Tại hầu hết các nước, ngân hàng trung ương (mà ở ta gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là một tổ chức điều tiết độc lập không nằm trong bộ máy hành pháp. Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ có hàm tương đương bộ trưởng.
Theo các cấp bậc mà NHTƯ độc lập với chính phủ người ta chia ra làm bốn cấp độ:
Cấp độ một: Đây là cấp độ độc lập cao nhất.NHTƯ “ độc lập trong việc thiết lập mục tiêu, NHTƯ có quỳen quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỉ giá nếu như nó không được thả nổi”.
Cấp độ hai: “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật.
Cấp độ ba: “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính độc lập của ngân hàng trung ương và cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài “Tính độc lập của ngân hàng trung ương và cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam”
I/ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI
CHÍNH PHỦ.
Tại hầu hết các nước, ngân hàng trung ương (mà ở ta gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là một tổ chức điều tiết độc lập không nằm trong bộ máy hành pháp. Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ có hàm tương đương bộ trưởng.
Theo các cấp bậc mà NHTƯ độc lập với chính phủ người ta chia ra làm bốn cấp độ:
Cấp độ một: Đây là cấp độ độc lập cao nhất.NHTƯ “ độc lập trong việc thiết lập mục tiêu, NHTƯ có quỳen quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỉ giá nếu như nó không được thả nổi”.
Cấp độ hai: “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật.
Cấp độ ba: “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu.
Cấp độ bốn: đây là mức độ thấp nhất về tính độc lập giữa NHTƯ và chính phủ “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách.
Xét trên bốn tiêu chí trên thì cấp độ một là cấp độ mà NHTƯ có tính độc lập cao nhất so với chính phủ. Còn cấp độ bốn là cấp độ mà NHTƯ có tính độc lập thấp nhất đối với chính phủ.
Ở Việt Nam hiện nay thì NHTƯ chưa có tính độc lập mấy đối với chính phủ.
NHTƯ là một đơn vị ngang bộ. Thống đốc được chính phủ bộ nhiệm và chịu trách nhiệm trước chính phủ và quốc hội.
NHTƯ Việt Nam không thiết lập mục tiêu, xây dựng chỉ tiêu hoạt động hay lựa chọn công cụ để thực hiện.
Ví dụ như việc quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quóc gia, mức dự kiến lạm phát hàng năm trong mối tương quan giữa cân đối ngân sách và tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ xây dựng chính sách tiền tề quốc gia, mức lãi suất dự kiến hàng năm đưa lên quốc hội quyết định.
NHTƯ cấp và thu hồi giấy phép cho các tổ chức tín dụng do chính phủ duyệt.
Đơn cử như việc chính phủ trực tiếp khoanh những khoản nợ lớn và xấu của các tổng công ty tập đoàn nhà nước.
Qua đó ta có thể thấy NHNN của Việt Nam có tính độc lập với chính phủ còn rất thấp. Chính vì tính độc lập thấp như vậy mà hiệu quả của chính sách tiền tệ khó có tính hiệu quả cao, nhất là việc ổn định lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ và thị trường tài chính.
Mặt khác NHNH vẫn là một đơn vị, tổ chức thuộc Chính phủ và nhất là khi Chính phủ còn "chủ quản" nhiều doanh nghiệp nhà nước nên đôi khi Ngân hàng Nhà nước rất khó xử khi có "mệnh lệnh" trái ngược với sứ mệnh và các chính sách tiền tệ và các quy chế điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại của mình. Có thể nêu ra quá nhiều các tình huống như vậy đã từng xảy ra trong vài chục năm qua.
Vì vậy đã đến lúc NHNN Việt Nam cần có tính độc lập một cách rõ rệt trước bối canh hội nhập hiện nay.KHi mà thị trương luôn có những biến động mang tính khó lường trong thời kì khủng hoảng. Vi thế NHNN cần có tính độc lập một cách rõ răng khi để có thể đưa ra các quyết định hợp lý trong một thời gian nhanh chóng. Giúp nền kinh tế thoát ra những vấn đề khó khăn.
Duy nhất vào thời điểm đầu 2008 khi mà tình hình lạm phát đang ở mức rất cao thì dường như vai trò của NHNN mới có tính tự chủ cao nhất. Khi mà NHNN đưa ra các quyết định một cách mau lẹ. Như việc tăng lãi xuất cơ bản giúp cho các ngân hàng thương mại có thể tăng lãi suất đảm bảo khả nămg thanh toán…
Trong bối cảnh hiện nay khi mà cuộc khủng hoảng thế giới tác động không ít đến Việt Nam, với gói kich cầu về hỗ trợ lãi suất, cộng thêm các tập đoàn tổng công ty lớn nhà nước làm ăn không có hiệu quả (do các tập đoàn tổng công ty nhà nước luôn được hỗ trợ bởi các nguồn vốn rẻ cộng thêm cách quản lý yếu kém). Vì vậy để có thể giúp đỡ các tập đoàn tổng công ty của nhà nước chính phủ có thể ra mệnh lệnh chỉ thị để ngân hàng nhà nước có thể hướng dẫn các ngân hàng thương mại nới lỏng các quy chế hay khoang một số các khoản nợ xấu.
Trong bối cảnh hiện tại và tương lai ngân hàng nhà nước VIệt Nam cần có một tính độc lập cao hơn so với chính phủ.
Qua kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới thì việc NHTƯ có tính độc lập với chính phủ có mối liên hệ với tỉ lệ lạm phát. Và mối liên hệ ở đây là nghich biến. Nếu như NHTƯ có tính độc lập cao so với chính phủ thì tỉ lệ lạm phát thấp và ngược lại.
Mặt khác qua kinh nghiệm của các nước áp dụng mô hình NHTƯ độc lập với chính phủ thì: Nếu NHTƯ có tính độc lập cao thì tỉ lệ thâm hụt ngân sách giảm.
Ở các nước phát triển thì tỉ lệ thất nghiệp là một thông kê quan trọng trong việc xác định sức khoẻ của nền kinh tế đó. Ở Việt Nam thì vẫn chưa có một thông kê tỉ lệ thất nghiệp một cách thường xuyên như việc xác định tỉ lệ tẳng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát….Về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp thì không thây mối quan hệ giữa việc NHTƯ có tính độc lập với chính phủ.
Kết luận: qua đó ta thây được tính độc lập NHNNVIệt Nam đang đứng ở mức độc lập với chính phủ ở mức nào.Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay việc NHNN VIệt Nam cần có tính độc lập ở một mức cao hơn là một điều tất yếu..
II/ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM.
1.CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÀ GÌ?
Chính sách tiền tệ là: là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hội.
2. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1/Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại bút toán và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Tại Việt Nam hiện nay theo điều 17 luật sửa đổi bỏ sung một số điều của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định vệc tái cấp vốn được thực hiện theo hình thức các hồ sơ tín dụng bao gồm chiết khấu,tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khá, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền trên thị trường tiền tệ.
Tác động của lãi suất chiết khấu
Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dư trữ tiền mặt giảm đêns mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.
Tại Việt Nam vào thời gian đầu năm 2008 khi mà NHNN bắt các NHTM cổ phần phải mua các giấy tờ có giá. Khoảng 30000 tỷ VNĐ do vậy với cú sốc trên thị trường như vậy các ngân hàng của Việt Nam vẫn còn nhỏ và còn non trẻ đã không chịu cú sốc như vậy vì vậy cuộc đua về mặt lãi xuất trên thị trường giữa các ngân hàng thương mại xảy ra. Để có thể huy động được nguông tiền thanh khoản. Trước tình hình vậy mà NHNN đã phải tái cấp vốn lại cho các NHTM dẫn tới lượng tiền lưu thông trên thị trường trở nên nhiều hơn và chính sách của NHNN Việt Nam đã gặp thất bại trong việc kiềm chế lượng tiền lưu thông trong thị trương khi bắt các NHTM mua các giấy tờ có giá.
Thực trạng tình hình tái cấp vốn hiện nay của Việt Nam hiện nay: Hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng. Thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố giấy tờ cấp vốn của NHNN còn dài. Đối với đề nghị vay vốn của các NH có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các NH không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm việc. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của công cụ này, làm giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp của công cụ tái cấp vốn để bổ sung dự trữ của các NH. Việc thời gian dài như vậy sx ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh ,diễn biến của thị trường khi mà thị trường tài chính , ngân hàng luôn có sự biến động một cách nhanh chóng đặc biệt là từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra.Sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới các nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng đều và nhìn chung chưa cao. Các NH thường xuyên tiếp cận vốn nguồn vốn này với nguồn vốn này chỉ là 4 NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội.Ngoài ra, các cán bộ nghiệp vụ của các NHTM còn lúng túng. Tuy NHNN đã ban hành các quy chế về các công cụ tái cấp vốn và quy trình thực hiện khá rõ ràng, dễ hiểu nhưng các cán bộ này vẫn chưa nắm vững được nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, trình tự thực hiện nghiệp vụ.
NHNN căn cứ vào hạn mức tín dụng của các NHTM để cấp tín dụng mà không căn cứ vào các giấy tờ có già mà các NHTM nắm giữ hay khôn dựa vào nhu cầu của thực tế của các NHTM để tái cấp vốn.Việc giao dịch với các NHTM còn thấp vì thế NHNN cần có cách thức giao dịch một cách nhanh tróng hơn , đơn cử như việc giao dich với các NHTM qua hệ thống mày tính, mạng.
2.2/Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt dữ trữ trong hệ thống ngân hàng), các ngân hàng thương mại tạo ra một lượng cung tiền lớn hơn nhiều so với tiền cơ sở. Tỷ lệ giữa cung tiền với tiền cơ sở chính là số nhân tiền và được tính toán theo công thức sau:
m = (1+R)/(R+r)
trong đó: R là tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi (C/D) của các ngân hàng
r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Do đó khi r thay đổi thì số nhân tiền thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Chính vì thế bằng cách thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể thay đổi số nhân tiền để điều tiết cung tiền với một tiền cơ sở bất kỳ.Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các NHTƯ trên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ phận cấu thành của M2). Dữ trữ bắt buộc có thể được gửi ở ngân hàng trung ương hoặc giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các ngân hàng thương mại sẽ gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt nam, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ... đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nữa.
Tại Việt Nam vào giai đoạn năm 2007 khi mà tình hình lạm phát ở mức cao. NHNN đã áp dụng chính sách rút tiền trong lưu thông bằng cách tăng dự trữ bắt buộc. Trong giai đoạn này hầu hết các NHTM đều tăng tỉ lệ dự trữ từ 5%_10%. Tại ngân hàng phát triển nông thôn tỉ lệ này là từ 4%_ 8%. Tại quỹ tín dụng nhân dân là từ 2%_ 4%. Còn đôia vơia tiền gửi bằng ngoại tệ thì tỉ lệ này là từ 8%_10% kỳ hạn dưới 12 tháng. Còn đối với kỳ hạn trên 12 tháng dưới 24 tháng con là 2%_4%.
Việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc như vậy sẽ làm các NHTMvà các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư. Khi mà các NHTN sẽ có chi phí vốn lên cao , hạn chế các khoản đầu tư khác và các khoản đầu tư phát sinh. Đối với các Doanh nghiệp thì càng khó khăn khi mà trước đây họ dễ dàng vay tiền từ các NHTM để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất.Có thể nói trước năm 2007 việc tăng trưởgn tín dụng của Việt Nam luôn ở mức cao. Có Những thời điểm tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam sấp xỉ GDP của Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp gặp khó khăn khi họ đã quen với việc vay tiềng từ các NHTM để đầu tư.
Thời điểmt hiện tại khi mà nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kih tế thế giới và tác động của việc tăng lãi suất tại hệ thống các ngân hàng Việt Nam vào năm 2008. Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu của hiện tưởng giảm phát do các doanh nghiệp thiếu vốn đàu tư cho hoạt động sản xuất của họ. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ đã quyết định việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng gói kích cầu lãi suất 4% đồng hành với gói kích cầu là NHNN Việt Nam giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các NHTM.
Vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2009 NHNN đã giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc như sau: Đối với tiền gửi dưới 12 tháng : các NHTM mức dự trữ bắt buộc là 3%, đối với các quỹ tín dụng nhân dântỉ lệ này là 1%. Đối với tiền gửi trên 12 tháng áp dụng với mọi tổ chức tín dụng là 1%.
2.3/Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động NHTƯ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
Tác động của thị trường mở: Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng trung ương, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của chính phủ, tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi NHTƯ bán ra nhữg giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường như trái phiếu chính phủ, NHTƯ sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: tài khoan vãng lai của người mua trái phiếu chính phủ bị NHTM ghi nợ và NHTƯ sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các NHTM tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của NHTM bằng tiền gửi dự trữ tại NHTƯ cộng với tiền mặt tại két dự trữ của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các NHTM tại NHTƯ giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi NHTƯ mua vào giấy tờ có giá của chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài khoản dự trữ của các NHTM và làm tăng cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các NHTM có thể dẫn đến kết cục NHTƯ phải in thêm tiền giấy nếu các NHTM có nhu cầu lớn về tiền giấy trong khi tiền giấy của NHTƯ không đủ đáp ứng.Sử dụng biên pháp này khi ngân hàng muốn thắt chặt tiền tệ.
Có thể nói thị trường mở có tính hiệu quả, linh hoạt rất cao. Vì thị trường mở hoàn toàn phát sinh theo ý của các NHTƯ các nước trên thế giới cũng như việc các NHTƯ kiểm soát được số lượng giao dich theo ý muốn của mình. Hơn hết nghiệp vụ thị trường có tính an toàn cao bởi các giao dịch đều dựa trên cơ sở các giấy tờ có già có tính thanh khoản cao. Chính vì các lý do vậy mà thị trường mở của Việt Nam được áp dụng trong năm 2000.
Thực trạng thị trường mở tại Việt Nam:
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở mà vai trò của NHNN Việt Nam trong nền kinh tế được thể hiện một cách rõ hơn thể hiện sự hội nhập với thế giới.
Với việc điều hành của NHNN trong nghiệp vụ thị trường mở một cách linh động đã góp phần làm ổn định thị trường tiền tệ và ngân hàng. Cũng như giúp chính phủ trong việc kích cầu thúc đẩy quá trình sản xuất của các doanh nghiệp của chngs ta.NHNN đang xem xét đa dạng các các giấy tờ khác để có thể giao dịch một cách đa dang hơn.
2.4/Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
Công cụ lãi suất là một công cụ hết sức phức tạp nó có độ nhảy cảm rất cao. Vì thế nó tác động đến việc tăng hay giảm khối lượng tiền trong lưu hay việc thu hẹp hay mở rộng tín dụng hay thuân lợi hay khó khăn đối với các ngân hàng.
Tại Việt Nam có rất nhiều lần thay đổi lãi suất hay thay đổi cách thức đưa ra lãi suất khác nhau. Nhưng bao gồm 6 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: từ năm 1982 đến 1987 lãi suất đựơc ấn định. Cho thấy sự can thiệp một cách hành chính vào công cụ này khi mà lãi suất không dựa trên yếu tố thị trường.
Giai đoạn 2 : từ năm 1987 đến 1996 lãi suấ đựơc áp dụng theo hình thức lãi suất sàn và lãi suất trần
Giai đoạn 3 : từ năm 1996 đến 2000 lãi suất áp dụng theo lãi suất trần cho vay.
Giai đoạn 4 :từ năm 2000 đến 2002 lãi suất cho vay được áp dụng với việc cộng biên độ với lãi suất cơ bản.
Giai đoạn 5 :từ năm 2002 đến giữa năm 2008 lãi suất đựơc thả nổi theo thị trường, có nghĩa lãi suất là sụ thoả thuận giữa người đi vay và các NHTM.
Giai đoạn 6 : từ năm 2008 đến nay: lãi suất được áp dụng với mức lãi suất trần cho vay không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản.
Có thể nói sau những giai đoạn thay đổi quy định của lãi suất thì lãi suất của Việt Nam có một bước tiến rõ rằng từ giai đoạn một đến giai đoạn 5. Từ việc ấn định mang tính hành chính sang giai đoạn tự thoả thuận mang tính chất thị trường.
Nhưnng ở giai đoạn thứ 6 ta có thể thấy chúng ta lại bắt đầu quay lại thời điểm của 20 năm trước đây. Việc áp dụng quy định này có nguyên nhân chính là tỉ lệ lạp phát cao vào năm 2008. Dẫn tới quy định lãi suất được áp dụng. Câu hỏi được đặt ra rằng có phải chính quy định lãi suất này sẽ đi ngược với tiến trình hội nhập của Việt Nam hay không? Khi mà nền kinh tế chưa thực sự có độ mở lớn và Việt Nam đang trong lộ trình gia nhập một cách sâu rộng hơn với WTO. Có lẽ quy định này đi ngược lại tiến trình hội nhập của Việt Nam.
2.5/Côn