Là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư nông thôn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam phải gắn với tam nông. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh nước ta cũng như kinh nghiệm một số nước Châu Á, là giải pháp hữu hiệu cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Trong thời gian vừa qua, các làng nghề trên phạm vi cả nước đã có bước phát triển đáng kể. Nước ta hiện nay có khoảng 2017 làng nghề với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình nông thôn (11 triệu lao động tham gia sản xuất với mức thu nhập gấp 3-4 lần so với làm nông thuần túy, đồng thời đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD (2010).
Nằm ở đồng bằng sông Hồng, Nam Định cũng là một tỉnh có nhiều làng nghề. Các làng cũng có sự đóng góp mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, trong đó không thể không kể đến làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên. Các làng nghề trong tỉnh không tránh khỏi những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế. Giải pháp cho làng nghề là một vấn đề cần thiết.
Chính vìvai trò quan trọng của làng nghề đối với kinh tế địa phương nên em đã chọn đề tài này nhằm bổ sung hiểu biết về làng nghề, về kinh tế địa phương phục vụ công tác giảng dạy sau khi ra trường.
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ la xuyên Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư nông thôn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam phải gắn với tam nông. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh nước ta cũng như kinh nghiệm một số nước Châu Á, là giải pháp hữu hiệu cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân..
Trong thời gian vừa qua, các làng nghề trên phạm vi cả nước đã có bước phát triển đáng kể. Nước ta hiện nay có khoảng 2017 làng nghề với khoảng 1,4 triệu hộ gia đình nông thôn (11 triệu lao động tham gia sản xuất với mức thu nhập gấp 3-4 lần so với làm nông thuần túy, đồng thời đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD (2010).
Nằm ở đồng bằng sông Hồng, Nam Định cũng là một tỉnh có nhiều làng nghề. Các làng cũng có sự đóng góp mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, trong đó không thể không kể đến làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên. Các làng nghề trong tỉnh không tránh khỏi những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế. Giải pháp cho làng nghề là một vấn đề cần thiết.
Chính vìvai trò quan trọng của làng nghề đối với kinh tế địa phương nên em đã chọn đề tài này nhằm bổ sung hiểu biết về làng nghề, về kinh tế địa phương phục vụ công tác giảng dạy sau khi ra trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở tổng quan lí luận và thực tiễn về làng nghề Việt Nam, mục tiêu chủ yếu của đề tài là tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ La Xuyên tỉnh Nam Định dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội để từ đó đưa ra định hướng giải pháp nhằm phát triển làng nghề một cách bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn làng nghề Việt Nam
- Tìm hiểu lịch sử hình thành và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề La Xuyên
- Tìm hiểu hiện trạng sản xuất, kết quả đạt được và những khó khăn thách thức đang đặt ra với làng nghề La Xuyên
- Định hướng và giải pháp để phát triển bền vững làng nghề La Xuyên
2.3 Giới hạn
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của để tài chỉ giới hạn trong thời kì từ 2000 đến nay.
3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm lịch sử
- Quan điểm lãnh thổ
- Quan điểm tổng hợp
- Quan điểm phát triển bền vững
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp thực địa – điều tra
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống
1.1.1.1. Quan niệm về làng nghề, phân loại làng nghề
a. Quan niệm về làng nghề
Cho tới nay, việc đưa ra khái niệm làng nghề chưa có sự thống nhất. Có một số quan niệm về làng nghề như sau:
Làng nghề là một thể chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối lien kết về kinh tế và xã hội.
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng so với nghề nông.
Như vậy, tiêu chí nhận biết làng nghề rõ nhất là thông qua % lao động làm nghề và tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế chung. Song định mức cụ thể các tiêu chí này vẫn chưa thống nhất.
Tiêu chí làng nghề:
Theo thông tư 116/2006 TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiêu chí để xác định làng nghề như sau:
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật Nhà Nước.
b. Phân loại
Theo thời gian hình thành:
+ Làng nghề truyền thống: làng nghề xuất hiện từ lâu trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay.
+ Làng nghề mới: những ngành nghề hình thành do sự lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác.
Theo ngành nghề:
Sơ đồ: Phân loại làng nghề theo ngành nghề
1.1.1.1.2. Quan niệm về làng nghề thủ công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống
Theo tác giả Bùi Văn Vượng “ Nghề thủ công truyền thống cần hội tụ đủ các yếu tố:
a) Đã hình thành và phát triển lâu đời
b) Sản xuất tập trung tạo thành làng nghề, phổ nghề.
c) Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
d) Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định
e) Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất.
- Sản phẩm tiêu biểu độc đáo của Việt Nam có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa của Việt Nam.
- Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng. Có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà Nước.
Làng nghề thủ công truyền thống
Theo tác giả Bùi Văn Vượng “ Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia điình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời có sự lien kết hỗ trợ sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết, hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia đình cùng dòng tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử hình thành làng nghề ngay trên đơn vị cư trú, làng xóm truyền thống của họ”
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống, trong đó nghề truyền thống có tiêu chí:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
Ở Việt Nam hiện nay có 2017 làng nghề, phân bố khắp cả nước, tập trung đông nhất ở Đồng bằng sông Hồng trong đó chỉ có khoảng 15% là các làng nghề truyền thống.
1.1.2. Vai trò của làng nghề
- Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn
- Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển làng nghề
1.1.3.1. Yếu tố lịch sử
Tính chất mùa vụ của nghề trồng lúa, nhu cầu của dân cư cũng như quy luật tất yếu của đời sống sinh hoạt, sản xuất là những nhân tố chính thúc đẩy sự hình thành làng nghề thủ công.
1.1.3.1. Vị trí đia lý
Vị trí địa lý có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài của làng nghề thủ công truyền thống. Trong lịch sử phát triển của mình, hầu hết các làng nghề đều nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ hoặc gần nguồn nguyên liệu, giúp dễ dàng chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và bán sản phẩm. Đặc biệt trước đay, do giao thông đường bộ chưa phát triển thì yếu tố “bến sông bãi chợ” luôn đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của làng nghề.
1.1.3.3. Dân cư và lao động
Quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các làng nghề. Tại những vùng nông thôn có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp, nhất là các địa phương kinh tế lúa nước là chính, thu nhập từ nông nghiệp thấp và tình trạng dư thừa lao động lúc nông nhàn đã tạo ra tiền đề xuất hiện nghề phi nông nghiệp. Dần nghề phi nông nghiệp phát triển lên thành nghề chính hình thành các làng chuyên nghề.
Các yếu tố truyền thống tập quán và những quan hệ dòng họ, gia đình cũng có tác động mãnh mẽ tới sự phát triển của làng nghề, nhất là các làng nghề thủ công truyền thống với yếu tố “bí quyết gia truyền”. Tập quán sản xuất kinh doanh khép kín hạn chế tính sản xuất hàng hóa nói chung cũng như trong các làng nghề nói riêng và kìm hãm sự phát triển của việc du nhập ngành nghề mới vào nông thôn.
Dân cư đồng thời cũng đóng vai trò là nhân lực đồng thời là thị trường tiêu thụ.
1.1.3.4. Nguyên liệu
Khối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, giá thành sản phẩm.
Việc sư dụng một số nguyên liệu mới có thể tạo ra nghề mới hoặc thay thế nguyên liệu quý hiếm bằng nguyên liệu phổ thông tạo điều kiện cho sản xuất ổn định hơn, nhưng nó cũng có thể làm mất đi tính độc đáo, nét văn hóa đặc sắc riêng trong sản phẩm của mỗi làng nghề.
1.1.3.5. Vốn
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Làng nghề có nguồn vốn lớn thì khả năng đầu tư cho cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất càng cao. Vốn lớn giúp cho các cơ sở sản xuất chủ động được rủi ro và hạn chế ảnh hưởng xấu của tính mùa vụ trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3.6. Công nghệ và kỹ nghệ sản xuất
- Tính đa dạng và khác biệt trong các yếu tố kỹ thuật của các nghệ nhân đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của các sản phẩm làng nghề. Những làng làm chung một nghề thường có kỹ thuật chung nhưng mỗi làng có lại có bí quyết riêng.
- Kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm thay đổi cơ cấu và chất lượng sản phẩm làng nghề. Việc ứng dụng những công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất sẽ làm xuất hiện những sản phẩm mới, góp phần làm gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Công nghệ sản xuất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, sản xuất thủ công tuy tạo ra những sản phẩm độc đáo nhưng sự đồng đều và ổn định của chất lượng sản phẩm khó được đảm bảo. Trong khi đó, áp dụng công nghệ hiện đại làm làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ mới giúp hiện đại hóa một khâu phục vụ sản sản xuất kinh doanh của làng nghề như thiết kế mẫu mã, khai thác thông tin thị trường, giới thiệu sản phẩm. Việc áp dụng cơ giới hóa trong nhiều khâu sản xuất đã làm tăng năng suất của người lao động, giải phóng lao động phổ thông, nhưng cũng làm cho kĩ thuật thi công truyền thống bị mai một. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo tồn bản sắc riêng, các làng nghề cần có sự kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại theo hướng “truyền thống hóa công nghệ hiện đại và hiện đại hóa công nghệ truyền thống”
- Đặc biệt, trong giai đoạn hiện công nghiệp hóa hiện nay, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ góp phần quan trọng tron việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trong một thời gian dài, các làng nghề chủ yếu sử dụng công nghệ thủ công truyền thống trong sản xuất. Điều này phù hợp với quy mô sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ và vẫn tạo được sản phẩm mang tính độc đáo, riêng biệt. Hiện nay, quy mô sản xuất ở các làng nghề đã được mở rộng với sự tham gia của hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau (hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân). Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở ở làng nghề vẫn sử dụng công cụ thủ công, lạc hậu đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Rất nhiều làng nghề đang bị ô nhiễm.
1.1.3.7. Cơ sở hạ tầng
Đây có thể coi là yếu tố động lực đối với sự phát triển của mỗi làng nghề. Cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin lien lạc. Trước đây, làng nghề thường gắn với vùng nông thôn, tính hàng hóa sản phẩm chưa cao, khi đó cơ sở hạ tầng chưa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển làng nghề. Gần đây, khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, ngày càng nhiều cụm công nghiệp hình thành, vai trò của cơ sở hạ tầng càng được khẳng định.
1.1.3.8. Thị trường
Đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Thị trường hiện nay được xem xét theo nghĩa rộng bao gồm thị trường nguyên liệu, vật tư, công nghệ, vốn, lao động.
Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế nwocs ta hiện nay, nhiều mặt hàng của làng nghề nước ta phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cùng chủng loại từ Thái Lan, Trung Quốc...ngay tại thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ về thị trường cho sản phẩm làng nghề, từ khảo sát thị trường đến định hướng phát triển cơ cấu sản phẩm.
1.1.1.9. Yếu tố truyền thống
Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất tiêu dùng, đời sống dân cư mà còn có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng của từng làng nghề, từng vùng miền. Tuy nhiên, những quy định ngặt nghèo hạn chế trong luật nghề, lệ làng cũng cản trở không nhỏ tới việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Cái khó nhất hiện nay là làm sao đưa được những tiến bộ khoa học công nghệ vào làng nghề nhưng vẫn giữ được bản sắc, tinh hoa của vốn nghề cổ.
1.1.3.10. Đường lối chính sách
Các làng nghề lâu đời và nổi tiếng nước ta đều có quy chế về nghề thủ công hoặc thành văn bnar riêng, hoặc được ghi trong các hương ước của làng. Thậm chí mỗi phường nghề trong cùng một làng cũng có một quy chế riêng, dưới dạng “lời thề”, “lời nguyền”.
Điều này có tác dụng lâu dài với sự tồn tại của làng nghề trong việc giữ bí mật và bí quyết nghề nghiệp của người thợ trong nghề. Tuy nhiên, sự độc quyền của các thế hệ thủ công trong mỗi làng nghề như thế đã kìm hãm sự phát triển của nghề nghiệp trong phạm vi cả nước.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Vàì nét về làng nghề Việt Nam
a. Khái quát chung
Cả nước hiện nay 2017 làng nghề (năm 2002), trong đó làng nghề mây tre đan chiếm số lượng lớn nhất (713 làng), sau là dệt vải với 432 làng, chế biến gỗ 342 làng, thêu ren la 341 làng...
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống cao, chiếm ½ tổng số làng nghề cả nước với nhiều sản phẩm nổi danh như: lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng...
Những năm qua làng nghề Việt Nam có sự phát triển khá mạnh mẽ. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD thì đến năm 2010 đã đạt trên 1 tỉ USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, gia dày xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Ước tính làng nghề Việt Nam đang sử dụng trên dưới 1,5 triệu lao động, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm ở nông thôn. Đồng thời, làng nghề góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa nông thôn, để nông dân ly nông nhưng bất ly hương.
Tuy nhiên, dù có những bước tiến đáng kể, song nhìn tổng thể sự phát triển của các làng nghề Việt Nam vẫn thiếu một định hướng ổn định, bền vững dẫn tới tình trạng mạnh ai nấy làm, manh mún, tự phát. Hạn chế lớn nhất là khả năng tiếp cận vốn, tìm kiếm thị trường, khả năng sang tạo mẫu mã, công nghệ mới.
b. Một số nét nổi bật của làng nghề Việt Nam hiện nay
- Làng nghề Việt Nam tuy đã có sự phát triển mạnh nhưng vẫn gắn bó chặt chẽ với nông thôn và sản xuất nông nghiệp.
- Ở các làng nghề có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ mới
- Mô hình tổ chức sản xuất trong các làng nghề hiện ngày càng phong phú song mô hình hộ gia đình vẫn đóng vai trò chủ đạo
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề có nhiều cơ hội và thách thức
- Phân công lao động và sử dụng lao động làng nghề ngày càng sâu sắc và rộng rãi hơn.
- Môi trường làng nghề bị ô nhiễm nặng
c. Nghề chạm khắc gỗ Việt Nam
Nghề chạm khắc gỗ là nghề thủ công mĩ nghệ lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam. Nghề mộc và nghề chạm khắc gỗ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghề này đã xuất hiện từ đầu công nguyên với các chứng tích là tượng Tứ Pháp ở chùa Dâu (Bắc Ninh), phát triển mạnh vào thời Lý – Trần (thế kỉ 11-14) cho đến nay.
Có 4 tiêu chuẩn để thành phẩm: nhất mộc, nhì nhân, tam than, tứ thế. Đề tài cổ điển lấy từ vốn cổ dân tộc, điển cố văn chương. Đề tài tự do như cây cỏ, hoa quả, chim thú, núi mây...Dụng cụ chạm khắc gỗ chính là tràng tách, đục đẩy, đục phá, đục tinh. Các kĩ thuật chạm chủ yếu là chạm bong, chạm lọng, chạm nổi. Sản phẩm là cá tác phẩm chạm khắc gỗ trên bộ vì kèo, đầu hồi, cánh cửa nhà cổ, đình chùa, dinh thự, cung điện, các đồ trang trí...
Nghề chạm khắc gỗ Việt Nam hiện nay đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cả nước có 342 làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định), Kim Bồng (Quảng Nam)...Các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gỗ mỹ nghệ có xu thế tập trung về những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM hay ngay tại các làng nghề. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có chất lượng mà còn vô cùng phong phú về mẫu mã, chất lượng, phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống. Đã được đưa đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông các nước Châu Âu đem lại kim ngạch hàng năm trên 30 triệu USD.
1.2.2. Vài nét về làng nghề tỉnh Nam Định
Nam Định được coi là đất lúa, đất học, đất nghề. Nam Định không những nổi tiếng về truyền thống trồng lúa và truyền thống hiếu học mà còn là tỉnh có truyền thống về các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp dựa trên nguồn nhân lực, nguyên liệu sẵn có...Sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi chép về các làng nghề phân bố khắp các huyện trong tỉnh như làng nghề rèn Vân Chàng, chạm gỗ La Xuyên...các làng dệt nổi tiếng có Vân Cát (Vụ Bản), Tương Đông, Vũ Lao, Hành Thiện, Hà An (Giao Thủy), nghề dệt chiếu ở Quần Anh, Trà Lũ, Đại An, Thụ Ích, An Thịnh, Lạc Hải, nghề nấu rượu ở Hào Kiệt (Vụ Bản), nghề làm mắm rươi ở Quần Liêu, Dũng Quyết, Lạc Chính, Dưỡng Hối...
Trong những năm qua, sản xuất TTCN đã có đóng góp lớn vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo nên thế mạnh của tỉnh. Toàn tỉnh hiện nay có 73 làng nghề, thu hút trên 11.900 hộ, 108.680 lao động. Trong các làng nghề, có khoảng 20 làng nghề truyền thống với các nghề được khôi phục và phát triển như: dệt, mây tre đan, sơn mài nứa ghép, thêu ren, cói...Các nghề mới được du nhập và nhân rộng như: nghề trồng nấm, nghề đan bẹ chuối, đan bèo, nghề móc sợi...
Trong 73 làng nghè thì cơ khí chiếm 9, chế biến thực phẩm: 4, dệt, tẩy, nhuộm, ươm tơ, thêu ren: 14, sản xuất đồ mộc, sơn mài: 6, mây tre đan, nón, chiếu cói: 14, sản xuất muối: 12, các làng nghề khác (xây dựng, đanhs cá, vận tải, trồng hoa cây cảnh..):18.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm ở làng nghề Nam Định hiện nay là môi trường, nhiều làng nghề thông số ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép: làng nghề rèn Vân Chàng, làng nghề nấu cán nhôm Bình yên, làng nghề đúc đồng Ý Yên. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp tức thời phát triển bền vững làng nghề.
CHƯƠNG 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ KHẮC GỖ LA XUYÊN
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ LA XUYÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Thôn La Xuyên có diện tích 16.540 ha, trong đó đất ở là 37 ha, thuộc xã Yên Ninh, nằm ở phía nam huyện Ý Yên.
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông Bắc giáp thôn Ninh Xá Hạ.
+ Phía Tây Bắc giáp quốc lộ 10 và Ninh Xá Thượng.
+ Phía Đông Bắc giáp con sông Sắt, bên kia sông là xã Yên Lương.
+ Phía Nam giáp với xã Yên Tiến và Yên Thắng.
Trước đây, làng La Xu yên có tên là Thiết Lâm tức là Rừng Lim. Tại xã Yên Ninh hiện nay vẫn có nhiều địa danh gợi nghĩ tới cảnh rừng xưa ở đất này: Trúc Lâm (thôn Ninh Xá), Đình Lâm và Khoái Lâm (thôn Trịnh Xá), Cát Lâm (thôn Lũ Phong). Cách làng La Xuyên không xa, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá, rìu có vai, rìu tứ diện, một số trống đồng…Điều này chứng tỏ La Xuyên là vùng đất được khai mở sớm, là vùng nguyên liệu gỗ rất thuận lợi cho phát triển nghề gỗ. Cùng với sự thuận về nguyên liệu ở b