Ngập úng đô thị do mưa trong nhiều năm gần đây đang xuất hiện khá thường xuyên và ảnh
hưởng đến nhiều đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Cần Thơ. Vào mỗi mùa
mưa, TP.HCM thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng ngập nước cục bộ. Với cường
độ mưa ngày càng tăng, các điểm ngập thường xuyên lại được nhắc đến như trên đường Nguyễn
Hữu Cảnh, đường D2, đường Trường Sơn, đường Nguyễn Cư Trinh Những hình ảnh như biển nước
trong một thời gian dài sau mưa thường xuất hiện trên báo chí, truyền thông và báo cáo của
UBND thành phố. Đứng trên lĩnh vực về quy hoạch đô thị, bài báo nêu ra các nguyên nhân của
tình trạng nói trên và xem xét các bài học kinh nghiệm giảm tình trạng ngập sau mưa tại đô thị
các nước trên thế giới, để từ đó có những kiến nghị cho TP.HCM.
4 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ngập nước cục bộ do mưa ở thành phố Hồ Chí Minh nguyên nhân và giải pháp của không gian đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 103+104 . 2020134
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
1. Mở đầu
Ngập lụt được định nghĩa “là một hiện tượng ngập nước tạm thời,
có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người, trên một không gian bề
mặt đất nhất định” (Scarwell et Laganier, 2004: 21t). Ngập lụt là
sự giao thoa giữa hiện tượng thiên nhiên cực đoan và tính dễ tổn
thương của xã hội con người. Điều này cũng phù hợp với định nghĩa
tổng quan của Dauphiné, Dubois-Maury et Chaline về rủi ro. Rủi ro
thường bao gồm hai thành phần chính: Phần thứ nhất là thiên tai,
nó có nguồn gốc tự nhiên; phần còn lại là tính dễ tổn thương bắt
nguồn từ xã hội con người. Sự giao thoa của hai thành phần này
sinh ra rủi ro (Hình 1).
Ngập úng cục bộ ở đô thị được coi là một loại hình thiên tai mới
xuất hiện tại các thành phố lớn ở Việt Nam kể từ sau chính sách
đổi mới (1986).
Trương Thái hoài an*
Lê Văn Tình**
Thực Trạng ngập nước cục bộ
do mưa ở Thành phố hồ chí minh
currenT inundaTion in ho chi minh ciTY. cauSeS and SoLuTionS oF urban pLanning
Urban inundation due to rain in the recent years is occurring and effecting frequently to people in some big cities in Viet Nam such as Hanoi,
Hai Phong, Ho Chi Minh City, Can Tho. In each rainy season, inundations happen frequently in Ho chi Minh city and are effected seriously
to local people. With the increasing intensity of rain, inundations are always mentioned on Nguyen Huu Canh Street, D2 Street, Truong Son
and Nguyen Cu Trinh, the pictures with water for a long time often appear in the magazines, media and the reports of the City People’s
Committee. From the urban planning views, the paper addresss the cause of these situations and considers the experiences to reduce the
flooding in urban areas in the world, in order to proposal for HCM City.
KEY WORDS: inundation, black spots, hots pot, inundation, urban planning, green infrastructure
Ngập úng đô thị do mưa trong nhiều năm gần đây đang xuất hiện khá thường xuyên và ảnh
hưởng đến nhiều đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Cần Thơ... Vào mỗi mùa
mưa, TP.HCM thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng ngập nước cục bộ. Với cường
độ mưa ngày càng tăng, các điểm ngập thường xuyên lại được nhắc đến như trên đường Nguyễn
Hữu Cảnh, đường D2, đường Trường Sơn, đường Nguyễn Cư Trinh Những hình ảnh như biển nước
trong một thời gian dài sau mưa thường xuất hiện trên báo chí, truyền thông và báo cáo của
UBND thành phố. Đứng trên lĩnh vực về quy hoạch đô thị, bài báo nêu ra các nguyên nhân của
tình trạng nói trên và xem xét các bài học kinh nghiệm giảm tình trạng ngập sau mưa tại đô thị
các nước trên thế giới, để từ đó có những kiến nghị cho TP.HCM.
Từ khóa: Ngập úng đô thị, ngập úng cục bộ, ngập lụt do mưa, điểm đen ngập úng, quy hoạch đô thị, hạ tầng xanh.
Hình 1. Sự giao thoa của 2 thành phần sinh ra rủi ro
Nguồn : Morin, 2008.
135SË 103+104 . 2020
Quy hoπch & t∏c gi∂
Ở TP.HCM tồn tại hai kiểu ngập lụt: ngập
do mưa và ngập do triều cường.
Bài báo này chỉ đề cập đến tình trạng ngập úng
cục bộ do mưa là loại hình ngập úng thường
xuất hiện vào mỗi mùa mưa ở TP.HCM.
2. Hiện trạng ngập úng cục bộ ở
TP.HCM
Trận ngập úng đầu tiên có thể kể đến là vào
trận mưa ngày 28/7/1994. Chỉ với lượng
mưa 162,2mm, khoảng 127,8ha diện tích
khu vực trung tâm thành phố đã bị ngập
úng nghiêm trọng. Có những khu vực bị
ngập đến 37cm trong khoảng thời gian kéo
dài tới 8 giờ (Jica, 1999).
Trận ngập lớn tiếp theo xuất hiện từ giữa
tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1996. Đây
là trận ngập do sự kết hợp nguyên nhân
giữa mưa lớn và triều cường và nó đã gây ra
tình trạng ngập úng của khoảng 15.000ha
ở vùng ngoại thành. Rất nhiều vùng ở trung
tâm thành phố bị ngập sâu khoảng từ 30cm-
50cm, nhiều chỗ ở ngoại thành ngập tới
100cm. (Jica, 1999).
Tại báo cáo của UBND thành phố (số 49/BC-
UBND) về “Tình hình và giải pháp xóa giảm
ngập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-
2015”, cho đến năm 2011, thành phố phải
đối mặt với 58 điểm ngập cục bộ do mưa.
Các điểm ngập này phân bố không đồng
đều, rải rác khắp các quận huyện của thành
phố trong đó có 31 điểm ở trung tâm và 27
điểm nằm ở ngoại vi thành phố (Hình 2).
Để quản lý thoát nước chống ngập, TP.HCM
đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, dự
án nhằm xóa bỏ và giảm bớt tình trạng ngập
úng nói trên thông qua các dự án như: Cải
thiện môi trường nước giai đoạn 2 (Jica); Vệ
sinh môi trường giai đoạn 2 (WB); Cải tạo,
phát triển hệ thống cống thoát nước; Cải tạo
các tuyến kênh rạch trục; Cải tạo, nâng cấp
các tuyến hẻm, đường nhánh (1.494 công
trình); Khơi thông 193 tuyến kênh, rạch
đảm bảo thông thoáng và cải thiện môi
trường; Chuẩn bị đầu tư xây dựng 3 hồ điều
tiết Gò Dưa rộng 23ha, Bàu Cát rộng 0,4ha
và Khánh Hội rộng 4,8ha.
Ngoài ra thành phố còn đề xuất các giải pháp
phi công trình như Dự án “Xây dựng năng
lực quản lý tích hợp rủi ro ngập nước đô thị”
do Chính phủ Đan Mạch tài trợ; Dự án Tăng
cường năng lực cho Trung tâm Điều hành
chương trình chống ngập nước thành phố do
Ban Quản lý nước - Chính phủ Hà Lan tài trợ;
Dự án “Nâng cao năng lực quản lý hệ thống
Hình 2. Vị trí các điểm ngập trong trận ngập năm 2011 theo báo cáo số 49/BC-UBND tại
TP.HCM. Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Hình 3. Vị trí các điểm ngập trong trận ngập ngày 19/5/2018 với các thông số về độ sâu
điểm ngập, diện tích ảnh hưởng và thời gian ngập. Nguồn: Tác giả tổng hợp.
SË 103+104 . 2020136
thoát nước trên địa bàn thành phố” do Cơ quan hợp tác quốc tế JICA
tài trợ.
Mặc dù nhiều giải pháp đã được thực hiện, song người dân thành
phố vẫn phải thường xuyên đối mặt với những điểm ngập cục bộ bị
tái diễn nhiều năm vào mỗi mùa mưa. Bản đồ dưới đây (Hình 3) mô
tả vị trí và tình trạng ngập úng vào đầu mùa mưa năm 2018.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm chống ngập TP.HCM
(SCFC), trận mưa ngày 19 tháng 5 năm 2018, chỉ với lượng mưa
82.3mm đã gây ra 32 tuyến đường bị ngập úng, trong đó có 10
tuyến bị ngập úng nghiêm trọng. Những điểm này là những điểm
thường xuyên bị ngập và mỗi điểm đen này có những đặc tính khác
nhau. Hình 3 thể hiện vị trí và đặc tính ngập lụt của 10 điểm đen
ngập úng. Mỗi điểm đen được biểu thị bằng ba đặc tính vật lý: Độ
sâu, diện tích và thời gian ngập úng. Độ sâu ngập là chiều sâu tính
từ bề mặt nước tới bề mặt đáy của vùng ngập. Trong khu vực đô
thị, độ sâu ảnh hưởng tới nhà cửa, tới phương tiện giao thông, khả
năng giao thông qua khu vực đó. Diện tích ngập lụt là phần diện tích
bị bao phủ bởi vùng nước ngập. Diện tích ngập càng lớn sẽ càng
gây nhiều tổn thất đến sinh hoạt của người dân. Thời gian ngập là
khoảng thời gian ngập nước từ khi hết mưa cho tới khi nước rút. Thời
gian ngập úng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân, ảnh
hưởng đến môi trường trong và xung quanh vị trí ngập lụt, gây hư
hỏng cơ sở hạ tầng và vật dụng gia đình
3. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ngập nước
cục bộ do mưa
Có thể xem xét đến các nguyên nhân khách quan và chủ quan
như sau:
a. Nguyên nhân khách quan (tự nhiên)
n Lún đất: Địa hình thấp (hơn 75% diện tích đất thành phố nằm
dưới cao độ +2,0m và vùng đất có cao độ dưới +1,5m, mực triều
cao nhất, sẽ thường xuyên bị ngập) và đất lún do quá trình khai thác
nước ngầm dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp cùng với các hoạt
động xây dựng trong quá trình đô thị hóa làm tăng tải trọng tác dụng
lên nền đất yếu dẫn đến mặt đất nhiều nơi trong thành phố đang bị
lún từ 10mm/năm đến hơn 30mm/năm. Với mức độ khai thác nước
ngầm như hiện nay thì đến năm 2050 có nhiều nơi mặt đất sẽ bị
lún thêm từ 0,5 đến hơn 1m (theo nguồn Liên danh tư vấn quốc tế
Deltares - Royal Haskoning).
n Yếu tố biến đổi khí hậu:
Do mưa: Cường độ mưa lớn (lớn hơn 80mm/3 giờ), trong những
năm 2013-2014, có những trận mưa đạt vũ lượng 100mm/1 giờ. Có
thể thấy rằng, tầng suất xuất hiện những trận mưa lớn có vũ lượng
trên 100mm ngày càng nhiều.
Do triều cường và lũ ở thượng nguồn: Triều từ biển Đông, lũ từ
thượng lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (chủ yếu) và từ hệ
thống sông Mê Kông (rất nhỏ) thông qua hệ thống kênh rạch nối
liền các sông Vàm Cỏ với vùng TP.HCM, hoặc kết hợp cả triều và
lũ khi mưa, sẽ xuất hiện hiện tượng ngập sâu và lâu.
b. Nguyên nhân chủ quan (con người)
n Đô thị hóa nhanh: Việc phát triển các khu đô thị chưa hợp lý, các
khu đô thị xây dựng trên các khu vực trữ nước của thành phố, tỷ lệ
che phủ bê tông tăng nhanh làm cho việc thẩm thấu nước, trữ nước
không còn, dẫn đến tình trạng ngập sau mưa.
n Dân số gia tăng: Hệ thống hạ tầng của đô thị Sài Gòn cũ đáp ứng
cho dân số 500 ngàn dân, tuy nhiên hiện nay thành phố đã tăng lên
hơn 10 triệu dân, vì vậy hệ thống cống rãnh đáp ứng thoát nước sẽ
không đảm bảo. Mặc dù, thành phố cũng đã đưa ra việc đầu tư và
cải tạo nhiều lần nhưng vẫn không đủ đáp ứng được nhu cầu thoát
nước ngày một cao như hiện nay.
n Hệ thống quản lý thoát nước tự nhiên: Bị mất dần đi bởi việc san
lấp các kênh rạch tự nhiên để xây dựng đường xá, công trình.
n Ý thức của cộng đồng: Người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ
và giữ gìn hệ thống thoát nước, xả rác một cách bừa bãi, gây ứ đọng
những vị trí cống thoát.
4. Các giải pháp quy hoạch thành phố đã và đang
thực hiện chống ngập
Hiện nay, TP.HCM có các quy hoạch giảm ngập như Quy hoạch
Jica 2001, Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến
năm 2020 (QH752), Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực
TP.HCM đến năm 2025 (Quyết định số 1547/QĐ-TTg).
Các giải pháp Quy hoạch Jica này đã đem đến các dự án cụ thể
được triển khai như Dự án Cải thiện môi trường nước TP.HCM (lưu
vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ); Dự án Vệ sinh Môi trường
TP.HCM (lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè); Dự án Nâng cấp đô
thị (lưu vực kênh Tân Hoá - Lò Gốm); Dự án Cải tạo hệ thống thoát
nước lưu vực rạch Hàng Bàng; Dự án Kênh Tham Lương - bến
Cát - rạch Nước Lên. Mặc dù các dự án này cũng mang đến những
thành công cho thành phố nhưng việc giảm ngập vẫn chưa giảm
trên diện rộng.
Quy hoạch 1574 triển khai với một hệ thống bảo vệ bao gồm
170km đê, 12 cống ngăn triều loại lớn cùng với hàng trăm cống
nhỏ hơn. Giải pháp này giúp cho việc kiểm soát triều cường và lũ
thượng nguồn.
Tuy nhiên các giải pháp này đã lỗi thời do không tính đến yếu tố
lượng mưa và tần suất mưa sẽ gia tăng trong những năm tới. Việc
cần thiết hiện nay cho thành phố trong việc giảm ngập là phải có sự
kết hợp đồng bộ giữa các lĩnh vực trong đô thị, việc cập nhật và điều
chỉnh mạng lưới thoát nước (giải pháp cứng) cùng với sử dụng các
giải pháp trong quy hoạch và tổ chức không gian đô thị (giải pháp
mềm) để đạt được hiệu quả trong chống ngập do mưa hiện nay.
5. Một số bài học kinh nghiệm về giải pháp giải
quyết tình trạng ngập nước do mưa trong đô thị
thông qua giải pháp quy hoạch đô thị
n Giải pháp quản lý ngập nước sau mưa với thiết kế đô thị: Một trong
những giải pháp nổi bật là thành phố Rotterdam của Hà Lan sử dụng
quy hoạch đô thị và thiết kế không gian đô thị lồng ghép trong việc
quản lý nước để tăng tính hấp dẫn cho đô thị đồng thời giải quyết tình
trạng ngập nước sau mưa. Trường hợp điển hình là quảng trường nước
137SË 103+104 . 2020
Quy hoπch & t∏c gi∂
Benthemplein tại Rotterdam thiết kế bởi De
Urbanisten. Ở đây là một không gian linh hoạt,
một quảng trường có chức năng là một khu
vui chơi, một sân cỏ nổi, một nhà hát và là một
nơi chứa nước để giảm tình trạng giảm ngập
đường phố. Khu vực quảng trường này được
cho là một chiến lược hai mặt vừa giải quyết
vấn đề ngập lụt vừa tạo không gian công cộng
cho khu vực. Các ô hình vuông có thể giữ lại
gần 2 triệu lít nước. Lượng nước mưa sẽ được
giữ lại tại quảng trường cho đến khi hệ thống
nước trong thành phố có khả năng thông
thoát. Sau đó, nước có thể chảy ra hệ thống
thoát nước gần nhất qua các mương (Để đảm
bảo sức khỏe người dân, quảng trường chỉ giữ
nước lại tối đa 48h).
Benthemplein là một ví dụ điển hình là làm
thế nào để tạo ra một bản sắc rất Hà Lan.
Quảng trường trước đây bị bỏ rơi đã được
nâng cấp cùng với sự thay đổi việc quản lý
nước đã được biến thành một yếu tố thú vị
trong thiết kế của các không gian công cộng.
n Giải pháp thành phố bọt biển - Sponge City
tại Berlin, Đức: “Thành phố bọt biển” là giải
pháp kết hợp hai yếu tố chính là thấm nước
bề mặt và hạ tầng xanh. Thành phố bọt biển
bắt chước chu kỳ nước tự nhiên, nước mưa
chảy về các mương hai bên đường, mương
hai bên được trồng cây xanh tự nhiên, giúp
nó thấm vào trong đất và giữ nước mưa trong
một thời gian. Bên cạnh đó, giải pháp trồng
cây trên mái, trên các khu vực công cộng
cũng được phát huy hiệu quả. Giải pháp
nhằm giúp thấm hút lượng nước dư thừa
thông qua hệ thống thoát nước được nâng
cấp, hồ lọc, đất ẩm và gạch thấm. Các loại
gạch công cộng, lát đường, bãi đỗ xe, dải
phân cách vẫn có thể tích tụ được lượng lớn
nước mưa đồng thời cũng tăng tính mỹ quan
cho đô thị (Hình 5).
6. Kết luận chung
Với thực trạng ngập lụt cục bộ do mưa với
tần suất ngày một nhiều, thành phố đang nỗ
lực để thay đổi và quản lý việc ngập lụt với
các chương trình hành động cụ thể như dự
án Quy hoạch và cập nhật quy hoạch chung
hệ thống thoát nước thành phố đang thực
hiện bởi nhà tư vấn liên danh Sweco Đan
Mạch và Nihon Suido Nhật Bản, hay việc lập
nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố với những tiêu chí thích ứng nhiều yếu tố
trong đó Biến đổi khí hậu luôn được xem xét
đến. Việc giảm ngập không thể dành riêng
cho một ngành nào cả mà phải là sự kết hợp
từ nhiều hướng mới có thể giải quyết triệt để.
Trước thực trạng và những kinh nghiệm của
giải pháp quy hoạch đô thị trên thế giới, nhóm
tác giả có những đề xuất các giải pháp nâng
cao khả năng thoát nước mưa tại TP.HCM có
thể tích hợp trong quá trình thực hiện và đề
xuất giải pháp quy hoạch đô thị.
n Giải pháp về sử dụng đất: Quy định cụ thể
về mật độ xây dựng, tỷ lệ che phủ (bê tông
hóa), bảo vệ các khu vực có chức năng chứa
nước cho đô thị (Phía Nam thành phố như
Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh và một phần
quận 9); khai thác các hồ điều tiết, hạn chế
san lấp, thu hẹp hệ thống kênh rạch, sông
ngòi hiện hữu; khuyến khích tăng mật đô cây
xanh và diện tích xanh trong đô thị; ưu tiên
phát triển đô thị ở các khu vực cao khu vực
phía Bắc thành phố.
n Giải pháp về thiết kế đô thị, không gian
cảnh quan: Ưu tiên cho việc chứa nước tạm
thời ở những công trình công cộng, quảng
trường nước. Những công trình tư nhân có
khả năng chứa nước sẽ được khuyến khích
bằng hệ số sử dụng đất. Công viên cây xanh,
phủ kín mái xanh, đất trên mái cũng có chức
năng thẩm thấu một lượng nước mưa nhất
định, và thu gom về hệ thống chứa nước của
công trình, trước khi đưa ra hệ thống thoát
nước đô thị.
n Giải pháp hạ tầng xanh: Đường giao thông,
các bãi đổ xe và vỉa hè: sử dụng vật liệu thẩm
thấu nước mưa.
n Giải pháp về ý thức người dân: Nâng
cao vai trò của người dân trong việc cùng
tham gia trực tiếp vào việc giảm ngập úng.
Không để người dân, đối tượng chính của
đô thị đứng ngoài việc nâng cao môi trường
sống của họ mà chính họ sẽ cùng tham
gia với chính quyền địa phương và các nhà
quản lý trong việc giảm ngập úng cho đô
thị. Cùng bảo vệ môi trường, vì một môi
trường sạch, không có rác, không khai thác
nguồn nước ngầm trái phép và không tự ý
san lấp kênh rạch.
Với những đề xuất đồng bộ trong các giải
pháp về không gian đô thị đó, TP.HCM sẽ
giảm được việc ngập cục bộ do mưa trong
những năm tới, kết hợp với việc điều chỉnh
và cải tạo hệ thống thoát nước đồng bộ trên
toàn thành phố sẽ làm cho thành phố chống
ngập hiệu quả.
* Tiến sĩ, Kiến trúc sư, Giảng viên Trường
Đại học Kiến Trúc TP.HCM
** Tiến sĩ, Giảng viên Trường Đại học Tài
Nguyên Môi Trường TP.HCM
Ngày NHậN Bài: 07/4/2020
Ngày gửi PHảN BiệN: 07/4/2020
Ngày DUyệT đăNg: 22/4/2020
Tài liệu Tham khảo:
1. JICA: The Study on Urban Drainage and Sewerage
System for HCMC (Main Report, 1999, Pacific consultants
International)
2. Dự án hỗ trợ kỹ thuật chống ngập nước khu vực
TP.HCM, DHV/Deltares/Royal Haskoning, SCFC, 2013
3. Ministry of Housing and Urban-Rural Development.
Technical Guide for Sponge Cities - Construction of Low
Impact Development (For Trial Implementation).; 2014.
4. Tham luận “Thay đổi giá trị thực các điểm khống chế
quốc gia do lún mặt đất ảnh hưởng đến quy hoạch cao độ
nền và thoát nước TP. HCM” của PGS.TS. Lê Văn Trung,
Trường ĐH Bách Khoa
5. Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện chương
trình hành động số 17-CTTHĐ/TU ngày 31 tháng 10 năm
2016 của Thành ủy TP.HCM
6.https://www.architectural-review.com/buildings/
water-square-in-rotterdam-the-netherlands-by-de-
urbanisten/10017644.article
7. https://kenh14.vn/thanh-pho-bot-bien-tich-nuoc-ngay-
mua-lam-mat-ngay-nang 20190318085632308.chnHình 5. Các yếu tố thấm nước bề mặt, kết hợp hạ tầng xanh trong giải pháp thành phố bọt biển
Hình 4. Quảng trường nước Benthemplein
tại Rotterdam nhìn từ trên cao. Nguồn: [6]