1. GIỚI THIỆU
2. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO
3. MỌI NGƯỜI HỌC NHƯ THẾ NÀO?
4. NHIỆM VỤ NÓI
5. SỬ DỤNG CÂU HỎI
6. SỬ DỤNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ
7. NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
8. KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN
9. ÁP DỤNG ĐÀO TẠO VÀO CÔNG VIỆC
120 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Train the trainer development program for service industry field, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRAIN THE TRAINER
DEVELOPMENT PROGRAM
FOR SERVICE INDUSTRY FIELD
VAN TRI GOLF ESTATE
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. GIỚI THIỆU
2. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO
3. MỌI NGƯỜI HỌC NHƯ THẾ NÀO?
4. NHIỆM VỤ NÓI
5. SỬ DỤNG CÂU HỎI
6. SỬ DỤNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ
7. NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
8. KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN
9. ÁP DỤNG ĐÀO TẠO VÀO CÔNG VIỆC
1. GIỚI THIỆU
Mục đích của khóa học để giúp phát triển kỹ năng đào tạo: một
giáo viên một học viên hoặc một giáo viên và một nhóm học
viên.
Sau khi học xong phần này, anh sẽ:
Nhận biết các nguyên tắc chuẩn mực được thiết lập
Nhận dạng các tình huống tại nơi làm việc, nơi có nhu cầu đào tạo
Phân tích các nhiệm vụ để lập kế hoạch đào tạo hiệu quả; thiết kế và
thực hiện các chương trình đào tạo để đạt được nhu cầu của chúng
Kiểm tra xem việc đào tạo của anh có hiệu quả như thế nào.
2. ĐÀO TẠO LÀ GÌ?
Phần này sẽ gồm các điểm:
Đào tạo là gì?
Làm thế nào nhận biết được nhu cầu đào tại bộ phận?
Sự liên kết giữa đào tạo và chuẩn mực
Lợi ích của đào tạo
Vai trò của anh – người đào tạo
a. Đào tạo là gì?
Đào tạo là chuyển các kiến thức; kỹ năng và thái độ của người
này cho người khác.
Loại hình đào tạo: (Có hai loại)
1. Đào tạo thực hành (On-job training) được miêu tả như sự chuyển giao
kỹ năng, kiến thức cho học viên tại khu vực làm việc.
2. Đào tạo lý thuyết (Off-job training) được miêu tả như sự chyển giao
kiến thức và thái độ cho học viên, thông thường được tiến hành tại
phòng học
b. nhận biết nhu cầu đào tạo tại bộ phận như
thế nào?
Nhu cầu đào tạo có thể nẩy sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau
nhưng thông thường thực tế nhân viên không có đủ kỹ năng, kiến
thức hoặc khả năng thực hiện nhiệm vụ. Chúng ta có thể nhận ra
nhu cầu đào tạo khì:
Kết quả công việc hiện tại của họ thấp so với chuẩn mực đã được thiết
lập
Có những thay đổi làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại của nhân viên
Có những trường hợp thay đổi công việc
Việc phân tích nhu cầu đào tạo giúp cho anh :
Tìm ra loại đào tạo gì cần
Lập kế hoạch: chắc chắn đây là 1 khóa đào tạo cần thiết
Xác định rõ rằng những trục trặc gì đang xẩy ra
Tiến hành đào tạo một cách hiệu quả.
Không có công thức cụ thể giúp cho việc ra quyết định ở đâu việc đào
tạo được yêu cầu. Nhu cầu đào tạo nẩy sinh thường xuyên, nó không
chỉ tại thời điểm anh đánh giá.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu đào tạo
Thành tích làm việc của một nhân viên có thể không đạt tiêu chuẩn, vì:
Thiếu nhân viên, thời gian
Thiếu thiết bị, vật tư
Đào tạo ban đầu sai lệch
Tần suất nhiệm vụ được giao làm
Tính khí cá nhân/mức độ nhiệt huyết
Hiểu biết được yêu cầu
Sự phản hồi kết quả đạt được
Sự rõ ràng các chuẩn mực cần đạt được
d. Ghi nhớ
□ không phải tất cả các lỗ hổng đều có thể được bịt lại thông qua đào tạo, một số
lỗ hổng do công tác quản lý, vấn đề cá nhân, nhân viên.
□ đó là trách nhiệm của công tác quản lý/ giám sát để giải quyết vấn đề không
qua đào tạo, giúp các cá nhân đưa kết quả công việc đạt được tiêu chuẩn yêu
cầu.
□ đó là nguyên tắc để phân tích nhu cầu kỹ càng trước khi anh có thể giải quyết
vấn đề.
□ giải quyết vấn đề không cần đào tạo là điều cũng quan trong như việc anh xác
định nhu cầu đào tạo
e. Sự liên kết giữa đào tạo và chuẩn mực
Anh có nhớ đồ thị này?
Standard
Performance
Không phải tất cả các trục trặc về thành tích đều có thể được
giải quyết bằng đào tạo
Training
Gap
f. Cải tiến kết quả làm việc
Cần nhận biết rõ ràng các lỗ hổng cần nhu cầu đào tạo như sau:
Nhân viên được chuyển sang từ bộ phận khác
Sắp xếp thêm việc cho nhân viên
Cung cấp dụng cụ làm việc, hướng dẫn cách sử dụng và danh sách kiểm tra.
Quay vòng học viên giữa các nghề nghiệp, nhiệm vụ
Sắp xếp cho học viên làm việc cùng với nhân viên có kinh nghiệm
Quan tâm hơn tới nhân viên, đưa ra nội quy, chỉ dẫn và chỉ thị
Làm cho học viên biết cách đọc tài liệu và thực hành
g. Lợi ích của đào tạo
Đối với nhân viên:
Tăng sự hài lòng với công việc
Giúp cho việc thực hiện công việc an toàn và vệ sinh
Làm tăng động lực và tinh thần làm việc của nhân viên
Cho phép nhân viên biết được cái gì kỳ vọng ở anh ta
Cho phép nhân viên đạt được chuẩn mực của một nhân viên kinh nghiệm nhanh
hơn.
Làm cho nhân viên nhận biết được khả năng của chính mình
Tăng khả năng linh hoạt của nhân viên
Đối với công ty:
Tăng lợi nhuận
Tăng chuẩn mực thành tích
Sử dụng tối đa nguồn lực
Giảm bớt lãng phí
Giảm các phàn nàn của khách hàng
Giúp cho việc tuyển dụng nhân viên được dễ dàng
Giảm bớt tỷ lệ luân chuyển nhân viên
Hỗ trợ các kế hoạch nối tiếp
Đối với giám sát viên:
Công việc được thực hiện dễ dàng hơn nếu tất cả nhân viên được đào tạo
và làm việc theo một chuẩn mực
Giảm bớt các phàn nàn của cấp quản lý và khách hàng
Phát triển kỹ năng của chính họ trong quản lý con người
Có thể lập kế hoạch đào tạo dễ dàng hơn.
h. Vai trò của anh - chuyên gia đào tạo
Biến đổi từ nhu cầu đào tạo sang mục tiêu đào tạo
Quyết định trước loại hình đào tạo thích hợp
Thiết kế được chương trình đào tạo phù hợp
Chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng, khu vực cho việc đào tạo
Sắp xếp chỗ ngồi, bố trí bàn học
Sắp xếp cho học viên làm quen, hứng khởi trước khi đào tạo
Đưa ra phản hồi cho học viên/ đánh giá lại thành tích
Đánh giá kết quả khóa đào tạo
Nhận ra nhu cầu đào tạo sau này
i. Anh cần có những tiêu chuẩn sau đây để
trở thành người đào tạo tốt
Thành thạo với chủ đề đào tạo
Nhiệt tình với nội dung đào tạo
Động viên / đưa ra các cam kết cho khóa đào tạo
Đáng tin cậy với các học viên
Có kiến thức kỹ năng đào tạo
Luôn sẵn sàng tại các thời điểm cần thiết
Có khả năng giao tiếp tốt với học viên
Linh hoạt với nội dung đào tạo
j. Bài tập thực hành
Lựa chọn một cá nhân điển hình trong công ty và trả lời các câu hỏi sau:
Q1 – Nghề nghiệp (công việc) của cá nhân này là gì?
Q2 – Các nhiệm vụ chính trong nghề nghiệp của anh ta là gì?
Q3 – Anh kỳ vọng gì về cách làm việc của cá nhân này?
Q4 – Theo cách đó, cá nhân này đã không thể hiện công việc
đúng như yêu cầu?
Q5 – Có lỗ hổng trong kết quả đạt được là do cá nhân thiếu khả
năng thể hiện công việc như anh mong muốn?
Q6 – Nếu đúng là anh ta thiếu khả năng, anh ta đã lần nào được
đào tạo như vậy chưa?
Q7 – Nếu anh ta đã từng được đào tạo như vậy, tại sao anh ta
lại bị mất khả năng đó?
Q8 – Nếu anh ta bị mất khả năng đó, hoặc là chưa có, liệu anh ta có
thích thú để có được cái đó không?
Q9 – Liệu anh ta có khả năng để đạt được cái đó?
Q10 – Nếu rõ ràng là anh ta có khả năng đó, tại sao anh ta lại không
sử dụng nó?
Ví dụ:
□ Anh ta biết nó nên và khi nào nên được sử dụng
□ Có trở ngại nào như thời gian, thiết bị
□ Anh ta được thông báo ngay lập tức và rõ ràng nếu kết quả đạt được dưới tiêu chuẩn kỳ
vọng
Q11 – Lỗ hổng này quan trọng như thế nào trong kết quả, ví dụ như
mất khách hàng, an toàn, vệ sinh,..so sánh với số lượng nguồn lực
anh có thể cần để sử dụng cho việc bịt lại lỗ hổng
Q12 – Kết luận của anh là gì về cá nhân này?
3. MỌI NGƯỜI HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Phần này bao gồm các nội dung:
Mọi người học như thế nào
Nhận ra các biện pháp cải tiến việc học
Nhận dạng và vượt qua các rào cản để học
Là người chịu trách nhiệm đào tạo, tại sao chúng ta lại phải cố tìm
hiểu quá trình học? Câu trả lời là: công việc của chuyên gia đào
tạo là khích động nhân viên khao khát được học và làm cho việc
học trở nên dễ dàng – để làm điều này, cần phải hiểu được gốc rễ
m ọ i n g ư ờ i h ọ c n h ư t h ế n à o .
Hãy nhìn lại cuộc đời bạn và tự hỏi mình đã học các thứ như thế
nào?
Tất cả mọi người đã học thông qua 1 hoặc 5
giác quan: nhìn; nghe; ngửi; nếm; sờ. Ví dụ
thông qua nhìn & nghe, anh học cách đọc như
thế nào. Các giác quan nhận thông tin và truyền
về não bộ.
Thị giác
Não bộ
Vị giác Thính giác
Khíu giác
Xúc giác
a. Vai trò của người đào tạo
Mong muốn đạt được.
Trong các tình huống công việc, một số người học có mong muốn đạt
được một mức độ kỹ năng hoặc kiến thức mới. Do đó người đào tạo
phải tạo động lực cho người học bằng các cách sau đây:
Kích thích tò mò * Tăng sự tự tin
Cơ hội Thăng tiến * Hài lòng về công việc
Khả năng * Giải thưởng
Khen ngợi * Tự hào với công việc
Người đào tạo phải chắc rằng người học có đầy đủ thông tin để đạt được
thành công. Để khuyến khích và hỗ trợ cho việc học, đào tạo viên nên tác động
đến các giác quan của người học càng nhiều càng tốt, ví dụ bằng cách làm mẫu
cho họ quan sát, đưa ra các câu hỏi và giải thích, cho phép người học thực hành
và sử dụng thử các thiết bị. Đào tạo viên phải nhớ giữ thông tin theo trật tự
logic và để dừng việc học tại đúng chỗ và đúng trình độ của học viên.
Thu thập thông tin/Sử lý thông tin
Đào tạo viên phải đưa cho người học cơ hội sử dụng các giác quan của họ
để tiếp xúc và thực hành nhiệm vụ theo từng chặng một. Trong khi học
viên đang thực hành, đào tạo viên nên đứng quan sát kỹ càng các hành động
của học viên và rồi đưa ra các phản hồi thích hợp.
Thể hiện sự hiểu biết
Khả năng người học đánh giá được kết quả bị hạn
chế vì thiếu kinh nghiệm. Đào tạo viên có thể giúp họ
bằng cách đưa ra các câu hỏi, cho phép thực hành thêm,
đưa ra các phản hồi và huấn luyện.
Kiểm tra kết quả
Cách phản hồi
Đây là một kỹ năng cơ bản cho bất kỳ đào tạo viên nào. Đào
tạo viên phải làm cho học viên ý thức được sự tiến bộ của họ.
Nên xây dựng tính tự tin cho người học, nhưng phải phản hồi
trung thực thành tích đạt được để chắc chắn rằng tiêu chuẩn
yêu cầu đã được học viên ý thức và hiểu đúng
b. Nhận ra biện pháp cải
tiến việc học
Anh đã bao giờ tự hỏi: “tại sao tôi học?”. Là vì các lý do:
1. Bởi vì chúng ta được động viên bằng cách khao khát được học – muốn có
được những kỹ năng & kiến thức mới
2. Bởi vì chúng ta kỳ vọng một phần thưởng – khả năng tốt hơn có nghĩa là
hài lòng với công việc hơn, và có thể là tiền kiếm được nhiều hơn.
3. Bởi vì sợ hãi – sợ mọi người nhìn nhận là ngốc, dốt và có lẽ là sợ bị trừng
phạt (ví dụ 1 đứa trẻ) hoặc sợ bị tụt hậu
4. Bởi vì tất cả là lý do trên, do lẽ tự nhiên, tò mò
Qua đây ta biết được rằng con người là những sinh vật tò mò và
hầu hết mọi người sẽ nỗ lực học những cái họ được cung cấp và họ
thấy nó có giá trị. Do vậy việc động viên mọi người học là một
phần công việc của người đào tạo viên.
c. Lôi kéo nhân viên vào việc học
Đây là phương tiện trợ giúp việc dạy học rất quan trọng : lôi kéo nhân
viên bằng cách đưa ra câu hỏi và để cho họ tự dạy họ. Hãy để họ tham
gia làm bài tập, thực hành càng nhanh càng tốt.Nhiều người tham
gia thì việc học sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng: “người
ta học chỉ khi họ có thể. Có bằng chứng chỉ ra rằng việc học được
diễn ra lúc học viên có thể học.”
Các đào tạo viên tạo điều kiện cho mọi người học. Làm việc này hiệu
quả nhất bằng cách sử dụng thích hợp các giác quan: khích thích
mong muốn được học thực sự; làm cho việc học trở lên dễ dàng bằng
cách sử dụng các kỹ thuận đã nêu ở trên, bằng cách để cho nhân viên
tự làm, và có cơ hội cho họ thực hành sớm và càng thường xuyên
càng tốt nếu có thể để cho nhân viên nắm vững nhiệm vụ
d. Nhận dạng và vượt qua các rào cản để học
Dưới đây là một số rào càn chính đối với việc đào tạo. Hãy suy nghĩ
anh sẽ sử sự với chúng như thế nào:
Sợ bị thấy là ngốc trước mặt người khác
Buồn chán, khó chịu
Quá nhiều thông tin
Đãng trí, ồn ào
Mệt mỏi
Không đúng lúc
Thiếu sự chuẩn bị trước
Đã biết rồi mà vẫn nói
4. NHIỆM VỤ NÓI
Phần này sẽ bao gồm các nội dung:
1. Giai đoạn lập kế hoạch
2. Giai đoạn giới thiệu
3. Giai đoạn phát triển
4. Giai đoạn tóm lược
5. Cấu trúc của nhiệm vụ nói
NẾU ANH SAI KHI LẬP KẾ HOẠCH, KẾ HOẠCH CỦA ANH SẼ THẤT BẠI
a. Giai đoạn lập kế hoạch
Khi lập kế hoạch cho khóa đào tạo, hãy tự hỏi các câu sau:
1. Mục tiêu của khóa đào tạo là gì?
2. Tôi tiến hành đào tạo cho ai?
3. Các học viên của tôi đã biết bao nhiêu phần nội dung được đào tạo?
4. Có bao nhiêu người tham gia?
5. Khóa học sẽ được tổ chức ở đâu?
6. Các phương tiện gì đã có sẵn? Được tổ chức chính thức hay không chính
thức?
7. Dự kiến thời lượng bao lâu?
8. Được thực hiện với ngân sách nào?
9. Các thông tin gì cần phải nghiên cứu và thu lượm?
10. Có cần chuyên gia nào cung cấp thông tin hỗ trợ hay không?
11. Các thiết bị trực quan gì có thể cần sử dụng?
12. Các câu hỏi có thể được hỏi?
b. Giai đoạn giới thiệu
Sẽ là lãng phí thời gian dạy học viên bất kể là thứ gì trước khi anh chưa
chắc chắn rằng trong đầu họ có thể tiếp thu và sẵn sàng cho việc học. Một
chương trình học chỉ có thể hiệu quả nếu nó được giới thiệu thích hợp:
phần đầu tiên của khóa học được gọi là phần giới thiệu. Phần này có 5 yếu
tố được gọi là INTRO
1. Thích thú (Interest): giành được sự thích thú và sự quan tâm của học
viên bằng cách:
Cho họ xem 1 bức tranh, một mô hình, sơ đồ hay thiết bị
Đưa ra 1 câu hỏi mở
Kể lại câu chuyện của một nhân viên
Liên hệ tới kinh nghiệm của một cá nhân
Liên hệ tới một đề tài nào đó đang được mọi người quan tâm
Đưa ra những thông tin thú vị về số liệu thống kê; lịch sử hoặc địa lý
Kể một câu chuyện hài ước theo cách mà nó liên quan đến khóa học và các
học viên
2. Nhu cầu (Need):
Làm rõ cho học viên thấy nhu cầu của họ đối với việc học
Nó sẽ giúp họ như thế nào trong công việc hoặc các kỳ thi
Nó có thể dẫn họ đến chỗ được tăng lương, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp,
thay đổi công việc
3. Tiêu đề (Title):
Đưa cho học viên biết rõ và chính xác tiêu đề của khóa
học
4. Phạm vi (Range):
Phác thảo phạm vi của khóa học
Bản tóm lược những nội dung sẽ học
Trình độ gì của học viên cần có phù hợp với khóa học
Thời gian khóa học trong bao lâu?
Họ sẽ phải lưu ý đến những gì?
5. Mục tiêu (Objective):
Tuyên bố mục tiêu của khóa học bằng cách nói với
người học chính xác cái họ sẽ đạt được vào cuối khóa
học và khi nào họ sẽ được kiểm tra.
c. Giai đoạn phát triển
Giai đoạn phát triển khóa học không thể được lập kế hoạch, trước khi
một mục tiêu rõ ràng, chính xác được viết ra giấy. Giai đoạn phát triển
phải phù hợp với mục tiêu khóa học.
Các thông tin gì cần có?
Để đạt được mục tiêu, anh cần phải phân tích chủ đề khóa học. Từ
thông tin này anh có thể trích dẫn những cái mà anh phải/nên/ có
thể có trong chương trình đào tạo
“MUST” những thông rất quan trọng cần phải cung cấp cho người
học nếu mục tiêu là phải đạt được
“SHOULD” những thông tin quan trọng nên cung cấp cho học viên
để giúp họ hiểu “MUST” và giúp người học thấy lý do.
“COULD” những thông tin không quan trọng để đạt được mục tiêu
của khóa học nhưng nó có ích làm phong phú thêm.
Quyết định thông tin nào sẽ được cung cấp cho người học. Nó cần được đưa
vào trong một khung công việc
Luật lệ vàng là:
Giữ nó đơn giản lúc bắt đầu rồi dần dần làm với những phức tạp hơn
Khởi đầu với thông tin mà nhiều học viên biết
Các chặng được xác định rõ ràng – không quá tải
Trình bày thông tin theo một hoàn cảnh trật tự
Sử dụng tối đa các phương tiện hỗ trợ trực quan
Thông tin này được trình bày như thế nào?
Giúp người học:
Tránh sử dụng tiếng lóng, nhưng nếu cần thiết thì phải giải
thích
Không sử dụng các từ phức tạp, dùng những từ ngữ đơn giản,
có sẵn
Sử dụng phương tiện hỗ trợ để nhấn mạnh “MUST”
Sử dụng sự hài ước hoặc nghiêm trang cho từng lúc.
d.Giai đoạn tóm lược
Việc thuyết trình cần được kết thúc và củng cố lại. Anh sẽ tóm
lược nhiệm vụ nói như thế nào?
Tóm lược lại bằng lời các điểm chính mà anh đã trình bày trong giai đoạn
phát triển một cách rõ ràng, đơn giản và không có bất cứ thông tin mới nào.
Việc này sẽ “làm cho khóa học được trọn vẹn và củng cố thêm”. Từ việc
tìm ra các học viên đã thu được kết quả gì, anh sẽ thấy khóa đào tạo của
anh đã thành công như thế nào.
Anh có thể kiểm tra bằng các cách:
Câu hỏi kiểm tra
Bảng câu hỏi trắc nghiệm
Thành tích đạt được
Bài tập thực hành
Anh sẽ kiểm tra học viên như thế nào?
Phương pháp sử dụng sẽ được
thông báo trong mục tiêu khóa học.
Kết thúc khóa học
Để kết thúc khóa học, hãy hỏi các học viên nếu
họ cần hỏi gì, cám ơn về sự tham gia của họ và
nói với họ những cái mà chặng tiếp theo chúng
ta sẽ học. Điều này giúp làm tăng sự khao khát
được học khóa tiếp theo
CẤU TRÚC NHIỆM VỤ NÓI
Gồm 4 phần:
1. Chuẩn bị / Lập kế hoạch (tôi sẽ nói chuyện với ai? Các tài liệu, vật tư
gì cần có?)
2. Giới thiệu (cái gì làm họ thích thú? Tại sao họ cần biết? Tiêu đề của khóa
học là gì? Khóa học sẽ bao gồm các đề tài – các chặng gì? Cái gì nhóm học
viên có khả năng làm được sau khóa học?)
3. Phát triển - phần chính (giải thích các chặng theo trật tự logic; hỗ trợ
trực quan cho các điểm chính; đưa ra các câu hỏi giúp người học hiểu và hội
tụ các nội dung chính)
4. Tóm lược (các câu hỏi để kiểm tra kiến thức họ thu được)
Trình bày form mẫu cho học viên
PREPARATION/PLANNING
Who am I talking to ?
Materials required:
INTRODUCTION
INTEREST: What’s of interest ?
NEED: Why do we need to know ?
TITLE: What ‘s the title ?
RANGE: How will I cover topic (stages) ?
OBJECTIVES: What will the group be able to do by the end of my job task?
DEVELOPMENT (MAIN PART)
EXPLANATION IN LOGICAL STAGES
VISUAL SUPPORT OF KEY POINTS
QUESTIONS TO HELP LEARNERS AND GAIN INVOLVEMENT
SUMMARY
QUESTIONS TO CHECK LEARNING
5. SỬ DỤNG CÂU HỎI
Phần này sẽ bao gồm các nội dung sau:
Lý do cho việc đưa ra câu hỏi
Câu hỏi được sử dụng nhằm mục đích gì?
Đưa ra câu hỏi như thế nào
Các câu hỏi nên tránh
Đặt câu hỏi
Tiếp nhận câu câu hỏi và trả lời của học viên như thế nào
a. Lý do cho việc đưa ra câu hỏi
Kỹ thuật hỏi là một công cụ hữu ích trong bất kỳ khóa đào tạo nào. Mục
đích lớn nhất của nó là làm cho người học tham gia vào khóa học và
quan trọng hơn nữa là cam kết của họ đối với tiêu chuẩn của anh
Câu hỏi được sử dụng:
Để xác định kiến thức hiện tại của cá nhân hay nhóm
Để chốt lại các khóa học trước
Để đạt được sự thích thú trong môn học
Để duy trì sự thoải mái và giữ cho mọi người tỉnh táo
Để có được sự tham gia nhiều nhất của các cá nhân - đặc biệt là những người
hay xấu hổ và ít nói
Để khuyến khích các học viên tự suy luận ra
Để kiểm tra kiến thức có được cuối khóa học
b. Mục đích của câu hỏi
1. Câu hỏi kiểm tra kiến thức người học.
Được đưa ra trong lúc giới thiệu để tạo ra sự thích thú hoặc ôn lại nội dung
khóa học trước
Được đưa ra trong giai đoạn phát triển để chốt lại các điểm chính nếu cần
thiết
Được đưa ra trong giai đoạn củng cố để kiểm tra toàn bộ thông tin mới đã
được hiểu hay chưa và có khả năng nhắc lại chính xác hay không
2. Câu hỏi để dạy người học.
Câu trả lời được đưa ra bởi các học viên, dựa trên kinh nghiệm của chính
họ. Có thể với các nội dung họ chưa được dạy nhưng họ đã tự suy nghĩ ra
và không dễ dàng quên được
c. Đưa ra câu hỏi như thế nào
Anh nên bắt đầu bằng câu hỏi mà anh đã biết câu trả lời mình
mong muốn. Đây sẽ là những thông tin anh muốn chuyển tới
người học và anh sẽ cơ cấu các câu hỏi theo một trật tự logic bằng
cách phân tích tài liệu trước, rồi hệ thống câu hỏi để có câu phúc
đáp mà mình mong muốn.
Các câu hỏi nên bắt đầu với những từ: WHO? WHY? HOW?
WHERE? WHEN? WHAT?
d. Các câu hỏi nên tránh
Các câu hỏi nên ngắn gọn, súc tích và rõ ràng. Nên tránh:
Câu hỏi đóng (ví dụ các câu hỏi có câu trả lời yes/no)
Câu hỏi mập mờ
Câu hỏi phức tạp
Câu hỏi đưa người học đến phỏng đoán
e. Đặt câu hỏi cho nhóm
POSE (đặt) câu hỏi
PAUSE (tạm dừng chờ đợi) cho người học có thời gian nghĩ ra
câu trả lời
PICK (lựa chọn) người mà anh muốn trả lời câu hỏi
Anh có thể sử dụng kỹ thuật này để khích lệ sự đóng góp ý kiến của các học viên
rụt rè và cũng để kiểm soát các học viên trội hơn, những người thích trả lời các
câu hỏi.
f. Tiếp nhận câu trả lời của học viên như thế nào?
Đối với câu trả lời đúng: xác nhận rằng nó đúng và khen ngợi. Phát
triển câu trả lời này bằng cách đặt thêm câu hỏi
Đối với câu trả lời sai: hỏi lại bằng cách khác cho rõ nghĩa