Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2 và những đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Rủi ro lãi suất (RRLS) trong sổ ngân hàng là một khái niệm được đưa ra trong trụ cột 2 của Basel 2 năm 2004. Đây là một rủi ro quan trọng đối với ngân hàng và Uỷ ban Basel (2004) đã đưa ra các Nguyên tắc quản lý, giám sát RRLS nhằm định hướng cho việc nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro này. Với sự phát triển của thị trường tài chính và những thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) toàn cầu trong những năm gần đây, vào năm 2015, Ủy ban đã quyết định rằng các nguyên tắc này cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong thị trường và thực tiễn giám sát. Các thay đổi bao gồm cả việc đo lường, quản lý, giám sát và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng. Bài viết này sẽ chỉ ra những thay đổi cơ bản trong việc giám sát rủi ro này theo khung nguyên tắc mới, đồng thời phân tích thực trạng quản lý RRLS ở các NHTM Việt Nam hiện nay và đưa ra đề xuất cho việc quản lý RRLS trong sổ ngân hàng theo Basel 2 cho các NHTM.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2 và những đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2 và những đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Đỗ Thu Hằng Trần Thị Thu Hường Nguyễn Thị Diễm Hương Ngày nhận: 28/08/2018 Ngày nhận bản sửa: 21/09/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018 Rủi ro lãi suất (RRLS) trong sổ ngân hàng là một khái niệm được đưa ra trong trụ cột 2 của Basel 2 năm 2004. Đây là một rủi ro quan trọng đối với ngân hàng và Uỷ ban Basel (2004) đã đưa ra các Nguyên tắc quản lý, giám sát RRLS nhằm định hướng cho việc nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro này. Với sự phát triển của thị trường tài chính và những thay đổi trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) toàn cầu trong những năm gần đây, vào năm 2015, Ủy ban đã quyết định rằng các nguyên tắc này cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong thị trường và thực tiễn giám sát. Các thay đổi bao gồm cả việc đo lường, quản lý, giám sát và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng. Bài viết này sẽ chỉ ra những thay đổi cơ bản trong việc giám sát rủi ro này theo khung nguyên tắc mới, đồng thời phân tích thực trạng quản lý RRLS ở các NHTM Việt Nam hiện nay và đưa ra đề xuất cho việc quản lý RRLS trong sổ ngân hàng theo Basel 2 cho các NHTM. Từ khoá: rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro, sổ ngân hàng, trụ cột 2, Basel 2. 1. Quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2 1.1. Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro lãi suất năm 2004 RRLS trong sổ ngân hàng là một phần của Khung vốn Basel 2 (Quy trình đánh giá giám sát) và tuân theo hướng dẫn của Ủy ban được đưa ra trong Nguyên tắc quản lý và giám sát RRLS năm 2004. Các nguyên tắc này đặt ra những kỳ vọng của Ủy ban về nhận diện, đo QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 lường, giám sát và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng cũng như giám sát các ngân hàng (Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng- Basel Committee on Banking Supervision- BCBS, 2004). Theo đó, BCBS đưa ra 15 nguyên tắc trong việc quản trị RRLS và các phương pháp cơ bản khuyến nghị TCTD áp dụng bao gồm mô hình định giá lại, mô hình thời lượng, mô hình mô phỏng... Trong đó, nguyên tắc từ 1 đến 13 áp dụng chung cho việc quản lý RRLS bất kể khoản mục đấy nằm trong sổ giao dịch hay sổ ngân hàng. Các nguyên tắc này đề cập đến quy trình quản trị RRLS, bao gồm chiến lược kinh doanh, các giả định về Tài sản- Nợ trong sổ ngân hàng1, sổ kinh doanh2 và hệ thống kiểm soát nội bộ. Đặc biệt, chúng đưa ra các yêu cầu về các chức năng đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS hiệu quả trong quá trình quản lý RRLS. Mặt khác, các nguyên tắc 14 và 15 quy định cụ thể việc giám sát RRLS trong sổ ngân hàng. Yêu cầu cơ quan giám sát đánh giá chất lượng quản lý RRLS trong sổ ngân hàng. Để hỗ trợ cho việc giám sát, TCTD phải đưa ra kết quả đo lường RRLS và mức độ tác động vào giá trị vốn kinh tế của TCTD do các cú sốc lãi suất được chuẩn hoá. Tuy nhiên, vào năm 2015, BCBS đã quyết định rằng các nguyên tắc này cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong thị trường và thực tiễn giám sát. Các thay đổi bao gồm việc đo lường, quản lý, giám sát và kiểm soát RRLS trong sổ ngân hàng. Các nguyên tắc này đưa ra hai phương pháp tiếp cận: Phương pháp chuẩn hoá trong trụ cột 1 (yêu cầu vốn tối thiểu) và phương pháp nâng cao trong trụ cột 2 (bao gồm cả các yếu tố của trụ cột 3- Kỷ luật thị trường). 1.2. Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng 2015 Những nguyên tắc quản lý mới đặt ra những thay đổi đối với việc quản lý và giám sát vốn pháp lý đối với RRLS trong sổ ngân hàng vì 1 Sổ Ngân hàng: là các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng được giữ đến ngày đáo hạn và không được giao dịch (mua/bán) thường xuyên. 2 Sổ Kinh doanh (hay sổ giao dịch): là các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng thường xuyên được giao dịch (mua/bán) kiếm lời. hai lý do. Thứ nhất, các nguyên tắc mới sẽ giúp đảm bảo rằng các ngân hàng có mức vốn thích hợp để trang trải các khoản lỗ tiềm ẩn do những nguy cơ lãi suất biến động. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh lãi suất thấp. Đối với nhiều ngân hàng, vấn đề đáng lo ngại hàng đầu là điều gì sẽ xảy ra nếu có một cú sốc về lãi suất. Mỹ đã có nhiều động thái tăng lãi suất, trong khi một số quốc gia vẫn duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục. Việc giải quyết vấn đề lãi suất và giữ cho lợi nhuận biên không đổi đã trở thành ưu tiên hàng đầu đối với nhiều nhà quản trị ngân hàng. Thứ hai, các nguyên tắc mới hướng đến việc hạn chế việc tận dụng khe hở vốn giữa sổ giao dịch và sổ ngân hàng, cũng như giữa các danh mục đầu tư của ngân hàng có các phương pháp kế toán khác nhau do yêu cầu chuẩn hoá nâng cao hơn so với bộ nguyên tắc 2004 (Deloitte, 2017). Các nguyên tắc mới đưa ra hai lựa chọn cho việc quản lý RRLS: Tiếp cận phương pháp chuẩn hoá trong trụ cột 1 (yêu cầu vốn tối thiểu) và phương pháp nâng cao trong trụ cột 2 (bao gồm cả các yếu tố của trụ cột 3- Kỷ luật thị trường) (BIS, 2015). Bằng cách áp dụng một biện pháp trong trụ cột 1 trong việc tính toán các yêu cầu về vốn tối thiểu cho RRLS trong sổ ngân hàng, khung này sẽ thúc đẩy tính nhất quán, minh bạch và so sánh (Leever và các cộng sự, 2015). Điều này sẽ có lợi thế thúc đẩy niềm tin của thị trường vào sự an toàn vốn của ngân hàng. Ngược lại, lợi thế của phương pháp tiếp cận trong trụ cột 2 là nó có thể đáp ứng tốt hơn các điều kiện thị trường khác nhau và các hoạt động quản lý rủi ro trên toàn bộ khu vực pháp lý. Bởi khi áp dụng việc tính toán theo một khuôn khổ tiêu chuẩn, kèm với cách tiếp cận trong trụ cột 2 sẽ đưa ra sự thống nhất giữa yêu cầu vốn (trụ cột 1) và quy trình giám sát (trụ cột 2), từ đó thúc đẩy tính nhất quán, minh bạch và so sánh tốt hơn. Các nguyên tắc mới có thể được nhóm thành các nhóm: Quy trình quản trị (1- 7); công bố và đánh giá nội bộ (8, 9); và đánh giá giám sát (10- 12) (BCBS, 2015). Những thay đổi chính so với những Quy tắc 2004 bao gồm: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 - Nâng cao yêu cầu công bố: Bao gồm những tác động của cú sốc lãi suất đến sự thay đổi giá trị kinh tế của vốn (Economic value of equity) và thu nhập lãi ròng dựa trên những bối cảnh được chỉ định. Mục đích việc công bố này nhằm khuyến khích sự nhất quán, minh bạch và có thể đo lường được trong việc đo lường và quản trị RRLS trong sổ ngân hàng. - Nhiều hướng dẫn rộng hơn về kỳ vọng của khung quản trị RRLS trong sổ ngân hàng, ví dụ xây dựng các bối cảnh cú sốc lãi suất, cân nhắc đến các giả định về hành vi và mô hình, đo lường rủi ro, thiết lập khẩu vị RRLS trong sổ ngân hàng đối với thu nhập và giá trị kinh tế, tích hợp RRLS trong sổ ngân hàng vào khung ICAAP. - Đưa ra định nghĩa về khung chuẩn hóa để nâng cao khả năng nhận biết rủi ro và khuyến khích sử dụng những khái niệm chung: Các cơ quan giám sát yêu cầu các ngân hàng triển khai khung chuẩn hóa như một cứu cánh (nếu họ nhận ra rằng các ngân hàng đang đo lường/ nhận thức không đầy đủ về RRLS trong sổ ngân hàng). Mặt khác, các ngân hàng có thể chấp nhận nó một cách tự nguyện. - Quy trình giám sát được thay đổi liên quan đến những yếu tố mà cơ quan giám sát cần nhận biết khi đánh giá mức độ và quy trình quản trị RRLS trong sổ ngân hàng của các ngân hàng. - Xiết chặt ngưỡng để xác định các ngân hàng vi phạm (outlier): Giảm từ 20% tổng vốn của ngân hàng xuống còn 15% tổng vốn cấp 1. Các cơ quan giám sát có thể đưa ra các kiểm định thêm và công bố tiêu chuẩn để xác định các ngân hàng vi phạm. Như vậy, bộ nguyên tắc về quản trị RRLS đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn (Fessler, 2016). Cùng với đó là những thay đổi của thị trường và yêu cầu giám sát pháp lý tăng lên, từ đó khiến các ngân hàng phải cải thiện các công cụ quản trị RRLS và nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Việc áp dụng/triển khai các nguyên tắc này sẽ yêu cầu các ngân hàng chứng minh rằng các phương Mô hình 1. Khung quản trị rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng Nguồn: Deloitte, 2017 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 pháp đo lường mà họ sử dụng là đủ phức tạp để bao quát và đo lường được tất cả các nguyên nhân chính của RRLS trong sổ ngân hàng. 2. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Thực trạng quản lý RRLS tại các NHTM Việt Nam được đánh giá trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, về mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất Để công tác quản lý RRLS đảm bảo chuyên sâu, toàn diện và mang tính hệ thống, một số ngân hàng thực hiện phân chia trách nhiệm kiểm soát theo ba vòng như sau: - Kiểm soát vòng 1: Bộ phận quản lý cân đối vốn (QLCĐV) trực thuộc phòng QLCĐV và Kế hoạch tài chính. - Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản lý rủi ro thị trường (QLRRTT) chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, hướng dẫn quản lý RRLS; thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản lý RRLS của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình RRLS trên sổ ngân hàng lên Ban lãnh đạo và các đơn vị liên quan. - Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định của ngân hàng tại các đơn vị vòng 1 và vòng 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản lý RRLS được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên. Trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý RRLS tại một số ngân hàng (như Vietinbank, Vietcombank, BIDV) được phân công cụ thể cho từng bộ phận bao gồm: Hội đồng Quản trị; Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban ALCO; Ban điều hành; Bộ phận quản lý RRLS- Bộ phận QLCĐV; Phòng QLRRTT; Bộ phận kiểm toán nội bộ và một số phòng ban liên quan. Thứ hai, về việc nhận diện rủi ro lãi suất Việc nhận diện RRLS của NH chủ yếu thực hiện qua dự báo về biến động lãi suất và bản chất của các sản phẩm của NH, chưa dựa trên đường cong lãi suất để nhận biết. Việc nhận biết được RRLS mới chỉ giúp các nhà quản lý NH nhìn nhận được vấn đề cần thiết phải thực hiện quản trị RRLS. Những thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập thông qua thay đổi thu nhập lãi ròng của ngân hàng, cụ thể ảnh hưởng tới thu nhập và chi phí của các tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất. Những thay đổi về lãi suất cũng sẽ dẫn tới thay đổi giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai thu được từ các tài sản đó, qua đó ảnh hưởng tới giá trị vốn cổ phần của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng quản lý nhằm đảm bảo biên độ lãi suất thích hợp để có thể bù đắp chi phí vốn của tất các các bộ phận hoạt động, đồng thời đảm bảo khoảng dao động này nằm trong hạn mức cho phép và phù hợp với chiến Mô hình 2. Sự thay đổi của ngân hàng tuân theo nguyên tắc mới về quản lý RRLS trong sổ ngân hàng Nguồn: Deloitte, 2017 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 lược của ngân hàng. Tuy nhiên, để biết được mức độ tác động của RRLS đến hoạt động của ngân hàng như thế nào, tổn thất do RRLS gây nên là bao nhiêu, cần phải dự báo được sự biến động của lãi suất thị trường, để từ đó giúp NH có thể đo lường được mức độ RRLS. Việc dự báo lãi suất thị trường thông thường dựa vào đường cong lãi suất được công bố trên thị trường. Thực tế, các NHTM ở Việt Nam dự báo lãi suất thị trường chủ yếu dựa vào các phân tích về động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), dựa vào kinh nghiệm của NH để đưa ra dự báo, chứ chưa áp dụng một mô hình cụ thể nào để thực hiện công tác dự báo một cách khoa học. Lãi suất của kỳ kế hoạch thường dựa vào lãi suất do NHNN công bố để làm lãi suất tham chiếu, từ đó xác định lãi suất cho vay và lãi suất huy động theo nguyên tắc do chính NH ban hành. Thứ ba, về mô hình đo lường Để đo lường RRLS, về mặt lý thuyết, có 3 mô hình cơ bản để đo lường: Mô hình kỳ hạn đến hạn; mô hình định giá lại; và mô hình thời lượng. Hiện nay các NHTM Việt Nam chủ yếu áp dụng mô hình định giá lại. Cán bộ phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO thường thực hiện đo lường RRLS theo mô hình định giá lại với nội dung như sau: Một là, đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất theo các dải kỳ hạn định giá lại, bao gồm: không kỳ hạn, dưới 1 tháng, từ 1- 3 tháng, từ 3- 6 tháng, từ 6- 12 tháng. Từ 1- 5 năm, trên 5 năm không nhạy cảm với lãi suất vì thời gian định giá lại thường là 1 năm. Hai là, NH sử dụng thời hạn định lại lãi suất là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Ba là, khi phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và nguồn vốn, NH đưa ra các giả định và điều kiện để phân loại tài sản nào không nhạy cảm với lãi suất. Thứ tư, về kiểm soát, giám sát, báo cáo rủi ro lãi suất Việc kiểm soát, giám sát, báo cáo RRLS được các bộ phận trong ngân hàng thực hiện như sau: - Cán bộ phụ trách quản trị RRLS có trách nhiệm thường xuyên đo lường, giám sát và kịp thời báo cáo lãnh đạo tình hình thực hiện giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị trường thay đổi, hạn mức giá trị chịu RRLS. - Định kỳ (phù hợp với cơ chế hoạt động của ALCO), báo cáo về tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị trường thay đổi, hạn mức giá trị chịu RRLS để trình các cấp phê duyệt. Thứ năm, về biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất Hiện nay trong công tác phòng ngừa RRLS các NHTM Việt Nam đang chủ yếu áp dụng các phương pháp nội bảng, việc sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa RRLS thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn do thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam chưa phát triển do hành lang pháp lý chưa đủ để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường. Hơn nữa, sự am hiểu về thị trường này của các chủ thể trong nền kinh tế còn chưa sâu nên gây rất nhiều cản trở cho việc phát triển thị trường. Một trong những cản trở có thể kể đến là các công ty và nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường không thể dự báo hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch, điều này làm giảm đáng kể tính thanh khoản trên thị trường, mặt khác nó cũng làm cho quá trình giám sát đối với giao dịch phái sinh trở nên khó khăn hơn. Một cản trở khác, giao dịch chứng khoán phái sinh là giao dịch những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu về sản phẩm này, mạnh về vốn và quản trị rủi ro, danh mục đầu tư đa dạng, do đó các nhà đầu tư tổ chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển giao dịch và tăng tính thanh khoản cho thị trường. Việc ít nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường sẽ làm sụt giảm tính thanh khoản và bền vững của thị trường phái sinh. 3. Một số đề xuất trong quản lý rủi ro lãi suất trong sổ ngân hàng theo Basel 2 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 Thứ nhất, về mô hình tổ chức quản lý RRLS: Các NHTM cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của Hội đồng ALCO với sự tham gia đầy đủ các thành phần (các tầng bảo vệ, đơn vị thực hiện và tham mưu) nhằm đảm bảo công tác quản trị Tài sản Nợ- Tài sản Có nói chung và quản lý RRLS được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, minh bạch, hiệu quả và tiệm cận thông lệ quốc tế. Cần đảm bảo rằng mô hình tổ chức quản lý RRLS được chuẩn hóa theo cấp điều hành và các phòng ban nghiệp vụ. Thứ hai, về chính sách và quy trình quản lý RRLS: Chính sách, thủ tục, quy trình quản lý RRLS phải được thông qua tất cả các phòng ban có liên quan và phân công rõ ràng cho từng bộ phận để công tác quản lý diễn ra một cách đồng bộ nhất quán. - Đối với việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, các ngân hàng cần có những quy trình cụ thể cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý RRLS. - Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên gia đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro độc lập với những bộ phận khác và phải báo cáo tình trạng RRLS đến các nhà quản trị ngân hàng định kỳ. - Các NHTM phải xác định chính xác mức độ RRLS mà mình có thể chấp nhận được thông qua việc xác định các tham số định lượng trong chính sách quản lý RRLS của mình, định kỳ tiến hành đánh giá về chính sách RRLS; chính sách, thủ tục quản lý RRLS tại hội sở và chi nhánh. Đối với các sản phẩm mới, dịch vụ mới, NHTM cần xác định rõ về rủi ro có liên quan để nhận thức được những tác động đến kỳ hạn, định giá lại hay các khoản hoàn trả có thể ảnh hưởng đến RRLS. Thứ ba, về nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro: Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp đo lường RRLS đơn giản như mô hình định giá lại và quản lý theo khe hở nhạy cảm, các NHTM nên sử dụng thêm những mô hình đo lường hiện đại hơn đã được đề cập đến trong Basel 2 như mô hình thời lượng và mô hình Stress Test. Đồng thời, các NHTM cần áp dụng những công nghệ tiên tiến và các phần mềm hỗ trợ tiên tiến trong quản lý RRLS đồng bộ, tự động và thường xuyên nâng cấp. Thêm vào đó, các NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý, dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy để đáp ứng được hệ thống đo lường, theo dõi và báo cáo RRLS cũng như phục vụ triển khai các mô hình hành vi, mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng... Các NHTM cần cung cấp báo cáo RRLS cho Hội đồng quản trị định kỳ hàng tuần. Các cơ quan giám sát nên thu thập thông tin đầy đủ và kịp thời từ các ngân hàng để đánh giá mức độ RRLS tại các NHTM. Tuy nhiên, việc giám sát RRLS của NHNN đối với các NHTM được tổ chức định kỳ một năm hai lần như hiện nay sẽ không đáp ứng được tính kịp thời theo Nguyên tắc 11 về việc thường xuyên thực hiện đánh giá tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận của mỗi ngân hàng trong việc nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát RRLS. Do đó, NHNN nên giám sát việc quản lý RRLS của các NHTM thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng thay vì một năm hai lần. Thứ tư, về nguồn nhân lực: Các NHTM cần nâng cao và cập nhật trình độ kiến thức về quản trị RRLS trong sổ ngân hàng cho các lãnh đạo và các nhân viên phòng ban nghiệp vụ có liên quan thông qua việc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về nội dung quản lý RRLS mới theo thông lệ Thứ năm, về công bố thông tin: Thông tin về mức độ RRLS cũng như chính sách, thủ tục quản lý của các ngân hàng cần được công khai cụ thể và đầy đủ trong BCTC. Cuối cùng, các NHTM cần tiếp tục bám sát, kết nối với NHNN để đảm bảo thường xuyên cập nhật nắm bắt thông tin, chuẩn bị sẵn sàng các văn bản chính sách phù hợp với định hướng triển khai Basel về RRLS của NHNN. ■ Tài liệu tham khảo 1. Basel Committee on Banking Supervision (2004), “Principles for the management and supervision of interest rate risk”. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 2. Basel Committee on Banking Supervision (2015), “Interest rate risk in the banking book: consultative document”. 3. Basel Committee on Banking Supervision (2015), “Fundamental Review of the Trading Book (FRTB) outstanding issues”. 4. Basel Committee on Banking Supervision (2015), “Interest rate risk in the banking book, Consultative Document”. 5. Basel Committee on Banking Supervision (2016), “Interest rate risk in the banking book: standards”, April 2016. 6. Bank for international settlement, 2015, “Interest rate risk in the banking book”, Consultative Document. 7. Deloitte 2017, Interest rate risk in Banking book: taking a clo
Tài liệu liên quan