Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kháng thể kháng nucleosome (AnuA) dương tính trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
(LPBĐHT), tìm mối tương quan giữa AnuA với ANA, anti-dsDNA và mức độ hoạt động của bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng gồm 77 bệnh nhân LPBĐHT đã được chẩn đoán xác
định tại bệnh viện Da Liễu TPHCM. Những bệnh nhân này được đánh giá mức độ hoạt động theo thang điểm
SLEDAI (Mức 0: SLEDAI ≤5; mức 1: SLEDAI từ 6- 12 điểm; mức 2: SLEDAI >12 điểm). Nhóm chứng gồm 68
người khỏe mạnh. Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu trong nhóm bệnh và nhóm chứng đều được làm xét
nghiệm định tính và định lượng tự kháng thể AnuA, anti-dsDNA và ANA tại Trung Tâm Y khoa Medic
TPHCM.
Kết quả: (1) Nhóm bệnh gồm 77 bệnh nhân LPBĐHT, tỷ lệ AnuA dương tính là 70/77 bệnh nhân (90,9%),
Anti-dsDNA dương tính là 65/77 bệnh nhân (84,4%), ANA dương tính là 57/77 bệnh nhân (74%). Nhóm
chứng gồm 68 người khỏe mạnh đều có AnuA và Anti-dsDNA âm tính, riêng ANA dương tính 1/68 bệnh nhân
(1,5%). (2) Gía trị AnuA có mối tương quan thuận với điểm SLEDAI ở cả ba mức độ (Mức SLEDAI= 0;1;2).
Điểm SLEDAI càng cao, mối tương quan càng chặt chẽ (R = 0,597<0,723<0,774). (3) AnuA có giá trị (AUC=
0,979, độ nhạy 90,9%, độ đặc hiệu 100%) cao hơn Anti- dsDNA (AUC=0,978, độ nhạy 85,7%, độ đặc hiệu
97,1%) và ANA (AUC= 0,972, độ nhạy 77,9%, độ đặc hiệu 85%) trong chẩn đoán bệnh LPBĐHT. (4) AnuA có
mối tương quan thuận mạnh hơn Anti-dsDNA và ANA đối với mức độ hoạt động của bệnh (AUC=
0,979>0,908>0,903).
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ kháng thể kháng nucleosome trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống – Mối tương quan giữa kháng thể kháng nucleosome với ANA, anti-dsDNA và độ hoạt động của bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 294
TỈ LỆ KHÁNG THỂ KHÁNG NUCLEOSOME
TRONG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG –
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG NUCLEOSOME
VỚI ANA, ANTI-DSDNA VÀ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH
Đặng Thu Hương*, Nguyễn Tất Thắng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kháng thể kháng nucleosome (AnuA) dương tính trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
(LPBĐHT), tìm mối tương quan giữa AnuA với ANA, anti-dsDNA và mức độ hoạt động của bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng gồm 77 bệnh nhân LPBĐHT đã được chẩn đoán xác
định tại bệnh viện Da Liễu TPHCM. Những bệnh nhân này được đánh giá mức độ hoạt động theo thang điểm
SLEDAI (Mức 0: SLEDAI ≤5; mức 1: SLEDAI từ 6- 12 điểm; mức 2: SLEDAI >12 điểm). Nhóm chứng gồm 68
người khỏe mạnh. Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu trong nhóm bệnh và nhóm chứng đều được làm xét
nghiệm định tính và định lượng tự kháng thể AnuA, anti-dsDNA và ANA tại Trung Tâm Y khoa Medic
TPHCM.
Kết quả: (1) Nhóm bệnh gồm 77 bệnh nhân LPBĐHT, tỷ lệ AnuA dương tính là 70/77 bệnh nhân (90,9%),
Anti-dsDNA dương tính là 65/77 bệnh nhân (84,4%), ANA dương tính là 57/77 bệnh nhân (74%). Nhóm
chứng gồm 68 người khỏe mạnh đều có AnuA và Anti-dsDNA âm tính, riêng ANA dương tính 1/68 bệnh nhân
(1,5%). (2) Gía trị AnuA có mối tương quan thuận với điểm SLEDAI ở cả ba mức độ (Mức SLEDAI= 0;1;2).
Điểm SLEDAI càng cao, mối tương quan càng chặt chẽ (R = 0,597<0,723<0,774). (3) AnuA có giá trị (AUC=
0,979, độ nhạy 90,9%, độ đặc hiệu 100%) cao hơn Anti- dsDNA (AUC=0,978, độ nhạy 85,7%, độ đặc hiệu
97,1%) và ANA (AUC= 0,972, độ nhạy 77,9%, độ đặc hiệu 85%) trong chẩn đoán bệnh LPBĐHT. (4) AnuA có
mối tương quan thuận mạnh hơn Anti-dsDNA và ANA đối với mức độ hoạt động của bệnh (AUC=
0,979>0,908>0,903).
Từ khóa: kháng thể kháng nucleosome, Lupus ban đỏ hệ thống, mức độ hoạt động của bệnh
ABSTRACT
THE INCIDENCE OF ANTI-NUCLEOSOME ANTIBODIES IN SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS
– CORRELATION OF ANTI-NUCLEOSOME ANTIBODIES WITH ANA, ANTI-DSDNA AND THE
ACTIVITY OF THE DISEASE
Dang Thu Huong, Nguyen Tat Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 294 - 300
Objective: To evaluate the incidence of anti-nucleosome antibodies (AnuA) in patients with systemic lupus
erythematosus (SLE), its association with anti-nuclear antibodies (ANA), anti-double stranded DNA (anti-
dsDNA) and to correlate them with disease activity.
Materials and methods: This case-controlled study included 77 systemic lupus erythematosus (SLE)
patients referred from the hospital of Dermato-Venereology HCMC. SLE disease activity was evaluated by using
SLE-Disease Activity Index (SLEDAI) score (Grade 0: SLEDAI ≤ 5, grade 1: SLEDAI 6 – 12, grade 2: SLEDAI ≥
12). A control group included sixty-eight healthy people. Two groups were tested with qualitative and
* Lớp CK2 Da Liễu niên khóa 2010-2012 ** Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104 Email: thangngtat@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 295
quantitative levels of AnuA, anti-dsDNA and ANA at Medic Medical Center HCMC.
Results: (1) Among 77 SLE patients, AnuA was positive in 70 cases (90.9%), Anti-dsDNA was positive in
65 cases (84.4%), ANA was positive in 57 cases (74%). Among 68 healthy people, both AnuA and anti-dsDNA
were negative in 100% of the controls, ANA was only positive in 1 control (1.5%). (2) The study found a positive
correlation between the level of AnuA and three grades in SLEDAI score (grade 0, grade 1, grade 2). The higher
SLEDAI score, the closer correlation (R = 0.597 < 0.723 < 0.774). (3) In terms of diagnosis of SLE, the value of
AnuA (AUC = 0.979, sensitivity of AnuA test was 90.9%, specificity was 100%) was higher than the value of
Anti-dsDNA (AUC = 0.978, sensitivity of Anti-dsDNA was 85.7%, specificity was 97.1%) and ANA (AUC =
0.972, sensitivity of ANA test was 77.9%, specificity was 85%). (4) A correlation between the level of AnuA and
disease activity was higher when compared with Anti-dsDNA and ANA (AUC = 0.979 > 0.908 > 0.903).
Conclusion: AnuA test could be a better tool for diagnosis of SLE. The level of AnuA is strongly correlative
with the disease activity of SLE.
Keywords: anti-nucleosome antibodies, systemic lupus erythematosus, disease activity
MỞ ĐẦU
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus
erythematosus: SLE) là một bệnh tự miễn của
mô liên kết, đặc trưng bởi sự sản xuất các tự
kháng thể chống lại các thành phần khác nhau
của nhân tế bào(4). Bệnh gặp ở cả 2 phái, phụ nữ
chiếm tỷ lệ cao gấp 9 lần nam giới và xuất hiện
nhiều nhất ở lứa tuổi từ 15 – 55(8).
Đứng hàng đầu trong các bệnh tạo keo,
chiếm tỷ lệ 1,9% trên tổng số các bệnh da tại
bệnh viện Da Liễu TPHCM(3). Dự hậu thường
nghiêm trọng nhưng có thể cải thiện nếu bệnh
được chẩn đoán và điều trị sớm. Có nhiều tự
kháng thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
sinh bệnh của LPBĐHT. Nhiều nghiên cứu gần
đây thấy rằng kháng thể kháng Nucleosome
(AnuA: anti-nucleosome antibodies) tương quan
với mức độ hoạt động của bệnh và xuất hiện rất
sớm trong huyết thanh bệnh nhân.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình
nghiên cứu về AnuA trong bệnh Lupus đỏ. Với
mong muốn và hy vọng sẽ có thêm một công cụ
hỗ trợ hữu ích cho bệnh nhân LPBĐHT trong
việc chẩn đoán, phát hiện sớm giai đoạn hoạt
động của bệnh, cũng như theo dõi mức độ hoạt
động của bệnh. Từ đó xây dựng phác đồ theo
dõi, tiên lượng và xử trí kịp thời nên chúng tôi
tiến hành đề tài: “Tỉ lệ kháng thể kháng Nucleosome
trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống- Mối tương quan
giữa kháng thể kháng Nucleosome với ANA, Anti-
dsDNA và độ hoạt động của bệnh”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ AnuA dương tính trong
bệnh LPBĐHT – Tìm mối tương quan của nó
với ANA, anti-dsDNA và mức độ hoạt động
của bệnh.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định tỉ lệ dương tính của AnuA, Anti-
dsDNA và ANA ở bệnh nhân LPBĐHT và nhóm
người bình thường.
2. Tìm mối tương quan giữa AnuA với mức
độ hoạt động của bệnh dựa trên thang điểm
SLEDAI ở những bệnh nhân LPBĐHT.
3. Tìm mối tương quan giữa giá trị AnuA với
giá trị ANA và anti-dsDNA trong chẩn đoán và
đối với mức độ hoạt động của bệnh ở nhóm
LPBĐHT.
TỔNG QUAN Y VĂN
Kháng thể kháng nucleosome (AnuA)
Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể
eukaryote là các nucleosome. Mỗi nucleosome
có đường kính khoảng 11nm, được cấu tạo bởi
1 sợi DNA xoắn kép. Sợi này chứa khỏang 146
cặp nucleotit. Sợi DNA quấn quanh một lõi
protein. Lõi này hình khối cầu, chứa 8 phân tử
histone (tạo bởi sự kết hợp của 4 cặp histone:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 296
H2A, H2B, H3, H4), được gọi là lõi octomer.
Hai nucleosome nối với nhau bằng một đọan
DNA và một protein histon. Mỗi đọan DNA
có khoảng 100 cặp nucleotit. Tổ hợp DNA và
histon trong chuỗi nucleosome tạo thành sợi
cơ bản có đường kính 100A. Sợi cơ bản xoắn
lần nữa, là xoắn bậc 2, tạo nên sợi nhiễm sắc
thể có đường kính 250A(1,2).
AnuA hiếm khi gặp ở bệnh lý tự miễn khác
và sự hiện diện của chúng có giá trị giúp chẩn
đoán phân biệt các bệnh tự miễn hệ thống khác.
Kháng thể kháng DNA
DNA (chuỗi xoắn kép) là thành phần quan
trọng của nhân tế bào. Trên đó có chứa mã di
truyền, truyền thông tin di truyền từ cha mẹ
sang con. Người ta phát hiện trong huyết thanh
bệnh nhân LPBĐHT có kháng thể có khả năng
phản ứng với sợi DNA. Điều lý thú là các kháng
thể này không làm tổn hại hoặc suy thoái chức
năng DNA của tế bào.
Kháng thể này không phải tìm thấy ở tất cả
các bệnh nhân bị LPBĐHT nhưng xét nghiệm
Anti-dsDNA dương tính rất có giá trị vì nó rất
đặc hiệu cho bệnh LPBĐHT. Thực tế khoảng
95% bệnh nhân LPBĐHT có ít nhất một lần anti-
dsDNA dương tính.
Định lượng Anti-dsDNA cho phép đánh giá
tiến triển của bệnh. GT Anti-dsDNA càng cao,
bệnh càng ở giai đoạn hoạt động, GT Anti-
dsDNA giảm chứng tỏ bệnh trong giai đoạn hồi
phục. Sự tăng cao giá trị Anti-dsDNA đe dọa tổn
thương nội tạng.
Kháng thể kháng nhân (ANA)
ANA là các dấu ấn huyết thanh rất đặc hiệu
cho LPBĐHT. Đó là những globulin miễn dịch
đặc hiệu chống lại các thành phần khác nhau của
nhân tế bào: axit nhân, histon, ribonucleoprotein.
Bình thường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại
các tác nhân lạ, nhưng trong bệnh LPBĐHT hệ
miễn dịch mất khả năng phân biệt lạ - quen. Nó
quay ra chống lại chính mình bằng cách sinh ra
các kháng thể chống lại tế bào của hầu hết các cơ
quan trong cơ thể.
Sự hiện diện ANA trong huyết thanh không
phải luôn luôn là bệnh tự miễn. Nó có thể xuất
hiện trong hội chứng viêm không tự miễn. Có
một nồng độ ANA thấp ở người trưởng thành,
nhất là người > 70 tuổi. Tuy nhiên nồng độ thấp
vẫn có thể gặp ở giai đoạn đầu của bệnh lý và ở
trẻ em. Tuy nhiên, ANA không đặc hiệu với
LPBĐHT. Các thuốc như Hydralazyn,
Procainamid gây nên ANA (+) và hội chứng
lupus ban đỏ do thuốc. Vì vậy xét nghiệm rất có
ích cho chẩn đoán, tuy nhiên ANA (-) không có
nghĩa là không phải LBPĐHT.
Cách cho điểm theo chỉ số SLEDAI
Mô tả Giải thích Điểm
Động kinh Khởi phát gần đây. Loại trừ động kinh do
nguyên nhân chuyển hóa, nhiễm trùng
hoặc do thuốc.
8
Rối loạn
tâm thần
Thay đổi hoạt động bình thường do rối
loạn nặng về nhận thức, bao gồm: ảo
giác, suy nghĩ rời rạc, liên kết thông tin
giảm sút. Loại trừ tâm thần do urê huyết
hoặc do thuốc.
8
Hội chứng
não
Giảm khả năng định hướng về không
gian, thời gian, giảm trí nhớ, giảm khả
năng tập trung, mất khả năng duy trì chú ý
môi trường xung quanh, rối loạn tri giác,
nói không mạch lạc, mất ngủ hoặc ngủ gà.
Loại trừ nguyên nhân do chuyển hóa,
nhiễm trùng hoặc do thuốc.
8
Rối loạn
thị giác
Những thay đổi võng mạc của lupus đỏ
bao gồm: xuất huyết võng mạc, xuất tiết
hoặc xuất huyết màng mạch nhãn cầu
nặng, hoặc viêm thần kinh thị. Loại trừ rối
loạn thị giác do huyết áp, nhiễm trùng
hoặc do thuốc.
8
Rối loạn
thần kinh
sọ não
Bệnh lý thần kinh vận động và cảm giác
liên quan thần kinh sọ não mới khởi phát
gần đây.
8
Đau đầu
do lupus
Đau đầu dữ dội kéo dài: có thể giống đau
đầu migraine nhưng không đáp ứng với
thuốc giảm đau á phiện.
8
Tai biến
mạch máu
não
Những tai biến mạch máu não mới khởi
phát gần đây. Loại trừ nguyên nhân do xơ
vữa động mạch, tăng huyết áp.
8
Viêm
mạch
Có những vùng loét, hoại tử, xuất huyết
từng mảng, nhồi máu, viêm mạch quanh
móng.
8
Viêm khớp Hơn 2 khớp bị đau hoặc có những dấu
hiệu của viêm (ví dụ: ấn đau, sưng khớp
hoặc tụ dịch khớp)
4
Viêm cơ Cơ đau hoặc yếu, kết hợp với tăng
creatine phosphokinase/adolase hoặc
thay đổi trên điện cơ đồ hoặc sinh thiết có
hình ảnh viêm cơ.
4
Trụ niệu Trụ hồng cầu. 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 297
Mô tả Giải thích Điểm
Tiểu máu >5 tế bào máu/quang trường. Loại trừ tiểu
máu do sỏi, nhiễm trùng hoặc do những
nguyên nhân khác.
4
Protein
niệu
>0,5mg/24h, khởi phát gần đây 4
Tiểu mủ >5 bạch cầu/quang trường. Loại trừ
nguyên nhân do nhiễm trùng.
4
Phát ban
mới
Xuất hiện phát ban gần đây hoặc tái phát. 2
Rụng tóc Khởi phát gần đây hoặc tái phát bất
thường, rụng tóc từng mảng hoặc lan tỏa.
2
Loét niêm
mạc
Những vết loét vùng miệng khởi phát gần
đây hoặc tái phát.
2
Viêm
màng phổi
Đau ngực kiểu màng phổi biểu hiện bằng
tiếng cọ màng phổi hoặc tràn dịch màng
phổi hoặc dày màng phổi.
2
Viêm
màng
ngoài tim
Đau ngực kiểu màng tim biểu hiện bằng ít
nhất một trong số những dấu hiệu: tiếng
cọ màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài
tim hoặc được xác định bằng điện tâm đồ.
2
Sốt >38
0
C. Loại trừ nguyên nhân sốt do nhiễm
trùng.
1
Giảm tiểu
cầu
<100.000 tiểu cầu/mm
3
1
Giảm bạch
cầu
<3.000 bạch cầu/mm
3
. Loại trừ do nguyên
nhân thuốc.
1
*Chú thích: khởi phát gần đây có nghĩa là 10 ngày trước
hoặc tại thời điểm thăm khám.
*Chỉ số SLEDAI >5 điểm: bệnh LPBĐHT đang trong
giai đoạn hoạt động.
*Chỉ số SLEDAI > 12điểm: bệnh LPBĐHT ở giai đoạn
nặng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng theo tỉ lệ 1 bệnh : 1
chứng.
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân LPBĐHT đến khám và điều trị tại
bệnh viện Da Liễu TPHCM.
Dân số nghiên cứu
77 bệnh nhân LPBĐHT, thỏa các tiêu chuẩn
chọn mẫu, đang trong thời kỳ bệnh hoạt động
hay tạm ổn đến khám và điều trị tại bệnh viện
Da Liễu TPHCM từ tháng 9/2011đến hết tháng
5/2012.
Tiêu chuẩn chọn vào
Nhóm bệnh
Tuổi từ 15 – 55 tuổi.
Cả cha và mẹ đều là người Việt Nam.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
LPBĐHT theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp
Hoa Kỳ (ACR: American College of
Rheumatology) năm 1982 và được chỉnh sửa vào
năm 1997.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nhóm chứng
Người khỏe mạnh có độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, nơi cư trú tương đồng với nhóm bệnh
nhân LPBĐHT.
Cả cha và mẹ đều là người Việt Nam.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh
Bệnh nhân mắc phải các tự miễn hệ thống
khác như: xơ cứng bì, viêm bì cơ.
Các bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa khác
như: viêm gan siêu vi, tăng huyết áp, tai biến
mạch máu não, tiểu đường
Phương pháp tiến hành
Khám bệnh: xác định những đối tượng đủ
tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu và chia thành 2
nhóm bệnh và chứng.
Làm xét nghiệm AnuA, ANA và Anti-
dsDNA cho tất cả các đối tượng nghiên cứu (xét
nghiệm thêm C3, C4 cho nhóm bệnh LPBĐHT)
tại trung tâm Y khoa Medic trong một lần lấy
máu duy nhất. Các xét nghiệm khác như CTM,
TC, glycemie, TPTNT làm tại trung tâm Y
khoa Medic hoặc tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM.
Xử lý số liệu
Chúng tôi xử lý số liệu sau khi thu thập bằng
phương pháp thống kê y học với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2003.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 77 bệnh nhân bị LPBĐHT
và nhóm chứng là 68 người khỏe mạnh tại bệnh
viện Da Liễu TPHCM từ tháng 9/2011 đến hết
tháng 5/2012.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 298
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu P
LPBĐHT
(n= 77)
Nhóm chứng
(n=68)
Giới
tính
Nữ (%) 69(89,6%) 61(89,7%) p=
0,985
Nam (%) 8(10,4%) 7(10,3%)
Tuổi nhỏ nhất 15 15 p=
0,567
lớn nhất 55 55
Tuổi trung
bình±ĐLC
31,30±10,34 32,29±10,53
Đặc điểm riêng nhóm lupus ban đỏ hệ
thống
Bảng 2: Phân bố mức độ nặng theo thang điểm
SLEDAI
Điểm SLEDAI Số bệnh nhân Tỉ lệ
Mức 1 12 15,6%
Mức 2 50 64,9%
Mức 3 15 19,5%
Tổng 77 100%
Điểm SLEDAI trung bình = 9,38 ± 4,10 (0 -18)
Đặc điểm riêng nhóm lupus ban đỏ hệ
thống
Bảng 3: Tỷ lệ tự kháng thể giữa hai nhóm
LPBĐHT (n=77) Nhóm chứng
(n=68)
AnuA dương tính 70 (90,9%) 0 (0%)
AnuA âm tính 7 (9,1%) 68 (100%)
AnuA trung bình 221,33±165,53 6,25±4,46
Phép kiểm Mann-whitney xét nghiệm: Z=9,943; p =0,000
<0,05
Anti-dsDNA
dương tính
65(84,4%) 0(0%)
Anti-dsDNA âm
tính
12(15,6%) 68(100%)
Anti-dsDNA trung
bình
152,27±126,59 11,61±7,20
Phép kiểm Mann-whitney xét nghiệm: Z=9,909; p = 0,000
<0,05
ANA dương tính 57(74,0%) 1(1,5%)
ANA Greyzone 13(16,9%) 1(1,5%)
ANA âm tính 7(9,1%) 66(97,0%)
ANA trung bình 4,00±3,04 0,39±0,99
Phép kiểm Mann-whitney xét nghiệm: Z=9,935; p = 0,000
<0,05
Mối tương quan giữa anua với mức độ hoạt
động của bệnh dựa trên thang điểm Sledai
ở nhóm LPBĐHT
Bảng 4: So sánh sự khác biệt giá trị AnuA ở 3 nhóm
bệnh nhân có mức độ bệnh khác nhau theo thang điểm
SLEDAI
Nhóm
Tối
thiểu
Tối đa
Trung bình
± Độ lệch
chuẩn
P
Sledai ≤ 5 (n=12) 5,02 66,04 25,26 ±
21,17
0,000
5 < Sledai ≤ 12
(n=50)
28,84 480 191,91 ±
101,01
Sledai > 12 (n=15) 312,00 649,46 476,222 ±
83,89
Mối tương quan giữa giá trị anua với giá trị
anti- dsdna và ana trong chẩn đoán bệnh
LPBĐHT
Bảng 5: So sánh giá trị AnuA, giá trị Anti-dsDNA
và giá trị ANA trong chẩn đoán LPBĐHT theo
đường cong ROC
Chẩn đoán LPBĐHT Giá trị
AnuA
GT Anti-
dsDSA
Gía trị
ANA
Diện tích dưới đường
cong
0,979 0,978 0,972
KTC 95% 0,959-
0,999
0,960-
0,995
0,942-
1,001
Điểm cắt gần mức dương
tính
21,39 U/ml 24,89 U/ml 9,32
Độ nhạy 90,9% 85,7% 98,7%
Độ đặc hiệu 100% 97,1% 100%
Giá trị tiên đoán dương 100% 96,7% 100%
Giá trị tiên đoán âm 91,7% 87,2% 98,7%
Mối tương quan giữa giá trị anua với giá trị
ANA, anti- dsdna đối với mức độ hoạt động
bệnh LPBĐHT
Bảng 6: So sánh giá trị AnuA, giá trị Anti-dsDNA
và giá trị ANA đối với mức độ hoạt động bệnh
LPBĐHT theo đường cong ROC
Mức độ hoạt động
bệnh LPBĐHT
GT AnuA GT Anti-
dsDNA
GT ANA
Diện tích dưới đường
cong
0,979 0,903 0,908
KTC 95% 0,953-1,000 0,833-0,972 0,838-0,978
BÀN LUẬN
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chọn các đặc điểm về
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 299
tuổi, giới tính giữa nhóm bệnh LPBĐHT và
nhóm chứng tương đồng nhau để tránh các yếu
tố gây nhiễu.
Nhóm LPBĐHT có tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm
đa số (89,6%:10,4% = nữ:nam), tuổi nhỏ nhất của
hai nhóm đều là 15 tuổi, tuổi lớn nhất là 55 tuổi,
tuổi trung bình nhóm LPBĐHT là 31,30±10,34,
phù hợp với y văn thế giới: bệnh xuất hiện nhiều
nhất ở lứa tuổi 15 – 55 tuổi(8).
Trong nghiên cứu này, nhóm bệnh LPBĐHT
chủ yếu ở giai đoạn đang hoạt động (chiếm tỉ lệ
84,4%). Nếu phân bố độ nặng là mức 1, mức 2,
mức 3 theo thang điểm SLEDAI thì đa số bệnh
nhân ở giai đoạn hoạt động nhưng không nặng
(mức 2), chiếm tỷ lệ 64,9%. Điểm SLEDAI trung
bình là 9,38 ± 4,10 (giới hạn từ 0 -18 điểm). Tỉ lệ
bệnh nhân bị LPBĐHT đang trong giai đoạn
hoạt động cao hơn so với nghiên cứu của
Suleiman và cộng sự (84,4% so với 45,6%), chỉ số
SLEDAI trung bình cũng cao hơn so với nghiên
cứu của tác giả Vandana D (9,38 ± 4,10 so với 5,8
± 6,5). Điều này có thể giải thích do Việt nam là
đất nước nghèo, nền y tế còn lạc hậu, khi mới
khởi phát bệnh người dân chưa đi khám ngay,
nhân viên y tế chưa chắc đã chẩn đoán đúng, đa
số bệnh nhân ở tỉnh chữa trị tại địa phương
nhưng bệnh không giảm hoặc nặng hơn mới
chuyển đến bệnh viện Da Liễu TPHCM, do đó
đa số bệnh đang trong giai đoạn hoạt động
Đặc điểm xét nghiệm tự kháng thể giữa hai
nhóm
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ AnuA, Anti-
dsDNA và ANA dương tính lần lượt là: 90,9%;
84,4% và 74%. Kết quả này cũng tương tự như
kết quả của các tác giả: Simon JA (AnuA: 100% so
với Anti-dsDNA: 63%), Vandana D (AnuA: 88%
so với Anti-dsDNA: 80%), Suleiman và cộng sự
(AnuA: 52,2% so với Anti-dsDNA: 36,7%), Yin
và cộng sự (AnuA: 61,8% so với Anti-dsDNA:
46,4%), Cairns AP (AnuA: 64% so với Anti-
dsDNA: 52%). Ngoài ra, có hai tác giả lại cho kết
quả tỉ lệ Anti-dsDNA dương tính cao hơn AnuA
là: Campos và cộng sự(5) (AnuA dương tính 40%,
thấp hơn Anti-dsDNA là 58,6%) và tác giả Min
và cộng sự(12) (AnuA dương tính là 76% so với
Anti-dsDNA dương tính là 79,6%). Sự khác biệt
này có thể do bệnh nhân khác nhau về chủng tộc
và có thể do phương pháp, kỹ thuật tìm tự
kháng thể khác nhau nên xét nghiệm có độ nhạy
và độ đặc hiệu khác nhau.
Trong nghiên cứu này AnuA, Anti-dsDNA
và ANA đều có mối tương quan tuyến tính
thuận với tổng điểm SLEDAI, nhưng AnuA có
mối tương quan rất chặt chẽ và cao hơn ANA và
Anti-dsDNA với hệ số tương quan hồi quy lần
lượt là r = 0,888 >0,577 >0,520. Tương tự như tác
giả Kristina S cũng thấy mối tương quan thuận
giữa giá trị AnuA và Anti-dsDNA với thang
điểm SLEDAI nhưng trong nghiên cứu của ông: