1. Đặt vấn đề
Cây xanh đô thị là thành tố quan trọng trong cấu trúc đô thị. Đó không chỉ là lá phổi xanh, là máy điều hòa không khí,
là thiết bị lọc bụi, giảm tiếng ồn và khí thải mà còn gắn bó thân thiết với con người, với môi trường sống và với sự phát
triển của đô thị. Vậy công tác quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị TP.HCM có những vấn đề, khó khăn gì trong quá
trình phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu?
Hệ thống công viên và cây xanh tại TP.HCM được hình thành và phát triển qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong
quá trình này, hình thức sử dụng cũng như xu hướng phát triển và quy hoạch mỗi công viên cũng khác nhau. Bài viết
với mục đích mang đến cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển không gian xanh TP.HCM và nhìn lại vai trò,
các loại hình của không gian xanh, đặc biệt là công viên công cộng và những vấn đề tồn tại trước thách thức của sự
phát triển kinh tế và tình trạng quy hoạch đô thị hiện nay tại TP.HCM.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mảng cây xanh đô thị thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 99 . 201956
1. Đặt vấn đề
Cây xanh đô thị là thành tố quan trọng trong cấu trúc đô thị. Đó không chỉ là lá phổi xanh, là máy điều hòa không khí,
là thiết bị lọc bụi, giảm tiếng ồn và khí thải mà còn gắn bó thân thiết với con người, với môi trường sống và với sự phát
triển của đô thị. Vậy công tác quy hoạch và phát triển cây xanh đô thị TP.HCM có những vấn đề, khó khăn gì trong quá
trình phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu?
Hệ thống công viên và cây xanh tại TP.HCM được hình thành và phát triển qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong
quá trình này, hình thức sử dụng cũng như xu hướng phát triển và quy hoạch mỗi công viên cũng khác nhau. Bài viết
với mục đích mang đến cái nhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển không gian xanh TP.HCM và nhìn lại vai trò,
các loại hình của không gian xanh, đặc biệt là công viên công cộng và những vấn đề tồn tại trước thách thức của sự
phát triển kinh tế và tình trạng quy hoạch đô thị hiện nay tại TP.HCM.
2. Thực trạng hệ thống cây xanh đô thị TP.HCM
2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan tới quy hoạch, quản lý cây xanh đô thị
- Luật Xây dựng;
- Luật Quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích;
- Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN mAûNg CÂY XANH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ mINH
ĐA NGÀNH
ThS.KTS. NGuyễN HồNG DIệP
Phó giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ QHXD (VIUP)
57SË 99 . 2019
- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày
26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
phương pháp xác định giá của máy và thiết
bị thi công xây dựng công trình.
- TCVN 9257: 2012, Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn
cây xanh thiết kế.
- Văn bản số 2273/BXD-VP ngày 10/11/2008
của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán
duy trì cây xanh đô thị.
- Tiêu chuẩn thiết kế ký hiệu TCXDVN
362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn
thiết kế” ban hành kèm theo Quyết định số
01/2006/QĐ-BXD ngày 05 tháng 01 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Đến nay, có một số văn bản đã ban hành
liên quan đến quản lý và phát triển hệ thống
cây xanh đô thị, nhưng vẫn chưa có sự thống
nhất cao giữa khái niệm về cây xanh đô thị,
không gian xanh đô thị và cây trồng đô thị
dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý. Đặc
biệt là khó khăn trong việc xác định mục
tiêu quy hoạch, giao nhiệm vụ quy hoạch
và tuyển chọn đơn vị có đủ năng lực chuyên
môn để quản lý, thực hiện quy hoạch.
Bên cạnh đó có nhiều văn bản đã được đề
cập trong Chiến lược, chương trình mục tiêu
quốc gia liên quan đến BĐKH nhằm tăng
cường quản lý và phát triển mảng xanh đô
thị đảm bảo đô thị phát triển bền vững và
UPBĐKH như:
- Tại Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày
30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015,
chương trình được triển khai thực hiện tại các
Bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc.
Các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách
của Bộ Xây dựng như: đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong
các lĩnh vực do Bộ quản lý, xác định các giải
pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho các đô thị và vùng kinh tế biển; xây
dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày
05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đặt ra các mục tiêu cải thiện môi trường
sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững đất nước và đề ra định hướng
các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường,
ß a n g µ n h
Sơ đồ 1: Định hướng phát triển không gian TP.HCM đến năm 2025
SË 99 . 201958
trong đó nêu rõ cải thiện môi trường không khí trong các đô thị, khu
dân cư là thực hiện nghiêm các yêu cầu về bố trí đất cho công viên,
cây xanh, không gian thoáng trong việc thực hiện quy hoạch phát
triển, chỉnh trang đô thị; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các chỉ tiêu này đối với các dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu
dân cư;
- “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012
đã đặt ra các mục tiêu, trong đó có việc xây dựng lối sống thân
thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, phát triển hạ tầng xanh.
Các giải pháp cần thực hiện để đến năm 2020 các đô thị đạt được
mức trung bình trở lên của hệ thống chỉ số đô thị xanh trong đó
bao gồm xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh, lối
sống xanh, xanh hóa cảnh quan đô thị: ưu tiên phân bổ đất công
để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước
ở các đô thị, đạt tiêu chuẩn theo loại đô thị; khuyến khích đầu tư
và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị
và khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy
động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị.
Trong “Chương trình phát triển đô thị quốc gia” được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại quyết định số 1659/QĐ-TTG ngày 07/11/2012 đã đặt
ra mục tiêu đất dành cho cây xanh đô thị:
- Đến năm 2020: Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị đặc biệt đạt 15m2/
người; đô thị loại I, loại II đạt 10m2/người; đô thị loại III, loại IV đạt 7m2/
người; đô thị loại V đạt 3 - 4m2/người. Đất cây xanh công cộng khu
vực nội thị, đô thị đặc biệt đạt 7m2/người; đô thị các loại khác đạt từ
4 - 6m2/người.
- Để đạt được mục tiêu đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện về
cây xanh đô thị, bảo vệ môi trường cảnh quan, trong đó nhấn mạnh:
Bảo vệ và duy trì không gian xanh, mặt nước; Lựa chọn cây trồng phù
hợp với khí hậu, chức năng và tính chất đô thị, tạo nét đặc trưng riêng
cho từng vùng và mỗi đô thị
Tháng 9/2015, Liên Hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự toàn
cầu về phát triển bền vững đến 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền
vững (SDG) như là một lộ trình để chấm dứt đói nghèo, chống bất
bình đẳng và chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới. Trong đó, các
mục tiêu có liên quan đến phát triển không gian xanh, cây xanh, đô
thị xanh và biến đổi khí hậu được thể hiện ở mục tiêu 11, 13 và 15.
Ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành
động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển
bền vững tại Quyết định số 622/QĐ-TTg. Các mục tiêu cụ thể đã
giao cho các Bộ, ngành thực hiện. Ví du,ï mục tiêu 11.7, ban hành
hướng dẫn quy hoạch đô thị xanh xây dựng hệ tiêu chí quy hoạch
không gian xanh; Ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về công
viên cây xanh
2.2. Thực trạng mảng cây xanh công viên TP.HCM
2.2.1. Thực trạng mảng cây xanh công viên
TP.HCM hiện có khoảng 540 triệu m2 cây xanh; riêng nội thành có gần
5,5 triệu m2 cây xanh (chiếm 1%) trong khi khu vực này tập trung gần
90% dân số. Độ che phủ bình quân đầu người chưa tới 1m2, không
đạt quy chuẩn và chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố
tiên tiến trên thế giới.
Theo Sở Giao thông Vận tải, thực trạng mảng cây xanh công viên
thành phố và công tác quản lý mảng cây xanh thành phố như sau
(bao gồm: cây xanh công viên, cây xanh đường phố, và cây xanh
khác):
- Cây xanh đường phố trên địa bàn thành phố theo thống kê có
khoảng 72.334 cây trồng trên đường phố, do Sở Giao thông Vận tải
và các quận, huyện quản lý:
+ Khu vực 13 quận nội thành cũ trồng 39.273 cây xanh trên 660
tuyến đường, phân bố không đồng đều giữa các quận, số lượng cây
tập trung nhiều nhất ở Quận 1 (chiếm 20,1%), kế đến lần lượt là Quận
5, Quận 3, Tân Bình, Bình Thạnh (chiếm từ 9 - 10%). Ngoại trừ Quận
Bình Tân vừa hoàn tất công tác điều tra, đang phân loại cây xanh để
đưa vào quản lý, còn lại các quận có ít cây nhất là Phú Nhuận (chiếm
2,2%), tiếp theo là quận 4, quận 6, quận Gò Vấp (chiếm từ 3 - 5%).
Về cơ cấu chiều cao: quận 1, 3 và 5 có tỷ lệ cây loại 3 (cao > 12m,
đường kính > 50cm) nhiều hơn các quận khác. Các loài cây gỗ phổ
biến: Dầu Con Rái, Lim Xẹt, Viết, Bằng Lăng, Me Chua, Me Tây, Sao
Đen, Phượng Vĩ, Sọ Khỉ
+ Khu vực 6 quận mới có khoảng 19.000 cây xanh trên khoảng 140
tuyến đường. Cây xanh chủ yếu trồng tự phát, chưa ổn định và có
nhiều chủng loại, các loại cây gỗ phổ biến là Keo lá tràm, Bàng, Dừa,
Trứng cá, Keo mỡ, Viết, Sọ khỉ, Dầu, Phượng vĩ, Bạch đàn
Trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, dự án, công trình
mở rộng các tuyến đường cùng với việc trồng nhiều cây xanh đường
phố, do vậy số lượng cây xanh phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, ở một
số nơi, cảnh quan đường phố chưa đẹp do chủng loại, kích thước cây
không đồng đều trên cùng một tuyến đường; ngoài ra một số cây
xanh già cỗi chưa bảo đảm an toàn vào mùa mưa. Một số loài cây
không phù hợp với tiêu chuẩn cây trồng đường phố như cây Bàng
do nhánh giòn dễ gãy, dễ nhiễm sâu bệnh; cây Bạch Đàn, Keo Lá
Tràm, Dừa
+ Cây xanh tại các vòng xoay, tiểu đảo, mũi dùi: hiện có 27 điểm cây
xanh đường phố tại các nút giao thông, tiểu đảo.
- Cây xanh sử dụng công cộng: là diện tích công viên cây xanh sử
dụng chung, phục vụ lợi ích công cộng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi,
vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, rèn luyện thân thể và mỹ quan đô
thị của đông đảo người dân thành phố.
Hệ thống công viên phân bố không đều trên địa bàn thành phố, chủ
yếu tập trung trên địa bàn Quận 1 do được đầu tư quy họach rất tốt
trước đây, Quận 3 và Quận 5 quỹ đất hạn chế khó phát triển công
viên, Quận 6, Quận 10, Quận 11 hình thành một số công viên mới với
diện tích đáng kể. Các Quận hiện có công viên như: Quận 1 (Công
viên Tao Đàn, Công viên 23/9, Thảo Cầm Viên ), Quận 6 (Công viên
Phú Lâm), Quận 10 (Công viên Kỳ Hòa, Công viên Lê Thị Riêng),
Quận 11 (Công viên Đầm Sen), Quận Phú Nhuận (Công viên Gia
Định), Quận Bình thạnh (Công viên Văn Thánh, Công viên Thanh
Đa, Công viên Bình Quới). Gần đây gắn với dự án cải tạo Kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè đã giúp hình thành dãy công viên dọc kênh, dự án
công viên hành lang ống nước Xa lộ Hà Nội đã cải thiện phần nào về
quỹ đất phát triển công viên. Tương tự, thông qua các chương trình
chỉnh trang đô thị, xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đường, nhiều
dãy phân cách tiểu đảo, vòng xoay đã được hình thành như đường
Điện Biên Phủ, đường Trường Chinh, đường Xuyên Á, Đại Lộ Đông
59SË 99 . 2019
Tây.
Thành phố hiện có 609,18ha công viên. Chỉ tiêu diện tích cây xanh
sử dụng công cộng toàn thành phố đạt 0,85m2/người, trong đó khu
vực nội thành cũ chỉ đạt 0,23m2/người, khu vực quận mới 0,28m2/
người và ngoại thành 2,59m2/người.
- Các loại cây xanh khác bao gồm: cây lâu năm, khuôn viên, hoa
kiểng với diện tích năm 2009 là trên 42.000ha; trong đó, diện tích
cây lâu năm là 36.090 ha, hoa kiểng và đồng cỏ chăn nuôi là
6.097ha. Ngoài việc duy trì sản xuất nông nghiệp nâng cao đời sống
của người dân đã góp phần rất lớn trong việc nâng độ che phủ của
mảng xanh trên địa bàn thành phố.
Như vậy, theo thống kê của Phòng Quản lý công viên - cây xanh, Sở
Giao thông Vận tải TP.HCM, đến nay toàn bộ diện tích công viên,
vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn
khoảng 535ha, giảm gần 50% (khoảng 1.000ha) so với năm 1998.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM (từ 2012-2018)
cho thấy, tổng diện tích quy hoạch công viên cây xanh được đầu tư
xây mới là gần 70ha, trong đó công viên công cộng tập trung chỉ tăng
hơn 10ha. Theo đó, công viên cây xanh cấp đô thị 7,5m2/người; công
viên cây xanh cấp đơn vị ở là 2,9m2/người. Tuy nhiên, diện tích công
viên cây xanh hiện trạng còn thấp với diện tích 491ha, chiếm 4,3%
tổng diện tích quy hoạch chức năng công viên cây xanh, chỉ tiêu mới
đạt 0,49m2/người. Trong khi chỉ tiêu quy hoạch là 10,4m2/người.
Theo kinh nghiệm thế giới để đảm sức khỏe môi trong lành mỗi người
dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc lý tưởng là 25m2.
So với các tiêu chuẩn cây xanh của Liên Hiệp quốc 20 - 25m2 thì tỷ
lệ cây xanh của Việt Nam còn rất thấp, không đạt quy chuẩn và chỉ
bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới.
Theo quy hoạch công viên cây xanh TP.HCM đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2025, chỉ tiêu cây xanh khu vực nội thành là 2,4m2/
người, khu vực nội thành mở rộng là 7,1m2/người, còn khu vực ngoại
thành là 12m2/người. Tuy nhiên, mật độ cây xanh công cộng trên địa
bàn hiện chưa đạt 1m2/người, thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định.
2.2.2. Thực trạng quản lý mảng cây xanh TP.HCM
Tình hình phân cấp quản lý công viên:
Có sự quan tâm sâu sát của Thành ủy và Ủy ban nhân dân TP.HCM
mảng cây xanh thành phố được bảo vệ và phát triển. Không kể diện
tích trồng cây lâu năm, ngành công viên cây xanh thành phố đã
đạt được các thành tựu như tăng cường đầu tư xây dựng công viên
cây xanh để các công viên cây xanh ngày càng đẹp hơn. Cây xanh
đường phố có diện tích tương ứng năm 2009 là 260,19ha và năm
2015 là 350ha. Diện tích cây xanh công cộng tăng từ 609,18ha năm
2009 lên 2.900ha năm 2015.
Tuy nhiên bên cạnh đó việc quản lý và xây dựng công viên cây xanh
đã không theo quy hoạch được duyệt năm 2000. Quy hoạch công
viên cây xanh chưa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của
nhân dân thành phố, đặc biệt là trong khu vực nội thành còn rất thấp
so với quy định tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025.
Trên thực tế, hệ thống công viên TP.HCM được quản lý bởi: Công ty
Công viên cây xanh TP.HCM; Công ty Dịch vụ đô thị, công ty công
trình đô thị Quận, huyện quản lý các công viên được phân cấp.
- Các ngành khác (dịch vụ, giải trí, du lịch) quản lý một số công viên
phục vụ có thu phí vào cổng.
- Trong đó có Thảo cầm viên Sài Gòn trực thuộc Sở Giao thông Vận
tải quản lý.
Trong điều kiện quản lý chưa tập trung như trên, việc đầu tư, xây
dựng, quản lý họat động của một số công viên chưa đảm bảo chất
lượng, do chủ đầu tư không tuân thủ quy định về quản lý đầu tư xây
dựng, không trình Sở Giao thông Vận tải phê duyệt hoặc thẩm định
thiết kế kỹ thụât chuyên ngành. Tình trạng chiếm dụng, sử dụng mặt
bằng công viên không đúng mục đích như tổ chức nhà hàng ăn uống,
kinh doanh mua bán hàng hóa, sân khấu ca nhạc, làm trụ sở cơ quan
đơn vị, nơi cư trú của hộ dân. Thực trạng này vẫn tồn tại ở cả công
viên do cấp TP quản lý (Như Công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên),
và do cấp quận quản lý (Công viên Hoàng Văn Thụ, Công viên Phú
Lâm, Công viên Lê Thị Riêng).
Hiện nay, do mối hiểm họa hiệu ứng nhà kính gây ấm lên toàn cầu,
Biểu 1: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mảng cây xanh công viên
TP.HCM đến năm 2015
(Nguồn Sở Giao thông Vận tải TP.HCM)
Cây xanh công viên Hoàng Văn Thụ Cây xanh công viên 23/9
Cây xanh trên xung quanh nhà thờ
Đức Bà
Cây xanh ven
Kênh TP.HCM
ß a n g µ n h
SË 99 . 201960
tạo nên các hình thái thời tiết bất thường làm tan băng ở cực, nước
biển dâng và gây biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến
đất nước ta trên nhiều mặt, và mảng cây xanh đô thị của TP.
- Một số hình ảnh hiện trạng về cây xanh TP.HCM
3. Đề xuất giải pháp phát triển mảng cây xanh đô
thị TP.HCM.
3.1.Định hướng quản lý mảng cây xanh thành phố
Tư duy lại về giá trị cây xanh và mảng xanh đô thị. Việc dành đất cho
công viên, cây xanh ở các dự án phải được luật hoá, không nên kêu
gọi lòng hảo tâm của các nhà đầu tư. Tăng cường kiểm soát và chế tài
để đảm bảo các chỉ tiêu cây xanh, công viên được đảm bảo thực hiện
đúng luật. Đặc biệt là khi phát triển các khu dân cư mới ra bên ngoài
ở khu vực ngoại thành thì không có lý do gì lại bỏ qua việc đầu tư cho
công viên, cây xanh.
Mảng xanh đô thị không chỉ là cây xanh mà còn là mặt nước. Chính
vì không coi mặt nước thuộc mảng xanh đô thị cho nên các cơ quan
chức năng đóng vai trò quản lý nhà nước rất dễ dãi trong việc cho lấp
các ao, hồ, kênh rạch để làm các công trình. Các ao, hồ, kênh rạch
không chỉ có giá trị trong việc thoát nước chống ngập mà nó có giá
trị trong điều tiết vi khí hậu. Chú trọng phát triển cây xanh tập trung
hơn cây xanh phân tán. Cây xanh tập trung có lợi về kinh tế, và văn
hoá - xã hội hơn là cây xanh phân tán.
+ Duy trì phát triển mảng xanh xen kẻ giữa các nhà chung cư cao tầng
từ diện tích đất giải tỏa các khu nhà ổ chuột trước đây.
+ Đầu tư xây dựng công viên, các mảng xanh công cộng. Bố trí các
mảng xanh xen cài trong các khu nhà cao tầng dự kiến xây dựng mới.
Bố trí cây xanh dọc các trục đường, các dải phân cách.
+ Giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu diện tích, đồng
thời tận dụng quỹ đất của các cơ sở công nghiệp phải di dời để phát
triển thêm diện tích công viên, cây xanh.
+ Bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước kết hợp du lịch, giải trí.
+ Tạo nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển công viên, cây xanh ngoài
nguồn vốn ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư công viên
cây xanh.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề về lâm
nghiệp xã hội, cây xanh, sử dụng GIS trong quản lý, phương pháp
k