Thử nghiệm lâm sàng tác dụng của vec-ni nha khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (Shellac F)

Mục tiêu: Nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà và dự phòng sâu răng. Phương pháp nghiên cứu: (1) Thử nghiệm lâm sàng nửa miệng, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng trên bệnh nhân có răng nhạy cảm ngà ≥15 (VAS). Các răng nhạy cảm của ba nhóm được bôi một trong ba vật liệu : (1)Shellac F, (2)Duraphat® và (3)Isodan® vào ngày 0, 1, và 7. Nhạy cảm ngà được đánh giá trước và sau khi bôi vật liệu 15 phút, 1, 7, 14, 28, và 56 ngày, với kích thích cọ xát (0-100cN) và thổi hơi (VAS). (2) Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng trên 200 trẻ 7 tuổi, với ba nhóm (1)Shellac F, (2)Duraphat®, và nhóm chứng. Đánh giá tình trạng sâu răng mỗi sáu tháng trong 24 tháng. Kết quả: (1) : Nhạy cảm ngà giảm ở cả ba nhóm tại tất cả các thời điểm đánh giá sau khi sử dụng vật liệu cho thấy cả ba vật liệu có tác dụng giảm nhạy cảm ngà lập tức và kéo dài, không có khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm. (2) : Tỷ lệ mắc mới sâu răng ở nhóm Shellac F là 0,8% sau 12 tháng và 12,6% sau 24 tháng, tỷ lệ giảm sâu răng tương ứng là 85% và 41,7% so với nhóm chứng. Tỷ lệ sâu mặt răng của răng số 6 giảm 34,5% ở nhóm Shellac F và 16,34% ở nhóm Duraphat® sau 24 tháng. Kết luận: 1. Shellac F có tác dụng hiệu quả trong điều trị chống nhạy cảm ngà răng. 2. Shellac F có tác dụng dự phòng sâu răng. Vật liệu làm giảm sự phát triển sâu răng ở răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất trong giai đoạn sau mọc răng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm lâm sàng tác dụng của vec-ni nha khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (Shellac F), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 143 THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TÁC DỤNG CỦA VEC-NI NHA KHOA NGUỒN GỐC NHỰA CÁNH KIẾN CÓ FLUOR (SHELLAC F) Hoàng Đạo Bảo Trâm*, Tạ Tố Trân*, Trần Thị Nguyên Ny*, Ngô Thị Quỳnh Lan*, Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà và dự phòng sâu răng. Phương pháp nghiên cứu: (1) Thử nghiệm lâm sàng nửa miệng, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng trên bệnh nhân có răng nhạy cảm ngà ≥15 (VAS). Các răng nhạy cảm của ba nhóm được bôi một trong ba vật liệu : (1)Shellac F, (2)Duraphat® và (3)Isodan® vào ngày 0, 1, và 7. Nhạy cảm ngà được đánh giá trước và sau khi bôi vật liệu 15 phút, 1, 7, 14, 28, và 56 ngày, với kích thích cọ xát (0-100cN) và thổi hơi (VAS). (2) Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng trên 200 trẻ 7 tuổi, với ba nhóm (1)Shellac F, (2)Duraphat®, và nhóm chứng. Đánh giá tình trạng sâu răng mỗi sáu tháng trong 24 tháng. Kết quả: (1) : Nhạy cảm ngà giảm ở cả ba nhóm tại tất cả các thời điểm đánh giá sau khi sử dụng vật liệu cho thấy cả ba vật liệu có tác dụng giảm nhạy cảm ngà lập tức và kéo dài, không có khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm. (2) : Tỷ lệ mắc mới sâu răng ở nhóm Shellac F là 0,8% sau 12 tháng và 12,6% sau 24 tháng, tỷ lệ giảm sâu răng tương ứng là 85% và 41,7% so với nhóm chứng. Tỷ lệ sâu mặt răng của răng số 6 giảm 34,5% ở nhóm Shellac F và 16,34% ở nhóm Duraphat® sau 24 tháng. Kết luận: 1. Shellac F có tác dụng hiệu quả trong điều trị chống nhạy cảm ngà răng. 2. Shellac F có tác dụng dự phòng sâu răng. Vật liệu làm giảm sự phát triển sâu răng ở răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất trong giai đoạn sau mọc răng. Từ khóa: Shellac F, véc-ni có fluor, chất chống nhạy cảm ngà, dự phòng sâu răng. ABSTRACT IN VITRO AND IN VIVO EVALUATION THE EFFICIENCY OF A NEW NATURAL RESIN-BASED FLUORIDE VARNISH (SHELLAC F) Hoang Dao Bao Tram, Ta To Tran, Tran Thi Nguyen Ny, Ngo Thi Quynh Lan, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 143 - 149 Objectives: To evaluate the efficiency of Shellac F in reducing dentin hypersensitivity and in caries prevention. Methods: (1) A double-blind, split-mouth, randomized controlled trial was performed on dentin hypersensitivity (DH) patients with VAS ≥ 15. Each group was applied one among three desensitizing agents: (1) Shellac F, (2) Duraphat® and (3) Isodan® at day 0, 1, and 7. The subjective response was assessed by tactile and thermal⁄evaporative methods. Data were collected at baseline and after the first application, at 15 min, 1, 7, 14, 28 and 56 days. (2): A single-blind, randomized controlled trial was conducted on 200 children (7 years-old). Shellac F and Duraphat® were applied in the two experimental groups every 3 months and no application of fluoride varnishes was done in the control group. Dental caries were evaluated every six months. Results: (1) Regardless of the type of stimulus, Shellac F showed significant immediate and progressive continuous efficiency in reducing DH until 56 days, this effect did not differ from that of the two desensitizing * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: TS Hoàng Đạo Bảo Trâm ĐT:090449484, Email: hoangdaobaotram@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 144 agents used as controls. (2) The incidence of caries was 0.8% and 12.6% in Shellac F group after 12 months and 24 months, the percentage of caries reduction was 85% and 41.7% respectively compared to the control group. In considering of carious lesions on first permanent molar sufaces, the percentage of caries reduction was 34.5% and 34.5% in Shellac F and Duraphat® group after 24 months. Conclusions 1. Shellac F was an effective desensitizing agent. 2. Shellac F was effective in caries prevention. It decreased the development of caries on permanent first molars in post-eruption phase. Key words: Shellac F, fluoride varnish, dentin desensitizing agent, caries prevention. ĐẶT VẤN ĐỀ Bắt nguồn từ phong tục dân gian, qua những bằng chứng thực tế và tìm hiểu khoa học ban đầu về phong tục nhuộm răng đen, từ những năm 1960-1970, nhựa cánh kiến đã bắt đầu được sử dụng trong nha khoa dưới dạng hỗn hợp tan trong cồn, dùng để trám lót và chống ê buốt cổ răng. Sau đó, nhiều tác giả đã thực hiện một số thử nghiệm lâm sàng và thấy rằng vật liệu này có tác dụng tốt đối với một số ứng dụng như điều trị chống nhạy cảm ngà, dự phòng sâu răng, và có thể được phát triển thành một vật liệu nha khoa có triển vọng. Năm 1997, Hoàng Tử Hùng và cộng sự (Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP HCM) đã chế tạo thành công một véc-ni nha khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (NaF 5%) (đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y Tế). Phối hợp với Khoa Hóa - Đại học Bách Khoa (Việt Nam) và Khoa Nha - Đại học Adelaide (Úc), nhiều nghiên cứu in vitro, in situ, và in vivo đã được thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất ở mức thử nghiệm và đánh giá các đặc tính của vật liệu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sử dụng véc-ni này trong dự phòng và điều trị(6). Năm 2002, vật liệu chính thức được đặt tên là Shellac F. Trong loạt thử nghiệm in vitro đã thực hiện, kết quả cho thấy Shellac F có tính độc với tế bào tương đương với các vật liệu chứng đã qua kiểm nghiệm và được sử dụng trên lâm sàng, đồng thời vật liệu có tác dụng giảm tính thấm của ngà răng nhờ cơ chế bít các ống ngà mở(7). Dựa trên cơ sở kết quả các thử nghiệm in vitro, chúng tôi tiến hành hai thử nghiệm lâm sàng với các mục tiêu sau: - Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà răng. - Đánh giá tác dụng của Shellac F trong dự phòng sâu răng ở bộ răng hỗn hợp, đặc biệt đối với răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, ở trẻ em từ 7 đến 9 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Shellac F: Sodium fluoride (5%), shellac, modified epoxy resin, aceton, silica. Duraphat: ® (Colgate Pamolive): Sodium fluoride (5%), ethanol, white bee wax (E901), gum lac (E904), colophane, mastic, saccharine (E954), frasberry essence. Isodan® (Septodont): Potassium nitrate, sodium fluoride, HEMA, excipients. Phương pháp nghiên cứu Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà răng Thử nghiệm được thực hiện theo “Guidelines for the design and conduct of clinical trials on dentine hypersensitivity” được đưa ra bởi Holland và cộng sự năm 1997(8). Thiết kế nghiên cứu nửa miệng, ngẫu nhiên, có nhóm chứng và mù đôi. Vật liệu chứng được sử dụng là Duraphat® và Isodan®. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đến khám tại phòng khám của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP HCM và đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có ít nhất hai nửa cung răng có một hoặc nhiều răng nhạy cảm ngà trên mức 15 (theo thang đo VAS 100mm) khi thử bằng thổi hơi trong một giây. Các răng này không bị sâu, trám, mang phục Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 145 hình, hoặc có khiếm khuyết hay bệnh lý khác của răng và mô nha chu; bệnh nhân không có rối loạn hay bệnh lý toàn thân, hoặc sử dụng các thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Các nửa cung răng khác nhau của mỗi bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào ba nhóm thử nghiệm, được bôi một trong ba vật liệu tại vùng răng nhạy cảm, vào ngày đầu tiên, ngày thứ nhất, và ngày thứ 7. Quy trình bôi vật liệu được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc bôi vật liệu luôn luôn được thực hiện sau khi đã đánh giá nhạy cảm ngà (trừ ngày đầu tiên có đánh giá ngay sau khi bôi vật liệu 15 phút). Bệnh nhân tránh ăn, súc miệng, chải răng trong 2 giờ sau khi bôi. Đánh giá nhạy cảm ngà được thực hiện ngay trước lần bôi vật liệu đầu tiên, sau đó vào các thời điểm 15 phút, 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày, và 56 ngày sau lần bôi vật liệu đầu tiên, sử dụng hai phương pháp đánh giá nhạy cảm ngà với kích thích cọ xát bằng thiết bị đo lực (0 đến 100cN)(11) và với thổi hơi bằng thang VAS (0 đến 100mm). Mỗi phép thử được lặp lại ba lần và lấy giá trị trung bình. Do phương sai không đồng nhất, phép kiểm phi tham số được áp dụng để phân tích kết quả. Trước tiên, phép kiểm Kruskall Wallis được áp dụng để đánh giá mức độ tương đương về triệu chứng nhạy cảm ngà giữa các nhóm ở thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Tiếp theo, Wilconxon được thực hiện để so sánh mức độ nhạy cảm ngà ở thời điểm 15 phút sau khi bôi lần đầu tiên và thời điểm ban đầu. Sau đó, phép kiểm Kruskall Wallis được dùng để so sánh mức độ nhạy cảm ngà ở các nhóm khác nhau, tại từng thời điểm. Cuối cùng, phân tích tuyến tính được sử dụng để đánh giá sự diễn tiến theo thời gian. Đánh giá tác dụng của Shellac F đối với bệnh sâu răng Việc chọn mẫu được tiến hành trên 237 trẻ được gia đình xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu trong tổng số 270 trẻ được thông báo. Tiêu chuẩn chọn mẫu: 7 tuổi (± 6 tháng), sức khỏe toàn thân bình thường, không có bất thường đặc biệt về răng, có ít nhất một răng số 6 đã mọc và không có lỗ sâu. Tiêu chuẩn loại khỏi mẫu: có vấn đề về sức khỏe toàn thân, có phản xạ dễ nôn ói, bất thường đặc biệt về răng. Sau khi khám sơ khởi, 216 trẻ được đưa vào mẫu để tiến hành thử nghiệm. Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, thực hiện trong thời gian 24 tháng. Các trẻ là học sinh bán trú, tham gia chương trình chăm sóc răng miệng tại trường, được cấp bàn chải, kem đánh răng và nhắc lại hướng dẫn vệ sinh răng miệng mỗi 6 tháng một lần. Mẫu được phân ngẫu nhiên thành ba nhóm: nhóm 1 bô Shellact), nhóm 2 (không bôi Duraphat®), nhóm 3 (không bôi véc-ni). Ở nhóm 1 và nhóm 2, véc-ni được bôi trên toàn bộ các mặt của răng số 6 đã mọc và mặt trong các răng cửa vĩnh viễn. Trẻ chải răng trước khi bôi. Các răng được cách ly bằng gòn cuộn và thổi khô vừa phải. Véc-ni được bôi một lớp đều đặn và thổi se bề mặt, gòn cuộn được lấy ra sau khoảng một phút. Trẻ được dặn không ăn uống trong vòng 30 đến 60 phút sau đó, không chải răng trong ngày hôm đó, ngày hôm sau chải răng bình thường. Quy trình bôi véc-ni được lặp lại mỗi ba tháng một lần. Khám lâm sàng được thực hiện mỗi sáu tháng một lần, bởi hai bác sỹ được huấn luyện và chuẩn hóa. Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng của Tổ chức sức khỏe Thế giới(16) được áp dụng để đánh giá sâu răng trên toàn bộ hai cung răng. Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng ICDAS(9) được áp dụng để ghi nhận các tổn thương sâu răng sớm tại các răng số 6. Các học sinh được chụp phim cánh cắn ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu, 12 tháng và 24 tháng. Tổn thương sâu răng mặt bên ở răng cối lớn hàm trên và hàm dưới được đánh giá theo tiêu chuẩn của Hintz và cộng sự (1997) bởi một bác sỹ đã được huấn luyện và chuẩn hóa. KẾT QUẢ Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà răng Thử nghiệm theo dõi nhạy cảm ngà trên 40 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 146 răng với ba nhóm sử dụng ba vật liệu khác nhau, cho 60 cặp so sánh giữa các răng trên các nửa cung răng khac nhau, tức là giữa các vật liệu với nhau. Đồ thị trong hình 1 và 2 biển diễn cường độ lực gây đau khi sử dụng kích thích bằng thám trâm có đo lực và cường độ đau của bệnh nhân thể hiện trên thang VAS. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ban ñầu 15 phút 1 ngày 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần thời gian VAS (mm) Shellac F Duraphat® Isodan® Hình 1. Ngưỡng lực gây đau do kích thích bằng thám trâm có đo lực (cN). Phân tích thống kê sử dụng phép kiểm Kruskall-Wallis xác định khác biệt không có ý nghĩa về mức độ nhạy cảm ngà giữa ba nhóm ở thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Phép kiểm dấu xếp hạng Wilcoxon cho thấy khác biệt có ý nghĩa giữa thời điểm bắt đầu thử nghiệm và thời điểm 15 phút sau lần bôi thuốc đầu tiên, thể hiện cả ba vật liệu có tác dụng lập tức trong giảm nhạy cảm ngà, với ngưỡng lực gây đau tăng khi kích thích bằng thám trâm đo lực (Hình 1) và độ nhạy cảm ngà giảm khi kích thích thổi hơi (Hình 2). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ban ñầu 15 phút 1 ngày 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần thời gian cN Shellac F Duraphat® Isodan® Hình 2. Mức độ đau khi kích thích bằng thổi hơi, đánh giá theo thang VAS (mm). Áp dụng phép kiểm Kruskall-Wallis cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm ở mọi thời điểm đánh giá, với cả hai loại kích thích, chứng tỏ tác dụng của ba vật liệu tương đương nhau. Phân tích tuyến tính cho thấy có mối liên quan tuyến tính có ý nghĩa giữa mức độ giảm nhạy cảm ngà và các thời điểm đánh giá (15 phút, 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày, 56 ngày). Đối với kích thích lực, phương trình tuyến tính về cường độ lực gây đau ở nhóm Duraphat® là (p=0,02) (y = 0,53 x + 63,5 với R2 = 0,8), Isodan® là (p=0,03) (y = 0,47 x + 75 với R2 = 0,7) và Shellac F là (p=0,02) (y = 0,4 x + 61,8 với R2 = 0,95). Đối với kích thích thổi hơi, phương trình tuyến tính của cường độ đau theo thang VAS ở nhóm Duraphat® là (p=0,02) (y = - 0,11 x + 18 với R2 = 0,8), Isodan® là (p=0,02) (y = - 0,17 x + 21 với R2 = 0,8) và Shellac F là (p=0,04) (y = - 0,14 x + 24,8 với R2 = 0,6). Đánh giá tác dụng của Shellac F đối với bệnh sâu răng Trong 24 tháng, 200 trẻ (72 trẻ thuộc nhóm Shellac F, 62 trẻ thuộc nhóm Duraphat®, và 66 trẻ thuộc nhóm chứng) tham gia tất cả các giai đoạn thử nghiệm. Mười sáu trẻ rời bỏ nghiên cứu, với nguyên nhân chủ yếu là đổi trường học, chiếm 7,4% mẫu ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Bảng 1 trình bày chỉ số sâu răng (tính theo mặt răng và theo răng) của các răng sữa và răng vĩnh viễn của ba nhóm ở thời điểm 24 tháng. Chỉ số sâu răng của nhóm trẻ có sử dụng Shellac F hoặc Duraphat® luôn thấp hơn so với nhóm chứng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ANOVA ; p>0,05). Bảng 1. Chỉ số sâu răng (theo WHO) của ba nhóm ở 24 tháng Shellac F Dura-phat Chứng Răng sữa smtmr 7,46 (8,92) 7,21 (9,25) 7,94 (7,81) smtr 3,01 (2,89) 3,15 (3,14) 3,27 (2,60) Răng vĩnh viễn SMTMR 0,9 (1,38) 1,1 (1,65) 1,3 (1,79) SMTR 0,71 (1,09) 0,87 (1,16) 1,03 (1,25) Theo dõi tình trạng sâu răng trên 696 răng số 6 đã mọc cho thấy có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ sâu răng và tỷ lệ mắc mới sâu răng giữa ba nhóm (bảng 2). Ở thời điểm 12 tháng, tỷ lệ mắc mới sâu răng ở nhóm Shellac F là 0,8%, so với 5,3% ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 147 nhóm chứng, tương đương với mức giảm sâu răng là 85%; ở thời điểm 24 tháng, tỷ lệ mắc mới ở nhóm Shellac F là 12,6%, tương đương với mức giảm sâu răng là 41,7%. Đối với nhóm sử dụng Duraphat®, tỷ lệ sâu răng chỉ giảm sau 24 tháng, với mức giảm là 21,8%, so với nhóm chứng. Bảng 2. Số răng sâu thành lỗ và tỷ lệ mắc mới sâu răng thành lỗ (%) ở răng số 6 Số răng n Số răng cối có lỗ sâu Ban ñầu 6th n(%) 12th n(%) 18th n(%) 24th n(%) Shellac F 238 10 12 (0,8) 12 (0,8) 16 (2,5) 40 (12,6) Duraphat® 213 9 21 (5,6) 23 (6,6) 26 (8,0) 45 (16,9) Chứng 245 8 18 (4,1) 21 (5,3) 28 (8,2) 61 (21,6) 696 Tương tự, xét theo đơn vị mặt răng, sau 24 tháng, tỷ lệ sâu mặt răng của răng số 6 giảm 34,5% ở nhóm Shellac F và 16,34% ở nhóm Duraphat®. Nếu xét trên mặt nhai răng số 6, tỷ lệ sâu mặt nhai giảm 49,7% ở nhóm Shellac F và 43,7% ở nhóm Duraphat® sau 24 tháng. Đối với mặt trong và mặt ngoài răng số 6, tỷ lệ này là 35,5% ở nhóm Shellac F, không giảm ở nhóm Duraphat®. Khi đánh giá tổn thương sâu răng mặt bên trên các răng cối lớn hàm trên và hàm dưới trên phim cánh cắn, không có sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng mặt bên giữa các nhóm. BÀN LUẬN Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà răng Như vậy, ngưỡng lực gây đau tăng dần và mức độ đau giảm dần theo thời gian đối với hai loại kích thích ở cả ba nhóm, với mức giảm đau liên tục tăng dần và tiến tới giảm đau hoàn toàn ở thời điểm đánh giá sau cùng (56 ngày sau lần bôi vật liệu đầu tiên hay 49 ngày sau khi hoàn tất quy trình điều trị với ba lần bôi), thể hiện tác dụng giảm nhạy cảm ngà liên tục và kéo dài của Shellac F trong suốt thời gian thử nghiệm 56 ngày, tương đương với tác dụng của hai vật liệu chứng đã được kiểm nghiệm qua nhiều nghiên cứu và lâm sàng(3,5,14,15). Kết quả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Nữ Khôi Nguyên và cộng sự thực hiện năm 2005 ; trong nghiên cứu này, Shellac F thể hiện tác dụng giảm nhạy cảm ngà tốt với quy trình ba lần bôi vật liệu, đánh giá trong ba tuần, có nhóm placebo(12). Đánh giá tác dụng của Shellac F đối với bệnh sâu răng Sâu răng là một bệnh phổ biến có thể tiến triển trong suốt đời sống, đặc biệt trong thời kỳ trẻ em. Mặc dù nhóm nguy cơ cao ngày càng được chú trọng về các biện pháp dự phòng và điều trị, việc theo dõi và chăm sóc cần thiết đối với tất cả các đối tượng. Tốc độ tiến triển sâu răng nhanh trên các răng vĩnh viễn mới mọc được giải thích bởi mức độ khoáng hóa thấp của men răng chưa trưởng thành và ngà răng xốp, sau 6 tuổi đối với răng cối vĩnh viễn thứ nhất. Một số tác giả coi răng số 6 là một răng trụ cột dễ bị tổn thương(4). Quá trình khoáng hóa và trưởng thành tiếp tục diễn ra trong hai đến ba năm sau khi răng mọc. Việc dự phòng sâu răng sử dụng fluor là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn sau mọc răng(4). Chỉ số sâu răng đánh giá theo Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng của Tổ chức Sức khỏe Thế giới, phản ánh tình trạng chung của toàn bộ bộ răng đối với bệnh sâu răng, cho thấy nhóm sử dụng Shellac F luôn có chỉ số sâu răng thấp hơn so với nhóm sử dụng vật liệu chứng, và cả hai nhóm này thấp hơn nhóm không can thiệp, và ngày càng rõ theo thời gian. Điều này có thể gợi ý theo dõi tác dụng của vật liệu khuếch tán trong môi trường miệng. Tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Việc đánh giá trong một thời gian đủ dài có thể cho những kết quả đáng quan tâm. Kết quả đánh giá trên 696 răng cối vĩnh viễn thứ nhất trong 24 tháng cho thấy tỷ lệ giảm sâu răng đối với nhóm sử dụng Shellac F là 85% sau một năm, và 41,7% sau hai năm, so với nhóm không can thiệp. Ở nhóm sử dụng Duraphat®, tỷ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 148 lệ này là 21,8% sau hai năm, thấp hơn so với nghiên cứu của Bravo và cộng sự năm 1996(2). Khi xét trên mặt răng, tỷ lệ giảm sâu mặt răng ở nhóm Shellac F là 29,8% sau một năm và 34,5% sau hai năm; tỷ lệ này là 16,3% ở nhóm Duraphat®. Khi phân tích tách biệt mặt nhai với mặt ngoài và mặt trong của răng số 6, kết quả cho thấy sâu răng giảm mạnh đối với mặt nhai (49,7% ở nhóm Shellac F và 43,7% ở nhóm Duraphat®) so với mặt ngoài và mặt trong (35,5% ở nhóm Shellac F và không giảm ở nhóm Duraphat®) ở thời điểm 24 tháng. Trong nghiên cứu của Bravo và cộng sự năm 1997, tác giả thấy răng sâu răng giảm ở mặt nhai là 38%, thấp hơn so với các mặt còn lại (66%)(14). Sự khác biệt ghi nhận được có thể liên quan đến phương pháp khai thác số liệu. Trong thử nghiệm này, chúng tôi phân tích mặt ngoài và mặt trong tách biệt với các mặt bên, là các mặt có những đặc điểm đặc biệt và cần có những kỹ thuật đánh giá và xử lý đặc hiệu phù hợp. Tác dụng giảm mạnh sâu răng mặt nhai thấy được trong nghiên cứu này có ý nghĩa ứng dụng quan trọng, do mặt nhai là mặt dễ bị sâu răng tấn công nhất(10,13) và tác dụng của fluor phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của vật liệu đối với vị trí tác dụng, thường dễ và có hiệu quả cao ở các mặt khác hơn so với mặt nhai, theo nhiều nghiên cứu khác(17). Kết quả phân tích diễn tiến các tổn thương sâu răn
Tài liệu liên quan