Tăng đường huyết cấp tính xảy ra ở cả nhóm bệnh nhân có tiền căn mắc bệnh đái tháo đường và không
mắc đái tháo đường, là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng tỷ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây ra
nhiều kết cục xấu. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng tăng đường huyết mới phát hiện ở bệnh nhân cao tuổi
điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Điều tra 118 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có tăng đường
huyết phát hiện lần đầu nhập viện, chia thành 2 nhóm: nhóm I là các bệnh nhân không bị đái tháo đường,
nhóm II là các bệnh nhân đái tháo đường nhưng chưa được phát hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm
bệnh nhân hay gặp nhất là trên 80 tuổi chiếm 39,8%. Đường huyết trung bình khi nhập viện 12,83 mmol/L,
mức đường huyết khi nhập viện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Hầu hết các bệnh nhân
không có triệu chứng gợi ý của đái tháo đường (92,8%). Nhóm nguyên nhân gây tăng đường huyết hay gặp
nhất là tai biến mạch máu não (35,6%) và bệnh đường hô hấp cấp chiếm 24,6%.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tăng đường huyết mới phát hiện ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 115 (6) - 2018 143
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Hồ Thị Kim Thanh, Bộ môn Lão khoa,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: hokimthanh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 21/9/2018
Ngày được chấp thuận: 22/10/2018
THỰC TRẠNG TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT MỚI
PHÁT HIỆN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Đoàn Thị Kim Ngân, Hồ Thị Kim Thanh
Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Tăng đường huyết cấp tính xảy ra ở cả nhóm bệnh nhân có tiền căn mắc bệnh đái tháo đường và không
mắc đái tháo đường, là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng tỷ lệ nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây ra
nhiều kết cục xấu. Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng tăng đường huyết mới phát hiện ở bệnh nhân cao tuổi
điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Điều tra 118 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có tăng đường
huyết phát hiện lần đầu nhập viện, chia thành 2 nhóm: nhóm I là các bệnh nhân không bị đái tháo đường,
nhóm II là các bệnh nhân đái tháo đường nhưng chưa được phát hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm
bệnh nhân hay gặp nhất là trên 80 tuổi chiếm 39,8%. Đường huyết trung bình khi nhập viện 12,83 mmol/L,
mức đường huyết khi nhập viện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Hầu hết các bệnh nhân
không có triệu chứng gợi ý của đái tháo đường (92,8%). Nhóm nguyên nhân gây tăng đường huyết hay gặp
nhất là tai biến mạch máu não (35,6%) và bệnh đường hô hấp cấp chiếm 24,6%.
Từ khóa: Tăng đường huyết, người cao tuổi
I. ĐĂT VẤN ĐỀ
Tăng đường huyết cấp tính là một vấn đề
khá phổ biến trong thực hành lâm sàng [1].
Tình trạng này xảy ra ở cả nhóm bệnh nhân
có tiền căn mắc bệnh đái tháo đường và
không mắc đái tháo đường. Tăng đường
huyết là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng tỷ lệ
nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện và gây
ra những hậu quả không mong muốn [2].
Theo ước tính của Hiệp hội các chuyên gia
Nội tiết Hoa Kỳ (AACE) và Hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ có khoảng 30% bệnh nhân nội
trú có tăng đường huyết, trong số đó 50% -
80% là tăng đường huyết phản ứng [1]. Tăng
đường huyết gây tăng áp lực thẩm thấu,
nhiễm toan chuyển hoá, rối loạn chuyển hóa
tế bào nội mô mạch máu, giảm sản xuất NO
nội mô, gia tăng tính thấm thành mạch, tăng
đông, rối loạn vi tuần hoàn và tăng các cyto-
kine đáp ứng viêm hệ thống như IL-1, IL-6,
yếu tố gây hoại tử u TNFα, làm tăng tỷ lệ tử
vong, tăng biến chứng và gây tổn thất về kinh
tế [2]. Số người cao tuổi trên thế giới ngày
một tăng, hiện chiếm khoảng 8,3% dân số và
dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2050 [3].
Việt Nam là một trong số các nước có tốc độ
già hóa dân số nhanh nhất thế giới, tỷ lệ
người cao tuổi theo báo cáo năm 2009 là
9,5%, dự báo lên tới 16,8% vào năm 2029 [4].
Đái tháo đường là bệnh thường gặp trên
người cao tuổi và được xếp hàng thứ 6 trong
các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở
người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
đến năm 2030 sẽ có hơn nửa số mắc đái tháo
đường trên thế giới là người châu Á và
khoảng 53% số bệnh nhân này trên 60 tuổi
[5]. Người cao tuổi mắc đái tháo đường làm
gia tăng đáng kể biến chứng tim mạch, có tỷ
144 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
lệ tử vong cao gấp đôi so với người không bị
đái tháo đường và là yếu tố nguy cơ quan
trọng nhất liên quan đến suy giảm chức năng
ở người cao tuổi. Tại Việt Nam, vấn đề tăng
đường huyết mới phát hiện trên người cao
tuổi hiện ít được đề cập đến, vì vậy nghiên
cứu này được thực hiện với mục tiêu khảo sát
thực trạng tăng đường huyết mới phát hiện ở
bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh
viện Lão khoa Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
118 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, có tình
trạng tăng đường huyết mới được phát hiện
lần đầu khi vào nhập viện tại Bệnh viện Lão
khoa Trung ương từ tháng 11 năm 2017 đến
tháng 5 năm 2018.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, nhập viện
điều trị, có tăng đường huyết mới phát hiện
dựa theo tiêu chuẩn Allport LE (2004), Baird TA
(2003) [2; 10].
+ Bệnh nhân không được chẩn đoán đái
tháo đường trước đó.
+ Có kết quả định lượng đường huyết làm
trong ngày nhập viện đầu tiên với giá trị ≥ 8
mmol/L (kết quả định lượng đường huyết
ngẫu nhiên) và 1 kết quả xác định lần 2 trong
điều kiện bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 tiếng
(đường huyết lúc đói).
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
theo Bộ Y tế 2017 [11]
Đái tháo đường được chẩn đoán khi thỏa
mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
a. Đường máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126
mg/dl) khi bệnh nhân không ăn gì có năng
lượng trong vòng ít nhất 8 giờ.
b. Đường máu 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng đường huyết ≥ 11,1 mmol/l (200
mg/dl).
c. Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l, kèm
theo triệu chứng kinh điển của đái tháo đường
như khát, uống nhiều, đái nhiều, sút cân.
d. HbA1c trong máu ≥ 6,5%. Xét nghiệm
này được thực hiện trong phòng thí nghiệm
được chẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu bệnh nhân không có các triệu chứng
rõ ràng của đái tháo đường thì các tiêu chuẩn
a và b cần được xét nghiệm lại một vài ngày
sau đó (có thể sử dụng lại 1 trong 3 tiêu chuẩn
bất kỳ).
Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân có đái tháo đường đã
điều trị từ trước
- Những bệnh nhân từ chối tham gia
nghiên cứu
2. Phương pháp
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 118 bệnh
nhân. Tất cả các bệnh nhân đều được hỏi
bệnh và khám bệnh theo mẫu bệnh án thống
nhất.
Các xét nghiệm làm tại khoa Xét nghiệm
Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Nghiệm pháp tăng đường huyết: Tiến hành
nghiệm pháp cho các bệnh nhân nghiên cứu
đã qua giai đoạn cấp (được xác định là hết tác
động của tác nhân stress). Bệnh nhân được
uống nước có chứa 75g glucose và nhận định
kết quả theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới (1998).
Các bệnh nhân nghiên cứu được chia
thành 2 nhóm:
TCNCYH 115 (6) - 2018 145
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhóm I (NI): Bệnh nhân không bị đái tháo
đường. Là những bệnh nhân sau giai đoạn
cấp, glucose máu trở về bình thường, nghiệm
pháp tăng glucose máu cho kết quả bình thường.
Nhóm II (NII): Bệnh nhân bị đái tháo đường
nhưng chưa được phát hiện trước đó.
- Phân chia mức độ tăng đường huyết
Phân chia mức độ tăng đường huyết vẫn
chưa được các nghiên cứu thống nhất. Trong
nghiên cứu này chúng tôi phân chia ra 3 mức
độ tăng đường huyết theo tác giả Brown Glen
- 2001 [12]
+ Tăng đường huyết mức độ nhẹ: nồng độ
đường huyết từ 8,0 - 10 mmol/L.
+ Tăng đường huyết mức độ vừa: nồng độ
đường huyết từ 10,1 - 16,6 mmol/L.
+ Tăng đường huyết mức độ nặng: nồng
độ đường huyết ≥ 16,6 mmol/L.
3. Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê mô tả, các số
liệu được xử lý theo phần mềm SPSS 20. So
sánh trung bình, so sánh tỷ lệ, mối tương
quan và kiểm định Khi bình phương (χ2) với
khoảng tin cậy 95%.
4. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện tham gia
nghiên cứu và được giải thích chi tiết về quy
trình nghiên cứu. Thông tin của bệnh nhân
được đảm bảo bí mật. Bệnh nhân có quyền
rút khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới, nhóm tuổi
Nhóm
Nhóm chung (n = 118) NI (n = 61) NII (n= 57) p
(NI và NII) n % n % n %
Giới
(n = 118)
Nam 57 48,3 34 55,7 23 40,4
> 0,05
Nữ 61 51,7 27 44,3 34 59,6
Nhóm tuổi
(n = 118)
60 - 69 33 28,0 18 30,0 15 25,9
> 0,05
70 - 79 38 32,2 19 31,7 19 32,8
≥ 80 47 39,8 23 38,3 24 41,4
- Bệnh nhân nữ (51,7%)có nhiều hơn bệnh nhân nam (48,3%). Không có sự khác biệt về giới
giữa 2 nhóm (p > 0,05).
- Bệnh nhân tuổi từ 80 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất. Không có sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm
với p > 0,05.
Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu (92,8%) không có triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Người có tiền căn đái tháo đường nhưng lần đầu được phát hiện thì có 14% có biểu hiện lâm
sàng trước ngày vào viện 1 - 2 tuần (bảng 2).
146 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm lúc nhập viện
Bảng 2 . Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng gợi ý bệnh đái tháo đường
Triệu chứng gợi ý đái
tháo đường
Nhóm chung NI NII p
(NI và NII) n % n % n %
Có triệu chứng 9 7,2 1 1,6 8 14,0
< 0,05 Không có triệu chứng 109 92,8 60 98,4 49 86,0
Tổng 118 100 61 100 57 100
Bảng 3. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (n = 118)
Nhóm chung NI NII p
HA tâm thu (mmHg) 143,5 ± 23,21 139,67 ± 25,43 138,95 ± 20,85 > 0,05
HA tâm trương (mmHg) 81,98 ± 11,26 80,08 ± 10,74 80,09 ± 10,87 > 0,05
GM nhập viện (mmol/l) 12,83 ± 0,58 10,15 ± 1,86 15,70 ± 8,02 < 0,05
Ure (mmol/l) 7,72 ± 7,02 7,13 ± 6,16 8,38 ± 5,91 > 0,05
Creatinin (mmol/l) 93,06 ± 54,63 88,11 ± 62,49 92,37 ± 39,48 > 0,05
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả xét nghiệm đường huyết trung bình ngày nhập
viện giữa 2 nhóm với p < 0,05.
3. Các nguyên nhân,bệnh lý nhập viện thường gặp ở bệnh nhân tăng đường huyết
cấp tính
Bảng 4. Nguyên nhân, bệnh lý nhập viện thường gặp
ở bệnh nhân tăng đường huyết cấp tính
Bệnh lý khi nhập viện
Nhóm chung
(n = 118)
NI (n = 61) NII (n = 57) p
(NI và NII)
n % n % n %
Tại biến mạch máu não 42 35,6 21 34,5 21 36,8
< 0,05
Bệnh lý hô hấp cấp 29 24,6 18 29,5 11 19,3
Bệnh lý tim mạch 12 10,2 8 13,1 4 7,0
Đường huyết tăng cao 12 10,2 0 0,0 12 21,1
Bệnh lý cơ xương khớp 8 6,7 3 4,9 5 8,8
Khác 15 12,7 11 18,0 4 7,0
TCNCYH 115 (6) - 2018 147
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhóm nguyên nhân hay gặp nhất là tai biến mạch máu não cấp chiếm 35,6% và nhóm bệnh lý
đường hô hấp cấp chiếm 24,6%. Nhóm bệnh nhân nhập viện vì có xét nghiệm đường huyết tăng
cao mà không có bệnh cấp tính kèm theo chiếm 7,4% (chủ yếu những bệnh nhân này đi khám
sức khỏe định kỳ hoặc có triệu chứng gợi ý của bệnh đái tháo đường).
Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở từng nhóm nguyên nhân, bệnh lý cấp tính nhập viện giữa
2 nhóm I và II với p < 0,05.
4. Mức đường huyết lúc nhập viện
Bảng 5. Phân bố bệnh nhân theo các mức tăng đường huyết
Mức đường huyết lúc
nhập viện (mmol/L)
Nhóm chung NI NII p
(NI,NII) n % n % n %
8,0 - 10,0 47 39,8 34 55,7 13 22,8
< 0,01
10,1 - 16,6 53 44,9 27 44,3 26 45,6
≥ 16,6 18 15,3 0 0,0 18 31,6
Tổng 118 100 61 100 57 100
Trong các nhóm nghiên cứu, bệnh nhân có mức đường huyết trung bình (10,1 - 16,6 mmol/L)
chiếm tỉ lệ cao nhất 44,9 %. Trong nhóm I, không có bệnh nhân nào có mức đường huyết ≥ 16,6
mmol/L.
IV. BÀN LUẬN
Trong 6 tháng thu nhận số liệu tại Bệnh
viện Lão khoa Trung ương, chúng tôi ghi nhận
được 118 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, nhập
viện có tăng glucose máu cấp tính, lần đầu
tiên được chẩn đoán. Trong 118 bệnh nhân
nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các
nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân nữ đái tháo đường cao hơn nam. Nhất
là trong quần thể người cao tuổi có sự chênh
lệch về cơ cấu giới tính và nhóm tuổi càng
cao thì sự chênh lệch này càng lớn do tuổi thọ
của nữ cao hơn nam, dẫn đến tình trạng “nữ
hóa dân số cao tuổi”, tuổi càng tăng thì sự
khác biệt này càng lớn [13]. Nhóm bệnh nhân
không mắc đái tháo đường (nhóm I) và nhóm
có đái tháo đường nhưng lần đầu tiên được
phát hiện (nhóm II) có tỷ lệ đều nhau về tuổi,
trong đó hay gặp nhất là nhóm bệnh nhân
≥ 80 tuổi. Điều này cho thấy nhiều bệnh nhân
được phát hiện muộn, tập trung vào nhóm tuổi
rất già. Đây là vấn đề cảnh báo khi tiếp nhận
thăm khám, điều trị cho bệnh nhân cao tuổi.
Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh,
mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn
thấp, hơn nữa họ thường sợ phiền đến người
xung quanh nên làm chậm quá trình phát hiện
và điều trị bệnh. Do đó tuổi càng tăng thì tỷ lệ
mắc bệnh càng cao [4].
Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu của chúng
tôi (92,8%) không có biểu hiện triệu chứng
của bệnh đái tháo đường trong vòng 1 - 2
tuần trước khi vào viện. Kết quả này tương tự
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đạt Anh
148 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
và cộng sự (93,9%) và một số tác giả khác [4]
[14]. Có 1/57 bệnh nhân (1,6%) thuộc nhóm
tăng đường huyết phản ứng khi vào viện có
các biểu hiện triệu chứng gợi ý của bệnh đái
tháo đường. Bệnh nhân này nhập viện vì bệnh
viêm phổi nhưng trước đó khoảng 10 ngày
bệnh nhân có biểu hiện mệt, ăn uống kém nên
đã tự ý điều trị bằng truyền dung dịch glucose.
Đó cũng là nguyên nhân khiến đường máu
tăng cao gây ra các triệu chứng giống như
triệu chứng của người đái tháo đường. Nhóm
có tiền căn đái tháo đường lần đầu được chẩn
đoán thì có 14% có biểu hiện lâm sàng trước
khi nhập viện.
Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi thường
nhập viện với tình trạng đa bệnh lý, những
bệnh lý như viêm nhiễm, suy tim, suy hô
hấp cũng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ăn
kém sẽ gây nhầm lẫn, chồng chéo triệu
chứng. Tình trạng tăng đường huyết có thể
gây tăng áp lực thẩm thấu máu và gây biểu
hiện lâm sàng giống như trong bệnh đái tháo
đường kinh điển. Điều này cho thấy không dễ
trả lời ngay câu hỏi liệu bệnh nhân đó có
phải là người bị bệnh đái tháo đường hay
không? Việc xác nhận phải dựa trên theo dõi
lâu dài bệnh nhân và tiến hành làm nghiệm
pháp tăng đường huyết đường uống khi
bệnh nhân hết tình trạng cấp.
Giá trị đường huyết trung bình ngày nhập
viện của nhóm không bị đái tháo đường
(10,15 mmol/L) thấp hơn hẳn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm đái tháo đường lần đầu phát
hiện (15,70 mmol/L). Điều này chứng tỏ
những bệnh nhân thuộc nhóm II có thể mắc
bệnh đái tháo đường trước đó nhiều năm mà
không được biết, lần này vào viện vì một bệnh
cấp cứu khiến đường máu tăng cao hơn nhiều
so với nhóm I không bị đái tháo đường.
Nghiên cứu này phản ánh 1 thực tế là thực
trạng phát hiện đái tháo đường sớm còn chưa
thực sự được quan tâm đúng mức. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
tác giả Nguyễn Đạt Anh và cộng sự, Rothwell
PM và cộng sự [1; 14]. Các bệnh nhập viện
thường gặp ở bệnh nhân bị tăng đường huyết
mới phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi
là tai biến mạch máu não cấp chiếm 35,6% và
nhóm bệnh đường hô hấp cấp chiếm 24,6%
và được phân bố với tỷ lệ tương đương ở cả
2 nhóm. Kết quả của chúng tôi tương tự với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [7;
10]. Do không có dấu hiệu báo trước nên các
bệnh nhân nhập viện với các mức đường
huyết khác nhau. Tiêu chuẩn để đánh giá mức
tăng đường huyết ở các nghiên cứu cũng rất
khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
dựa vào sự phân chia mức độ đường huyết
theo tác giả Glen & Brown năm 2001, chia ra
3 mức độ: (1) tăng đường huyết nhẹ: Đường
huyết ≤ 10 mmol/L; (2) Tăng đường huyết
vừa: Đường huyết 10 - 16,6 mmol/L; (3) Tăng
đường huyết nặng: Đường huyết ≥ 16 mmol/
L [12]. Sự phân chia như vậy giúp các thầy
thuốc được cảnh báo sớm về nồng độ đường
huyết để có thái độ xử lý đúng và kịp thời,
tránh các tai biến đáng tiếc có thể xảy ra. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có
mức đường huyết nằm trong khoảng 10,1 -
16,6 mmol/L là cao nhất (44,9%). Sự khác
biệt các mức đường huyết ở 2 nhóm có khác
biệt ý nghĩa thống kê. Ở nhóm I (không bị đái
tháo đường) thì nồng độ đường huyết ở mức
nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (55,7%), không có
bệnh nhân nào tăng đường huyết ở mức
nặng (≥ 16,6 mmol/L). Trái lại, ở nhóm II (bị
đái tháo đường nhưng chưa phát hiện) thì
bệnh nhân tăng đường huyết ở mức vừa
chiếm tỷ lệ cao nhất (45,6%). Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của tác giả Brown
và cộng sự [12].
TCNCYH 115 (6) - 2018 149
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
V. KẾT LUẬN
Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng
gợi ý của bệnh đái tháo đường khi nhập viện.
Nhóm nguyên nhân gây tăng đường huyết
hay gặp nhất là tai biến mạch máu não và
bệnh đường hô hấp cấp. Các bác sỹ cần nhận
diện tình trạng tăng đường huyết sớm cho các
bệnh nhân, ngay khi nhập viện để kiểm soát
và đề phòng biến chứng.
Lời cảm ơn
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Trường
Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung
ương đã cho phép thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Montori VM1, Bistrian BR., McMahon
MM (2002). Hyperglycemia in acutely ill pa-
tients. JAMA, 288(17), 2167 - 2169.
2. Allport LE, Butcher KS, Baird TA et al
(2004). Insular cortical ischemia is independ-
ently associated with acute stress hyperglyce-
mia. Stroke, 35(8), 1886 - 1891.
3. Lowell R. Schmeltz (2011). Manage-
ment of Inpatient Hyperglycemia Laboratory
Medicine, 42(7), 427 - 434.
4. Umpierrez GE, Isaacs SD, Niloofar
Bazargan et al (2002). Hyperglycemia: An
Independent Marker of In-Hospital Mortality in
Patients with Undiagnosed Diabetes The Jour-
nal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 87
(3), 978 - 982.
5. Nguyễn Đạt Anh (2004). Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và hiệu quả của
phác đồ insulin liều chia nhỏ đối với bệnh
nhân cấp cứu có tăng đường huyết. Luận án
Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
6. W. Duckworth, C. Abraira, T. Moritz et
al (2009). Glucose control and vascular com-
plications in veterans with type 2 diabetes. N
Engl J Med, 360(2), 129 - 39.
7. Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011). Già
hóa dân số và người cao tuổi ở việt Nam:
Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị
chính sách, 16 - 29.
8. American Diabetes Association
(2015). Standards of medical care in diabetes
Diabetes care, 38(1), S1 - 99.
9. Meneilly GS (2006). Diabetes in the Eld-
erly. Medical clinics of North America – Geriat-
ric medicine, 90, 909 - 923.
10. Baird TA., Parsons MW., Thanh
Phan (2003). Persistent Poststroke Hypergly-
cemia Is Independently Associated With In-
farct Expansion and Worse Clinical Outcome.
Stroke, 34, 2208 - 2214.
11. Bộ Y tế (2017). Quyết định số 3319/
QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái
tháo đường typ 2, <https://thuvienphapluat.vn/
van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3319-QD-
BYT-2017-tai-lieu-Huong-dan-chan-doan-va-
dieu-tri-dai-thao-duong-tip-2>,xem ngày 15.08.
12. Brown Glen., Dodek., Peter (2001).
Intravenous insulin nomogram improves blood
glucose control in the critically ill, 29(9), 1714-
1719.
13. Lê Văn Khảm (2014). Vấn đề về người
cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa
học xã hội Việt Nam, 7(80).
14. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Văn Chi,
Trần Hữu Thông và cộng sự (2006). Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, diễn biến và tác động
của tình trạng tăng đường huyết mới được
phát hiện ở bệnh nhân khi vào viện cấp cứu.
Y học Việt Nam, 11, 1 - 9.
15. Rothwell PM and Lawler PG (1995).
Prediction of outcome in intensive care pa-
tients using endocrine parameters. Crit Care
Med, 23(1), 78 - 83.
150 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Summary
NEWLY DIAGNOSED HYPERGLYCEMIA IN OLD INPATIENTS IN
VIETNAM NATIONAL GERIATRIC HOSPITAL
Extensive observational and trial data indicated that inpatient hyperglycemia, in patients with
or without a prior diagnosis of diabetes, is associated with an increased risk of complications and
mortality, longer hospital stay, higher admission rate to the intensive care unit (ICU) and higher
need for transitional or nursing home care after hospital discharge. The purpose of this study is to
describe the characteristic of hospitalized elderly patients, newly detected with hyperglycemia.
This is an observational study of 118 inpatients, aged from 60 years old or older admitted in the
National Geriatric Hospital, first time diagnosed with hyperglycemia. Group I was designated non
diabetic, group II was designated diabetic. The results show that patients age 80 years and older
are the most common (39.8%). The mean blood glucose as hospital admission is 12.82 mmol/l;
there is a statistically significant difference be