Mục tiêu: Khảo sát tính an toàn, hiệu quả của thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ (TLN) bằng dụng cụ
AMPLATZER.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 74 bệnh nhân TLN khám tại Bệnh Viện Chợ Rẫy và Viện Tim
Thành Phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 7/2002 đến 6/2006 hội đủ tiêu chí chọn bệnh.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Tỷ lệ bít hoàn toàn tức thì 77%, sau 1 ngày tỷ lệ này tăng lên 90,54%, sau 3 tháng đạt 98,65%.
Cải thiện áp lực động mạch phổi tâm thu ngay sau 24 giờ thủ thuật, trước thủ thuật trung bình 41,3890 mmHg
giảm xuống còn 29,4576 mmHg, giảm trung bình 11,9322 mmHg, p= 0,000. Cải thiện rõ đường ĐK thất phải
ngay sau thủ thuật, trung bình giảm 2,5481 5,7183 mm, p= 0,002. Tỷ lệ tử vong 0%. Chèn ép tim cấp 0%.
Thuyên tắc dụng cụ 0%. Huyết khối dụng cụ 0%. Rối loạn nhịp chỉ ghi nhận 2 trường hợp rung nhĩ sau thủ
thuật chiếm 2,7%, 1 trường hợp phục hồi nhịp xoang, 1 trường hợp rung nhĩ vẫn còn tồn tại sau 3 tháng. Lấp
mạch não 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,4% do huyết khối trên bệnh nhân có rung nhĩ mới và phục hồi sau 3 ngày
điều trị.
Kết luận: Thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer là một kỹ thuật khả thi, có hiệu quả và
tương đối an toàn trên những bệnh nhân có tổn thương giải phẩu phù hợp.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
98
10. Rigas A., Karamanolakis D., Bogdanos I., Stefanidis A.,
Androulakakis P.A., (2003), “Pelvi-ureteric junction obstruction
by crossing renal vessels: clinical and imaging features.” BJU
International, 92, pp.101-103.
11. Rooks V., Lebowitz R. (2001). Extrinsic Ureteropelvic Junction
Obstruction from a Crossing Renal Vessel: Demography and
Imaging. Pediatr Radiol, 31: 120 – 123.
12. Shoskes D., Cranston D. (2008), “Urological Complications after
Kidney Transplantation”, Morris P.J., Knechtle S.J. Kidney
Transplantation: Principles and Practice, Sauders Elsevier.
Philadelphia, 6th Ed., chapter 27, pp 462-468.
13. Stephens F.D. (1982). Ureterovascular Hydronephrosis and
Aberrant Renal Vessels. J Urol. 128: 984 – 987.
14. Trịnh Xuân Đàn – Lê Gia Vinh (1995). Góp phần nghiên cứu
mạch máu cuống thận người Việt Nam trưởng thành. Hình thái
học, tập 5 (1): 14 – 15.
15. Trịnh Xuân Đàn – Lê Văn Minh (1996). Nghiên cứu dạng có
nhiều động mạch thận. Hình thái học, tập 6 (1): 32-34.
16. Trịnh Xuân Đàn (1999). Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài
thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt Nam trưởng
thành. Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội: 39 – 76.
17. Vũ Lê Chuyên (1996). Động mạch bất thường cực dưới và sự
liên hệ với bệnh lý khúc nối bồn thận – niệu quản bẩm sinh.
Hình thái học, tập 6 (2): 37 – 39.
THỦ THUẬT BÍT LỖ THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ AMPLATZER
Trương Tú Trạch*, Võ Thành Nhân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tính an toàn, hiệu quả của thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ (TLN) bằng dụng cụ
AMPLATZER.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 74 bệnh nhân TLN khám tại Bệnh Viện Chợ Rẫy và Viện Tim
Thành Phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 7/2002 đến 6/2006 hội đủ tiêu chí chọn bệnh.
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Tỷ lệ bít hoàn toàn tức thì 77%, sau 1 ngày tỷ lệ này tăng lên 90,54%, sau 3 tháng đạt 98,65%.
Cải thiện áp lực động mạch phổi tâm thu ngay sau 24 giờ thủ thuật, trước thủ thuật trung bình 41,3890 mmHg
giảm xuống còn 29,4576 mmHg, giảm trung bình 11,9322 mmHg, p= 0,000. Cải thiện rõ đường ĐK thất phải
ngay sau thủ thuật, trung bình giảm 2,5481 5,7183 mm, p= 0,002. Tỷ lệ tử vong 0%. Chèn ép tim cấp 0%.
Thuyên tắc dụng cụ 0%. Huyết khối dụng cụ 0%. Rối loạn nhịp chỉ ghi nhận 2 trường hợp rung nhĩ sau thủ
thuật chiếm 2,7%, 1 trường hợp phục hồi nhịp xoang, 1 trường hợp rung nhĩ vẫn còn tồn tại sau 3 tháng. Lấp
mạch não 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,4% do huyết khối trên bệnh nhân có rung nhĩ mới và phục hồi sau 3 ngày
điều trị.
Kết luận: Thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer là một kỹ thuật khả thi, có hiệu quả và
tương đối an toàn trên những bệnh nhân có tổn thương giải phẩu phù hợp.
Từ khóa: Thông liên nhĩ, Amplatzer
ABSTRACT
CATHETER CLOSURE OF ATRIAL SEPTAL DEFECT USING AMPLATZER DEVICE
Truong Tu Trach, Vo Thanh Nhan * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 98 - 103
Aim of study: To evaluate the safety and efficacy of catheter closure of atrial septal defect using Amplatzer
device.
Methods: 74 patients with of atrial septal defect admitted at Chợ Rẫy Hospital and Heart Institution of Ho
Chi Minh city from July 2002 to June 2006. Retrospective, observational study
* Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, ** Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Yrương Tú Trạch ĐT: 0903.343.605 Email: trachtu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
99
Results: After the procedure, ratio of immediate complete closure, 1 day after and 1 month is 77%, 90.54%
and 98.65%, respectively. PAPS reduces from 41.3890 mmHg to 29.4576 mmHg, mean reduction is 11.9322
mmHg (p=0.000) 24 hours after procedure. Mean reduction of right ventricular diameter is 2.5481 ± 5.7183
mmHg (p=0.002). No case of mortality, cardiac tamponade, device obstruction and device thrombus is noted.
Only 2 patients (2.7%) suffer atrial fibrillation, of which 1 patient returns to sinus rhythm after 1 month,
whereas the other one develops chronic atrial fibrillation after 3 months. 1 patient (1.4%) with atrial fibrillation
suffers a stroke because of the thrombus and recovers after 3-day treatment.
Conclusion: Catheter closure of atrial septal defect using Amplatzer device is a potential, effective and
relatively safe procedure.
Keywords: atrial septal defect, Amplatzer
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh xảy ra khoảng 8/1.000
trẻ sơ sinh, tỉ suất hiện mắc bệnh tim bẩm sinh
ở người lớn khoảng 900.000, thông liên nhĩ
(TLN) lỗ thứ phát chiếm khoảng 7% tất cả tổn
thương tim bẩm sinh, thông liên nhĩ chiếm
khoảng 30-40% tim bẩm sinh ở người lớn(13),
nữ nhiều hơn nam(4).
Tại Việt Nam với dân số khoảng 80 triệu
người, ít nhất có khoảng 10.000 trẻ bệnh tim bẩm
sinh ra đời hàng năm(18).
Phẫu thuật bít lỗ TLN được mô tả sớm từ
năm 1950 và là một phương pháp điều trị an
toàn, hiệu quả. Tuy nhiên phẫu thuật vẫn có
nhược điểm. Vào năm 1976, King và cộng sự lần
đầu tiên điều trị thành công bít lỗ TLN thông
qua tim. Từ năm 1997, dụng cụ AMPLATZER
được nghiên cứu ứng dụng điều trị bít TLN trên
súc vật và người.
Ở Việt Nam, từ năm 2002 bắt đầu ứng
dụng kỹ thuật bít lỗ TLN bằng dụng cụ
AMPLATZER trong điều trị bệnh TLN. Từ
năm 2002 đến nay chỉ có một công trình
nghiên cứu có giá trị về hiệu quả và an toàn
của thủ thuật bít lỗ TLN bằng dụng cụ
AMPLATZER tại Hà Nội được công bố. Để bổ
sung cho nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn
của thủ thuật bít lỗ TLN bằng AMPLATZER
còn ít ỏi ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm đánh giá tính hiệu quả
và an toàn của thủ thuật trên người Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
Tất cả những bệnh nhân TLN khám tại Bệnh
Viện Chợ Rẫy và Viện Tim Thành Phố Hồ Chí
Minh trong khoảng thời gian từ tháng 7/2002
đến 6/2006 có đủ tiêu chí chọn bệnh.
Cỡ mẫu
Lấy trọn.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Thông liên nhĩ lỗ thứ phát với luồng thông
trái sang phải (Qp/Qs lớn hơn 1,5 hoặc giãn thất
phải do quá tải thể tích) hoặc TLN lỗ nhỏ hoặc
tồn tại lỗ bầu dục với thuyên tắc kịch phát hay
có rối loạn nhịp nhĩ.
- Đường kính lỗ TLN đo bằng bóng nhỏ hơn
34mm.
- Khoảng cách từ bờ tự do lỗ TLN đến van 2
lá, van 3 lá, tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ
dưới, tĩnh mạch phổi trên phải và xoang vành
lớn hơn 5mm.
- Trọng lượng cơ thể lớn hơn 8 kg.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Thông liên nhĩ nhiều lỗ.
- Kèm dị tật bẩm sinh tim bất thường khác
cần phải phẫu thuật.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
100
- Kháng lực mạch máu phổi lớn hơn 7 đơn
vị Woods.
Xử lý thống kê
Bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản
11.5.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả sau bít lỗ thông bằng amplatzer
Kết quả ngay sau thủ thuật đánh giá bằng siêu
âm thực quản
Bảng 1 Kết quả ngay sau thủ thuật đánh giá bằng
siêu âm thực quản.
Tần số Phần trăm
Bít hoàn toàn 57 77,0
Không đáng kể (nhỏ hơn
1mm).
6 8,1
Nhỏ (1 – 2mm). 9 12,2
Trung bình (3 – 4mm). 2 2,7
Luồng
thông
Tổng số 74 100,0
Nhận xét: Ngay sau thủ thuật bít hoàn toàn
chiếm tỷ lệ cao nhất (77%), 02 trường hợp luồng
thông trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,7%.
Kết quả theo dõi theo thời gian
Bảng 2. Siêu âm thành ngực theo dõi sau 01 ngày
thủ thuật
Tần số Phần trăm
Bít hoàn toàn 67 90,54
Luồng thông nhỏ 5 6,75
Luồng thông trung bình 2 2,71
Tổng 74 100
Nhận xét: Sau 24 giờ bít hoàn toàn chiếm tỷ
lệ cao nhất 90,54%.
Bảng 3. Siêu âm thành ngực theo dõi sau 3 tháng
làm thủ thuật
Tần số Phần trăm
Bít hoàn toàn 73 98,65 Số trường
hợp Luồng thông trung bình 1 1.35
Tổng số 74 100.0
Nhận xét: Sau 3 tháng bít hoàn toàn chiếm
98,65%, không có trường hợp mới tái thông.
Áp lực động mạch phổi
Bảng 4. Áp lực động mạch phổi.
Áp lực động
mạch phổi
trước thủ
thuật
(mmHg)
Áp lực động
mạch phổi 1
ngày sau thủ
thuật
(mmHg)
Áp lực động
mạch phổi 3
tháng sau
thủ thuật
(mmHg)
Số trường
hợp
74 58 18 N
Khuyết 0 16 56
Trung bình 41,7432 29,3621 28,2222
Độ lệch chuẩn 12,0456 4,8221 5,1284
Giá trị nhỏ nhất 20.00 20,00 20,00
Giá trị lớn nhất 100.00 45,00 40,00
Bảng 5. Giảm áp lực động mạch phổi sau 24 giờ thủ
thuât
Số trường hợp 58
Trung bình 11,9322
Độ lệch chuẩn 12,10709
Nhỏ nhất -10.00
Lớn nhất 65,00
P = 0,000
Nhận xét: Áp lực động mạch phổi tâm thu
trước và sau 24 giờ thủ thuật, trung bình giảm
11,9322 12,1070 mmHg, P = 0,000.
Đường kính thất phải
Bảng 6. Đường kính thất phải trước và sau 1 ngày
làm thủ thuật
Đường kính
thất phải trước
thủ thuật
Đường kính
thất phải 1 ngày
sau thủ thuật
Số trường hợp 60 52
Trung bình 27,4750 24,4904
Độ lệch chuẩn 5,7948 5,3215
Giá trị tối thiểu 14,50 12,50
Giá trị tối đa 41,50 39,00
Bảng 7. Chênh lệch đường kính thất phải trước và
sau 1 ngày thủ thuật
Số trường hợp 52
Trung bình 2,5481
Độ lệch chuẩn 5,7183
P = 0,002
Nhận xét: Đường kính thất phải trung bình
giảm 2,5481 5.7183, với t = 3,213, p = 0,002.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
101
Tai biến và biến chứng do thủ thuật gây ra
Bảng 8. Tai biến và biến chứng do thủ thuật gây ra.
Tần số Tỷ lệ
(%)
Tổng số
Có 0 0
Tử vong
Không 74 100
74
Có 0 0
Chèn ép tim cấp
Không 74 100
74
Có 0 0 Thuyên tắc dụng
cụ Không 74 100
74
Có 1 1,4
Đột quỵ
Không 73 98,6
74
Không 71 95,9
Rung nhĩ 3 4,1 Rối loạn nhịp
Rối loạn nhịp
khác
0 0
74
Có 0 0 Huyết khối dụng
cụ Không 74 100
74
Nhận xét: Hầu như không có tai biến nặng
xảy ra.
BÀN LUẬN
Kết quả bít lỗ thông
Kết quả bít lỗ thông
Kết quả tức thì 57 trường hợp bít hoàn toàn,
chiếm tỷ lệ cao nhất (77%), tương tự như kết quả
nghiên cứu của tác giả Uros Mazíc và cộng sự
chiếm 68%(10).
Sau 24 giờ bít hoàn toàn lỗ thông chiếm
90,54% tương đương với kết quả nghiên cứu của
K C Chan và cộng sự 84,9%.
Sau 3 tháng kết quả bít hoàn toàn lỗ TLN là
73/74 trường hợp chiếm 98,65%, kết quả này
tương đương với các nghiên cứu khác 95%(10),
98,9%(6).
Dụng cụ Amplatzer gây bít lỗ thông dựa
vào phần lõi của dụng cụ, tuy nhiên bên trong
dụng cụ còn có chất Polyester tạo thuận lợi cho
sự tạo thành huyết khối bên trong dụng cụ làm
tăng khả năng bít lỗ thông, mặt khác trong lúc
thủ thuật sử dụng Heparin ngăn chặn sự tạo
huyết khối(6), lý giải tại sao sau 24 giờ tỷ lệ bít
hoàn toàn tăng vọt so với kết quả ngay tức thì,
còn lâu dài tỷ lệ bít hoàn toàn tăng lên là do nội
mạc hóa làm phủ hoàn toàn nội mạc lên trên bề
mặt dụng cụ góp phần bít hoàn toàn luồng
thông, thông thường khoảng 6 tháng là nội mạc
hóa hoàn toàn do đó đây cũng là khoảng thời
gian cần thiết phải dùng Aspirin sau thủ thuật
để ngăn ngừa hiện tượng kết tập tiểu cầu(19).
Kết quả cải thiện về huyết động
Có 58 trường hợp trong tổng số 74 đối
tượng được ghi nhận áp lực động mạch phổi
tâm thu trước và sau 24 giờ thủ thuật, áp lực
động mạch phổi giảm trung bình sau 24 giờ thủ
thuật là 11,9322 12,1070 mmHg, sự giảm áp lực
sau thủ thuật có ý nghĩa thống kê với P = 0,000.
Sau 3 tháng có 18 trong tổng số 74 trường
hợp được đo lại áp lực động mạch phổi, chúng
tôi ghi nhận không có sự thay đổi áp lực động
mạch phổi sau 3 tháng so với 1 ngày sau thủ
thuật với P = 0,715.
Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi, áp lực
động mạch phổi cải thiện chủ yếu ngay sau thủ
thuật, diễn tiến tiếp theo áp lực này giảm không
có ý nghĩa thống kê. Sự cải thiện áp lực động
mạch phổi về mức bình thường này giải thích là
do giảm lưu lượng máu lên phổi qua lỗ thông
trái sang phải và mạch máu phổi còn khả năng
phục hồi sau thủ thuật.
Kết quả cải thiện về mặt giải phẫu
Sau thủ thuật ĐK thất phải trung bình giảm
2,5481 5,7183 mm, P = 0,002. Kết quả này
chứng tỏ cải thiện rõ đường ĐK thất phải ngay
sau thủ thuật có ý nghĩa thống kê. Kết quả
nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các
nghiên cứu của tác giả khác(2,7).
Tái cấu trúc thất phải xảy ra sớm trong
vòng 24 giờ sau thủ thuật, giải thích hiện
tượng này là do sau thủ thuật luồng thông
biến mất hoặc giảm đáng kể do đó giảm quá
tải thể tích thất phải.
Tác giả Marco Pascotto và cộng sự nghiên
cứu về tái cấu trúc tim theo thời gian sau bít
TLN bằng dụng cụ. 50% tái cấu trúc xảy ra trong
24 giờ và gần 90% trong vòng 1 tháng kể từ khi
luồng thông biến mất, có mối liên quan chặt
giữa quá tải trước thủ thuật và sự giảm tải của
nó từ khi luồng thông biến mất, tỷ lệ đường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012
102
kính RV/LV càng lớn bao nhiêu trước thủ thuật
thì khả năng tái cấu trúc thất phải càng nhiều
bấy nhiêu sau thủ thuật(17).
Kết quả an toàn của thủ thuật
Tai biến chèn ép tim cấp
Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi
nhận trường hợp nào bị thủng thành tim gây
chèn ép tim cấp. Kết quả tương tự như ở các
nghiên cứu của các tác giả khác(9,5,10).
Tai biến thuyên tắc dụng cụ
Kết quả ghi nhận trong nghiên cứu của
chúng tôi không có trường hợp nào xảy ra
thuyên tắc do bong dụng cụ.
So sánh với các tác giả khác, Zhong – Dong
Du và cộng sự tỷ lệ thuyên tắc dụng cụ chiếm
1,1%, Jacek Bialkowski và cộng sự ghi nhận 1
trường hợp thuyên tắc cấp dụng cụ Amplatzer
đường kính 16mm, dụng cụ gây thuyên tắc thất
trái và sau đó vài phút nó được tống lên động
mạch chủ bụng(16). Berger và cộng sự cũng ghi
nhận 1 biến chứng tương tự và dụng cụ thuyên
tắc được lấy ra bằng đường động mạch đùi(1). Lt
Col JS Dugal và cộng sự ghi nhận 1 trường hợp
thuyên tắc dụng cụ nguyên nhân do rìa trước
của thông liên nhĩ không đủ bệnh nhân được
phẫu thuật lấy ra và vá lỗ thông(8). Tương tự
Losay và cộng sự cũng ghi nhận 1 trường hợp
thuyên tắc dụng cụ do thiếu rìa trước(14). Một số
tác giả khác ghi nhận không bị xảy ra thuyên tắc
do dụng cụ(11,5,9).
Thuyên tắc dụng cụ là tai biến đáng sợ khi
làm thủ thuật, khi xảy ra cần phải phẫu thuật
cấp cứu, tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được
nếu ta phối hợp chặt chẽ giữa siêu âm qua thực
quả nhằm đánh giá kích thước, rìa, độ chắc của
mép còn lại, khoảng cách từ mép của lỗ thông
đến cấu trúc lân cận và tái đánh giá lại lúc thông
tim khi bơm bóng.
Tai biến tử vong
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào xảy ra tai biến tử vong. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu của các tác giả
khác(15,19,6,5). Pascal A và cộng sự ghi nhận có 1
trường hợp tử vong do dụng cụ bị bong(16).
Biến chứng tạo huyết khối
Kết quả không ghi nhận trường hợp nào có
huyết khối do dụng cụ trong buồng tim. Kết quả
này tương tự với kết quả của các nghiên cứu của
các tác giả khác(5,3,19,12).
Biến chứng rối loạn nhịp sau thủ thuật
Chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp rung
nhĩ, trong đó 1 trường hợp xảy ra trước thủ
thuật vẫn còn tồn tại sau thủ thuật, 2 trường hợp
mới xảy ra chiếm tỷ lện 2,7%, ngoài ra không
ghi nhận rối loạn nhịp nào khác.
Tsyr-Yuh Ho và cộng sự ghi nhận 1
trường hợp Flutter nhĩ xảy ra ngày thứ 7 ở
bệnh nhân 45 tuổi(11). Hill SL và cộng sự
nghiên cứu bất thường sớm trên điện tâm đồ
24 giờ ở bệnh nhân TLN sau khi được bít bằng
dụng cụ Amplatzer, nghiên cứu trên 41 bệnh
nhân, kết quả không có thay đổi so với nhịp
căn bản chiếm 90%, thay đổi dẫn truyền nhĩ
thất chiếm 7% trong có có block nhĩ thất độ 2
ngắt quãng, phân ly nhĩ thất hoàn toàn, nhịp
đến sớm trên thất chiếm 63%, có sự gia tăng
nhịp đến sớm trên thất với P = 0,047, không có
sự khác biệt về khoảng PR, cũng như chiều
dài khoảng QRS, hạn chế của nghiên cứu là
không theo dõi thời gian dài sau đó. Mặc dù
rối loạn nhịp sau thủ thuật bít lỗ TLN bằng
Amplatzer là hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra,
tuy nhiên vẫn có xảy ra một tỷ lệ thấp những
rối loạn nhịp có thể gây nguy hiểm cho bệnh
nhân, do vậy cần theo dõi mọi trường hợp sau
thủ thuật.
Biến chứng thuyên tắc hệ thống sau thủ thuật
Thuyên tắc hệ thống thường do huyết khối
hoặc khí: Xảy ra ở mạch máu não hoặc mạch
khác. Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp tai biến
như đã nói ở trên chiếm 1,4% bệnh nhân này có
rung nhĩ mới xuất hiện. Không có trường hợp
nào thuyên tắc khí. So sánh với các tác giả khác
thì thuyên tắc khí thỉnh thoảng vẫn xảy ra(15,9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
103
KẾT LUẬN
Thủ thuật bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ
Amplatzer là một kỹ thuật khả thi, có hiệu quả
và tương đối an toàn nên có thể áp dụng tại các
bệnh viện có phòng thông tim. Việc lựa chọn
những bệnh nhân có tổn thương giải phẫu học
thích hợp và áp dụng kỹ thuật bít bằng dụng cụ
Amplatzer có sự hướng dẫn của siêu âm ngã
thực quản giúp giảm thiểu cũng như phát hiện
sớm các tai biến trong quá trình làm thủ thuật.
Đối với các bệnh nhân nữ, trẻ tuổi thủ thuật này
không chỉ hiệu quả mà còn có tính thẩm mỹ cao,
giúp bệnh nhân khỏi phải chịu một vết mổ lớn
trước ngực nên thật sự là một liệu pháp hàng
đầu ở những đối tượng này nếu có tổn thương
giải phẫu ở lỗ TLN phù hợp.
KIẾN NGHỊ
Cần có nhiều nghiên cứu hơn, lâu dài hơn
để có thể chứng minh thủ thuật này thật sự hiệu
quả, an toàn có thể thay thế phẫu thuật nếu có
tổn thương giải phẫu phù hợp.
Nếu có điều kiện chúng ta có thể nghiên cứu
so sánh về hiệu quả và an toàn của thủ thuật và
phẫu thuật vá lỗ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berger F, Ewert P, Bjornstad PG, et al (1999), Transcatheter
closure as standard treament for most interatrial defect:
Experience in 200 patients treated with the Amplatzer septal
occluder, Cardiol Young; 9, pp.468 – 473.
2. Berger F, Jin z, Ishihashi K et al (1999), Comparison of acute
effects on right ventricular haemodynamics of surgical versus
interventional closure of atrial septal defects, Cardiol Young;
pp.484 – 487.
3. Brandt RR, Neumann T, Neuzner J, et al (2002), Transcatheter
closure of atrial septal defect and patent foramen oval in adult
patients using the Amplatzer occlusion device: no evidence for
thrombus deposition with antiplatelet agents, J am Soc
Echocardiogr; 15, pp. 1094 – 1098.
4. Brauwnwald E; Fauci AS, Kasper DL, et al (2001), Harrison’s
Principles of internal Medicine, Mc Graw-Hill, New York, Chicago,
Sanfrancisco, Lisborn, London, Madrid, Mexico, Milan,
Toronto, pp. 1334.
5. Carcagni A, Presbitero P (2002), Transcatheter closure of
secundum atrial septal defects with the amplatzer occluder in
adult patient, Ital heart j; 3 (3), p. 182 – 187.
6. Chan KC, Godman MJ, Walsh K, et al (1999), Transcatheter
closure of atrial septal defect and interatrial communication with
a new self expanding nitinol double disc device amplatzer septal
occluder: multicentre UK experience, Heart; 82, pp. 300 – 306.
7. Du ZD, Koenig P, Cao QL, et al (2001), Speed of normalization
of right ventricular volume overload after transcatheter closure
of atrial septal defect in children and adults, Am J Cardiol; 88, pp.
1450 – 1453, A1459.
8. Dugal JS, Jetley V, Singh C, et al (2003), Amplatzer device
closure of atrial septal defects and patent ductus arterious: Initial
Experience, MJAFI; 59, pp.218-222.
9. Fischer G, Stieh J, Uebing A, et al (2003), Experience with
transcatheter closure of secundum atrial septal defects using the
amplatzer septal occluder: a single centre study in 236
consecutive patients, Heart; 89, pp.199 – 204.
10. Freeman WK.; Khandheria BK, Tajik AJ, (1994),
Transesophageal echocardiography, Little, Brown and
Company; Boston, New York, London, Toronto; pp. 385 -423.
11. Ho TY, Tsai MC, Lee PC, et al (2005), Amplatzer Septal
Occluder-Induced Arrhythmias, J Med Sci; 25 (2), pp. 105 – 108.
12. Krumsdorf U, Ostermayer S, Billinger K, et al (2004), Incidence
a