí cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài khi sử dụng các hạt xúc tác nano kim loại và nano ôxit kim loại bán dẫn phủ lên các cấu trúc nano một chiều. Việc đo nhạy khí của cảm biến ở nhiệt độ phòng trên cơ sở các cấu trúc nêu trên cũng là một mục tiêu cần đạt được trong đề tài. Số hồ sơ lưu: 2019-52-0149/KQNC 101.04-2014.26. Một số kết quả về mặt f-cực tiểu và f-cực đại kiểu không gian trên các đa tạp với mật độ/ PGS.TS. Đoàn Thế Hiếu - Đại Học Sư Phạm-Đại Học Huế, (Đề tài cấp Quốc gia) Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mặt f-cực tiểu trong đa tạp Riemann với mật độ và mặt f-cực đại kiểu không gian trong các đa tạp Lorentz với mật độ. Hướng nghiên cứu có thể xem là mở rộng các kết quả cổ điển trong lý thuyết mặt cực tiểu cho các mặt f-cực tiểu trong các đa tạp Riemann và các mặt f-cực đại kiểu không gian trong các đa tạp Lorentz (với mật độ). Số hồ sơ lưu: 2019-52-0151/KQNC ĐTĐL.XH.10/15. Nghiên cứu đánh giá diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng và đề xuất giải pháp bảo tồn tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai/ TS. Trần Lâm Đồng - Viện Nghiên cứu Lâm sinh, (Đề tài cấp Quốc gia) Lựa chọn được các hệ sinh thái rừng đã phục hồi để chuyển sang hệ thống rừng đặc dụng cho Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá, lựa chọn và sắp xếp được các loại diễn thế phục hồi hệ sinh thái rừng thành các nhóm đặc trưng. - Đề xuất được các giải pháp bảo tồn và khả năng chuyển các hệ sinh thái rừng phục hồi sang các hình thức bảo tồn khác nhau khi cần thiết. Số hồ sơ lưu: 2019-02-0157/KQNC ĐTĐLXH.19/15. Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo tàng thiên nhiên - văn hoá mở tại khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An/ TS. Nguyễn Thiên Tạo - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, (Đề tài cấp Quốc gia) Xây dựng được mô hình bào tàng thiên nhiên – văn hoá mở đáp ứng mục đích bảo tồn, du lịch, nghiên cứu, giáo dục và có tác động lan toả lên hệ thống các khu dự trữ sinh quyển của cả nước. Mục tiêu cụ thể Ø Xây dựng mô hình KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7-2019 8 bảo tàng thiên nhiên – văn hoá được quy hoạch không gian, bố cục xây dựng đảm bảo tính hiện đại và truyền thống. Ø Thu thập đại diện một số mẫu vật, hiện vật và tài liệu tiêu biểu về tự nhiên và văn hoá trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của bảo tàng. Ø Xây dựng giải pháp bảo tồn, lưu giữ và trưng bày, thông tin, giáo dục truyền thông hướng dẫn nghiên cứu, tham quan du lịch và giáo dục trải nghiệm. Số hồ sơ lưu: 2019-48-0168/KQNC 107.01-2015.18. Nghiên cứu các vi cơ cấu ứng dụng trong các linh kiện MEMS/ PGS.TS. Phạm Hồng Phúc - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, (Đề tài cấp Quốc gia) Nghiên cứu, mô hình hóa và tối ưu kích thước các vi cấu trúc đàn hồi (lò xo, dầm, khớp mềm, đòn bẩy) dùng trong các vi cơ cấu truyền động như cơ cấu cóc, bánh răng, cam, van, khuyếch đại chuyển vị trên cơ sở sử dụng lý thuyết toán học, vật lý và cơ học. - Trên cơ sở tham khảo các mẫu vi cơ cấu đã được công bố của nhóm và các tác giả nước ngoài, đề xuất một vài mẫu vi cơ cấu mới với những ưu điểm như: cấu tạo đơn giản, tăng độ bền, tăng chuyển vị, giảm điện áp dẫn và ứng dụng cho thiết kế một vài mẫu linh kiện MEMS cụ thể như vi mô tơ, vi vận chuyển hoặc vi bơm. - Chế tạo thử nghiệm và đo đạc các đặc tính của vi cơ cấu, linh kiện nhằm khẳng định các kết quả thiết kế và mô phỏng ở trên. Số hồ sơ lưu: 2019-52-0170/KQNC 107.01-2016.22. Thiết kế bộ điều khiển thông minh cho hệ thống giảm xóc và thiết lập hệ thống giám sát trực tuyến tình trạng kỹ thuật của tàu lửa cao tốc/ TS. Nguyễn Sỹ Dũng - Trường Đại học Tôn Đức Thắng, (Đề tài cấp Quốc gia) Nhằm tạo điều kiện gia tăng tốc độ chạy tàu, đề tài này vẫn tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp cải tiến hệ thống giảm xóc và xây dựng OMCMS, trong đó các vấn đề được nêu trong mục 2.1E chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các cấu trúc thông minh như mạng neuron nhân tạo, logic mờ và ANFIS vẫn tiếp tục được nghiên cứu phát triển và ứng dụng. Số hồ sơ lưu: 2019-68-0171/KQNC 106-YS.06-2014.14. Nghiên cứu tìm hiểu vai trò của protein UCH-L1 đối với bệnh ở người bằng mô hình ruồi giấm Drosophila melanogaster chuyển gene/ PGS.TS. Đặng Thị Phương Thảo - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, (Đề tài cấp Quốc gia) Đề tài này tập trung vào nghiên cứu vai trò chức năng của UCH-L1 trong các bệnh ở người bằng mô hình ruồi giấm Drosophila melanogaster chuyển gene Với mục tiêu trên, đề tài được triển khai với các mục tiêu chi tiết như sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của protein dUCH đối với quá trình chết tự nhiên (apoptosis) trong cơ thể sống và mô hình bệnh ung thư Mã số hồ sơ Ngày nhận báo cáo (Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi) 3 - Nghiên cứu ảnh hưởng của protein dUCH trên mô não và mô hình bệnh thoái hoá thần kinh - Nghiên cứu ảnh hưởng của protein dUCH trên con đường điều hoà tiết insulin Số hồ sơ lưu: 2019-54-0177/KQNC 101.04-2014.19. Dạng đại số của giả thuyết về các lớp cầu/ GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, (Đề tài cấp Quốc gia) Chúng tôi thiết lập dạng hình học và dạng đại số của giả thuyết tổng quát về lớp cầu cho CW-không gian bất kỳ. Chúng tôi muốn tấn công các giả thuyết KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 7-2019 9 đó. Trước tiên chúng tôi muốn thẩm định giả thuyết tại các chiều đồng điều thấp cho một số lớp không gian quan trọng và đã được hiểu biết tốt, điển hình là các không gian xạ ảnh thực. Chúng tôi cũng muốn thăm dò và thẩm định từng phần giả thuyết tổng quát về lớp cầu. Nói riêng, thẩm định một phần dạng đại số của giả thuyết tổng quát về các lớp cầu dự đoán rằng xây dựng Singer trên A-môdun không ổn đinh bất kỳ, trong đó A là đại số Steenrod, luôn nằm trong ảnh của đại số Steenrod tác động trên đại số đa thức có số biến tương ứng. Số hồ sơ lưu: 2019-53-0176/KQNC 103.01-2016.48. Nghiên cứu ảnh hưởng của đột biến vùng lõi kỵ nước trên cấu trúc của các tiền sợi Aβ sử dụng mô phỏng đông học phân tử trao đổi mô hình/ TS. Ngô Sơn Tùng - Trường Đại học Tôn Đức Thắng, (Đề tài cấp Quốc gia) Các mô phỏng REMD với dung môi hiện giúp chúng ta thu được các thông tin cấu trúc và động học của các hệ đột biến một cách chi tiết và ý nghĩa. Các hệ đột biến được nghiên cứu bao gồm F19W, A2