Tiểu luận Thực trạng Cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay

Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy nhân dân làm gốc. Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước. Trong đó thì cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đề tài Cải cách hành chính giúp em sẽ hiểu thêm về nền hành chính và thực trạng của việc Cải cách hành chính nước ta hiện nay. Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thông tin và đánh giá. Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chức văng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắc chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành chính Nhà nước.

doc25 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 4017 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng Cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG –––––––––––––––––––––– TIỂU LUẬN Thực trạng Cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Ngọc Hiền Sinh viên: Kiều Văn Cường Lớp: QTVP K1 LT Hà Nội, 05 – 2008 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 LÒI MỞ ĐÀU 2 Phần I. Sự cần thiết Cải cách hành chính 1.Bối cảnh, yêu cầu của việc cải cách hành chính 2. Đường lối chủ chương của Đảng 3. Mối liên hệ cải cách hành chính với công cuộc cải cách khác Phần II. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH I. Những nguyên tắc cơ bản và mục tiêu của CCHC 1. Những nguyên tắc cơ bản 2. Mục tiêu của CCHC II. Nội dung của CCHC 1. Cải cách hành chính trong giai đoạn đầu 2. Chương trình CCHC tổng thể giai đoạn 2001 - 2010 2.1. Nội dung cải cách 2.2 Năm giải pháp thực hiện 2.3 Bảy chương trình hành động 3. Kết quả bước đầu và hạn chế 3.1 Cải cách thể chế hành chính 3.2 Tổ chức bộ máy hành chính. 3.3 Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 3.4 Cải cách tài chính công 3.5 Ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính 4. Trọng tâm công tác CCHC trong thời gian tới 4 4 4 5 7 7 7 7 8 8 9 10 10 11 11 11 13 15 16 17 18 KẾT LUẬN 22 LỜI MỞ ĐẦU T rong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy nhân dân làm gốc. Hành chính học là khoa học lấy quản lý hành chính làm đối tượng nghiên cứu chính, nghiên cứu các quy luật quản lý hiệu quả những công việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước. Trong đó thì cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu đề tài Cải cách hành chính giúp em sẽ hiểu thêm về nền hành chính và thực trạng của việc Cải cách hành chính nước ta hiện nay. Cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước: Lập kế hoạch, định thể chế, tổ chức, công tác cán bộ, tài chính chỉ huy phối hợp; Kiểm tra; thông tin và đánh giá. Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chức văng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắc chính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Theo nghĩa hẹp cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cải cách hành chính ở nước ta được hiểu là: “ Trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện: Thể chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp; và đội ngũ cán bộ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ nhân dân. Phần II SỰ CẦN THIẾT CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1.Bối cảnh, yêu cầu của việc Cải cách hành chính Việt Nam những năm đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững và tăng cường chính trị, đưa đất nước cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Theo Ngân hàng Thế giới (WORLD BANK) thì tăng trưởng hàng năm (GDP) của nước ta trong giai đoạn đổi mới tăng bình quân 8.2 % (1991 – 1995). Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các nước, nhất là trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) liên tục tăng cao qua từng năm. Song song với cải cách kinh tế, Việt Nam đã thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng trong hệ thống chính trị, tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, tiếp tục xây dựng Nhà nước XHCN Việt Nam. Quá trình phát triển này có sự đóng góp không nhỏ của nền hành chính quốc gia tuy nhiên đã tỏ ra còn nhiều mặt non yếu, chưa thích hợp với những thay đổi nhanh chóng do kinh tế thị trường gây ra. Bộ máy nhà nước còn quá cồng kềnh , hiệu quả hoạt động chưa cao, nặng về quan liêu, cửa quyền, năng lực, phẩm chất cả một bộ phận công chức chưa tương xứng với những yêu cầu đó... 2. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về Cải cách hành chính Quan điểm của Ðảng về cải cách nền hành chính nhà nước đã được thể hiện nhất quán trong các văn kiện Ðại hội đại biểu Ðảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và trong các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 2 và 8 (khóa VII), 3 và 7 (khóa VIII), 6 và 9 (khóa IX). Ðó là quá trình tìm tòi sáng tạo, đổi mới nhận thức liên tục, thống nhất được khởi đầu từ Ðại hội VI năm 1986 để hình thành các quan niệm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính (CCHC) cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn. Hội nghị lần thứ 8 tháng 01 năm 1995 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CH XHCN Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Điều này được cụ thể hoá trong một loạt các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước như Nghị Quyết số 38-CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của Chính phủ; Quyết định số 136/2001/QĐ – TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010. Quyết định số 181/2003/QĐ – TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; ........ 3. Mối liên hệ của cải cách hành chính và công cuộc cải cách khác Cải cách hành chính không có mục đích tự thân mà là nhằm mục đích phục vụ, thúc đẩy sự phát triển ổn định và năng động của toàn xã hội, chủ yếu là triển khai thực hiện mục tiêu cơ bản là: Phát triển nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cải cách kinh tế là cải cách thể chế kinh tế thực chất của cải cách kinh tế là cải cách thể chế quản lý kinh tế của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nội dung của cải cách hành chính. Cải cách hành chính là khâu mấu chốt, đảm bảo sự thành công của cải cách kinh tế luôn gắn liền với những thành tựu trong cải cách kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, cải cách pháp luật và tư pháp Cải cách hành chính trước hết là cải cách thể chế của nền hành chính, có mối liên hệ mật thiết phụ thuộc lẫn nhau với cải cách pháp luật và tư pháp. Những thay đổi trong cải cách hành chính cần phải được đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật và nền tư pháp, chỉ có cải cách pháp luật mới tạo cơ sở pháp lý cho cải cách hành chính thành công Cải cách hành chính cũng chính là thể chế hoạt động của Nhà nước nói chung và trực tiếp là Chính phủ- một bộ phận cấu thành quan trọng của thể chế chính trị. Cải cách hành chính là một trong những bước đi góp phần làm đổi mới hệ thống chính trị nhưng vẫn phục tùng, phục vụ hệ thống chính trị, và giữ vững ổn định chính trị. Phần II THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH I. Những nguyên tắc cơ bản và mục tiêu của Cải cách hành chính 1. Những nguyên tắc cơ bản Xây dựng nền hành chính dân chủ xã hội chủ nghĩa phục vụ đắc lực cho nhân dân và giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội theo pháp luật. Cải cách hành chình nhà nước là bộ phận trọng yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, gắn với đổi mới và chỉnh đốn đảng. Cải cách hành chính gắn liền với cải cách cơ quan quyền lực, cơ quan tư pháp. Cải cách hành chính phải phục vụ đắc lực và thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mọi chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước đều phải xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, sát với điều kiện thực tế, giữ vững và phát huy truyền thống dân tộc, đồng thời vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của nền hành chính hiện đại thế giới. Cải cách hnàh chính nhằm xây dựng một nền hành chính dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nằm trong tổng thể hệ thống chính trị, trong đó nhân dân làm chủ thông qua Nhà nước. 2 Mục tiêu của cải cách hành chính Xây dựng một nền hành chính trong sạch vững mạnh, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. “ Một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng” và đảm bảo xây dựng một “đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước” (Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 -2010). II. Nội dung của Cải cách hành chính 1. Cải cách hành chính trong giai đoạn đầu Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điều kiện thuận lợi về chủ quan, khách quan đã và đang có những lợi thế phát triển so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Thành phố là một trung tâm lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa... là đầu mối giao thông cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng không, có vị trí thuận lợi về giao lưu quốc tế. Trong quá trình phát triển, thành phố Hồ Chí Minh luôn được sự quan tâm của các cơ quan trung ương và các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Từ năm 1982, Nghị quyết 01 NQ/TƯ của Bộ Chính trị xác định thành phố Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng sau thủ đô Hà Nội. Mặc dù có sự quan tâm như vậy nhưng hình như tiềm năng, thế mạnh, tinh thần năng động, sáng tạo của thành phố vẫn chưa được khai thác tốt nhất? Nhận ra điều đó, để đưa chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm cải cách hành chính ở lĩnh vực thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa, một dấu", thành phố Hồ Chí Minh nhận thức trách nhiệm quan trọng của mình trong cải cách kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia. Cơ chế "một cửa" được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, nhằm thay thế cho cơ chế "nhiều cửa" trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan công quyền với người dân và các tổ chức chính trị - xã hội ; giữa các cơ quan công quyền với nhau. Mục tiêu của cơ chế "một cửa" là đơn giản hóa các thủ tục hành chính ; giảm bớt phiền hà, sách nhiễu của các cơ quan công quyền cũng như các cán bộ, công chức được ủy quyền ; bảo đảm công khai, rõ ràng, thông suốt quy trình giải quyết các thủ tục hành chính ; tiết kiệm công sức và chi phí, tăng cường sự giám sát của người dân đối với các cơ quan công quyền, công chức. Cơ chế "một cửa, một dấu" là bước khởi đầu nhằm chấn chỉnh lại hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện lâu nay đã trở nên cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ tục hành chính. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp quận, huyện sẽ thay đổi trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp, tiến tới cơ cấu lại tổ chức bộ máy của UBND cấp quận, huyện phù hợp với phương thức hoạt động mới, làm điểm tựa cho những bước cải cách tiếp theo. 2. Chương trình cải cách tổng thể giai đoạn 2001 -2010 2.1 Nội dung cải cách Cải cách thể chế -Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. - Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức. - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính Cải cách tổ chức bộ máy hành chính - Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới. - Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhận để khắc phục những chống chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức - Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức Cải cách tài chính công - Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách. - Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách. 2.2 Năm giải pháp thực hiện - Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành. - Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị. - Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. - Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực. - Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. 2.3 Bảy chương trình hành động - Chương trình 1: “Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật” do Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ chủ trì. - Chương trình 2: “Nghiên cứu xác định vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước” giai đoạn I (2003-2005) do Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ chủ trì. - Chương trình 3: “Chương trình tinh giản biên chế” do Bộ Nội vụ chủ trì - Chương trình 4: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn I (2003-2005)” do Bộ Nội vụ chủ trì. - Chương trình 5: “Chương trình cải cách tiền lương” do Bộ Nội vụ chủ trì. - Chương trình 6: “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công” do Bộ Tài chính chủ trì. 3. Kết quả bước đầu và hạn chế 3.1 Cải cách thể chế hành chính Cải cách thể chế được xác định là một trong những trọng tâm của CCHC nhà nước và đã đạt được kết quả tương đối thành công về xây dựng và điều chỉnh thể chế quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Ðã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp. Trong đó, đã sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992, ban hành mới Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư, Luật Thương mại, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Ðất đai (sửa đổi) và một số luật chuyên ngành khác để tạo thể chế kinh tế; đồng thời ban hành Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HÐND và UBND, và xác lập thể chế vận hành của bộ máy Chính phủ, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của tất cả các bộ, ngành T.Ư để tạo đồng bộ về thể chế hành chí Cải cách thủ tục hành chính được tập trung thực hiện theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch và đã đem lại những kết quả tích cực. Ðã triển khai có kết quả quy định thực hiện ở các cấp hành chính cơ chế "một cửa" theo Quyết định 181/2003/QÐ-TTg nhằm tạo thuận lợi trong giải quyết các công việc của dân, thay đổi mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, doanh nghiệp, tổ chức và các nhà đầu tư theo hướng phục vụ, tạo sự liên thông giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính và điều chỉnh chế độ làm việc, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan hành chính nhà nước, được nhân dân và doanh nghiệp đánh giá cao (tính đến 31-12-2005). 100% cấp tỉnh, 98% cấp huyện và 78% cấp xã đã tổ chức triển khai cơ chế "một cửa". Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã được triển khai mạnh trong giai đoạn I và thu được những kết quả bước đầu tích cực. Đây là một trong những lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo trong cả quá trình cải cách. Kết quả sau 5 năm triển khai cho thấy, thủ tục hành chính trên hầu hết các lĩnh vực đều đã được rà soát, sửa đổi, ban hành mới theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho người dân. Đặc biệt, thủ tục hành chính trên những lĩnh vực bức xúc, liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v… đã được rà soát nhiều lần, loại bỏ những thủ tục hành chính phức tạp, gây phiền hà, bước đầu tạo lập lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền (Trích Báo cáo Tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001-2005) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2006-2010) của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ). Về cơ bản, qua việc đổi mới cách thức, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính đã có tác dụng trực tiếp làm giảm bớt phiền hà, chi phí, tiêu cực và thu được kết quả tích cực, được công dân, doanh nghiệp, dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Ðã có bước chuyển biến tích cực trong việc xác lập và tạo một hành lang pháp lý để thúc đẩy việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, vệ sinh - môi trường, văn hóa, thể thao. Qua đó, có tác dụng huy động các nguồn lực trong xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả khu vực sự nghiệp dịch vụ công lập và ngoài công lập. Năm 2005 là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam được đánh giá như một điểm sáng về nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, là một trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới. Bên cạnh những kết quả và tiến bộ đã đạt được, vấn đề cải cách thể chế trong những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập. Một số thể chế cơ bản còn chậm được xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện. Thủ tục hành chính cho dù được cải cách từ nhiều năm nay, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi về cho mình, đẩy khó khăn về cho người dân gánh chịu trong giải quyết công việc của dân, doanh nghiệp. 3.2 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, từ Chính phủ, các bộ, UBND các cấp được điều chỉnh về chức năng phù hợp việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hướng cơ bản của sự điều chỉnh là Chính phủ, các bộ tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội; dành nhiều thời gian, nguồn lực vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách; thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Ngày càng phân định rõ hơn chức năng của Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư và của UBND mỗi cấp trên địa bàn. Ðã thực hiện sự phân công, khắc phục dần sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan cùng cấp theo nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách; làm rõ tr