Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người. Nhờ giao tiếp, con người có thể hiểu biết lẫn nhau, hợp tác với nhau, liên kết với nhau, liên kết vơi nhau nhằm hướng đến mục tiêu lao động, học tập, vui chơi, giải trí
Giao tiếp là cơ sở tồn tại của con người, giúp con người nhận thức và phát triển, giao tiếp là điều kiện để xã hội hóa con người.
Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành của sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách con người, giao tiếp chính là cơ sở để hình thành sự cảm thông, đòan kết và tương trợ lẫn nhau. Qua giao tiếp, con người lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm và biến các kinh nghiệm đó làm của bản thân mình. con người có thể trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng qua giao tiếp.
Nhờ giao tiếp, con người có thể xây dựng mối quan hệ lành mạnh với người xung quanh. Sự tăng trưởng và phát triển của con người về tri thức và ý thức xã hội ở mức độ nhất định được quyết định bởi các tính chất của các mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh và bản sắc cá nhân của mỗi người được hình thành trong quan hệ giao tiếp với mọi người. Mỗi người đều có thể học được những điều hay từ quan hệ giao tiếp với người khác, từ đó có thể tự tin và khăng định mình.
Khả năng xây dưng và duy trì các mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau với người khác thường được xem là sự biểu lộ sơ khởi của sưc khỏe tâm trí.
Giao tiếp tạo cơ sở để hợp tác và phát triển vì cá nhân tham gia giao tiếp, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, mở rộng phạm vi quan hệ.
Giao tiếp là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. không có sự giao lưu hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia, xã hội loài người sẽ không phát triển. Giao tiếp giúp con người truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức, lịch sử xã hội loài người từ người này sang người khác, từ thế hệ này, sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Giao tiếp chính là để hợp tác và phát triển.
Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Trong kỹ năng giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ đều rất quan trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu. Nhưng ngôn ngữ chỉ góp 7%, một phần nhỏ nhất trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm đến 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại chiếm đến 55%, là yếu tố quan trọng nhất.
25 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người. Nhờ giao tiếp, con người có thể hiểu biết lẫn nhau, hợp tác với nhau, liên kết với nhau, liên kết vơi nhau nhằm hướng đến mục tiêu lao động, học tập, vui chơi, giải trí
Giao tiếp là cơ sở tồn tại của con người, giúp con người nhận thức và phát triển, giao tiếp là điều kiện để xã hội hóa con người.
Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành của sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách con người, giao tiếp chính là cơ sở để hình thành sự cảm thông, đòan kết và tương trợ lẫn nhau. Qua giao tiếp, con người lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm và biến các kinh nghiệm đó làm của bản thân mình. con người có thể trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng qua giao tiếp.
Nhờ giao tiếp, con người có thể xây dựng mối quan hệ lành mạnh với người xung quanh. Sự tăng trưởng và phát triển của con người về tri thức và ý thức xã hội ở mức độ nhất định được quyết định bởi các tính chất của các mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh và bản sắc cá nhân của mỗi người được hình thành trong quan hệ giao tiếp với mọi người. Mỗi người đều có thể học được những điều hay từ quan hệ giao tiếp với người khác, từ đó có thể tự tin và khăng định mình.
Khả năng xây dưng và duy trì các mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau với người khác thường được xem là sự biểu lộ sơ khởi của sưc khỏe tâm trí.
Giao tiếp tạo cơ sở để hợp tác và phát triển vì cá nhân tham gia giao tiếp, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, mở rộng phạm vi quan hệ.
Giao tiếp là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. không có sự giao lưu hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia, xã hội loài người sẽ không phát triển. Giao tiếp giúp con người truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức, lịch sử xã hội loài người từ người này sang người khác, từ thế hệ này, sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Giao tiếp chính là để hợp tác và phát triển.
Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Trong kỹ năng giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ đều rất quan trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu. Nhưng ngôn ngữ chỉ góp 7%, một phần nhỏ nhất trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm đến 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại chiếm đến 55%, là yếu tố quan trọng nhất.
Các chuyên gia nói rằng, trong cuộc đàm phán kéo 30phút, hai người có thể biểu hiện hơn 800 thông điệp phi lời nói khác nhau. Nếu hai người đều không hiểu hoặc không nhận ra những thông điệp này, thì cả hai chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thấp. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả của nhiều cuộc đàm phán không đến đích.
Nhận được tầm trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ, nên em quyết định chọn đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngữ của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội CSII.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: khách thể nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội CSII , bao gồm những những điểm hạn chế, khó khăn cần giải quyết, khắc phục. Từ đó có thể nêu ra một vài đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, cải thiện việc giao tiếp của sinh viên hằng ngày, giúp các bạn sinh viên thành công hơn khi ra trường.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu dựa trên các tài liệu, giáo trình và các trang web của nhiều tác giả.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu khảo sát tình hình sử dụng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của sinh viên trường Đại học Lao động- Xã hội và các số liệu tham khảo bên ngoài. Sau đó sử dụng các phương pháp để phân tích số liệu như:
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê phân tích
Phương pháp suy luận
Phương pháp tổng hợp
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu : Trường Đại học Lao động- Xã hội CSII, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thực trạng
Nhìn chung sinh viên trường Đại học Lao động- xã hội nhận thức được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
1.1 nhận thức kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Khi được hỏi “Bạn biết gì về giao tiếp phi ngôn ngữ?” Đa số các bạn sinh viên trường đều trả lời đúng là giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp không lời, giao tiếp bằng sự vận động của cơ thể. Có đến 51/60 sinh viên đều trả lời đúng về khái niệm kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Số còn lại không trả lời đúng là do các bạn không trả lời, hoăc trả lời chưa đầy đủ. Trong số các bạn không trả lời được, đa số các bạn sinh viên khóa 2010 và 2011 chưa được học kỹ năng giao tiếp. Điều này cho thấy, việc học kỹ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc nhân thức của sinh viên về kỹ năng giao tiếp.
Đặc biệt, khi được hỏi” Theo bạn khi giao tiếp, các yếu tố phi ngôn ngữ không đồng nhất với nội dung giao tiếp, thì bạn tin vào yếu tố nào hơn?” có hai đáp án lựa chọn là: Nội dung giao tiếp và biểu hiện phi ngôn ngữ thì có đến hơn 70% sinh viên chọn biểu hiện phi ngôn ngữ. Còn 30% sinh viên còn lại cho rằng yếu tố nội dung giao tiếp đóng vai trò quan trọng hơn và chi phối các bạn nhiều hơn biểu hiện phi ngôn ngữ là do các bạn chưa ý thức được vai trò của biểu hiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như một người nào đó nói vơi bạn rằng họ đang rất vui vẻ, nhưng nét mặt họ có vẻ buồn bã, đôi mắt nhìn xa xăm, hoặc cúi xuống thì ta cũng có thể cảm nhận được họ đang có một nỗi buồn nào đó.các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, khi các yếu tố phi ngôn ngữ trái ngược với lời nói, thì người ta sẽ bỏ qua những lời nói và chú ý đến các biểu hiện phi ngôn ngữ.
Martin Luther đã từng nói “đừng nghe những gì anh ta nói mà hãy nghe những gì bàn tay anh ta nói”. Thật sự nếu chúng ta tinh ý, chúng ta cũng có thể nhận ra ngôn ngữ không đứng độc lập mà phụ thuộc vào yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện ý nghĩa chính xác của nội dung cần giao tiếp. Vì vậy ta có thể khẳng định yếu tố phi ngôn ngữ luôn đóng vai tró quan trong trong quá trình giao tiếp. Và đa số sinh viên của trường đã nhận ra đuợc điều này.
Một câu hỏi khác đặt ra là “Theo bạn, ai cần sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ? Người khuyết tật, người không thể nói mà không thể diễn tả bằng lời hay tất cả mọi người” để đánh giá nhận thức của các bạn sinh viên về yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
Quan sát biểu đồ bên dưới ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy đa số sinh viên( 87% sinh viên) nhận thức được rằng tất cả mọi người đều sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ khi giao tiếp. Số còn lại chưa nhận thức được là do các bạn chưa biết, chưa hiểu và chưa đượ học kỹ năng giao tiêp, đặc biệt là giao tiếp phi ngôn ngữ. Có đến 80% sinh viên khóa 2010 và 2011 chưa nhận thức được vấn đề này. Các bạn vẫn cho rằng chỉ những người khuyết tật, hoặc những người không thể nói được
.
Nhìn chung ta có thể kết luận được rằng, đa số sinh viên trường Đại học Lao động- Xã hội biết được, nhận thức được khái niệm, vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Những sinh viên chưa nhận thức được là do chưa được học, chưa tìm hiểu kỹ về kỹ năng này.
Thái độ
Nhận thức được khái niệm và tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp, vậy thái độ của các bạn sinh viên đối với yếu tố này như thế nào?
Khi được hỏi “Bạn có thường xuyên sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp không?” các bạn sinh viên trả lời là
Tỷ lệ các bạn sinh viên thường xuyên sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ và có sử dụng nhưng không thường xuyên trong giao tiếp đều ngang bằng nhau và bằng 41%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mức độ khác. Không có bạn sinh viên nào trả lời là chưa bao giờ sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Và 18% còn lại các bạn sinh viên được khảo sát trả lời là có đã từng sử dụng yếu tố này trong khi giao tiếp nhưng rất ít. Điều này có thể giải thích rằng tất cả mọi người đều cần sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong khi giao tiếp để diễn tả nội dung nội dung giao tiếp cần được truyền đạt rõ ràng hơn. Những bạn trả lời là rất ít sử dụng yếu tố này đều là những bạn chưa nắm rõ yếu tố này các bạn bạn sử dụng hằng ngày mà không biết. Trong cuộc khảo sát khác gần đây, có đến 90% sự mở đầu của các bài diễn thuyết là các biểu hiện phi ngôn ngữ. Mỗi điệu bộ này lại có những ý nghĩa rất phong phú. Riêng tư thế đầu cũng đã bao hàm các dấu hiệu của sự đồng thuận hay không đồng thuận, hoặc cũng có thể thay cho các từ rất “nhiều”, “sẵn sang”, “tất cả mọi người”, hay “tất cả mọi thứ”.... Vì vậy có thể khẳng định rằng, tất cả mọi người đều sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, những bạn cho rằng mình sử dụng rất ít là do các bạn đó chưa nhận thức rõ yếu tố phi ngôn ngữ, con số này chỉ chiếm 18% trong tổng số sinh viên khảo sát. Tỷ lệ 41% sinh viên khảo sát trả lời thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cơ thể lá con số tương đối cao đây cũng là dấu hiệu cho thấy các bạn sinh viên của trường cũng đã ý thức được về yếu tố phi ngôn ngữ, sử dụng thường xuyên yếu tố này.
Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ.
Thông thường sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến những cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện. Anh ta bắt chéo chân tay trong khi nói chuyện? Anh ta nhìn thẳng vào mắt mình? Anh ta che miệng khi đặt câu hỏi? Quan sát và hệ thống các cử chỉ đó lại, có thể đánh giá người đó có thực tình khi giao tiếp không, đang chán nản, tức giận hay đang nghi ngờ. Ban đầu, có thể bạn không nhận biết được 100% những cử chỉ đó, nhưng ít nhất cũng có thể nhận ra được một điều gì đó đang diễn ra ở người đối diện.
Còn đối với sinh viên trường chúng ta, khi được hỏi “Bạn thường đánh giá (nhận biết) đối tuợng giao tiếp thông qua? Nội dung lời nói, cử chỉ phi ngôn ngữ, cả hai yếu tố trên, và ý kiến khác
Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy rằng yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc đánh giá đối tượng giao tiếp của sinh viên trường chúng ta. Yếu tố phi ngôn ngữ chi phối 89% trong những lần đánh giá đối tượng giao tiếp của các bạn sinh viên trường chúng ta. Câu hỏi thêm đặt ra là trong hai yếu tố nội dung giao tiếp và cử chi phi ngôn ngữ thì yếu tố nào chi phối nhiều hơn? Và có đến 33/61 sinh viên cho rằng yếu tố chỉ phi ngôn ngữ chi phối nhiều hơn cả. Qua số liệu này, ta cũng có thể khẳng định rằng đa số các bạn sinh viên trường đã có thái độ đúng vơi yếu tố này, biết thường xuyên sử dụng yếu tố này trong quá trình giao tiếp, và đánh giá đối tượng giao tiếp.
Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt rõ hơn nội dung khi giao tiếp và sử dụng chúng để đánh giá và hiểu đối tượng giao tiếp hơn, vậy các bạn sinh viên trường ta có trao dồi kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ như thế nào?
Khi được hỏi “Bạn có thuờng trao dồi kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ không?” Có đến 13.21% các bạn trả lời là thường xuyên trao dồi kỹ năng này, 28.46% sinh viên có trao dồi nhưng không thường xuyên, 17.28% rất ít trao dồi, và 3.5% sinh viên còn lại hầu như không trao dồi kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
Điều này phản ánh đúng thực tế sinh viên trường của chúng ta, các bạn trả lời là không bao giờ trao dồi vì các bạn ấy chưa được học biết, chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng này. Số bạn ít trao dồi hoặc không thường xuyên trao dồi là do các bạn còn thụ động trong việc trao dồi kỹ năng này như tham gia các họat động xã hội, đọc sách báo, thường xuyên tham gia các câu lạc bộ để luyện tập, trao dồi kỹ năng Các bạn chưa phân phối hợp lý thời gian của mình, thụ động ở ký túc xá tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là có đến 13,21% bạn thường xuyên tích cực trao dồi kỹ năng này. Các bạn này đa số là các bạn sinh viên năng động, tích cực và đã hiểu được rất rõ tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, cũng như sự thành công của các bạn sau khi ra trường.
Qua những câu hỏi và kết quả khảo sát trên, ta có thể nhận thấy rằng các bạn sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội CSII đã có thái độ tích cực với kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, các bạn biết được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, thường xuyên sử dụng chúng, dùng chúng để đánh giá, nhận biết và hiểu đối tượng giao tiếp và trao dồi kỹ năng này. Tuy nhiên vẫn có một số ít các bạn chưa có thái độ tích cực lắm trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Các bạn chưa được học biết về chúng hoặc chưa chủ động tích cực trao dồi các kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân.
Hành vi
Biết được thưc trạng nhận thức và thái độ của các bạn sinh viên trường với kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, chúng ta cùng tìm hiểu một số biểu hiện hành vi sử dụng kỹ năng này của các bạn.
Biểu hiện nét mặt
Nét mặt có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thong tin vá tình cảm trong giao tiếp. một người bạn để ta chờ lâu, ta nhăn mặt, tuy không nói nhưng bạn ấy đã biết ta khó chịu. Biểu hiện giao tiếp phi ngôn ngữ tập trung nhất ở nét mặt là ánh mắt nhìn và nụ cười.
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp. Ví dụ:
- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.
- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.
- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.
- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.
- Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn.
- Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói.
- Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói.
- Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên.
Giao tiếp mắt
Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Mọi biểu hiện buồn, vui, giận dữ, sung sướng đều được biểu hiện qua ánh mắt. Vì vậy, trong khi giao tiếp, chúng ta có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.
- Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.
- Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.
Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm...
Khi được hỏi: “Khi giao tiếp bạn nhìn vào mắt đối tượng giao tiếp như thế nào?”
Qua biểu đồ bên dưới ta cũng thấy được có 5.8% sinh viên nhìn chằm chằm, 39.63% sinh viên nhìn lướt qua, 2,3% không nhìn khi giao tiếp, và 16.26% sinh viên trả lời ý kiến khác là: nhìn thẳng nhưng tránh nhìn chằm chằm, chỉ nhìn khi cần xác nhận nội dung, nhìn vào mắt sau đó nhìn xuống mũi và cổ¸ nhìn bằng ánh mắt thân thiện, thỉnh thỏang nhìn vào mắt đối tượng, có cái nhìn tập trung nhưng không nên chằm chằm.
Tỷ lệ các bạn sinh viên trường chỉ nhìn lướt qua chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 39.63%. Các bạn nhìn Chằm chằm hoặc không nhìn trong khi giao tiếp chỉ chiếm 8.1%, đây là con số rât nhỏ, điều này có thể nói lên là sinh viên của trường cũng biết sử dụng ánh mắt trong khi giao tiếp, tuy nhiên chưa sử dụng tốt lắm. Chỉ có khỏang 16.26% các bạn trả lời ý kiến khác là có cái cái nhìn đúng đắn, thể hiện thiện chí tốt khi giao tiếp.
Ánh mắt của Steave Jobsluôn mang đầy mãnh lực để vươn lên đến sự hòan mỹ ông đạt ra cho tưng sản phẩm của mình.
Nụ cười
Nụ cười là phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụ cười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, một bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh,vì nụ cười chẳng những mang lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự tin mà còn làm cho họ cảm thấy đây là tín hiệu của sự tốt lành ,của tình hữu hảo và long chân thành. Tuy nhiên có nhiều nụ cười khác nhau và không phải nụ cười nào cũng có hiệu quả tốt. Nụ cười phải tự nhiên, chân thành thì mới có hiệu quả.
Nụ cười được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị. Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt.
Khi được hỏi: “Theo bạn, nụ cười có vai trò gì trong giao tiếp?”
Qua biểu đồ ta cũng nhận thấy đa số các bạn sinh viên cho rằng nụ cười gíup giảm sụ căng thẳng, tạo sự gần gũi trong quan hệ giao tiếp chiếm 31/60 sinh viên khảo sát. Rất ít sinh viên cho răng nụ cười chỉ đê vui( 2/60 sinh viên). Có đến 21/60 sinh viên khảo sát cho rằng nụ cười có rất nhiều vai trò trong giao tiếp, ngoài ra các bạn còn bổ sung ý kiến như: như nụ cười tạo thân thiện, tạo sự gần gũi, thỏai mái hơn khi giao tiếp và nụ cười còn có thể phản ánh được con người.
Câu hỏi đặt ra “Bạn thuờng cười như thế nào trong giao tiếp?” có duy nhất 1 trong số 60 sinh viên khảo sát trả lời là cười nghiêm nghị, không có bạn nào trả lời là cười lăn cười bò hoặc cười miễn cưỡng. Có 4/60 sinh viên chọn kiểu cười nhếch mép, 7/60 sinh viên khảo sát chọn kiểu cười thoải mái. Và cách cười phổ biến nhấtcủa các bạn sinh viên là cười nhẹ nhàng, mỉm chi, chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 28%sinh viên). Đồng thời, một số không ít các bạn có ý kiến khác bổ sung là đối với bạn bè thì cười thỏai mái, cười to, người lớn cười nhẹ nhàng, tùy hòan cảnh, đối tượng. đối với người mới quen cười mỉm, nhẹ nhàng; tùy chuyện mà cười.
Qua đó, ta có thể kết luận là sinh viên trường đã nhận thức được vai trò của nụ cười, và cũng có cách cười của riêng bản thân, không gây khiếm nhã, bất lịch sự.
Trang phục
Trong giao tiếp trang phục ăn mặc không chỉ thể hiện khiếu thẩm mỹ ,văn hoá giao tiếp, mà còn thể hiện thái độ với chúng ta đối với người khác và đối với công việc. Tùy theo từng trường hợp, từng mùa và từng theo sở thích cá nhân, đặc điểm của địa phương, của dân tộc mà chọn cách ăn mặc cho phù hợp.
Trang phục cũng là một kênh trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Ông bà ta vẫn có câu: “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. cách ăn mặc, đầu tóc của người giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng giao tiếp. Trang phục giữ vai trò chìa khóa trong những cuộc giao tiếp nghi thức, và cả về sau.
“Áo nàng vàng anh về thương hoa cúc
Áo nàng xanh anh về thương sân trường”
Trang phục mở đầu cho không khí giao tiếp đạt hiệu quả, nếu biết chon trang phục thích hợp.
Một bộ trang phục phù hợp, dễ nhìn có thể sẽ không có tính quyết định cho việc thành công trong cuộc phỏng vấn xin việc. Nhưng một bộ trang phục gây phản cảm có thể làm bạn bị “knock out” vòng đầu phỏng vấn xin việc. Dù môi trường làm việc có thế nào đi nữa, bạn cần phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Đây là cơ sở để đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên. Các phục trang như: túi xách, bìa hồ sơ, bút máy, ví da, giày đều góp phần nâng cao vẻ bề ngoài. Chúng sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có chú trọng đến việc tạo ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng không. Cách trang điểm, sử dụng nước hoa, trang sức có thể làm cho nhà tuyển dụng biết thêm về trình độ nghiệp vụ của bạn. Móng tay dơ hay đôi giày sờn rách cho thấy đây là người cẩu thả, vội vã và không nhận thức được tầm quan trọng của việc gây ấn tượng với người khác. Quần áo và phục trang chính là các hành vi phi ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Hơn một nữa nhà tuyển dụng (51%) cho rằng, lỗi