Tiểu luận Quy luật lưu thông tiền tệ, những nguyên nhân và những biện pháp phòng chống lạm phát của nước ta hiện nay

Hiện tượng lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tếđang có tốc độ tăng trưởng nhưng để khắc phục hiện t ượng này, trước hết ta phải phân tích đ ược những nguyên nhân trực tiếp v à gián tiếp gây ra nó. Bởi v ì, lạm phát luôn luôn l à kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế khác nhau, và thường thì rất khó nhận ra đâu l à nguyên nhân ch ủ yếu, nên việc chống lạm phát th ường gặp nhiều khó khăn. Từ sự phân tích đúng đắn, ta m ới có thể đề ra các giải pháp quản lí, sử dụng các cô ng cụ điều tiết vĩ mô (bao gồm: ch ính sách t ài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập) ph ối hợp thực hiện một cách đồng bộ với nhau nhằm tạo ra mộ t tác động tổng hợp kiềm chế l ạm phát ở mức độ vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát tr iển một cách bền vững. Để biết thêm về hiện tượng lạm phát ở nước ta hiện nay thì tôi đã bắt đầu đi tìm hi ểu về quy luật l ưu thông ti ền tệ, những nguy ên nhân và nh ững biện pháp phòng chống lạm phát của nước ta hiện nay. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu và viết lên bài tiểu luận này thì không thể tránh khỏi những thiếu xót. Cho n ên tôi rất muốn sự góp ý v à sự bổ sung tận t ình của cô để những bài tiếp theo có thể hoàn thiện và tốt hơn.

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quy luật lưu thông tiền tệ, những nguyên nhân và những biện pháp phòng chống lạm phát của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 1 - A. LỜI MỞ ĐẦU Hiện tượng lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhưng để khắc phục hiện tượng này, trước hết ta phải phân tích được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra nó. Bởi vì, lạm phát luôn luôn là kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố kinh tế khác nhau, và thường thì rất khó nhận ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, nên việc chống lạm phát thường gặp nhiều khó khăn. Từ sự phân tích đúng đắn, ta mới có thể đề ra các giải pháp quản lí, sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô (bao gồm: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập) phối hợp thực hiện một cách đồng bộ với nhau nhằm tạo ra một tác động tổng hợp kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Để biết thêm về hiện tượng lạm phát ở nước ta hiện nay thì tôi đã bắt đầu đi tìm hiểu về quy luật lưu thông tiền tệ, những nguyên nhân và những biện pháp phòng chống lạm phát của nước ta hiện nay. Tuy vậy, trong quá trình tìm hiểu và viết lên bài tiểu luận này thì không thể tránh khỏi những thiếu xót. Cho nên tôi rất muốn sự góp ý và sự bổ sung tận tình của cô để những bài tiếp theo có thể hoàn thiện và tốt hơn. GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 2 - B. NỘI DUNG GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 3 - CHƯƠNG I QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ I.1. Khái niệm của quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. I.2. Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật này được thể hiện như sau: * Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông được tính bằng công thức: Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền. Trong đó: - Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào lưu thông của hàng hóa ấy. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông. - Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ. * Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán thì: Lượng tiền cần thiết cho lưu thông Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông Tốc độ lưu thông của đồng tiền = M: Số lượng tiền cần cho lưu thông. 1: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ lưu thông. 2: Tổng giá cả hàng hoá bán chịu. 3: Tổng giá cả hàng hoá khấu trừ. 4: Tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán. 5: số vòng luôn chuyển trung bình của 1 đơn vị tiền tệ. M 1- ( 2+3 ) + 4 5 = GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 4 - Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định, cho nên khi ứng dụng công thức trên cần lưu ý một số điểm sau: - Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong thời kỳ đó như: hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau, hàng hóa bán ( mua ) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền, hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác, hàng hóa được mua ( bán ) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản,… - Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và lượng tiền mua ( bán ) hàng hóa chịu đã đến kỳ thanh toán. Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ là khối lượng tiền thực tế trong lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tuỳ theo loại hình lưu thông tiền tệ ( lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền tín dụng ngân hàng ). Quy luật lưu thông tiền tệ chứa đựng các biểu thị khác nhau: quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông, quy luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa, quy luật lưu thông tiền tín dụng - giấy bạc ngân hàng. Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc làm phương tiện lưu thông được hình thành một cách tự phát. Bởi vì, tiền vàng hay tiền bạc ( hoặc các của cải bằng vàng, bạc ) thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ. Nếu như số lượng tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì việc tích trữ tiền tăng lên và ngược lại. Chẳng hạn, khi sản xuất giảm sút thì số lượng hàng hóa đem ra lưu thông ít đi, do đó số lượng tiền đang trong lưu thông trở nên lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, khi đó việc tích trữ tiền sẽ tăng lên. GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 5 - Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực. Trong chế độ tiền giấy bản vị vàng, một đồng tiền giấy chỉ là ký hiệu của một lượng vàng nhất định dự trữ trong quỹ dự trữ của nhà nước hoặc ngân hàng. Về nguyên tắc, bất kỳ lúc nào đồng tiền giấy cũng được đổi sang lượng vàng mà nó ấn định. Trong trường hợp này lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng tự điều tiết như trong chế độ tiền vàng. Tuy nhiên, thực tế không diễn ra đúng như vậy. Nhìn chung lượng vàng dữ trữ không đủ để đảm bảo cho lượng tiền giấy đã được phát hành, khi đó lạm phát xảy ra. Hơn nữa, do chế độ bảo đảm bằng vàng đã không được thực hiện nghiêm túc. Cuối cùng đã bị bãi bỏ, chuyển sang chế độ tiền giấy do nhà nước ấn định giá trị phát hành ban đầu không có vàng đứng đằng sau bảo đảm. Khi đó, đồng tiền được tung vào lưu thông và giá trị của nó thường xuyên bị biến đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế. Đặc biệt là yếu tố phát hành tiền: lượng tiền phát hành không phù hợp với lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Đồng thời, lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng thường xuyên biến đổi do giá trị của một đơn vị tiền tệ thường xuyên thay đổi. I.3. Lạm phát Khi lượng tiền giấy phát hành ra vượt quá số lượng vàng hoặc bạc cần thiết cho lưu thông thì gọi là lạm phát. Nó sẽ làm cho hiện tượng giá cả tăng lên nhanh chóng và đồng tiền trở nên bị mất giá. Ngược lại, nếu lượng tiền giấy phát hành ra thấp hơn số lượng vàng hoặc bạc cần thiết cho lưu thông thì gọi là giảm phát. Lạm phát vừa phải: lạm phát dưới 10% 1 năm. Lạm phát phi mã: lạm phát 2 con số1 năm. Siêu lạm phát: lạm phát 3 ( hoặc 4) con số1 năm. Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 6 - CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LẠM PHÁT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY II.1. Nguyên nhân lạm phát ở nước ta hiện nay Lạm phát trong kinh tế học được hiểu là sự tăng giá chung. Lạm phát thường có nguyên nhân từ tiền tệ do ngân hàng nhà nước cung ứng quá nhiều tiền trong lưu thông. Lạm phát cũng có thể có nguyên nhân từ việc tăng giá do cầu tăng mạnh đột biến lớn hơn khả năng sản xuất của nền kinh tế tạo ra lạm phát do cầu kéo. Chi phí sản xuất gia tăng cũng đẩy giá hàng hóa lên cao tạo ra lạm phát do chi phí đẩy. Có thể nói lạm phát ở Việt Nam hiện nay hội tụ đủ các nguyên nhân do cả cầu kéo lẫn chi phí đẩy và tiền tệ. II.1.1. Nguyên nhân thứ nhất có nguồn gốc từ các yếu tố bên trong của nền kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế. Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng cầu tăng nóng. Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 4,95% GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006. Tổng cầu tăng nóng vượt quá khả năng của một nền kinh tế còn tồn tại nhiều vấn đề "thắt cổ chai" liên quan tới hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp luật đã làm gia tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận việc gia tăng đầu tư nước ngoài và đầu tư công vào kết cấu hạ tầng tạo cơ hội nhiều hơn thách thức, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề "thắt cổ chai", tạo đà phát triển bền vững trong dài hạn. II.1.2. Nhóm nguyên nhân thứ hai có nguồn gốc từ các yếu tố bên ngoài Đó là giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sự mất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003. Giá dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1-2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt đỉnh mới 125,96 USD/thùng vào ngày 9-5-2008. Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc biệt là giá lương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới. Đến cuối năm 2007, lạm phát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến tháng 4-2008, tỷ lệ này đã là 21,42%. Nhìn vào hình 1, có thể nhận thấy tỷ lệ lạm GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 7 - phát của Việt Nam luôn cao hơn gấp đôi mức lạm phát của một số nước trong khu vực. Tác động của lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam thường cao hơn gấp đôi các nước khác trong khu vực là do Việt Nam thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ với USD. Các nước trong khu vực như Ma-lai-xi-a và Thái Lan theo đuổi chính sách thả nổi có điều tiết đồng nội tệ và đã điều chỉnh lên giá nội tệ theo giá trị danh nghĩa của đồng USD trong thời gian qua. Kể cả Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong việc thực thi chính sách tỷ giá cũng đã điều chỉnh lên giá danh nghĩa nội tệ trong thời gian qua. Kết quả là, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2004 đến nay, đồng Việt Nam có xu hướng mất giá danh nghĩa, trong khi đồng tiền của các nước khác trong khu vực có xu hướng lên giá danh nghĩa so với đồng USD. Giá hàng hóa, nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây là do tăng trưởng cầu thế giới tăng nhanh hơn tốc độ tăng cung với bằng chứng là lượng hàng tồn kho hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh. Đồng USD mất giá danh nghĩa làm cho giá hàng hóa tính theo đồng tiền khác như EUR, GBP giảm tương đối và càng khuyến khích cầu. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trên thế giới gia tăng mua hàng hóa đề phòng vệ rủi ro mất giá USD. Kết quả là giá hàng hóa nguyên liệu tăng lên cao hơn mức bình thường, tăng do tăng cầu và tăng do USD mất giá. Các nước trong khu vực có điều chỉnh nâng giá nội tệ tương ứng với mức mất giá danh nghĩa của Mỹ (đo bằng chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER) sẽ điều chỉnh giảm được tác động tăng giá do mất giá đồng USD. Hình 3 minh họa mức biến động giá lương thực theo nội tệ của các nước so với giá danh nghĩa của đồng USD và tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER). Có thể nhận thấy, giá lương thực thế giới tính theo VNĐ cao hơn mức giá tính theo USD do đồng Việt Nam mất giá so với USD. Giá lương thực theo bạt (Thái Lan) và nhân dân tệ (Trung Quốc) còn có phần rẻ hơn mức tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) của Mỹ. Chính nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt, Thái Lan và Trung Quốc giảm được tác động sốc giá lương thực từ nước ngoài. Việt Nam thi hành chính sách neo tỷ giá và vì vậy đã nhập khẩu lạm phát giá lương thực theo USD. Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho lạm phát ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. II.1.3. Nhóm nguyên nhân tiếp theo gây ra lạm phát ở Việt Nam là yếu tố tiền tệ Với tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tăng quá nhanh trong những năm vừa qua. Trong ba năm từ 2005 đến 2007, cung tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006. Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31-12-2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 57,53% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng đột biến là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP. Để duy trì GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 8 - tỷ giá USD, Ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD (năm 2006) lên 21,6 tỉ USD (năm 2007) và đẩy một lượng lớn nội tệ ra thị trường. Mặc dù không thể phủ nhận yếu tố tiền tệ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát hiện tại, nhưng cũng cần khẳng định rằng, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai, dịch bệnh lây lan và giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến dẫn đến giá lương thực tăng cao. Trong những năm 1999, 2000, mức cung ứng tiền tệ M2 đã có lúc lên tới 56,2% nhưng Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiểu phát. Hơn nữa, độ trễ của chính sách tiền tệ là từ 6-36 tháng, nên không phải cung tiền tăng lập tức dẫn tới lạm phát. Trong tình hình hiện nay, tốc độ tăng trưởng cung ứng tiền tệ M2 chỉ đóng vai trò xúc tác cho quá trình nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài. Trên thực tế, ở bảng 1 chúng ta có thể thấy do lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng tới 42,7% trong chỉ số CPI, nên phần đóng góp của giá lương thực thường chiếm tới 70% động thái của chỉ số giá tiêu dùng CPI (được coi là tỷ lệ lạm phát). Trong quý III năm 2007, phần đóng góp của các yếu tố phi lương thực vào lạm phát chỉ là 3,5%. Con số này là 4% cho quí IV năm 2007, và ngay cả khi lạm phát lên tới 15,7% vào tháng 2-2008, thì lương thực thực phẩm góp tới 10,8%. Tháng 3 và tháng 4, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước là 19,4% và 21,4%, phần đóng góp của lạm phát giá lương thực, thực phẩm là 13,1% và 14,6%. II.2. Những biện pháp phòng chống lạm phát ở nước ta hiện nay Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của đất nước ta là: kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, một mặt phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về điều hành kinh tế - xã hội năm 2008, mặt khác cần tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ 8 giải pháp chủ yếu sau đây: Nếu không có biện pháp kìm chế hữu hiệu thì lạm phát trong năm nay tiếp tục cao là điều khó tránh. GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 9 - Một là, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 2. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sớm ổn định tổ chức, kịp thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ. Hai là, kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công. 1. Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. 2. Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính triển khai nội dung này ngay trong việc rà soát lại và cân đối nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 10 - đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư để cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư cho sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. 3. Các Bộ liên quan, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản về đầu tư xây dựng, kịp thời ban hành hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình sớm đưa vào khai thác phát huy hiệu quả. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc nghiên cứu để chuyển một số công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách sang hình thức đầu tư BOT từ nguồn vốn trong và ngoài nước hoặc bán, chuyển nhượng công trình có khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp, tư nhân khai thác hoặc đầu tư tiếp để nâng cao hiệu quả đầu tư. 5. Bộ Tài chính chủ trì rà soát, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn. Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính chuẩn bị để thực hiện trong quý IV năm 2008. 6. Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong tất cả các cấp, các ngành, trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào chương trình cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2008 và những năm tiếp theo. Năm 2008, ngoài việc tiết kiệm bình quân 10% chi phí hành chính (trừ tiền lương, phụ cấp lương, các khoản chi cho con người theo chế độ quy định) của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật cần thiết, giảm tối đa các hội nghị toàn quốc, giảm chi phí đi lại (nhất là đi lại bằng máy bay); cắt giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn công tác nước ngoài bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách mà không thật thiết thực; tiết kiệm năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Giảm các chi phí cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua,... gây tốn kém, lãng phí. Bộ Tài chính chủ trì giao chỉ tiêu và hướng dẫn nội dung và tổ chức triển khai để các đơn vị thực hiện. 7. Phấn đấu năm 2008 thu ngân sách thực hiện vượt dự toán đã được giao, tăng dự phòng để chi cho khắc phục thiên tai, an sinh xã hội, giảm thêm tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với mục tiêu mà Quốc hội đã giao cho năm 2008. Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì: a) Phối hợp với các địa phương khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai và dịch bệnh để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tập trung chỉ đạo phát triển trồng GVHD: Nguyễn Thị Hải Lên - 11 - rau màu, chăn nuôi, tăng nguồn cung thực phẩm nhằm sớm ổn định giá cả lương thực, thực phẩm, chuẩn bị đủ giống cho sản xuất vụ mùa, hè thu. b) Phối hợp với các cơ q
Tài liệu liên quan