Tiểu luận FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam

Hiện nay, với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa, quốc tế hóa, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động trong việc hội nhập quốc tế, nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn vốn FDI là một nguồn lực hết sức quan trọng không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả các nước công nghiệp phát triển. Đối với Việt Nam, sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế thì bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn FDI là một nhân tố quan trọng và tích cực, tạo ra “cú huých” mạnh mẽ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn vốn này, trong những năm gần đây Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực trong nước, tiếp nhận khoa học công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được và các hạn chế của khu vực FDI, phân tích những tác động của hoạt động này tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, không những giúp chúng ta có được sự hình dung đầy đủ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta mà còn góp phần cung cấp những hiểu biết để đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này cũng như những ảnh hưởng tích cực của nó tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với những lý do trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài ” FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam”. Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót mong cô góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! 1.TỔNG QUAN VỀ FDI 1.1.Khái quát về FDI 1.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. * Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". *Theo luật đầu tư Việt Nam tại Khoản 1 Điều 2 của Luật đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bằng bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy đinh của luật này.

doc17 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. TỔNG QUAN VỀ FDI 1.1. Khái quát về FDI 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Đặc điểm 1.1.3. Các hình thức FDI 1.1.4. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư 1.1.5. Lợi ích của thu hút đầu tư 1.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư nước ngoài 1.3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế 2. THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM 2.1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam 2.2. Sức thu hút FDI ở Việt Nam và hạn chế 2.3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 2.4. Tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 2.4.1. Mặt tích cực 2.4.2. Mặt tiêu cực 3. NGUYÊN NHÂN 4. GIẢI PHÁP 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 6. ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa, quốc tế hóa, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động trong việc hội nhập quốc tế, nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn vốn FDI là một nguồn lực hết sức quan trọng không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả các nước công nghiệp phát triển. Đối với Việt Nam, sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế thì bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn FDI là một nhân tố quan trọng và tích cực, tạo ra “cú huých” mạnh mẽ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn vốn này, trong những năm gần đây Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực trong nước, tiếp nhận khoa học công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được và các hạn chế của khu vực FDI, phân tích những tác động của hoạt động này tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, không những giúp chúng ta có được sự hình dung đầy đủ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta mà còn góp phần cung cấp những hiểu biết để đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này cũng như những ảnh hưởng tích cực của nó tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với những lý do trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài ” FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam”. Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót mong cô góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! 1.TỔNG QUAN VỀ FDI 1.1.Khái quát về FDI 1.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. * Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". *Theo luật đầu tư Việt Nam tại Khoản 1 Điều 2 của Luật đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bằng bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy đinh của luật này. 1.1.2. Đặc điểm - Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần chú ý đến điều này khi tiến hành thu hút FDI. - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ qyu định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng phân chia dựa vào tỷ lệ này. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư,hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động FDI,nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ,kĩ thuật tiên tiến,học hỏi kinh nghiệm quản lý. 1.1.3. Các hình thức FDI 1.1.3.1. Phân theo bản chất đầu tư - Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. - Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 1.1.3.2. Phân theo tính chất dòng vốn - Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. - Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. - Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư - Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. -Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... - Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.1.4. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư FDI - Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Năng suất cận biên là số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. - Chu kỳ sản phẩm Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. - Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này. - Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. - Khai thác chuyên gia và công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. - Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 1.1.5. Lợi ích của thu hút FDI - Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. - Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. - Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. - Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. 1.2. Phân loại nguồn vốn đầu tư nước ngoài 1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ( FDI ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". 1.2.2. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI – Forenign Portfolio Investment ) Là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới, thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá trị khác, quỹ đầu tư chính khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Nó chỉ là hoạt dộng mua tài sản ở nước ngoài nhằm kiếm lời. 1.3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế 1.3.1. Đối với nước đầu tư: - Bằng đầu tư ra nước ngoài, họ tận dụng được những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư ( do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế, nhập khẩu của nước nhận đầu tư, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty này kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm mới được chế tạo ra trong nước. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các công ty đi đầu tư tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu dồi dào ổn định với giá rẻ . - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư, nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng hoá nhập từ nước khác. - Xét cho cùng thì mục tiêu chủ yếu của các chủ đầu tư ra nước ngoài là làm cho đồng vốn được sử dụng hiệu quả cao nhất. 1.3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: - FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới,thu hút thêm lao động,giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở nước này,khắc phục thiếu vốn kéo dài. - Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp các nước tiếp cận với khoa học-kĩ thuật mới. Các tổ chức trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. - Nguồn vốn FDI giúp tăng thu cho Ngân sách Nhà nước của các nước tiếp nhận đầu tư. 2. THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM 2.1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam: Từ năm 1987 những dự án đầu tư FDI đầu tiên đã vào Việt Nam. Trải qua 20 năm, FDI không ngừng biến động qua từng thời kì, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, FDI đã không ngừng tăng trưởng một cách mạnh mẽ và đỉnh điểm năm 2008 FDI đạt tới 64 tỷ USD. Tình hình FDI được đầu tư vào Việt Nam trong 20 năm qua: - Giai đoạn từ 1988- 1990: Đây là giai đoạn đầu tiên nên FDI vào Việt Nam rất ít, tổng 3 năm chỉ đạt 1.79 tỷ USD và chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam. - Giai đoạn 1991- 1996: Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Giai đoạn này đã thu hút 25.179 tỷ USD vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. - Giai đoạn 1997- 2003: Đây là thời kỳ suy thoái của FDI. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Năm 1996 vốn đăng ký là 8.498 tỷ USD, thì năm 1997 chỉ bằng 50%, còn 4.649 tỷ USD. Tồi tệ hơn là năm 1999 chỉ còn 1.568 tỷ USD và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003. - Giai đoạn 2004- 2006: Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau tăng gấp đôi so với năm trước. Năm 2004 chỉ mới đạt 2.084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới 10.200 tỷ USD tăng 400% so với 2004. - Giai đoạn 2007-2008: Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhờ đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút FDI, nó được phản ánh qua năm 2007, 2008. Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 1544 dự án và 21.3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm 2006, đó mới chỉ là kết quả của 1 năm gia nhập WTO. Chưa dừng lại ở đó qua năm 2008 Việt Nam đã thu hút một con số cực kỳ ấn tượng với 64 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm 2007. Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế dẫn vốn đầu tư FDI nhất. - Giai đoạn 2009: 2.2. Sức hút FDI của Việt Nam và các hạn chế: 2.2.1. Sức thu hút FDI của Việt Nam: Đất lành thì chim đậu. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam với mục tiêu triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận nên điều mong mỏi duy nhất của họ là được ở “đất lành”. Vấn đề là Việt Nam cũng chỉ là một trong số nhiều lựa chọn của họ nên khi “đất” không lành thì “chim” sẽ bay đi. Việt Nam được công nhận là một quốc gia hấp dẫn về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhờ có những lợi thế về hệ thống chính trị ổn định, có triển vọng kinh tế phát triển trong trung và dài hạn. - Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng GDP ấn tượng ở mức trung bình hơn 7% trong suốt hai thập kỷ qua. - Với một nền kinh tế đang dần dần tự do hóa và có một vị trí địa lý chiến lược đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nhanh chóng trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. - Việt Nam là nước có dân số đông nên có lực lượng lao động dồi dào, lao động Việt Nam cần cù sáng tạo trong công việc, nhân công giá rẻ. - Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. - Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện văn hoá, chính trị trong thời gian vừa qua, góp phần nâng tầm vị thế và danh tiếng Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngoài, hứa hẹn là một điểm đến lý tưởng cho đầu tư. 2.2.2. Những hạn chế của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư. - Chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng, nhất là giá nguyên nhiên liệu (giá điện,than,dầu khí...) tăng đáng kể sẽ ảnh hưởng đến giá thành và tính cạnh tranh trong một số sản phẩm. -Việt Nam chưa khắc phục được những hạn chế cố hữu về thể chế, luật lệ, tính dự báo của luật lệ. -Khả năng hấp thụ vốn của Việt Nam vẫn còn thấp. -Công tác quy hoạch lại có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nước. -Tiến trình giải ngân vốn FDI chậm. -Nội dung xúc tiến đầu tư mới chỉ dừng lại ở quảng bá, giới thiệu tiềm năng, mà chưa đề ra được một chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn và có chiều sâu, nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp, trình độ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc trực tiếp, kinh phí thiếu, thông tin quảng bá đơn điệu, chậm được cập nhật, tính chủ động trong xúc tiến đầu tư còn yếu, bị động, vẫn còn nặng tâm lý chờ nhà đầu tư đến thay vì chủ động tìm kiếm, tiếp xúc, chào mời… 2.3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam - FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho phát triển. - FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Nhờ đó, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ tầng ... - FDI đối với việc làm và cải thiện ngu
Tài liệu liên quan