Tóm tắt Luận văn Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Cho vay là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM nói chung, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng, mở rộng cho vay ngắn hạn không chỉ đem lại lợi ích cho Sở giao dịch mà cả các doanh nghiệp. Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch còn xuất phát từ nhu cầu gia tăng khả năng linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với điều kiện một thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Tuy Sở giao dịch đã nhận thức được vấn đề này nhưng quy mô cho vay ngắn hạn vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng, vị thế và mong muốn của Ngân hàng; việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đồng thời với quá trình mở rộng quy mô cho vay chưa đạt được kết quả như mong đợi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mong muốn mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, góp phần tích cực mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch cũng như tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế Thủ đô và đất nước, Đề tài “Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. Mục đích của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay ngắn hạn của NHTM; Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

pdf16 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- i - MỞ ĐẦU Cho vay là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM nói chung, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng, mở rộng cho vay ngắn hạn không chỉ đem lại lợi ích cho Sở giao dịch mà cả các doanh nghiệp. Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch còn xuất phát từ nhu cầu gia tăng khả năng linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với điều kiện một thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Tuy Sở giao dịch đã nhận thức được vấn đề này nhưng quy mô cho vay ngắn hạn vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng, vị thế và mong muốn của Ngân hàng; việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đồng thời với quá trình mở rộng quy mô cho vay chưa đạt được kết quả như mong đợi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mong muốn mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, góp phần tích cực mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch cũng như tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế Thủ đô và đất nước, Đề tài “Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. Mục đích của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay ngắn hạn của NHTM; Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM, với phạm vi là Sở giao dịch trong thời gian từ năm 2005 đến nay. Các phương pháp được sử dụng gồm phân tích, tổng hợp; thống kê. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: - ii - Chương 1 – Những vấn đề cơ bản về cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại; Chương 2 – Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chương 3 – Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngân hàng được hình thành từ nhu cầu của quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. NHTM được hiểu là tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, trong đó hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm: - Huy động vốn: Đây là hoạt động truyền thống của NHTM, trong đó hình thức chủ yếu là tiền gửi. Đặc điểm chung của tiền gửi là khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào có nhu cầu. Các ngân hàng còn huy động vốn bằng các loại trái phiếu với đặc điểm là trái chủ chỉ được hoàn trả gốc khi đáo hạn. - Cho vay: Đây cũng là hoạt động cơ bản, truyền thống của NHTM, dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. - iii - - Cung cấp dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác là nội dung hoạt động có nhiều phát triển nhất nhờ sự ứng dụng các thành tựu phát triển kinh tế - kỹ thuật. 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM Cho vay của NHTM là một quan hệ kinh tế, trong đó ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng một số tiền nhất định cho khách hàng với những điều kiện nhất định mà ngân hàng và người vay thỏa thuận như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, mục đích sử dụng tiền vay,. Cho vay được phân loại căn cứ theo các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay được chia thành cho vay ngắn hạn (trong đó thời hạn khoản vay tới một năm) và cho vay trung, dài hạn (thời hạn khoản vay thường trên một năm hoặc một chu kỳ sản xuất). Căn cứ theo mục đích sử dụng tiền vay, cho vay được chia thành: Cho vay công nghiệp; Cho vay thương mại; Cho vay nông nghiệp; Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay các tổ chức tài chính; Cho vay tiêu dùng cá nhân. Theo đối tượng khách hàng vay vốn, cho vay được chia thành: Cho vay doanh nghiệp; Cho vay cá nhân/hộ gia đình. 1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết cho vay ngắn hạn Trong Luận văn này, cho vay ngắn hạn được hiểu là hoạt động cho vay với thời hạn vay đến 01 năm (hay 12 tháng). Cho vay ngắn hạn thực sự cần thiết đối với khách hàng, ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Từ phía khách hàng, các khoản vay ngắn hạn là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình, sự sẵn có của các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn hỗ trợ khách hàng cá nhân trang trải thiếu hụt tài chính tạm thời, qua đó tăng khả năng chi tiêu - iv - và tính linh hoạt về tài chính cá nhân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Với các nhóm khách hàng khác (chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội,.), các khoản vay ngắn hạn giúp các cơ quan, tổ chức này đáp ứng các thiếu hụt tài chính tạm thời, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Từ phía Ngân hàng, cho vay ngắn hạn gắn liền với chức năng của NHTM, tạo điều kiện để ngân hàng cung cấp các dịch vụ khác tới khách hàng, qua đó nâng cao thu nhập của ngân hàng. Cho vay ngắn hạn còn cần thiết xuất phát từ nhu cầu quản trị tài sản của ngân hàng. Từ phía nền kinh tế, hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp, tăng cung hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy cầu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tìm kiếm nguồn vốn ngắn hạn với chi phí thấp nhất. 1.2.2. Hình thức cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn theo món (hay từng lần) là hình thức cho vay phổ biến đối với khách hàng có nhu cầu vốn vay không thường xuyên hoặc các khách hàng vay vốn trên cơ sở cầm cố các tài sản đặc biệt dễ thanh khoản hay vay tiêu dùng ngắn hạn của khách hàng cá nhân/hộ gia đình. Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay ngắn hạn, trong đó ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng, đó là dư nợ cao nhất trong suốt kỳ hạn của hạn mức. Cho vay thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn trong đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình đến một mức nhất định trong một khoảng thời gian xác định. 1.2.3. Mở rộng cho vay ngắn hạn và các tiêu chí phản ánh mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM - v - Mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM được hiểu là tăng quy mô cho vay ngắn hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay ngắn hạn bao gồm: Dư nợ cho vay ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn; Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn/Tổng dư nợ; Doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn; Tỷ trọng doanh thu từ lãi cho vay ngắn hạn trên tổng doanh thu từ lãi vay. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM 1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan - Chính sách tín dụng chỉ ra định hướng trong hoạt động cho vay, bao gồm cả các ưu tiên đối với các loại hình cho vay, từ đó có tác động lớn tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Quy trình cho vay và việc thực thi quy trình cho vay sẽ quyết định tới thời gian và thủ tục cho vay ngắn hạn của NHTM. Đối với khách hàng, đây là hai nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quyết định vay vốn của khách hàng, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Thời gian giải quyết khoản vay dài, hoặc thủ tục vay quá phức tạp sẽ làm nản lòng những khách hàng tốt, đẩy họ đến với ngân hàng khác hoặc hình thức huy động vốn khác. Chính sách lãi suất và phí cho vay tác động mạnh tới mở rộng cho vay, bởi xét cho cùng lãi suất và các chi phí vay vốn khác là chi phí đối với doanh nghiệp đi vay và được doanh nghiệp cân nhắc, so sánh trước khi quyết định. - Nguồn vốn, bao gồm nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu, là tiền đề đầu tiên ngân hàng mở rộng cho vay nói chung, trong đó nguồn vốn huy động là yếu tố quyết định. Cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu lãi suất huy động và lãi suất huy động bình quân, cơ cấu đồng tiền huy động đều có tác động tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn. - vi - - Năng lực chuyên môn, trách nhiệm cán bộ là nhân tố ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng, trước hết bởi cán bộ ngân hàng chính là người trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình cung cấp dịch cho khách hàng, từ tìm kiếm, thẩm định, xét duyệt, giải ngân và kiểm soát các khoản vay ngắn hạn. - Bộ máy tổ chức hoạt động của NHTM có tác động lớn tới mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM. - Hiệu quả hoạt động tìm kiếm, quan hệ khách hàng có tác động lớn và trực tiếp tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn. Mạng lưới của Ngân hàng cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tìm kiếm, quan hệ khách hàng. - Sự phù hợp của các hình thức cho vay ngắn hạn và các loại hình dịch vụ với nhu cầu của khách hàng - Yêu cầu bảo đảm tài sản đối với cho vay ngắn hạn của NHTM là nhân tố tác động tới mở rộng cho vay ngắn hạn. Sự sẵn sàng chấp nhận các loại tài sản này làm tài sản bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng. - Chất lượng cho vay tác động tới khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay ngắn hạn. Chất lượng cho vay tốt, nợ xấu thấp tạo điều kiện để mở rộng cho vay ngắn hạn. 1.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan - Đặc điểm của thị trường nơi ngân hàng hoạt động tác động lớn tới quy mô hoạt động của ngân hàng, trong đó có quy mô cho vay ngắn hạn. - Môi trường kinh tế vĩ mô. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, số lượng và quy mô các doanh nghiệp tăng mạnh, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và dân cư theo đó tăng mạnh, tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng cho vay nói chung và - vii - cho vay ngắn hạn nói riêng. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô cho vay ngắn hạn của các NHTM. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương (Central Bank) cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay, khuyến khích hay hạn chế các hình thức cho vay nhất định. - Môi trường pháp lý. Một môi trường pháp lý minh bạch, khuyến khích kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại. - Sự ổn định chính trị - xã hội gần đây nổi lên như một nhân tố quan trọng tác động đến các quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực ngân hàng. Chương 2 THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Sở giao dịch Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 28/03/1991 từ ý tưởng thành lập đơn vị của Hội sở chính trực tiếp kinh doanh. Quá trình phát triển của Sở giao dịch được tóm tắt thành 3 giai đoạn lớn: Giai đoạn 1991 – 1995 (hoạt động theo mô hình cấp phát, tín dụng ngân sách); Giai đoạn 1996 – 2000 (hoạt động như một chi nhánh NHTM kinh doanh đa năng); Giai đoạn từ 2001 đến nay (đẩy mạnh kinh doanh đa năng). Sở giao dịch được tổ chức theo mô hình tổ chức do BIDV ban hành đối với Chi nhánh cấp I quy mô lớn, chia theo 3 khối: Tín dụng – Dịch vụ - Quản lý nội bộ cùng với Khối các đơn vị trực thuộc. Hoạt động cho vay được thực hiện chủ yếu tại các phòng tín dụng, tổ tín dụng; Các phòng khác thực hiện các hoạt động khác có liên quan như thanh toán trong nước và quốc tế, trực - viii - tiếp thực hiện giải ngân theo chỉ định của phòng tín dụng hoặc phối hợp với phòng tín dụng thực hiện các giai đoạn nhất định trong quy trình cho vay. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ và sự chỉ đạo của Hội sở chính, Sở giao dịch đã đạt các kết quả kinh doanh khá tốt và tương đối toàn diện trên các mặt huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch 2.2.1. Quy trình cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Sở giao dịch áp dụng Quy trình cho vay ngắn hạn và các quy trình liên quan do BIDV ban hành, gồm quy trình cho vay và quản lý tín dụng và các quy chế khác. Thông qua nghiên cứu thí điểm các phương án áp dụng cũng như khuyến khích các đề xuất của cán bộ, Sở giao dịch đã vận dụng đồng thời nhiều quy định của BIDV hiện hành về cho vay ngắn hạn, đáp ứng khá tốt các nhu cầu vốn ngắn hạn của khách hàng. 2.2.2. Tình hình cho vay ngắn hạn - Quy mô cho vay ngắn hạn gia tăng qua các năm Bảng 2.4 – Dư nợ cho vay ngắn hạn giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2005 (Thực hiện) Thực hiện Tăng trưởng Thực hiện Tăng trưởng T T Chỉ tiêu dư nợ T.đối Tỷ trọng T.đối Tỷ trọng T.đối Tỷ lệ T.đối Tỷ trọng T.đối Tỷ lệ 1 Ngắn hạn 2.156 38% 2.450 41% 294 14% 3.059 48% 609 25% 2 Tr.Dài hạn 3.518 62% 3.468 56% -50 -1,4% 3.301 52% -167 -4,8% Tổng dư nợ 5.674 100% 5.918 100% 244 4% 6.360 100% 442 7% (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2007) - ix - - Về cơ cấu, cho vay ngắn hạn với khách hàng quốc doanh chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên tỷ trọng cho vay khối ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên (Bảng 2.5). Xét theo lĩnh vực, nếu như trước đây cho vay ngắn hạn lĩnh vực xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất thì hiện nay tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Bảng 2.5 – Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: Tỷ đồng 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2005 (Thực hiện) Thực hiện Tăng trưởng Thực hiện Tăng trưởng T T Chỉ tiêu T.đối Tỷ trọng T.đối Tỷ trọng T.đối Tỷ lệ T.đối Tỷ trọng T.đối Tỷ lệ 1 Quốc doanh 1.872 86,8% 1.953 79,7% 81 4,3% 2.001 65,4% 48 2,5% 2 Ngoài QD 284 13,2% 497 20,3% 213 75,0% 1.058 34,6% 561 112,8% Tổng cộng 2.156 100,0% 2.450 100,0% 294 13,6% 3.059 100,0% 609 24,8% (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2005 – 2007) - Sở giao dịch cũng đã mở rộng các hình thức cho vay ngắn hạn khác như chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá đối với cá nhân/hộ gia đình, thử nghiệm cho vay thấu chi tài khoản đối với cán bộ BIDV cũng như Sở giao dịch,. Tuy nhiên, quy mô của các loại hình cho vay này nói chung còn thấp so với quy mô cho vay ngắn hạn. 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch 2.3.1. Kết quả Trong những năm qua, Sở giao dịch đã tăng quy mô tuyệt đối (dư nợ và doanh số cho vay), tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, từ đó nâng cao doanh thu - x - từ lãi cho vay ngắn hạn; cơ cấu cho vay ngắn hạn có sự chuyển biến tích cực. Đạt được những kết quả ấy là nhờ Sở giao dịch đã xác định mở rộng cho vay ngắn hạn là một định hướng ưu tiên trong chỉ đạo điều hành nhằm, bám sát định hướng của BIDV trong việc tăng tỷ trọng cho vay khách hàng ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm. Sở giao dịch cũng đã có một số cải tiến nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn hơn thời gian giải quyết khoản vay trên cơ sở nâng cao chất lượng cho vay. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế trong cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch là quy mô cho vay ngắn hạn còn chưa được mở rộng như mục tiêu và mong muốn của Ngân hàng, biểu hiện ở một số điểm sau: - Dư nợ cho vay ngắn hạn có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn chậm so với tiềm năng của Sở giao dịch. - Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ qua các năm. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của khác hàng ngoài quốc doanh còn thấp. - Tỷ trọng doanh thu từ lãi cho vay ngắn hạn còn thấp so với cho vay trung và dài hạn. Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế trên, bao gồm nhóm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân chủ quan gồm: - Sở giao dịch chưa kiên quyết trong chỉ đạo mở rộng cho vay ngắn hạn. Định hướng ưu tiên này chưa giành được sự quan tâm đầy đủ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng/thẩm định/dịch vụ khách hàng. - Năng lực của cán bộ chưa đáp yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới. - Bộ máy tổ chức thực hiện cho vay còn nhiều điểm bất cập. Phòng Tín dụng thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ trong quy trình cho vay, không khuyến - xi - khích chuyên môn hóa. Chức năng nhiệm vụ giữa các phòng tín dụng và thẩm định còn chồng chéo. - Hoạt động marketing, tìm kiếm khách hàng thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, mạng lưới giao dịch còn hẹp. - Các quy trình liên quan đến cho vay ngắn hạn chưa được hướng dẫn rõ ràng, nhất quán, khiến cán bộ lúng túng khi thực hiện. - Sở giao dịch hạn chế nhận tài sản lưu động làm bảo đảm tiền vay. - Một số hình thức cho vay ngắn hạn chưa được chú trọng đúng mức. - Các dịch vụ đi kèm kém cạnh tranh. - Nguồn vốn huy động của Sở giao dịch chưa thực sự ổn định. Ngoài những những nguyên nhân thuộc về chủ quan, những hạn chế trong mở rộng cho vay ngắn hạn của Sở giao dịch còn do nhiều nguyên nhân khách quan, đó là: - Các quy trình liên quan đến cho vay ngắn hạn của BIDV còn một số điểm chưa phù hợp. Hai hệ thống quy trình cho vay cùng phạm vi áp dụng cùng tồn tại, còn nhiều điểm không đồng bộ dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, cũng như tốn thời gian trong xử lý hồ sơ khoản vay ngắn hạn. - Mô hình tổ chức hoạt động cho vay còn một số điểm bất cập. - Một số chính sách của BIDV còn cứng nhắc, dẫn tới sự vận dụng của các chi nhánh gặp khó khăn, phản ứng chậm với thay đổi của thị trường. Cơ chế giá vốn FTP không phân biệt tiền gửi tổ chức với cá nhân là một ví dụ. - Thu nhập của cán bộ hiện nay đang bị hạn chế bởi cơ chế đơn giá tiền lương do Liên bộ Tài chính – NHNN giao và hướng dẫn của BIDV. - Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều điểm gây khó khăn cản trở đối với hoạt động cho vay nói chung, cho vay ngắn hạn nói riêng. - xii - Chương 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Sở giao dịch Trong thời gian tới, Sở giao dịch đã xác định định hướng hoạt động hoạt động cho vay của mình, đó là đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với chất lượng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, đồng thời kiên quyết trong công tác thu hồi nợ xấu. Như vậy, mở rộng cho vay ngắn hạn là một định hướng lớn của Sở giao dịch trong thời gian tới. 3.2. Các giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch. - Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn của cán bộ, trước hết là cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Giải pháp này được thực hiện thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, cải thiện thu nhập và đề bạt cán bộ. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động cho vay nên được thực hiện từng bước theo hướng tách biệt khối cho vay thành ba bộ phận phụ trách các công việc khởi tạo, đề xuất cho vay – thẩm định/phê duyệt cho vay – quản lý tín dụng. Nhân sự cho quá trình chuyển đổi cần được quy hoạch và đào tạo sẵn sàng cả về số lượng, chất lượng. - Đẩy mạnh công tác quan hệ, tìm kiếm khách hàng. Công tác quan hệ khách hàng nên được chuyên môn hóa, đồng thời sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn trong công tác marketing, tìm kiếm khách hàng cần được nâng cao hơn nữa, hướng tới cung cấp dịch vụ trọn gói cho, trong đó cho vay ngắn hạn là dịch vụ trung tâm. Quan hệ khách hàng nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn nên hướng vào khách hàng hiện hữu với việc đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho dự án đã đầu tư bằng vốn vay trung dài hạn của Sở giao dịch. Đối với khách hàng mới/khách hàng tiềm năng, việc mở rộng cho vay ngắn hạn được thực hiện - xiii - từng bước vững chắc cùng với quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng. Các loại hình khác
Tài liệu liên quan