Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và
thực tế để phân loại và xây dựng tiêu chí đánh giá đồ dùng dạy học (ĐDDH) Địa lí, tìm hiểu
thực trạng sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa lí từ rác thải tại các trường trung học phổ thông
(THPT) trên địa bàn Quận Ninh Kiều và Bình Thủy của Thành phố Cần Thơ. Từ kết quả khảo
sát, chúng tôi đề xuất các giải pháp sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa lí có hiệu quả để phục vụ
trực tiếp cho công tác dạy và học. Việc sử dụng rác thải trong giáo dục để phục vụ cho giáo
dục là một biện pháp thiết thực và hiệu quả, có thể giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề bao gồm:
đảm bảo môi trường học tập, đổi mới phương pháp học tập, đồng thời giáo dục môi trường
cho giáo viên (GV) và học sinh (HS).
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học Địa lí trung học phổ thông từ rác thải trường học trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
242
THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỪ RÁC THẢI TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
Nguyễn Cao Cường*, Đỗ Lan Chi, Trần Thị Mỹ Linh
Trường Đại học Cần Thơ
*Tác giả liên hệ: cuongb1407289@student.ctu.edu.vn
TÓM TẮT
Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và
thực tế để phân loại và xây dựng tiêu chí đánh giá đồ dùng dạy học (ĐDDH) Địa lí, tìm hiểu
thực trạng sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa lí từ rác thải tại các trường trung học phổ thông
(THPT) trên địa bàn Quận Ninh Kiều và Bình Thủy của Thành phố Cần Thơ. Từ kết quả khảo
sát, chúng tôi đề xuất các giải pháp sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa lí có hiệu quả để phục vụ
trực tiếp cho công tác dạy và học. Việc sử dụng rác thải trong giáo dục để phục vụ cho giáo
dục là một biện pháp thiết thực và hiệu quả, có thể giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề bao gồm:
đảm bảo môi trường học tập, đổi mới phương pháp học tập, đồng thời giáo dục môi trường
cho giáo viên (GV) và học sinh (HS).
Từ khóa: Đồ dùng dạy học Địa lí, thiết kế đồ dùng dạy học, rác thải, tái chế, Cần Thơ.
CURRENT SITUATIONS TO DESIGNING AND USING HIGH SCHOOLS’
GEOGRAPHICAL TEACHING AIDS FROM SCHOOL WASTE IN CAN THO CITY
Nguyen Cao Cuong*, Do Lan Chi, Tran Thi My Linh
Can Tho Univercity
*Corresponding authour: cuongb1407289@student.ctu.edu.vn
ABSTRACT
This paper has combined theoretical research and practical survey methods to classify and
establish criteria evaluation for geographical teaching aids, at the same time find out the
current situation of using and design geographical teaching aids at high school in Binh Thuy
and Ninh Kieu District of Can Tho city. From the results of the survey, we propose solutions
to using and design geographical teaching aids in teaching and learning more effective. The
using of waste in education is a practical and effective measure that can address many of the
same problems: ensuring a learning environment, environmental education for teachers and
students.
Keywords: Geographical teaching aids, Geography, Design teaching aids, waste, reduce, Can Tho.
TỔNG QUAN
Hiện nay, rác thải đã trở thành vấn đề nan
giải tại các nước đang phát triển. Ở Việt
Nam, trung bình mỗi năm phát sinh 12 triệu
tấn rác thải tại các thành phố lớn (Hội bảo vệ
thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2015).
Lượng rác thải phát sinh mỗi ngày ở nước ta
chủ yếu là rác thải sinh hoạt, tuy nhiên,
trường học cũng là nơi tập trung một lượng
rác thải rất lớn và hầu hết lượng rác này chưa
qua khâu phân loại và xử lí. Chính vì vậy,
nếu không sớm quan tâm tìm ra giải pháp
khắc phục tình trạng rác thải tại các trường
học thì hậu quả để lại sẽ rất lớn, dễ thấy nhất
là ô nhiễm, mất vệ sinh, dịch bệnh,...
Tại Việt Nam, việc thực hiện đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đặt mục
tiêu phát triển toàn diện năng lực cho người
học. Điều đó đòi hỏi người dạy phải sáng tạo
hơn trong phương pháp, kĩ thuật dạy học và
sử dụng ĐDDH trở thành một biện pháp tối
ưu. ĐDDH không chỉ giúp GV truyền đạt
kiến thức dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ HS lĩnh
hội kiến thức một cách có hiệu quả, đặc biệt
đối với môn Địa lí.
Cần Thơ là đô thị trung tâm của Đồng bằng
Sông Cửu Long, vì vậy thành phố này cũng
tồn tại trong nó đầy đủ vấn đề nan giải của
một thành phố lớn ở nước đang phát triển,
trong đó rác thải là vấn đề búc xúc hàng đầu.
Hiện tại (2015), toàn Thành phố Cần Thơ có
443 trường học với 232 975 HS, số lượng HS
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
243
tăng qua các năm dẫn đến số lượng rác thải
tăng, điều đó đã để lại nhiều ảnh hưởng đến
môi trường giáo dục theo chiều hướng tiêu
cực (Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần
Thơ, 2015). Bên cạnh đó, việc thiết kế các
ĐDDH Địa lí ngày càng phổ biển ở các
trường phổ thông nhưng hầu hết GV vẫn
chưa tận dụng được nguồn rác thải từ trường
học để tái chế phục vụ cho các giờ dạy của
mình. Chính vì vậy, việc phân loại, xử lí và
tái chế rác thải thành các ĐDDH Địa lí hữu
ích, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi
trường, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho HS là việc làm rất cần thiết.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bài báo sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu như sau:
Phương pháp tổng hợp tài liệu: tài liệu lí
thuyết về rác thải trường học cũng như
ĐDDH Địa lí được chúng tôi tổng hợp từ
nhiều nguồn đáng tin cậy như bài báo từ các
tạp chí khoa học, luận án, đây chính là cơ
sở để tiến hành các khảo sát, điều tra tại các
trường THPT trên địa bàn Thành phố Cần
Thơ.
Phương pháp khảo sát, điều tra: đây là
phương pháp chính mang tính đặc trưng
trong bài báo này. Chúng tôi thực hiện khảo
sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp 20
GVvà 30 học sinh về tình hình và nhu cầu sử
dụng ĐDDH Địa lí tại 3 trường THPT trên
địa bàn quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ. Kết quả này là cơ sở đưa
ra các giải pháp cho việc thiết kế các bộ
ĐDDH Địa lí THPT từ rác thải trường học.
Phương pháp toán thống kê: phần mềm
được sử dụng để phân tích số liệu thống kê
về thực trạng sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa
lí tại các trường THPT trên địa bàn TPCT là
SPSS 20.0 với công cụ được sử dụng để phân
tích yếu là thống kê mô tả
(Analysis/Describtive).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đồ dùng dạy học Địa lí và đồ dùng dạy học
Địa lí từ rác thải
ĐDDH Địa lí có thể hiểu là những phương
tiện hoặc mô hình có tính chất tương tự với
vật gốc hoặc về mặt chức năng, cấu trúc, kết
quả được sử dụng trong quá trình dạy học
Địa lí (bản đồ, quả địa cầu, sơ đồ địa học,
hình vẽ,).
ĐDDH Địa lí có thể phân thành nhiều loại
khác nhau, tuy nhiên, dựa vào khả năng thiết
kế và tái chế, chúng tôi phân loại ĐDDH Địa
lí thành:
Hình 1. Phân loại ĐDDH Địa lí
Việc thiết kế ĐDDH Địa lí từ rác thải trường
học không chỉ mang ý nghĩa thực hiện theo
xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay -
chính là phát triển toàn diện năng lực, phẩm
chất người HS (thông qua việc sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy học hay xây
dựng các dự án thiết kế mô hình cho HS,...)
mà việc làm này còn mang ý nghĩa về môi
trường rất lớn.
Để thiết kế cũng như đánh giá ĐDDH Địa lí
từ rác thải có hiệu quả hay không cần đảm
bảo các tiêu chí như sau:
- Tính khoa học: các hiện tượng, quy luật,
khái niệm Địa lí được thể hiện qua các
ĐDDH phải đúng với thực tế, bám sát nội
dung sách giáo khoa, kiến thức được thể hiện
qua các ĐDDH phải chính xác và cập nhật
được các thành tựu mới nhất của khoa học.
- Tính sư phạm: các ĐDDH không chỉ đảm
bảo giúp HS tiếp thu được các kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo của môn Địa lí mà còn giúp GV
truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng.
- Tính thẩm mĩ: ĐDDH phải thiết kế đẹp
mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tỷ lệ đường
nét, hình khối, màu sắc, bố cục phải cân đối
hài hòa, rõ ràng.
- Tính tiện dụng: ĐDDH đảm bảo tính nhỏ
gọn, linh hoạt, không quá nặng, quá lớn về
kích thước để dễ dàng vận chuyển nhưng
cũng phải đủ lớn để HS ngồi ở hàng ghế cuối
ĐDDH
Địa lí
Bản đồ Quả địa cầu Sơ đồ Biểu đồ Bộ sưu tập
tranh ảnh,
poster
Mô hình
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
244
lớp có thể nhìn thấy trong quá trình sử dụng,
thường phải nhìn rõ ở khoảng cách 8m.
- Tính ứng dụng: ĐDDH có thể linh hoạt sử
dụng nhiều phương pháp dạy học cũng như
khả năng ứng dụng cho nhiều bài học, nhiều
mảng kiến thức.
- Tính kinh tế: ĐDDH được thiết kế bằng
việc tận dụng triệt để các loại rác thải có khả
năng tái chế nhằm tiết kiệm chi phí nhưng
vẫn đảm bảo hơn so với mua vật liệu mới về
độ bền, độ thẩm mỹ, và chi phí bảo quản
thấp.
Thực trạng sử dụng và thiết kế đồ dùng
dạy học Địa lí từ rác thải trường học tại
các trường trung học phổ thông
Để đánh giá thực trạng sử dụng và thiết kế
ĐDDH Địa lí từ rác thải trường học tại 3
trường THPT trên địa bàn Thành phố Cần
Thơ, chúng tôi đã khảo sát, phỏng vấn các nội
dung chủ yếu gồm: tình hình sử dụng ĐDDH
Địa lí tại các trường và tình hình thiết kế
ĐDDH Địa lí từ rác thải.
Khi khảo sát 30 HS từ 3 trường THPT, nhóm
tác giả nhận thấy rằng việc GV sử dụng
ĐDDH Địa lí còn chưa phổ biến. Cụ thể, qua
Bảng 1 cho thấy GV thường xuyên sử dụng
ĐDDH Địa lí chỉ chiếm 43,4% trên tổng số
GV được khảo sát, số GV còn lại chỉ thỉnh
thoảng sử dụng, chiếm hơn 50% trên tổng số
GV.
Bảng 1. Mức độ GV sử dụng ĐDDH Địa lí ở trường THPT (đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tháng 8/2016, n=30
Các loại đồ dùng GV thường sử dụng đó là
hình ảnh, bản đồ, quả địa cầu. Tuy nhiên, khi
đến khảo sát tại các trường nhóm tác giả nhận
thấy ở hầu hết các trường đều chưa có phòng
Địa lí, phòng trưng bày tranh ảnh hay lưu trữ
các phương tiện dạy học Địa lí. Thêm vào đó,
rất ít trong số GV được khảo sát trả lời rằng
có sử dụng các mô hình 3D, nguyên nhân là
do mô hình như thế khó thiết kế và không có
thời gian thực hiện, đồng thời hiệu quả kinh tế
không cao nếu so với ngày công lao động thực
tế. Qua khảo sát nhu cầu sử dụng của GV và
thực tế cơ sở vật chất tại trường học, nhóm tác
giả nhìn thấy tầm quan trọng của việc thiết kế,
bổ sung thêm các ĐDDH Địa lí tại trường
TPHT trên địa bàn Cần Thơ, nhằm tăng hiệu
quả của quá trình dạy và học bộ môn Địa lí,
nhưng vẫn đảm bảo tính kinh tế, bên cạnh vấn
đề nâng cao hiệu quả dạy học thì tiết kiệm tối
đa chi phí là một yếu tố quan trọng, được đặt
lên hàng đầu.
Việc sử dụng ĐDDH Địa lí là chuyện phổ
biến nhưng phần lớn GV sử dụng đồ dùng
sẵn có chứ chưa thiết kế ra đồ dùng phù hợp
với nội dung và phương pháp dạy học cá
nhân. Qua cuộc khảo sát cho thấy rằng, chỉ
có 10% GV thường xuyên tự thiết kế ĐDDH
Địa lí, trong đó phổ biến các loại đồ dùng
như tranh ảnh, sơ đồ nhánh, sơ đồ tư duy bài
học, bản đồ,
Bảng 2. Mức độ GV thiết kế ĐDDH Địa lí (đơn vị: %)
Mức độ Không Rất ít Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
Tổng
Tỉ lệ GV (%) 15 20 45 10 10 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tháng 9/2016, n=20
Bảng 3. Mức độ GV thiết kế ĐDDH Địa lí từ rác thải trường học (đơn vị: %)
Mức độ Không Rất ít Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
Tổng
Tỉ lệ GV (%) 40,0 5,0 45,0 10,0 0 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tháng 9/2016, n=20
Theo đánh giá, có nhiều loại rác thải trường
học, đặc biệt là rác thải vô cơ có khả năng tái
chế cao, có thể tận dụng để thiết kế ĐDDH
Địa lí. Nhưng trên thực tế, việc thiết kế
ĐDDH Địa lí từ rác thải trường học còn hạn
chế. Có đến 40% GV hoàn toàn không thiết
kế ĐDDH từ rác thác trường học, 50% GV
thỉnh thoảng thiết kế, tuy nhiên, có 10% GV
thường xuyên tái chế rác thải trường học để
thiết kế ĐDDH, tuy là con số nhỏ nhưng vẫn
Mức độ Không Rất ít Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường xuyên
Tổng
Tỉ lệ GV (%) 0 3,3 53,3 26,7 16,7 100,0
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
245
là dấu hiệu đáng mừng.
Khảo sát cũng cho thấy rằng có đến 80% GV
đồng ý với việc sử dụng ĐDDH Địa lí từ rác
thải trường học có hiệu quả tốt hơn. Cụ thể,
việc sử dụng ĐDDH Địa lí từ rác thải trường
học giúp BVMT, tiết kiệm chi phí, tạo sự
hứng thú cho HS, đồng thời phát triển năng
lực giảng dạy của GV và năng lực tư duy của
HS, bên cạnh đó còn góp phần giáo dục ý
thức cho HS.
Bảng 4. Mức độ đồng ý việc sử dụng ĐDDH Địa lí từ rác thải có hiệu quả (đơn vị:%)
Mức độ Tỷ lệ HS (%)
Hoàn toàn đồng ý 35,0
Đồng ý 45,0
Không có ý kiến 15,0
Không đồng ý 0
Hoàn toàn không đồng ý 5,0
Tổng 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tháng 9/2016, n=20
Tuy phần lớn GV đồng tình với hiệu quả của
việc sử dụng ĐDDH Địa lí từ rác thải trường
học nhưng chỉ có 10% GV thường xuyên tái
chế rác thải để thiết kế ĐDDH Địa lí. Qua
cuộc phỏng vấn với các GV tại các trường,
nhóm tác giả đã tìm hiểu một số nguyên nhân
gây khó khăn cho việc thiết kế ĐDDH Địa lí
từ rác thải trường học:
- Tốn thời gian để lên ý tưởng và thiết kế
ĐDDH Địa lí từ rác thải.
- Thời gian cho mỗi tiết học chỉ có 45 phút,
lượng kiến thức cần truyền tải cho HS lại
nhiều. Nếu kĩ thuật sử dụng ĐDDH không tốt
sẽ ảnh hưởng chất lượng của quá trình dạy
học.
- Năng khiếu làm ĐDDH của GV còn hạn
chế.
- Tính sáng tạo và tính thẩm mĩ trong việc
làm ĐDDH của GV chưa cao, đặc biệt là tận
dụng những rác thải để thiết kế ĐDDH còn
hạn chế.
- Tài liệu hướng dẫn thiết kế ĐDDH chưa
nhiều.
- Nhà trường chưa tạo điều kiện, chưa
khuyến khích GV và HS thiết kế các ĐDDH.
- Gặp khó khăn trong việc phân loại, thu gom
và xử lí rác thải: hệ thống thùng rác phân loại
tại trường học chưa phổ biến.
- Ngoài ra, quan điểm dạy học truyền thống
(GV làm trung tâm) làm hạn chế việc sử dụng
các phương pháp dạy học hiện đại, cũng như
sử dụng ĐDDH và tổ chức thực hiện các dự
án tích hợp về tái chế rác thải cho HS thực
hiện. Đa số GV coi nhẹ việc sử dụng ĐDDH
và nguyên tắc trực quan trong giờ lên lớp.
Trong giờ dạy Địa lí hầu như không có các
bản đồ cần thiết, một số khác chỉ vẽ sơ đồ trên
bảng, rất mất thời gian và điều quan trọng là
không đảm bảo tính khoa học.
Đề xuất một số biện pháp sử dụng và thiết
kế ĐDDH Địa lí từ rác thải trường học ở
các trường THPT trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ
Từ kết quả phân tích thực trạng và tham khảo
kinh nghiệm thiết kế ĐDDH ở một số quốc
gia trên thế giới, chúng tôi đề xuất một số
biện pháp sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa lí
từ rác thải tại các trường THPT trên địa bàn
Thành phố Cần Thơ như sau:
Phân loại rác thải
Các trường học có thể tổ chức cho HS phân
loại rác thải ngay khi bỏ rác bằng nhiều hình
thức: tổ chức các dự án thu gom, phân loại
rác thải tại các trường học, bố trí các thùng
rác theo loại và có hướng xử lí phù hợp đối
với từng loại rác thải.
Đối với rác thải vô cơ, nhà trường có thể thu
gom và sử dụng làm các ĐDDH khi cần
thiết. Tổ chức các dự án, các cuộc thi nghiên
cứu, thiết kế ĐDDH từ rác thải, cùng với đó
là việc mở rộng sang nhiều môn học khác ở
trường phổ thông như Văn học, Lịch sử, Vật
lí, Hóa học, cùng nhiều loại rác thải khác
để tăng hiệu quả của việc tận dụng rác thải
trong trường học, biến rác thải thành công cụ
truyền tải tri thức.
Nâng cao nhận thức của GV
GVcần chú trọng và chủ động hơn trong việc
lồng ghép và giảng dạy môn Địa lí bằng
ĐDDH cho các em HS. Đồng thời người GV
cần nhận thức được về vai trò và ý nghĩa của
việc sử dụng ĐDDH trong giảng dạy môn
Địa lí tại trường THPT.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
246
Người GV cần rèn luyện nâng cao ý thức tự
học, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo để có
nhiều ý tưởng thiết kế ĐDDH. Bên cạnh đó,
GV là người đồng hành và hướng dẫn cho
HS rèn luyện các kĩ năng học tập bằng
ĐDDH cho HS ngay từ khi bắt đầu học tập
môn Địa lí, vừa giúp HS tích lũy dần vốn
kiến thức, kĩ năng và tạo thuận lợi cho việc
thực hiện phương thức đổi mới giáo dục:
Phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của
HS hiện nay.
Các trường THPT cần xây dựng các phòng
Địa lí hoặc các phòng chứa thiết bị và ĐDDH
nhằm tạo không gian cho GV, HS thiết kế
các ĐDDH và lưu trữ phục vụ dạy và học.
Cách giáo dục lí thuyết hàn lâm đã không
còn phù hợp với sự đổi mới của nền giáo dục
hiện tại. Phương pháp giáo dục mới đòi hỏi
sự trải nghiệm và tính thực tiễn cao hơn,
chính vì vậy GV phải giáo dục HS thông qua
các hành động của chính mình và tất cả hoạt
động đó điều hướng tới mục tiêu "Giảm thiểu
– Tái sử dụng – Tái chế ". Hành động đơn
giản và cụ thể nhất là dùng chính rác thải
trường học để thiết kế thành những công cụ
truyền tải tri thức cho các em. Việc thiết kế
này đòi hỏi sự sáng tạo cũng như tâm huyết
của cả GVlẫn HS, tuy mất nhiều thời gian để
tạo ra sản phẩm nhưng nó giúp nhà trường
tiết kiệm được rất nhiều chi phí, ý nghĩa hơn
cả là giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường
cho HS.
Tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, hướng
dẫn và chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế và
sử dụng ĐDDH Địa lí từ rác thải cho GV
và HS
Các trường THPT cần tổ chức và phổ biến
rộng rãi các chương trình, các buổi hội thảo
hướng dẫn thiết kế và sử dụng ĐDDH từ rác
thải trường học Đối với tổ bộ môn Địa lí
của trường THPT cũng cần thường xuyên tạo
điều kiện để HS có thể tham gia vào các dự
án môi trường, các cuộc thi thiết kế và sử
dụng ĐDDH Địa lí từ rác thải trường học
Bản thân HS cũng cần tích cực và chủ động
trong việc tìm tòi, sáng tạo ra các loại đồ
dùng phục vụ việc học tập, nâng cao ý thức,
trách nhiệm của bản thân đối với môi trường
trường học. Đóng góp vào quá trình làm
trong sạch môi trường, cùng với đó là nâng
cao hiệu quả của quá trình đổi mới giáo dục
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Việc sử dụng và thiết kế ĐDDH Địa lí tại các
trường học trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
tuy không mới nhưng việc tận dụng những
thứ tưởng như bỏ đi để làm thành những vật
có ích phục vụ cho giáo dục vẫn còn khá mới
và chưa được phổ biến rộng rãi. ĐDDH Địa
lí từ rác thải không chỉ là một phương tiện hỗ
trợ quá trình GV truyền đạt kiến thức, mà đó
còn là một phương pháp giáo dục thực tiễn
hiệu quả nhất cho HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (2015), Thực trạng rác thải
thải tại Việt Nam.
NGUYỄN TRỌNG PHÚC (2000). Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học Địa lí. Hà Nội
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2015), Báo cáo tổng kết năm học
2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016. Cần Thơ
LÊ THÔNG (Tổng chủ biên) và tgk (2015). Sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản. Hà Nội
NGUYỄN ĐỨC VŨ, PHẠM THỊ SEN (2004). Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT.
Hà Nội
NEW YORK STATE DEPARTMENT OF ENVIRONMENTAL CONSERVATION
(NYSDEC) (2012): A School Waste Reduction, Reuse, Recycling, Composting & Buy
Recycled Resource Book. New York.